19 CÂU TRẢ LỜI NGẮN CHO 4 ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐƯỢC
.
1. Hồ Chí Minh tiếp thu CN Mác – Leenin và các học thuyết lý
tưởng khác nhằm phục vụ cho lý tưởng nào của người?
TL: Triết học giúp Hồ Chí Minh hình thành thế giới quan,
phương pháp biện chứng, nhân sinh quan, khoa học, Cách
Mạng, thấy được những quy luật vận động phát triển của thế
giới và xã hội loài người.
Chủ Nghĩa xã hội KH vạch ra quy luật phát sinh, hình thành,
phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa,
những điều kiện, tiền đề, nguyên tắc, con đường, học thức,
phương pháp
2. Trong lực lượng giải phóng cách mạng dân tộc, Hồ Chí Minh
đã xác định lực lượng nào là quan trọng nhất và là hạt nhân
của khối đại đoàn kết?
TL: Liên minh công - nông - trí thức
3.Nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên CNXH là gì?
Kết hợp cải tạo xã hội cũ, xây dựng XH mới lấy xây dựng làm
trọng tâm
Xây dựng nền tảng vật chất và Kthuat của CNXH
4. Theo TTHCM, nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt
động của Đảng là” tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” là
dúng hay sai? Vì sao?
Sai. Vì theo Hồ Chí Minh nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ
chức và hoạt động của Đảng là tập trung dân chủ.
5. Theo TTHCM, văn hóa Việt Nam có những tính chất cơ bản
nào?
+ Tính dân tộc
+Tính khoa học
+Tính đại chúng
6. Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa theo tư tưởng Hồ Chí
Minh?
Đó là việc giải phóng dân tộc khỏi việc áp bức bốc lột và
thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây giành lại cho
các dân tộc thuộc địa quyền độc lập, tự do, quyền dân tộc tự
quyết và các quyền thiêng liêng khác, đưa nhân dân các dân
tộc thuộc địa tiến tới cuộc sóng ấm no, tự do, hạnh phúc
7. Theo TTHCM, trong thời kì quá độ nên kinh tế nước ta còn
tồn tại mấy hình thức sở hữu? Đó là những hình thức nào?
Sở hữu của Nhà nước và sở hữu của HTX
Sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư bản.
8. Vì sao HCM khẳng định: “ Đảng phải tôn trọng và lắng
nghe ý kiến của nhân dân nhưng không được theo đuôi quần
chúng nhân dân.
Vì việc lắng nghe quần chung là điều hết sức cần thiết đối với
Đảng viên. Song phải biết chọn lọc các ý kiến đúng đắn, cần
thiết từ đó nêu ra các biện pháp vừa hợp lí, vừa hợp tình, chứ
không phải một hai nghe theo ý dân một cách mù quáng và
thiếu quyết đoán.
9. Quan điểm “ Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có nghĩa
là loại bỏ lợi ích cá nhân để tập trung cho lợi ích tập thể có
phải là của HCM ko? Tại sao?
Đó không phải là quan điểm của Hồ Chí Minh bởi vì HCM đã
lưu ý rằng “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là
“giày xéo lên lợi ích cá nhân” . Người phân tích: “Mỗi người
đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của
bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó
không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Nhưng
lại phải thấy rằng chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi
người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình,
phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”
10. Theo TTHCM, sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố
chủ yếu nào?
- Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
- Lòng nhân ái, bao dung
- Tinh thần đoàn kết
- Ý chí đấu tranh anh dũng
- Tinh thân độc lập, tự lực, tự chủ, tự cường
11. Luận điểm cơ bản sáng tạo nhất của HCM về cách mạng
giải phóng dân tộc là luận điểm nào?
Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động,
sáng tạo và có khra năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính
quốc
12. Theo TTHCM, động lực chủ yếu nhất để xây dựng CNXH ở
nước ta?
Là con ngừoi
13. Tại sao theo TTHCM, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới,
tự chỉnh đốn?
Vì theo HCM, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là quy luật tồn tại
và phát triển. Hơn nữa, Việt Nam đnag trên con đường CNH –
HĐH đất nước, muốn phát triển đất nước thì Đảng phải trong
sạch vững mạnh. Vì vậy Đảng cần phải thường xuyên chỉnh
đốn, đổi mới để không ngừng phát triển vững mạnh.
14. Theo TTHCM, để xây dựng nhà nước ta trong sạch, vững
mạnh, hiệu quả thì chúng ta cần phải làm gì?
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài
- Đề phòng và khắc phục những hoạt động tiêu cực của nhà
nước
- Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy
mạnh giáo dục đạo đức cách mạng
15. Theo TTHCM, nhân tố chủ chốt của người cách mạng là
nhân tố nào?
TL: đạo đức cách mạng.
16. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu
nước giải phóng dân tộc của HCM là gđ nào?
Giai đoạn 1890 - 1911
17. Trong thời kì quá độ lên CNXH, về chtri, ND quan trọng
nhất theo tư tưởng HCM là gì?
Giu vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, Đảng phải
luôn tự đổi mới và chỉnh đốn nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu.Đồng thời củng cố vai trò quản lý của
nhà nước.
18. Theo TTHCM, nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi
của CMVN là gì?
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN
19. Khi xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, theo TTHCM
cần dựa trên các cơ sở và nguyên tắc nào?
- MTDTTN phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh
công nông trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng
- MTDTTN phải hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệp thương
dân chủ, có như vậy mới đảm bảo sự đoàn kết ngày càng
rộng rãi và bền vững.
- MTDTTN phải hoạt động trên cơ sở lợi ích tối cao của dân tộc
và quyền lợi cơ bản của tầng lướp nhân dân
- MTDTTN là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự,
chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
1. Hồ Chí Minh tiếp thu CN Mác – Leenin và các học thuyết lý
tưởng khác nhằm phục vụ cho lý tưởng nào của người?
TL: Triết học giúp Hồ Chí Minh hình thành thế giới quan,
phương pháp biện chứng, nhân sinh quan, khoa học, Cách
Mạng, thấy được những quy luật vận động phát triển của thế
giới và xã hội loài người.
Chủ Nghĩa xã hội KH vạch ra quy luật phát sinh, hình thành,
phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa,
những điều kiện, tiền đề, nguyên tắc, con đường, học thức,
phương pháp
2. Trong lực lượng giải phóng cách mạng dân tộc, Hồ Chí Minh
đã xác định lực lượng nào là quan trọng nhất và là hạt nhân
của khối đại đoàn kết?
TL: Giai cấp công nhân
3.Nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên CNXH là gì?
Kết hợp cải tạo xã hội cũ, xây dựng XH mới lấy xây dựng làm
trọng tâm
Xây dựng nền tảng vật chất và Kthuat của CNXH
4. Theo TTHCM, nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt
động của Đảng là” tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” là
dúng hay sai? Vì sao?
Sai. Vì theo Hồ Chí Minh nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ
chức và hoạt động của Đảng là tập trung dân chủ.
5. Theo TTHCM, văn hóa Việt Nam có những tính chất cơ bản
nào?
+ Tính dân tộc
+Tính khoa học
+Tính đại chúng
6. Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa theo tư tưởng Hồ Chí
Minh?
Đó là việc giải phóng dân tộc khỏi việc áp bức bốc lột và
thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây giành lại cho
các dân tộc thuộc địa quyền độc lập, tự do, quyền dân tộc tự
quyết và các quyền thiêng liêng khác, đưa nhân dân các dân
tộc thuộc địa tiến tới cuộc sóng ấm no, tự do, hạnh phúc
7. Theo TTHCM, trong thời kì quá độ nên kinh tế nước ta còn
tồn tại mấy hình thức sở hữu? Đó là những hình thức nào?
Sở hữu của Nhà nước và sở hữu của HTX
Sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư bản.
8. Vì sao HCM khẳng định: “ Đảng phải tôn trọng và lắng
nghe ý kiến của nhân dân nhưng không được theo đuôi quần
chúng nhân dân.
Vì việc lắng nghe quần chung là điều hết sức cần thiết đối với
Đảng viên. Song phải biết chọn lọc các ý kiến đúng đắn, cần
thiết từ đó nêu ra các biện pháp vừa hợp lí, vừa hợp tình, chứ
không phải một hai nghe theo ý dân một cách mù quáng và
thiếu quyết đoán.
9. Quan điểm “ Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có nghĩa
là loại bỏ lợi ích cá nhân để tập trung cho lợi ích tập thể có
phải là của HCM ko? Tại sao?
Đó không phải là quan điểm của Hồ Chí Minh bởi vì HCM đã
lưu ý rằng “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là
“giày xéo lên lợi ích cá nhân” . Người phân tích: “Mỗi người
đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của
bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó
không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Nhưng
lại phải thấy rằng chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi
người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình,
phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”
10. Theo TTHCM, sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố
chủ yếu nào?
- Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
- Lòng nhân ái, bao dung
- Tinh thần đoàn kết
- Ý chí đấu tranh anh dũng
- Tinh thân độc lập, tự lực, tự chủ, tự cường