Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

người đặt nền móng cho triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.78 KB, 40 trang )

Ổng tổ của triết học
Aristotle - ông tổ của Triết Học và Logic học
(384-322 Trước Công Nguyên)
Aristotle là nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học đã tạo nên ảnh hưởng hết
sức lớn lao trong nền Văn Minh Tây Phương. Cùng với Plato, Aristotle được coi là
một trong các nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất. Aristotle hiểu rõ toàn thể học
thuật Hy Lạp của các thời đại trước, đã cứu xét, tóm tắt, nhận xét và làm phát triển
kiến thức của nhân loại, gây ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ về sau.
1/ Cuộc đời của Aristotle.
Aristotle chào đời tại Stagira thuộc miền Thrace năm 384 trước Tây Lịch. Stagira
là một tỉnh nhỏ, là thuộc địa của Hy Lạp bên bờ phía bắc biển Aegean mà ngày nay
có lẽ là Stavro. Cả hai cha và mẹ của Aristotle đều gốc người Ionien. Cha Aristotle,
ông Nichomachus, là một thầy thuốc danh tiếng tại triều đình Vua Amyntas II, cha
của Vua Philip of Macedonia. Mẹ của Aristotle vốn người miền Chalcis. Có lẽ
trong 17 năm đầu, Aristotle đã sống với cha mẹ và được cha dạy cho về Y Khoa.
Năm 17 tuổi, Aristotle tới thành Athens và theo hoc nghề thầy thuốc.
Năm 367 trước TL, Aristotle vào học Trường Academos của Plato. Vào thời gian
này, Plato 61 tuổi và đã liên quan tới nền chính trị của Syracuse. Vì vậy Hàn Lâm
Viện Academos đặc biệt chú trọng về Luật Pháp, Chính Trị, thêm vào là Toán Học
và Thiên Văn. Ngày nay, người ta chỉ hiểu biết rất mơ hồ về cuộc sống của
Aristotle trong 20 năm tại Hàn Lâm Viện.
Aristotle được coi là một trong số học viên chăm chỉ nhất và xuất sắc hơn các bạn
về trí thông minh và lòng nhiệt thành. Người ta còn kể rằng Plato đã phải gọi
Aristotle là “Trí Tuệ của Nhà Trường” (l'entendement de l'Ecole). Theo như truyền
thống, Aristotle phụ trách giảng dạy môn Tu Từ Pháp (Rhetoric). Ông cũng soạn ra
vài tập Đối Thoại (Dialogues) theo khuôn mẫu của Thầy Plato. Các tác phẩm này
đều trở nên rất nổi danh vì lối hành văn trôi chảy và trong sáng. Có người cho rằng
giữa Aristotle và Plato có sự bất đồng ý kiến trầm trọng, nhưng không ai tìm ra
được các dẫn chứng đáng tin cậy. Có lẽ đối với Plato, Aristotle đã bất đồng ý về
nhiều giáo điều song ông lúc nào cũng kính trọng Thầy và gìn giữ lòng biết ơn.



Khi Plato qua đời vào năm 347, Aristotle viết một bài điếu văn trong đó ông đã ca
tụng Thầy.
Theo Diogene Laerce, Aristotle mắc tật nói lắp (cà lăm). Ông có đôi mắt nhỏ, đôi
chân gầy còm và rất ưa thích quần áo đẹp. Khả năng làm việc của Aristotle rất lớn
lao và người ta kết luận như vậy căn cứ vào số tác phẩm do ông đã viết ra. Muốn
giảm bớt thời giờ ngủ và tăng thêm số giờ làm việc, Aristotle đã nghĩ ra phương
pháp sau: khi đọc sách hay lúc làm việc về khuya, ông cầm nơi tay trái một quả cầu
bằng đồng ở phía trên một chiếc chậu. Nếu vì ngủ gật mà quả cầu rơi xuống thì
tiếng động sẽ đánh thức ông dậy. Aristotle bị đau dạ dầy và để làm giảm bớt nỗi
đau đớn, ông thường đeo ở trước ngực một cái bị đựng dầu đun nóng.
Vào năm 347 khi Plato qua đời, Speusippus trở thành người đứng đầu trường
Academos. Aristotle đã cùng với Xenocrates và một vài môn đệ của Plato, rời
thành Athens tới Assos, sống với Hermias là một học trò cũ của Plato và cũng là
bạo chúa của hai tỉnh Atarneus và Assos trong miền Tiểu Á (Asia Minor). Aristotle
có cảm tình rất nhiều với Hermias và đã kết hôn cùng Pithias, người con gái nuôi
của bạo chúa. Hermias cũng cảm thấy sung sướng khi được Aristotle sống ở gần
mình.
Thời bấy giờ, Hermias đang điều khiển một lực lượng giữa hai xứ hùng mạnh là
Macedonia và Ba Tư. Luôn luôn bạo chúa thù nghịch với một trong hai phe kể
trên, để rồi rơi vào cạm bẫy của Mentor, đại tướng người Hy Lạp đi theo Ba Tư.
Hermias bị trao cho Artaxerxes và bị treo cổ. Cái chết thảm thương của Hermias đã
ảnh hưởng rất lớn tới Aristotle.
Vì không cảm thấy an toàn tại Atarneus, Aristotle đã theo lời khuyên của
Theophrastus, một môn đệ, dọn tới Mitylene thuộc miền Lebos vào năm 344.
Chính tại nơi này, Aristotle đã nghiên cứu trong hai năm trường môn Sinh Học, đặc
biệt là ngành Hải Sinh Học (marine biology).
Năm 342, Aristotle được mời tới Macedonia để dạy dỗ Thái Tử Alexander khi đó
mới 13 tuổi. Lời mời của Vua Philip II có thể là do lúc tuổi trẻ, Aristotle đã từng
sống tại triều đình này, có thể là do danh tiếng của ông nhờ các tập Đối Thoại,



nhưng cũng chính vì Aristotle đã từng liên lạc chặt chẽ với Hermias là người đã tỏ
ra thiên về Macedonia và chống lại Ba Tư. Aristotle đã ở lại Macedonia trong 7
năm. Theo như thông lệ, nhà Đại Hiền Triết đã dạy cho Thái Tử về Chính Trị và Tu
Từ Pháp, và Aristotle cũng soạn một tác phẩm của Homer để giảng cho Alexander.
Aristotle đã cố gắng làm phát triển nơi Thái Tử các đức tính về điều độ và lý trí mà
đối với ông, rất cần thiết cho một vương quốc. Có lẽ chính vào dịp này, Aristotle đã
soạn ra cuốn “Khảo Sát về Vương Quyền” (Traité de la Royauté) để giáo huấn
Thái Tử nhưng tác phẩm này đã bị thất lạc hoàn toàn.
Năm 340 khi vua Philip đi chinh chiến nơi xa, Thái Tử Alexander nắm giữ quyền
hành. Vào thời gian này, Aristotle lập ra một ngôi trường và ông cũng giành thời
giờ cho riêng mình để học hỏi thêm. Aristotle cũng khuyên Alexander cho kiến
thiết lại Stagira, nơi đã bị tàn phá vài năm trước và có lẽ cũng do ông, thành phố
này có một hiến pháp.
Alexander rất quyến luyến ông Thầy và khi đã thay cha lên ngôi vua, vẫn lưu giữ
Aristotle bên cạnh. Thái Tử luôn luôn tỏ lòng biết ơn đối với Thầy cũ bằng cách
biệt đãi nhà Đại Hiền Triết trong mọi công việc. Nhưng nếu Alexander rất mến yêu
Thầy thì trái lại, ít khi nghe theo lời khuyên bảo của Thầy vì “một sự di truyền kỳ
lạ hình như đã gieo vào tâm hồn Thái Tử tính tự kiêu vô hạn, với một ý chí muốn
ngồi ngang hàng cùng các thần linh”.
Vào năm 335 khi Đại Đế Alexander đi chinh phục châu Á thì Aristotle tự thấy rằng
nhiệm vụ của mình đã chấm dứt. Ông đề nghị để người cháu tên là Callisthenes
thay mình làm cố vấn cho Đại Đế. Alexander đã chấp nhận lời đề nghị và còn dùng
Callisthenes làm sử gia theo đoàn quân viễn chinh. Aristotle là người hiểu rõ tính
tình của nhà vua học trò cũ, ông đã từng nhắc nhở cháu ông phải thận trọng trong
lời nói, nhưng Callisthenes đã không cản được tấm lòng bảo vệ đường lối chính trị
thuần Hy Lạp trong khi Đại Đế Alexander lại tỏ ra nhượng bộ trước ảnh hưởng của
châu Á. Chính vì sự bất cẩn này, Callisthenes đã bị kết án tử hình và theo lời
Diogene Laerce, ông ta bị quăng cho thú dữ phân thây.

Sau khi từ biệt Alexander, Aristotle trở lại thành Athens. Tại nơi này, Xenocrates
đang điều khiển Hàn Lâm Viện Academos. Aristotle liền lập ra trường Lyceum,


gần đền Apollon Lycien, vì vậy ngày nay mới có danh từ “Lycée”. Trường Lyceum
là nơi tôn thờ Thần Muse, vị nữ thần chủ về Văn Chương, Nghệ Thuật và Khoa
Học. Nhà trường có rất nhiều học cụ, kể cả bản đồ, lại có một thư viện rất đầy đủ.
Tại ngôi trường này, Aristotle trình bày các ý tưởng và giảng giải cho học viên
trong các cuộc dạo chơi ngoài vườn, vì vậy ngôi trường của Aristotle còn được gọi
là “Trường Dạo Chơi” (Peritatetic school) do danh từ Peripatetic (dạo chơi) theo
tiếng Hy Lạp.
Nền giáo dục do Aristotle chủ trương gồm hai phần: phần truyền khẩu và phần
công khai (exoteric)(phổ biến ra bên ngoài). Nhà Đại Hiền Triết đề cập tới các câu
hỏi hoàn toàn lý thuyết cho các học viên mới vào buổi sáng còn buổi chiều,
Aristotle giảng dạy những học viên cũ về nhiều điều làm mở mang kiến thức trong
đó môn Tu Từ Pháp chiếm phần lớn thời gian. Trong 12 năm liền, Aristotle vừa
thuyết giảng, vừa viết sách và phổ biến nhiều tác phẩm đề cập tới hầu hết kiến thức
của thời đại. Trong các năm cuối cùng sống tại Lyceum, Aristotle đã thiết lập bảng
liệt kê các thế vận kỳ, cũng như lập ra bảng niên biểu kịch nghệ của thành Athens
mà về sau, bảng này đã được dùng làm căn bản để ấn định ngày tháng của các vở
kịch Hy Lạp.
Aristotle còn biên khảo về Hiến Pháp tuy nhiên, ngày nay chỉ còn lại tác phẩm
“Khảo Sát về Hiến Pháp của Thành Athens” (On the Athenian Constitution). Khi
Alexander chinh phục xứ Ba Tư, Đại Đế đã cho người đem về tặng Thầy cũ các tài
liệu và mẫu hải sinh vật nhờ vậy, Aristotle hoàn thành cuốn sách “Tính Chất của
các Sinh Vật” (La Nature des Animaux).
Năm 323 khi Đại Đế Alexander qua đời, cuộc sống của Aristotle cũng bị ảnh
hưởng. Mặc dù Aristotle chỉ còn rất ít liên lạc với Alexander, nhất là khi người
cháu của ông bị tử hình, nhưng nhà Đại Hiền Triết thường đi lại với Antipater và
được viên tổng trấn này che chở. Đảng Quốc Gia thành Athens do Demosthenes

lãnh đạo đã nổi dậy chống lại phe Macedonia sau khi Đại Đế Alexander không còn
nữa. Aristotle nhận thấy đời sống và tài sản của mình bị đe dọa. Người ta đã tố cáo
ông phạm tội bất kính (impiety) vì 20 năm trước, ông đã sáng tác một bài thơ
tưởng niệm Hermias trong khi danh dự này phải giành cho Thượng Đế. Aristotle
nhớ lại số phận của Socrates rồi không đợi tòa án xét xử, vì chắc chắn ông sẽ bị kết


án, Aristotle rời bỏ thành Athens, trốn về quê mẹ là miền Chalcis. Ông tuyên bố
“Tôi sẽ không để người Athens vi phạm Triết Học lần thứ hai” (I will not let the
Athenians offend twice against Philosophy).
Sống tại Chalcis được vài tháng, Aristotle qua đời vào năm 322 có lẽ do bệnh đau
dạ dầy, một căn bệnh đã hành hạ ông trong nhiều năm trường. Ông để lại hai người
con, con trai cùng tên với ông nội là Nichomachus và người con gái mang tên mẹ
Pithias. Theo như lời yêu cầu, nắm xương tàn của nhà Đại Hiền Triết được chôn
cất tại Stagira cùng với hài cốt của Pithias, vợ ông.
2/ Các tác phẩm của Aristotle.
Các tác phẩm của Aristotle được chia làm ba loại: (1) các bài viết phổ thông
(popular writings), (2) các sách ghi chép (memoranda) và (3) các sách luận đề
(treatises).
Các bài viết phổ thông đa số gồm các tập đối thoại (dialogues) theo mẫu của Plato
và được viết ra khi Aristotle còn cư ngụ tại trường Academos. Các công trình sáng
tạo này được nhà Đại Hiền Triết gọi là các bài viết phổ biến ngoại (exoteric
writings) với ý định dành cho công chúng bên ngoài trường học, hơn là các học
viên của trường. Ngoại trừ một số đoạn rời rạc còn sót lại, hầu hết các tập đối thoại
này đã bị thất lạc.
Các sách ghi chép là tập hợp nhiều tài liệu khảo cứu và các sử liệu (historical
records). Những sách này do Aristotle và các môn đệ của ông thực hiện với chủ
đích dùng làm nguồn tư liệu cho các học giả. Giống như các bài viết phổ thông,
hầu hết loại sách ghi chép đều bị thất tán. Còn lại cho tới ngày nay là các sách luận
đề, được viết ra dùng làm sách giáo khoa hay lời ghi giảng (lecture notes) tại

Trường Lyceum, liên quan tới mọi ngành của Kiến Thức và Nghệ Thuật. Không
giống như các bài viết phổ thông, các sách luận đề chỉ được dùng cho học viên
trong trường, vì vậy được gọi là các công trình phổ biến nội (esoteric works). Danh
tiếng của Aristotle được căn cứ vào các công trình này và đây là các tác phẩm mà
các nhà biên tập đời sau đã thu thập và xếp đặt.


Công trình khảo cứu của Aristotle về Luận Lý (Logic) được xếp chung vào bộ tác
phẩm gọi tên là Organon, có nghĩa là “cách dùng” (instrument) bởi vì đây là
phương tiện (the means) để đạt được kiến thức (positive knowledge), là cách để
tìm hiểu tư tưởng. Bộ Organon gồm các tác phẩm The Categories (các Loại), The
Prior and Posterior Analytics (các Phân Tích trước và sau), The Topics (các Chủ
Đề) và On Interpretation (Về cách Diễn Đạt).
Aristotle là nhà triết học đầu tiên đã phân tích phương pháp nhờ đó một số định đề
(propositions) được suy diễn theo luận lý là đúng, căn cứ vào một số định đề khác
đã được công nhận. Ông tin rằng tiến trình suy diễn luận lý này được đặt trên một
hình thức tranh luận mà ông gọi là Tam Đoạn Luận (Syllogism). Trong một tam
đoạn luận, một định đề được suy diễn từ hai định đề đúng khác. Một thí dụ của lý
luận này như sau: (1) mọi người đều sẽ qua đời, (2) Socrates là một con người, vì
thế có thể đi tới kết luận rằng (3) Socrates sẽ qua đời.
Tam đoạn luận đã giữ một vài trò quan trọng trong nền Triết Học sau này do tạo
nên các hệ thống lý luận phức tạp hơn. Trong phép luận lý, Aristotle đã phân biệt
rõ hai thứ, là biện chứng (dialectic) và phân tích (analytic). Theo nhà Đại Hiền
Triết, biện chứng chỉ trắc nghiệm các ý kiến (opinions) xét theo tính nhất quán về
lý luận (logical consistency), còn các công trình phân tích (analytic works) được
suy diễn từ các nguyên tắc dựa trên các kinh nghiệm và quan sát rõ ràng. Đây là sự
khác biệt với lập trường của Hàn Lâm Viện của Plato, nơi cho rằng biện chứng là
phương pháp duy nhất thích hợp với Khoa Học và Triết Học.
Đối với Aristotle, bản chất của thiên nhiên là thay đổi và ông đã định nghĩa môn
triết học của thiên nhiên là sự khảo sát các sự vật đổi thay. Trong tác phẩm Physics

(Vật Lý), Aristotle đã phân biệt “hình thể” (form) với “chất liệu” (matter) của một
vật, chẳng hạn như khi một nhà điêu khắc tạc ra một bức tượng bán thân bằng
đồng, chất liệu là đồng và hình thể là hình nửa người. Aristotle đã nghiên cứu các
nguyên nhân (causes) của sự thay đổi và phân biệt bốn loại: (1) nguyên nhân chất
liệu (material cause) là thứ mà một vật được làm ra, (2) nguyên nhân hữu hiệu
(efficient cause) là hành động của nhà điêu khắc, là nguồn gốc của chuyển động
(source of motion), (3) nguyên nhân hình thể (formal cause) là hình dáng bên
ngoài, là loại (kind, type) để xếp hạng và (4) nguyên nhân cuối cùng (final cause)


là chương trình (plan), là kiểu mẫu (design) hay mục đích của người sáng tạo hay
phát minh.
Aristotle cũng nghiên cứu chuyển động của các thiên thể qua tác phẩm On the
Heavens (Về Bầu Trời) và tìm hiểu các thay đổi khi một vật được tạo ra hay bị hủy
diệt. Khoa Vật Lý của Aristotle là khoa học thiên nhiên bao gồm bên trong các bộ
môn Thiên Văn, Khí Tượng, Thực Vật Học và Sinh Học. Về Thiên Văn, Aristotle
cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, được tạo nên do bốn chất là đất, không
khí, lửa và nước. Aristotle là nhà sinh học đầu tiên của thế giới. Trái với Plato chú
trọng vào Toán Học, Aristotle đã thu thập rất nhiều mẫu động vật và thực vật, tìm
hiểu các đặc tính, yếu tố liên quan. Về động vật học (zoology), Aristotle cho rằng
một chủng loại tiếp tục sinh sản theo cùng một khuôn mẫu và không có cách tiến
hóa.
Aristotle tìm kiếm các nguyên tắc căn bản nhất và tổng quát nhất của kiến thức
(knowledge) và sự thật (reality). Bởi vì chỉ có Thượng Đế (God) là không thay đổi,
nhà Đại Hiền Triết gọi ngành nghiên cứu Thượng Đế là Thần Học (theology). Đối
với ông, hai bộ môn Đạo Đức Học (ethics) và Chính Trị Học (politics) đều khảo
cứu kiến thức thực tế, đây là sự hiểu biết cho phép con người hành động đúng cách
và sống hạnh phúc. Qua tác phẩm đề tặng cho con trai tên là Nichomachus và được
gọi tên là Nichomachean Ethics (Đạo Đức Học của Nichomachus), Aristotle đã
phân tích cá tính (character) và trí thông minh (intelligence) khi những tính chất

này liên quan đến hạnh phúc, và ông cho rằng một cuộc đời hạnh phúc của con
người là cuộc đời làm theo lý trí (reason).
Về chính trị, Aristotle khảo sát sự liên quan giữa lý tưởng, luật pháp, tập quán và
tài sản trong các trường hợp thực tế. Ông công nhận chế độ nô lệ (slavery) nhưng
nhấn mạnh rằng chủ nhân không nên lạm dụng quyền hành bởi vì chủ nhân và
người nô lệ có các quyền lợi như nhau. Aristotle đã viết ra cuốn “Hiến Pháp của
Thành Athens” (The Constitution of Athens) trong khi bộ sưu tập của Thư Viện
Lyceum gồm 158 bản Hiến Pháp của dân Hy Lạp và các quốc gia khác nhau.
Vài tác phẩm quan trọng khác của Aristotle là các cuốn Rhetoric (Tu Từ Pháp),
Politics (Chính Trị) và Poetics (Thơ Phú). Qua tác phẩm sau cùng này, Aristotle


khảo cứu bản chất của bi kịch (tragedy), lấy dẫn chứng từ bi kịch Oedipus Rex của
Sophocles, và tin rằng bi kịch đã ảnh hưởng tới khán giả do gợi lên các cảm xúc
như sợ hãi, thương xót, và cách tẩy sạch những xúc động này được ông gọi là
“carthasis”.

3/ Ảnh hưởng của nhà Đại Hiền Triết Aristotle.
Sau khi nhà Đại Hiền Triết Aristotle qua đời, nền Triết Học của ông được giảng
dạy tại Trường Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong các nhà
triết học này là Critolaus đã qua kinh thành Rome vào năm 155 trước Tây Lịch nhờ
đó người La Mã được biết tới nền Triết Học Hy Lạp. Vào năm 50 trước TL,
Andronicus người đảo Rhodes, đã ấn hành các tác phẩm của Aristotle nhờ đó nhiều
học giả đã học tập và phân tích nền Triết Học kể trên, đặc biệt tại xứ Alexandria.
Sau khi Đế Quốc La Mã suy tàn, kiến thức về nền Triết Học của Aristotle bị hầu
như quên lãng, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 500 sau TL tới thế kỷ thứ 9.
Sang thế kỷ 9 này, các học giả người Ả Rập đã dịch các tác phẩm của Aristotle
sang ngôn ngữ của họ và đưa chúng vào thế giới Hồi giáo. Nhà triết học người Tây
Ban Nha gốc Ả Rập tên là Averroes thuộc thế kỷ 12 là học giả danh tiếng nhất, đã
nghiên cứu và nhận xét về Aristotle. Qua thế kỷ 13, các tác phẩm của Aristotle lại

được quan tâm do các học giả Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và
Thánh Thomas Aquinas, một trong các nhà triết học gây ảnh hưởng lớn mạnh nhất,
đã dùng nền Triết Học của Aristotle làm căn bản cho các tư tưởng Thiên Chúa giáo
thời đó. Dante Alighieri, nhà thơ bậc nhất của thời Trung Cổ, đã gọi Aristotle là
“Bậc Thầy của những người hiểu biết”.
Lý thuyết về ngành Động Vật Học của Aristotle đã không thay đổi và được giảng
dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học người
Anh Charles Darwin đề cập tới Thuyết Tiến Hóa vào thế kỷ 19. Học thuyết của
Aristotle cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần Học và trước thế kỷ
20, môn Luận Lý (Logic) được coi là của Aristotle.
Ảnh hưởng của các ý tưởng, học thuyết và triết học của nhà Đại Hiền Triết


Aristotle đã tỏa rộng, thấm nhập vào ngôn ngữ Khoa Học và Triết Học của nhân
loại, giúp ích vào công cuộc tìm hiểu kiến thức và lương tri lương tri

Ôn tập Lịch sử Triết học 2012
CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA ĐƯỜNG LỐI TRIẾT HỌC CỦA ĐÊMÔCRÍT VÀ
ĐƯỜNG LỐI TRIẾT HỌC PLATÔN TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
-*Tư tưởng triết học ra đời rất sớm ở Hy Lạp cổ đại, nhưng với tư cách là một hệ
thống (một nền) triết học hoàn chỉnh, nó xuất hiện khoảng thế kỷ VII đến đầu thế
kỷ
VI tr.CN. Do sự phát triển của kinh tế, nên sự phân công lao động diễn ra khá sâu
sắc.
Điều này đã góp phần hình thành tầng lớp trí thức. Đây là yếu tố quan trọng thúc
đẩy
sự phát triển của khoa học nói chung và triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng. Chính
cuộc
đấu tranh giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc đã là những điều kiện chính trị
quan

trọng cho cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết
học
Hy Lạp cổ đại nói riêng cũng như sự ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ
đại
nói chung. Cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học duy vật và duy tâm của
Đêmôcrít với đường lối triết học duy tâm thần bí của Platôn là cuộc đấu tranh điển
hình trong lịch sử triết học, thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: bản thể luận,
nhận thức luận, lôgic học, đạo đức học và chính trị - xã hội.
Đêmôcrít (460 – 370 tr.CN) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở
Hy Lạp. Ông am hiểu toán học, vật lý học, sinh vật học cũng như mỹ học, ngôn
ngữ
học và âm nhạc... Ông được Mác và Ăngghen coi là bô óc bách khoa đầu tiên của
người Hy Lạp cổ đại.
Đêmôcrít là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Thuyết nguyên tử là
cống hiến nổi bật của ông đối với chủ nghĩa duy vật. Ngoài ra ông còn có nhiều
đóng
góp quý giá về lý luận nhận thức. Triết học của ông thể hiện tinh thần của giới chủ

dân chủ có tư tưởng cấp tiến trong triết học Hy Lạp cổ đại. Hầu hết các tác phẩm
của


ông đã bị tiêu hủy, các tư tưởng của ông đều được biết thông qua các nhà tư tưởng
khác, chẳng hạn một số tư tưởng trong Luận văn “Về bản chất con người”, “Bàn về
lôgic học”...
Platôn (427 – 347 tr.CN), xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Aten,
là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học
của Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đạiPage 1


theo Hêghen có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng, tới văn hóa
tinh
thần của nhân loại. Ông là học trò của Xôcrát (470-399 tr.CN).
Ông để lại nhiều tác phẩm như: 34 thiên đối thoại và nhiều bức thư triết học
(Teitet, Timei, Parmenit). Đặc biệt tác phẩm “Nước cộng hòa” có vị trí đặc biệt
quan
trọng trong triết học của ông.
1. Tư tưởng triết học cơ bản
1.1. Về bản thể luận: Tính quyết liệt và triệt để của cuộc đấu tranh này là cơ sở
cho những vấn đề khác.
Đêmôcrít (460 – 370 tr.CN) kiên định lập trường duy vật vô thần.
- Ông cho rằng, cội nguồn của thế giới là nguyên tử , là vật chất. Ông đã phát
triển thuyết nguyên tử của Lơxíp – người thầy của ông – lên trình độ mới.
+ Nguyên tử là hạt vật chất cực nhỏ, không phân chia được, không nhìn thấy
được, không màu, không mùi, không vị, không âm thanh và tồn tại vĩnh viễn.
+ Các nguyên tử đồng nhất về chất, chỉ khác nhau về lượng, hình thức (cấu
tạo), về tư thế (xoay trở) và về trật tự (kế tiếp).
+ Sự hình thành, tan rã và sự khác nhau của các sự vật, hiện tượng là do sự kết
hợp hay tách ra của các nguyên tử theo những cách thức khác nhau và phụ thuộc
vào
sự khác nhau của các nguyên tử.
- Trong quan niệm về vũ trụ của ông cũng không có chỗ cho thần thánh. Trong
đó chỉ có những nguyên tử vận động theo những cơn lốc xoáy. Các nguyên tử cùng


loại cố kết với nhau làm thành những vòng lớp nguyên tử, càng nặng càng ở gần
tâm,
càng nhẹ càng ở xa tâm. Đất, nước, lửa, không khí là những vòng ở trung tâm cơn
lốc.
Từ đó hình thành các hành tinh và trái đất.

Nhìn chung ông có quan điểm duy vật khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết
học.
Đối lập với quan điểm của Đêmôcrít, Platôn (427 – 347 tr.CN):
- Về mặt bản thể luận theo Platôn vũ trụ này có hai thế giới là thế giới ý niệm
và thế giới của các sự vật cảm tính (hay cảm biết được bằng giác quan).
+ Đứng trên lập trường duy tâm thần bí, Ông khẳng định rằng, bản nguyên của
thế giới là “thế giới ý niệm”, mà ông gọi là “những ý tưởng có trước”, một thế giới
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học
của Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đại
trừu tượng, bất biến, tĩnh tại, đông lạnh, không có sự sống. Chỉ có chúng mới tồn
tại
chân thực.
+ Linh hồn là do thánh tạo ra, có động cơ (“thần tình ái”) và mục đích rõ ràng.
Động cơ và mục đích đã khuyến khích các ý niệm vận động rồi in dấu ấn vào
“không
tồn tại”, “hư vô” – cái mà ông gọi là “vật chất” – theo những “tương quan toán
học”,
những “hòa điệu” khác nhau mà sinh ra giới tự nhiên – “thế giới các sự vật cảm
tính”
muôn hình, muôn vẻ, xấu, đẹp khác nhau.
Ví dụ: từ ý niệm “nhà” sinh ra những cái nhà cụ thể. Từ ý niệm “cây” sinh ra
những cây cụ thể...
+ Theo V.I.Lênin: “thế giới ý niệm” chỉ là những khái niệm, phạm trù; là những
cái chung, được rút ra từ những sự vật riêng lẻ đã được Platôn tuyệt đối hóa đi,
đem
đối lập, tách rời khỏi các sự vật cảm tính.
- Thế giới thứ hai, theo Platôn, thế giới các sự vật cảm tính chỉ là sản phẩm của
“thế giới ý niệm”, chỉ là “cái bóng” của chúng nên nó là “tồn tại không chân thực”.

mọi cái trong nó luôn biến đổi, có sinh ra, có mất đi, nó chỉ là cái bóng của thế giới

ý
niệm, do thế giới ý niệm quyết định. Ý niệm của Platôn như là khuôn mẫu để thế
giới


các sự vật cảm tính mô phỏng theo.
Như vậy, ông đã có tư tưởng duy tâm khách quan về thế giới, cả hai thế giới
này theo ông đều là sản phẩm của thần.
1.2. Trong quan niệm về sự sống và con người:
- Đêmôcrít cho rằng: Sự sống và con người, theo ông, là kết quả tất yếu của tự
nhiên phát triển từ thấp đến cao: từ sự vật tới sinh vật, từ sinh vật tới con người.
Con
người có linh hồn, còn sự vật không có linh hồn. Linh hồn của con người được cấu
tạo từ những nguyên tử hình cầu, giống như nguyên tử lửa vận động với tốc độ lớn.
Linh hồn mất đi cùng với sự chết của con người. Như vậy ông đã bác bỏ thuyết
linh
hồn bất tử của tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platôn.
- Platôn (427 – 347 tr.CN) cho rằng: Bàn về sự sống của con người, Platôn
đưa ra thuyết linh hồn bất tử. Cơ thể con người do nước, lửa, không khí và đất tạo
ra,
còn linh hồn do thần thánh ban nên bất tử. Nô lệ, theo ông không phải là con
người,
chỉ là công cụ biết nói, không có linh hồn
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học
của Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đại
Tuy trong học thuyết của Platôn chứa đựng ít nhiều yếu tố biện chứng chủ
quan, nhưng toàn bộ học thuyết của ông vẫn là hệ thống duy tâm khách quan, thần
bí,
phản khoa học, phản tiến bộ.
1.3. Quan niệm về vận động:

- Tuy Đêmôcrít chưa tìm ra nguyên nhân của sự vận động và ông còn tách
không gian (“không tồn tại”) ra khỏi sự vật, nhưng ông đã cố gắng giải thích sự
vận
động gắn với vật chất, vận động có động cơ tự thân của nguyên tử, còn không kian

điều kiện của vận động. Kết luận của ông cho rằng thế giới là sự thống nhất giữa
tồn
tại của nguyên tử với không tồn tại (không gian) là một kết luận duy vật.
Dựa trên sự vận động của nguyên tử, Đêmôcrít đã khái quát được quy luật nhân
quả. Ông nói rằng: “tìm được cách giải thích hiện tượng theo nguyên nhân của nó
còn
thích hơn chiếm được ngôi vua Ba tư”. Nhược điểm của ông là phủ nhận tính ngẫu
nhiên. Theo ông mọi cái đều là tất yếu, đều được quyết định sẵn theo nguyên nhân


của nó. Đó là bản chất quyết định luận mang màu sắc “định mệnh” của ông.
- Platôn đi tìm nguyên nhân của sự vận động ở lực lượng tinh thần, ở “thần tình
ái”, ở linh hồn: linh hồn thế giới làm cho vũ trụ vận động, còn linh hồn riêng biệt
làm
cho sự vật vận động
Platôn đưa ra thuyết mục đích luận, cho rằng mọi sự vật được tạo ra phụ thuộc
vào mục đích của thần thánh.
2. Về nhận thức luận: Nếu Platôn vẫn đứng trên quan điểm duy tâm thì
Đêmôcrít lại phát triển nhận thức luận duy vật.
2.1. Đối tượng, mục tiêu của nhận thức
- Đêmôcrít: Đối tượng nhận thức là giới tự nhiên. Mục tiêu của nhận thức là
đạt tới bản chất của sự vật.
- Platôn: Đối tượng, mục tiêu của nhận thức là “thế giới ý niệm”
2.2. Mối quan hệ giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức (cảm tính và
lý tính)

- Theo Đêmôcrít, trình độ nhận thức cảm tính (mờ tối) tuy chỉ theo “dư luận”
nhưng là cơ sở của trình độ nhận thức lý tính (nhận thức chân thực) qua các
“Iđôlơ”.
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học
của Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đại
“Iđôlơ” là “hình tượng” của sự vật được cảm giác. Nó cung cấp tài liệu để lý tính
nhận thức chân lý.
- Platôn lại tuyệt đối hóa nhận thức lý tính. Ông cho rằng, nhận thức cảm tính
chỉ là những “tưởng tượng”, những “kiến giải” về “cái bóng của ý niệm” nên nó
không chân thực. Chỉ có lý tính ở trình động “trực giác trí tuệ” mới thấy được “ý
niệm”, đó mới là chân thực.
“Trực giác trí tuệ” chính là quá trình hồi tưởng của linh hồn. Linh hồn nhớ lại
những gì nó đã thấy rõ khi tồn tại ở “thế giới ý niệm”, cái mà nó đã quên đi khi gia
nhập vào thể xác con người.
Để hồi tưởng tốt, phải đoạn tuyệt với thế giới cảm tính bằng cách nhắm mắt, bịt
tai và bằng phương pháp biện chứng (đialéctíc). Chỉ có những người có linh hồn
ưu tú
mới thực hiện được.
Đialéctíc là phương pháp đàm thoại trực tiếp (đặt ra và trả lời các câu hỏi)
nhằm phát hiện ra mâu thuẫn của đối phương trên cơ sở đối chiếu những khái niệm
đối lập nhau. Phương pháp đàm thoại của Platôn tuy có một số yếu tố biện chứng,
nhưng nó là phương pháp biện chứng duy tâm, nó tách rời khỏi sự vật, chỉ hoàn
toàn


sử dụng khái niệm với tư duy tư biện.
3. Về lôgic học: Hai ông đều có công phát triển lôgic học, nhưng trong đó có
sự đối lập về quan điểm rất rõ.
- Đêmôcrít: Coi lôgic là công cụ của nhận thức, nhấn mạnh phương pháp quy
nạp nhằm vạch ra bản chất của giới tự nhiên.

- Platôn: Xem xét lôgic xen kẽ với phép biện chứng duy tâm nhằm đạt tới “ý
niệm”, coi trọng phương pháp diễn dịch.
4. Về chính trị - xã hội
- Đêmôcrít là nhà triết học bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng đứng trên lập
trường của chủ nô dân chủ, có tiến bộ, chẳng hạn, ông đòi hỏi phải có luật thành
văn
để quản lý xã hội. Ông kêu gọi các chủ nô phải đối xử với các nô lệ như các bộ
phận
trên cơ thể con người.
Ông cũng đã phỏng đoán được nhu cầu là động lực phát triển của xã hội, tuy
nhiên, luận điểm này chưa được ông phát triển đầy đủ (chỉ là phỏng đoán).
Ông là người vô thần, cho rằng thần thánh là do nỗi sợ hãi của con người tạo ra.
Ông cho rằng, trong xã hội, con người phải biết sống vừa đủ, đúng mực, phải biết
tu
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết họ

Palton
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA PLATON

I. DẪN NHẬP
Trong cuộc sống, ai ai cũng muốn mình được sống trong một thế giới hoà bình,
một quốc gia hưng thịnh, hạnh phúc. Có những người còn mơ ước cao xa hơn như


xây dựng cuộc đời này thành một cảnh giới “thiên đàng trần thế” hay “bồng lai tiên
cảnh”. Những tư tưởng đó, như ta thấy, được thể hiện từ rất xưa như ở Trung Quốc
thì có lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo; một “nước chúa” của Thiên Chúa
giáo; hay một “nhân gian tịnh độ” của Phật giáo v.v… Tuy tên gọi không giống
nhau nhưng với những tư tưởng như vậy phần nào nó đã thể hiện một ước muốn
chung nhất, một ước muốn đem lại hạnh phúc hoà bình cho toàn nhân loại nói

chung và cho đồng bào dân tộc trong một đất nước nói riêng.
Cũng với những tâm tư và nguyện vọng ấy, Platon, một triết gia cổ Hy lạp đã vạch
ra một con đường để xây dựng một “quốc gia lý tưởng”, một quốc gia theo ông là
hoàn hảo nhất mà con người có thể đạt được. Platon được xem là một trong những
triết gia cổ đại xuất sắc nhất với rất nhiều ý tưởng vĩ đại. Nói về ông như nói về
một bộ bách khoa toàn thư. Suốt một cuộc đời đầy khó khăn gian khổ, ông đã hy
sinh tất cả để rao giảng những vấn đề triết học, những đạo lý trong cuộc sống làm
người. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng một xã hội lành mạnh, ấm êm là mong muốn
mãnh liệt và to lớn nhất của ông. Có lẽ vì vậy nên ông đã dành phần lớn những
trang sách trong thiên đối thoại Republic (nền Cộng Hoà) để trình bày, mô tả
những phương cách và ý tưởng ấy.
Chính vì thế, để hiểu biết về triết học phương Tây, chúng ta không thể không tìm
hiểu sơ về tư tưởng Chính trị xã hội của ông, tư tưởng mà đã gây nhiều ảnh hưởng
cũng như bàn cãi nhất. Tất nhiên, với một bài viết ngắn của một kỳ thi cuối mùa ắt
không thể nào trình bày đầy đủ những vấn đề trong đó. Do vậy, ở đây chỉ xin trình
bày sơ lược như là tiền đề cho những lần nghiên cứu về sau.
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Hy Lạp là một quốc gia rộng lớn nằm ở cực nam châu Âu với điều kiện mưa thuận
gió hoà rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, và với lợi thế các mặt gần
như tiếp giáp với biển nên Hy Lạp rất thuận lợi trong công việc buôn bán, phát
triển kinh tế, thủ công nghiệp và các ngành khoa học khác. Ngay từ cổ đại, Hy Lạp
đã phát triển mạnh về thủ công, nông và thương nghiệp làm tiền đề cho văn minh
Hy lạp ra đời.


Sau khi chế độ Công xã nguyên thuỷ tan rã, chế độ Chiếm hữu nô lệ ra đời, trong
đó, giai cấp chủ nô có toàn quyền còn dân nô lệ chỉ là hạng người phục dịch sản
xuất. Đây là chế độ xã hội tàn bạo và khốc liệt nhất trong các xã hội loài người.
Sau khi chế độ đẳng cấp này ra đời, đời sống xã hội bắt đầu phát triển, rồi dần dần
các tỉnh thành của Hy Lạp cũng được thành lập với mục đích làm nơi điều khiển,

bảo vệ những quyền lợi của giai cấp thống trị. Và là cơ sở cho văn hoá, khoa học,
nghệ thuật, triết học Hy Lạp phát triển.
Đồng thời với các sự phát triển các mặt của xã hội thì nền chính trị cũng bắt đầu có
những xáo trộn, mâu thuẩn tạo nên sự đấu tranh, tranh giành quyền lực của các giai
cấp Chủ nô dân chủ và Chủ nô quý tộc. Những cuộc đấu tranh này được phản ánh
rõ rệt trong lịch sử triết học Hy Lạp.[1] Và từ đó xã hội Hya Lạp được phân thành
hai giai cấp chính đó là Giai cấp quý tộc và gia cấp dân chủ.
III. CÁC QUAN NIỆM VỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRƯỚC PLATON
Như chúng ta được biết, trước Socrate, các triết gia cổ đại Hy Lạp chỉ chuyên
nghiên cứu về những vấn đề tự nhiên, nguồn gốc của vạn vật vũ trụ mà chưa mấy
quan tâm tới vấn đề cuộc sống xã hội loài người. Thỉnh thoảng ta mới bắt gặp một
vài khái niệm về chính trị xã hội. Chỉ từ Socrate trở về sau, nền triết học Hy Lạp
mới thực sự nghiên cứu về loài người trong đó có những vấn đề về chính trị xã hội.
Tuy nhiên, ta hãy thử nghe những triết gia đó nói như thế nào về chính trị xã hội.
1. Quan Niệm Của Héraclite (530-470 tr.cn)
“Đấu tranh là nguồn gốc của sự hiện hữu và khởi nguyên của sự sống và tồn tại”.
[2] Ông cho rằng đấu tranh là điều kiện để hài hoà. Chiến tranh phân hoá xã hội
làm cho người này thành thế này, người kia thành thế kia. Thông qua đấu tranh,
bản chất của sự vật được bộc lộ và nhờ đó con người mới nhận chân được sự vật.
Về chính trị xã hội ông đứng trên lập trường của chủ nô quý tộc mà chống đối
quyết liệt tầng lớp chủ nô dân chủ. Ông cũng tỏ ra khinh miệt tầng lớp quần chúng
và yêu cầu đàn áp triệt để bất cứ cuộc khởi nghĩa nào của quần chúng nhân dân.
Ông đề cao vai trò của cá nhân xuất sắc, đối với ông, một người ưu tú thì hơn cả
vạn người bình thường.


2. Quan Niệm Của Pythagore (571-497 tr. cn)
Bản chất của trường phái do ông sáng lập không chỉ là triết học mà là một tổ chức
chính trị. Cũng giống như của Héraclite, ông chủ trương chống đối giai cấp chủ nô
dân chủ. Bởi trước đó, giai cấp chủ nô quý tộc bị giai cấp chủ nô dân chủ đánh

chiếm và thành lập chính quyền do đó ông thành lập một tổ chức chính trị và triết
học để kêu gọi đấu tranh giành lại chính quyền.
3. Quan Niệm Của Démocrite (460-370 tr.cn)
Ông cho sự phát triển của xã hội thông qua nhu cầu sinh tồn của con người. Tuy
nhiên ông không cho nhu cầu là động lực phát triển xã hội mà chỉ là động lực để
sản xuất. Về chính trị thì ông lại đối lập với hai nhà triết gia trên nghĩa là chống
phái chủ nô quý tộc mà ủng hộ chủ nô dân chủ, bởi theo ông, như vậy là bảo vệ
quyền lợi về kinh tế và gắn liền với sự phát triển công nghiệp, thương mại. Ông
cũng ca ngợi tính ôn hoà, tình thân ái và bảo vệ quyền lợi, lợi ích cũng tầng lớp
dân tự do. Một cuộc sống được gọi là hạnh phúc khi mình cảm thấy được tự do
trong chế độ dân chủ, ngược lại nếu giàu có mà sống trong chế độ quân chủ cũng
như không. [3]
4. Quan Niệm Của Socrate (469-399 tr. cn)
Có thể nói Socrate là người ảnh hưởng lớn đến cả cuộc đời và tư tưởng của Platon.
Từ những vấn đề học hỏi cho đến cái chết bất công của Socrate đã hình thành nên
tư tưởng chính trị xã hội của ông. Thực ra Socrate cũng như những triết gia trước,
không có đề cập gì nhiều đến vấn đề chính trị xã hội mà chỉ nói đến đạo đức và lí
trí. Ông nói: “một xã hội sáng suốt là một xã hội mà trong đó ngừơi dân cảm thấy
được hưởng quyền lợi thì nhiều, mà bị hạn chế tự do thì ít. Trong xã hội ấy, ăn
ngay ở thẳng là giữ đúng quyền lợi và nghĩa vụ mình và an ninh trật tự cũng như
thiện chí trong xã hội”.[4]
Về phần chính quyền theo ông, là giai cấp lãnh đạo thì phải lo an dân, chăm sóc
đời sống và bảo vệ họ, còn ngược lại thì đó chỉ là một nhóm ô hợp hỗn độn và


không xứng đáng. Do vậy ông chủ trương chống chế độ chủ nô dân chủ mà ủng hộ
chủ nô quý tộc và đó là lí do mà ông đã bị kết án tử hình sau khi đám chủ nô dân
chủ lên nắm quyền. Để xây dựng một xã hội lớn mạnh tốt đẹp thì mọi người phải
nhận thức được đâu là quyền lợi chính đáng, thấu triệt được luật nhân quả, kiểm
soát được lòng ham muốn và chịu trách nhiệm đối với bản thân mình (cái chết của

ông là một lời khẳng định về tính trách nhiệm đó) để khỏi cảnh hỗn độn tự diệt và
đi đến một xã hội kỷ cương. Và tất nhiên, con người phải luôn cố gắng học hỏi và
phát triển trí tuệ để ngăn ngừa những tham vọng, si mê bởi tất cả tội lỗi từ vô
minh.
IV. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA PLATON
1. Cuộc Đời.
“Nếu ai đạt được danh hiệu là người thầy của nhân loại thì người đó là Platon”.[5]
Platon[6] (427-347) tên thật là Aristoclès. Sinh trong một gia đình dòng dõi quý tộc
tại đô thị Nhã điển (Athènes). Cha là Ariston, thuộc dòng dõi vị vua cuối cùng của
vương quốc Codre, Mẹ là bà Périctione thuộc dòng dõi con cháu nhà lập pháp
Solon, một trong bảy vị hiền triết Hy Lạp.
Ngay từ nhỏ ông đã có một vóc dáng to cao khoẻ mạnh và thân hình vạm vỡ, bảnh
bao. Nghe nói đâu ông đã từng ở trong quân ngũ và đã hai lần đoạt giải quán quân
về các cuộc thi sức khoẻ. Lúc đầu ông theo học với một triết gia không mấy danh
tiếng Cratile, sau đó, năm 20 tuổi ông theo học với Socrate và nhanh chóng trở
thành một người đệ tử, một người bạn trung thành đắc lực cho Socrste. Nhưng
khoảng thời gian hầu hạ, học hỏi được không bao lâu thì Socrate mất, năm ấy ông
mới 28 tuổi. Biến cố này đã tác động mạnh mẽ tới tâm thức Platon và từ đó ông thù
ghét tư tưởng dân chủ, thù ghét quần chúng và cả giai cấp quý tộc của ông.
Vì có mối quan hệ mất thiết với Socrate, để tránh sự nghi ngờ của chính quyền
thành Athènes nên ông đã ra đi chu du khắp mọi nơi. Ban đầu ông đến Ai Cập, rồi
lần lượt đến Sicie, rồi qua Ý gia nhập nhóm triết gia do Pythagore sáng lập, có nơi
còn nói ông đã đến khu vực sông Hằng để học hỏi triết lý. Thời gian ông chu du


này mất hết 12 năm. Ông trở về Athènes năm 387, lúc ông đã 40 tuổi. Ông mở
trường dạy dạy học và trường ấy được đặt tên là Académie (Hàn lâm viện) trong đó
có bốn khoa: toán, thiên văn, âm nhạc và phép biện chứng. Đó cũng chính là ngôi
trường đại học Tổng hợp đầu tiên và lâu đời nhất trên thế giới, kéo dài đến 915
năm. Những năm cuối đời của ông được xem là giai đoạn hạnh phúc nhất.

Ông mất năm 347, lúc 80 tuổi sau một buổi tiệc của một người học trò. Ông có rất
nhiều học trò nổi tiếng, có người đã thành đạt làm quan to chức lớn nhưng nổi
tiếng nhất vẫn là Aristote. Ông vừa là một triết gia, vừa là một thi sĩ, lối văn của
ông khúc chiết như một bài luận triết học, vừa đẹp đẽ như một bài thơ: đó là lối
văn đàm thoại. Chưa bao giờ triết học trải qua một thời gian sáng lạng như vậy.
Văn thể của ông chói sáng ngay cả trong những bản dịch.[7]
2. Sự Nghiệp Trước Tác
Ông viết rất nhiều tác phẩm có giá trị cho nhân loại cả về triết học lẫn chính trị.
Các tác phẩm của ông bao gồm trong một Tập định nghĩa, 13 bức thư mà người ta
còn lưu giữ được và 35 thiên đối thoại trong đó tập hợp những đoạn đối thoại về
bản chất của tình yêu, của cái đẹp, về nhận thức luận, về hồi tưởng và phê phán
quan niệm nhận thức cảm tính. Trong những tác phẩm của ông, nổi tiếng và đặc
biệt nhất là tác phẩm Cộng Hoà (Republic).
Đó là “một công trình lớn dưới hình thức một cuốn sách nhỏ trong đó tập trung
những tư tưởng của Platon”. Ông Emerson, một triết gia Mỹ, cho rằng “người ta có
thể đốt tất cả thư viện, vì tinh hoa của các thư viện đều nằm trong cuốn sách này”.
[8] Có thể nói đó là một cuốn bách khoa toàn thư vô cùng giá trị trong lịch sử nhân
loại.
V. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA PLATON
1. Quan Niệm Về Quốc Gia lí tưởng
Toàn bộ những tư tưởng về chính trị xã hội của Platon được gói gọn trong mô hình
“Quốc gia lí tưởng” mà ông đã dày công gầy dựng suốt cả cuộc đời. Trong mô hình


quốc gia lí tưởng ấy ta thấy nó thể hiện đầy đủ tất cả các vấn đề của đời sống mà
xã hội chúng ta ngày hôm nay vẫn còn đang băn khoăn suy nghĩ.Vậy quốc gia lí
tưởng đó như thế nào?
Đó là một quốc gia trong đó mọi người luôn được sống êm đềm hạnh phúc, đầy đủ
và thoả mãn với những gì mà họ đã tạo ra: “người ta sẽ sản xuất lúa, rượu, áo quần,
giày dép, nhà cửa. Họ sẽ làm việc lưng trần trong mùa hạ và mang áo ấm trong

mùa đông. Họ tự nuôi sống bằng lúa mì, xay bộ, bánh nướng, họ ngồi ăn trên chiếu
hoặc trên lá, ngả lưng vào giường hoặc vào thân cây. Họ ăn uống với gia đình,
uống rượu do họ làm lấy, mang những vòng hoa trên đầu, hát những điệu ca tụng
thần linh, sống trong hoà nhã êm ái không để cho nhân khẩu vượt quá phương tiện
sinh nhai vì họ biết lo xa, sợ đói nghèo và chiến tranh…”.[9]
Về quan hệ xã hội thì mọi người đều phải có những vai trò và nhiệm vụ riêng theo
từng giai cấp đã được phân chia. Làm đúng theo nhiệm vụ ấy là bảo vệ và xây
dựng đời sống hạnh phúc. Mọi người đều phải được học hành, không có chiến
tranh, kể cả ngoại chiến lẫn nội chiến; các quan chức lãnh đạo phải là những triết
gia vì những người như họ mới đủ khả năng sáng suốt lãnh đạo, và tất nhiên họ
không được tham nhũng vơ vét của cải của dân. Những của cải của người dân làm
ra phải được phân chia một cách đồng đều để không ai quá giàu hoặc quá nghèo.
Và tất nhiên, xã hội đó là một xã hội quý tộc dân chủ, tất cả mọi tài năng đều có cơ
hội phát triển đồng đều, dù là con vua hay con chúa cũng bắt đầu ngang nhau.
Trong chế độ này hoàn toàn không có giai cấp, không có vấn đề cha truyền con
nối, nếu không có năng lực thì sẽ bị đào thải, dù là con vua.
2. Những Vấn Đề Chính Trị Xã Hội
Với một “quốc gia lí tưởng” đơn giản và trong sáng như thế vậy thì tại sao nó chưa
bao giờ “nằm trên bản đồ”, chưa bao giờ được con người thực hiện? Để giải đáp,
Platon đã chỉ ra rằng sở dĩ n1o chưa có điều kiện hiện hữu là bởi tư tưởng chính trị
và xã hội trong mỗi quốc gia còn quá nhiều bất ổn và chồng chéo.
a. Về Chính Trị. Ông đã nêu hai lí do chính gây ra sự rối loạn.


- Vấn Đề Giai Cấp Lãnh Đạo: Như chúng ta được biết thời đó, xã hội Hy Lạp được
phân chia thành ba chế độ nhà nước: một là nhà nước quân chủ, hai là nhà nước
chủ nô quý tộc và ba là nhà nước chủ nô dân chủ. Ba hình thức này về mặt lãnh
đạo thường phát sinh những biến tướng hay “kẻ sinh đôi biến chất” của nó: chế độ
quân chủ biến thành nền bạo chính, chế độ quý tộc thành chế độ đầu sỏ, chế độ dân
chủ thành chế độ mị dân. “Những biến chất diễn ra vì các nhà cầm quyền có thiên

hướng quan tâm nhiều hơn bản thân và đến lợi ích vị kỷ của mình, chứ không phải
đến lợi ích của công dân. Nhân tố làm biến chất cũng là tự do thái quá, tự do này
tất yếu kéo theo thói mị dân là cái làm huỷ hoại đạo đức”.[10] Và một khi những
chính thể quốc gia đó không còn giữ được hình ảnh ban đầu hay đi vào con đường
quá khích thì sự suy sụp và đào thải chắc chắn phải xảy ra. Đó là một điều khó
tránh khỏi.
Từ đây ông vạch ra những sai lầm trong các chế độ. Thông thường, giới cầm quyền
quý tộc hay có thiên hướng tự cô lập và và tập hợp quyền lực vào cho mình chính
vì thế mà thường gây mất lòng dân nên dễ mất nước. Ngược lại chế độ dân chủ sẽ
tự huỷ hoại mình cũng chỉ vì quá dân chủ. Thực ra, Platon không tin tưởng gì vào
chế độ dân chủ bởi theo ông thì “mới xem qua thì nó (chế độ dân chủ) là một lí
tưởng quá tốt đẹp nhưng thực ra nó trở nên vô cùng nguy hiểm vì dân chúng không
được giáo dục để có thể lựa chọn người tài giỏi ra cầm quyền và ấn định đường lối
thích hợp… để cho dân chúng cầm quyền không khác gì cho con thuyền quốc gia
vượt qua vùng bão tố, miệng lưỡi của bọn chính trị gia làm nước nổi sóng và lật
hướng đi của con thuyền. Không chóng thì chầy một chính thể như vậy sẽ đi vào
con đường độc tài”.[11] Ông viện dẫn rằng từ việc đóng giày mình cũng biết chọn
lựa những thợ lành nghề, chuyên nghiệp; khi bị bịnh ta cũng tìm tới bác sĩ giỏi chứ
không bao giờ tìm tới những vị lương y đẹp trai hay miệng lưỡi. Thế thì tại sao ta
không chọn những vị minh triết, khôn ngoan và đức hạnh và loại bỏ những người
ngu dốt, bịp bợm trong việc trị nước?
- Vấn Đề Kinh Tế: Con người luôn bị chi phối bởi lòng tham lam và ích kỷ do vậy
họ thường không cam phận trong những cái gì họ đã có mà luôn tìm cách sở hữu
những cái họ chưa có, kể cả những vật của người khác. Nhưng có một điều là lòng
tham không bao giờ được thoã mãn, được cái này họ lại muốn thêm cái khác. Từ
đó mới có những vấn đề như cướp giựt, chiến tranh, xâm lấn đất đai, chiếm giữ tài


nguyên v.v… Đó là một sự thật. Platon đã nhận ra vấn đề này nhưng ông còn đi xa
hơn khi thấy rằng kinh tế còn tác động tới nền chính trị và quốc gia khi ông cho

rằng: “những việc thay đổi trong việc phân phối lợi tức gây nên những sự thay đổi
về mặt chính trị: khi lợi tức của bọn thương gia vượt quá lợi tức của bọn địa chủ,
chính thể phú nông nhường chỗ cho chính thể phú thương”.[12] Và lịch sử cho
thấy khi một nền kinh tế phát triển hay suy sụp thì nó cũng kéo theo sự phát sinh ra
những giai cấp mới.
Từ đó ông cho rằng trong một nhà nước tuy có nhiều giai cấp nhưng thực chất chỉ
hai giai cấp về kinh tế đó là giàu và nghèo. Trong mỗi quốc gia cũng vậy đều có
hai quốc gia cùng tồn tại ở bên trong đó là quốc gia của những người nghèo và
quốc gia của những người giàu. Nó cùng tồn tại và xung đột nhau gay gắt.
b. Vấn Đề Xã Hội: Xã hội trong quốc gia lí tưởng của Platon được phân chia thành
ba giai cấp rõ rệt tương ứng với từng bản tính và chức năng của mỗi giai cấp: giai
cấp lãnh đạo tức là những triết gia trí thức, hai là giai cấp chiến binh tức là những
người tham gia vào quan đội cảnh sát và ba là giai cấp thương nhân tức là những
người buôn bán và sản xuất lương thực.[13] Sở dĩ ông phân chia ba giai cấp xã hội
như vậy bởi ông căn cứ vào học thuyết ý niệm của ông, nó tương ứng với phần lí
trí, dũng cảm và bản năng hay dục vọng. Với những đức tính như vậy con người
cần có những biện pháp cư xử khác nhau thì những giai cấp trong xã hội cũng cần
phải phân biệt rạch ròi trong từng địa vị của mình.
Sự nhập nhằng, xáo trộn và bất phân biệt giữa các tầng lớp dẫn đến sự rối loạn xã
hội và cũng là nguyên nhân của sự mất nước. Hạng người thương nhân thì thích
hợp với buôn bán; quân nhân thì thích hợp ở chiến trường nhưng tất cả họ sẽ là tai
hại nếu làm chính trị bởi công việc trị nước vừa là khoa học vừa là nghệ thuật,
trong đó cần nhiều sự tận tâm và học hỏi nhưng với họ thì chỉ có sự vụng về và
những thủ đoạn. Do vậy, chỉ có hạng người triết gia, nhân đức mới thích hợp và đủ
khả năng lãnh đạo đất nước.
3. Các Giải Pháp Cho Nền Chính Trị Xã Hội
Bất cứ nền chính trị xã hội nào cũng đều lấy con người làm nền tảng hay con người


là “chất liệu cấu tạo triết lý chính trị”.[14] Vì thế đề cập tới chính trị mà không nói

tới con người cấu tạo xã hội chính trị là một điều không tưởng.
a. Về Phương Diện Giáo Dục. Trước nhất, phải giáo dục tất cả những trẻ em mới
lớn bằng cách đưa chúng về vùng thôn quê và tách khỏi gia đình để không bị ảnh
hưởng xấu bởi cha me của chúng. Tất cả bọn chúng phải được học về tất cả các
môn, ít nhất cũng phải biết về thể dục và âm nhạc. Những ai có học thức và trình
độ cao hơn sẽ được cho học về toán học, nghệ thuật và phép biện chứng. Độ tuổi
thích hợp để chúng bắt đầu đi học là 10 tuổi rồi tiến lên theo từng cấp độ tuổi mà
học những cái khác nhau.
Trong thời gian học đó sẽ có ba kỳ thi tuyển ứng với trình độ và ngành nghề sau
này của chúng. Kỳ đầu được tổ chức vào năm chúng 20 tuổi. Trong đó, nếu người
nào rớt sẽ được đưa về làm công việc kinh tế, thợ, hay làm nông. Kỳ thi thứ hai
vào năm 30 tuổi. Ở kỳ này người nào rớt sẽ được phân làm công tác phụ tá, sĩ
quan, tham mưu trong quân đội chính phủ, những người còn lại này tất nhiên là
những tinh hoa của xã hội và tất nhiên được rèn luyện cho đến năm 40 tuổi khi học
có đủ năng lực và kinh nghiệm . Một nền thể chế chính trị hay xã hội nếu làm cho
trọn vẹn quá trình đào tạo “chất liệu cấu tạo triết lý chính trị” như vậy tất nhiên đã
bảo đảm được phần nội lực bên trong từ đó tiến lên xây dựng quốc gia xã hộ không
còn là chuyện khó.
b. Về Phương Diện Chính Trị. Quốc gia lí tưởng của Platon là một quốc gia cộng
sản triệt để trong đó, tất cả mọi cái đều được gom vào thành của chung. Tất cả lợi
ích là vì xã hội, nhà nước. Tuy nhiên, người lãnh đạo lý tưởng tất nhiên không ai
khác hơn là giai cấp quý tộc nhưng những người quý tộc này không được sở hữu
bất cứ tài sản nào, kể cả vợ con riêng. Có như vậy họ mới dốc toàn tâm toàn ý cho
quốc gia xã hội. Ngược lại họ chỉ là những người vơ vét tài sản, là những chủ đồn
điền trang trại, thương chủ chứ không phải là nhà lãnh đạo. Khi họ thực hiện như
vậy thì đời sống của họ phải được bảo đảm bởi các quân nhân và những người
buôn bán.
Trong ba giai cấp trên thì chỉ có giai cấp thương nhân mới được sở hữu tài sản và
có vợ con riêng, bởi họ là những người còn tham lam vơ vét nên không thể nào



sống một cuộc đời hoàn toàn trong sạch như những giai cấp trên được. Họ có
nhiệm vụ làm ra những của cải vật chất để cung cấp cho đời sống của toàn xã hội
và cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống đời sống những giai cấp trên. Tuy
nhiên, họ cũng có quyền không cung cấp thực phẩm cho những giai cấp nếu những
người lãnh đạo không hết mình chăm lo đời sống của dân.
Về vấn đề an ninh thì cần phải chống thù trong giặc ngoài, nhưng quan trọng hơn
cả là giặc ở bên trong vì nó chia rẻ tàn sát những người trong cùng một nước. Vấn
đề an ninh đã được giai cấp chiến binh gìn giữ, nhưng thật ra biện pháp giữ gìn trật
tự hoàn hảo nhất là trật tự từ tâm hồn của mọi người. Trong một số trường hợp nhất
định, nếu không có cảnh sát, binh lính thì không giải quyết, ngoài cần phải xây
dựng luật pháp ở tính tự nguyện, tự giác của mỗi người bởi trật tự nhà nước được
rút ra từ “trật tự tự nhiên” của các vật, và siêu hình học của bản thân. Hơn nữa,
trong nhà nước ấy phải gắn liền với lí tưởng tối thựơng của pháp luật, ở đó “luật
pháp là bất di bất dịch và chiếm vai trò hàng đầu”.[15] Mọi ngừơi trong quốc gia
đó đều phải tuân hành như nhau, không có sai khác.
Ngoài ra ông cũng chủ trương cần phải tin vào một đấng tối cao mặc dù đấng tối
cao theo ông chưa chắc là có thật nhưng nó có tác dụng làm kích thích tinh thần
của tất cả mọi người từ làm việc cho tới chiến đấu, khiến họ có thể dằn nén lòng
ích kỷ, kiềm hãm sự đam mê mà phục vụ cho quốc gia ngay cả đối với cái chết. Và
trong các trường hợp ấy, theo ông, chỉ có thượng đế. Dẫu sao, theo ông “tín
ngưỡng không đem lại những điều gì có hại mà chỉ đem lại những điều lợi cho con
em chúng ta”.[16]
c. Về Phương Diện Kinh Tế. Có một điều chúng ta thấy lạ là ông không mặn mà
lắm về phát triển kinh tế mà chỉ chú trọng vào mỗi một nghề nông. Ông không
thích thương buôn, đôi khi còn cho đó là những mối hoạ của quốc gia, xã tắc. Bởi
vì sự cạnh tranh buôn bán là một hình thức của chiến tranh, lâu ngày nó sẽ biến
tướng, sự mua bán đổi chác làm con người quen với tánh tham và gian xảo. Theo
ông khi buôn bán thì cần phải có cả một hạm đội bảo vệ và đó là mầm móng của
chiến tranh. Vì vậy ông chủ trương một nhà nước lí tưởng cần phải có địa hình

nằm sâu vào trong đất liền để tránh giao thương buôn bán mà chỉ phát triển về
nông, thủ công nghiệp là đủ. Và tất nhiên sự sở hữu kinh tế nông nghiệp cũng
không được có sự quá chênh lệch giữa mọi người. Giai cấp lãnh đạo cần phải theo


dõi và phân bố một cách đồng đều những vấn đề này cho tất cả mọi giai cấp.
Ngoài ra ông cũng còn đề cập tới vấn đề dân số. Nhằm xây dựng một xã hội lớn
mạnh thì cần phải có những những người con được sinh cần phải khoẻ mạnh chứ
không được èo uột. Những cặp vợ chồng nào khoẻ mạnh và đầy đủ năng lực thì
nên cho sinh sản nhiều, ngược lại thì không nên. Nếu “những hài nhi ra đời một
cách bất hợp pháp và tàn tật thì cần phải thủ tiêu”.[17] Dân số lúc nào cũng phải
được kiểm soát, không để vượt quá khả năng sinh sống của xã hội, vì dân số đông
cùng với buôn bán đều là nguyên nhân của sự chiến tranh, giết chóc.
Và một điều nữa đó là xã hội phải công bằng. Để bảo đảm mọi chức vụ hoạt động
suôn sẽ không dẫm chân lên nhau thì mọi người cần phải ý thức rõ nhiệm vụ và
giai cấp của mình đang đứng, không được lấn tuyến vựơt rào. Nếu một trong ba
giai cấp không còn nhận thức được vị trí của mình thì chiến tranh nhất định sẽ xảy
ra. Từ những nhận định đó ông đã nói về công bằng như sau: “công bằng là có
hoặc làm cái gì thuộc về ta”. Điều đó có nghĩa là mỗi người phải nhận đựơc những
cái gì mình đã làm ra và làm những công việc đúng với chức năng trách vụ của
mình không trái. Hay nói theo ngôn ngữ ngày nay chính là bình đẳng trên năng lực.
“Một xã hội gồm những ngừời công bằng là một xã hội điều hoà và hữu hiệu vì
mỗi phần tử ở đúng vị trí của họ, làm theo đúng bản tính của họ giống như những
nhạc khí trong một ban nhạc toàn hảo”.[18]
VI. NHẬN ĐỊNH
Bàn về nhà nước lí tưởng của Platon thì người khâm phục cũng nhiều mà người
chê bai cũng không ít. Cái được với ông là mặc dù nhiều người cho nó là một xã
hội “không tưởng” thế nhưng nó đã có cả một cơ sở về sau đó là giáo hội Thiên
Chúa giáo La mã sống theo tinh thần của ông suốt hơn một ngàn năm ở châu Âu và
gần đây nhất có nhà nước Cộng Sản Liên Xô hay như nhà nước cộng sản Việt

Nam.
Nhưng cái mất là xã hội chính trị lí tưởng của ông mặc dù được che đậy bằng
những ý tưởng rất tốt đẹp như công bằng hạnh phúc nhưng nó đã không bảo đảm
được những vấn đề cơ bản của cá nhân bởi “những mối nguy hiểm đều bắt nguồn


×