Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CHUYÊN đề 2 TÌNH HÌNH mĩ, tây âu, NHẬT bản từ năm 1945 – 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 21 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2: TÌNH HÌNH MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 – 2000 (3 tiết)
Lớp: 12
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I.
NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 – 2000
- Từ 1945 – 1973 kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ và trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất
thế giới.
- Nguyên nhân sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh: Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nhân lực dồi dào,làm giàu nhờ bán vũ khí và các phương tiện quân sự, các chính sách
và biện pháp điều tiết của nhà nước, áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật
để nâng cao năng suất lao động...
- Đối ngoại: Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
- Từ 1973-1991: Mĩ vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế, tài chính. 12/1989 Mĩ và Liên Xô tuyên bố
chấm dứt chiến tranh lạnh.
-Từ 1991-2000: trong thập kỉ 90 kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới. Chính quyền B. Clintơn thực
hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
II.
TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 – 2000
- Từ năm 1945-1950 Kinh tế Tây Âu bị chiến tranh tàn phá, khôi phục kinh tế. Dựa vào viện trợ
của Mĩ qua kế hoạch Mácsan, từ 1950 kinh tế phục hồi.
- Từ 1950-1973: Từ năm 1950 nền kinh tế Tây Âu có bước phát triển mạnh mẽ như Đức, Anh,
Pháp, và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới. Đối ngoại: Tây Âu
thực hiện chính sách 2 mặt: Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ; Đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ đối ngoại
- Nguyên nhân phát triển: Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất; nhà nước
quản lý, điều tiết nền kinh tế; tận dụng nguồn viện trợ của Mĩ...
.- Tây Âu từ 1973-1991: Kinh tế gặp nhiều khó khăn: lạm phát, thất nghiệp, cạnh tranh quyết liệt
với Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.
- Tây Âu từ 1991-2000: Kinh tế phục hồi và phát triển, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh
tế tài chính lớn nhất TG. Đối ngoại: có sự điều chỉnh: Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ; Pháp,
Đức trở thành đối trọng với Mĩ.


- Năm 1967, Liên minh châu Âu ra đời. Mục tiêu: hợp tác liên minh kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối
ngoại và an ninh chung.
III. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1945 – 2000
- Nhật Bản từ năm 1945-1952: Sau chiến tranh, Nhật gặp nhiều khó khăn. SCAP thực hiện 3
cuộc cải cách lớn ở Nhật. Đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mĩ. 9/1951 Hiệp ước an ninh MĩNhật được ký kết.
- Từ năm 1952-1973: 1952-1960 kinh tế Nhật phát triển nhanh; 1960-1973 đây được xem là
giai đoạn “thần kì Nhật Bản” đứng thứ hai thế giới(sau Mĩ), trở thành một trong ba trung tâm kinh
tế, tài chính lớn của thế giới.
- Nguyên nhân phát triển: Truyền thống tự lực, tự cường. Con người được coi là vốn quý nhất,
là nhân tố quyết định hàng đầu; Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước; Các công ty của Nhật có
sức cạnh tranh cao….
- Từ năm 1973-1991:1973 do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm cho kinh tế
Nhật suy thoái. Những năm 80 Nhật vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới, là chủ nợ
lớn nhất thế giới.


- Từ năm 1991-2000: Kinh tế suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính
lớn của thế giới.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề HS:
1. Kiến thức:
- Khái quát quá trình phát triển của nước Mỹ từ sau 1945 – nay:
+ Nhận thức vai trò cường quốc của nước Mỹ trong quan hệ quốc tế.
+ Những thành tựu cơ bản của Mỹ trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kỹ thuật …
+ Khái quát quá trình phát triển của các nước châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng châu Âu (EU) cùng với những thành tựu cơ
bản về kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật.
- Nắm được các mối quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước EU trong những năm gần
đây.

- Nhận thức được quá trình phát triển của Nhật sau chiến tranh thế giới II.
- Trình bày được vai trò kinh tế quan trọng của Nhật Bản là một trung tâm kinh tế khoa
học kĩ thuật của thế giới, đặc biệt là ở châu Á.
- Lý giải được sự phát triển thần kì của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới II
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh
3. Về thái độ
- Biết được sự phát triển của 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn thế giới. Từ đó giúp các em ý
thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc hiện đại hoá đất nước.
- Khả năng hợp tác phát triển trên cơ sở cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi.
- Qua bài học chúng ta thấy được ý chí và nghị lực của người dân Nhật Bản trước những
khó khăn. Từ những đổ nát hoang tàn sau ngày bại trận, họ đã xây dựng đất nước trở thành
một siêu cường kinh tế đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ.
-Từ sau chiến lạnh, quan hệ Việt Nam–Nhật Bản đã bước sang một thời kì mới. Ngày
nay Nhật Bản đã trở thành một đối tác chiến lược trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc
tế của nước ta.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử…
- So sánh, phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau 1945.
- Xác định được mối quan hệ, ảnh hưởng của ba trung tâm kinh tế- tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật
Bản đến tình hình thế giới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Sử dụng tư liệu về Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 12, lịch sử thế giới hiện đại - quyển 2, Lịch sử
quan hệ quốc tế.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ về thành tựu phát triển của các nước Mĩ, Tây Âu,

Nhật Bản.


III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giáo viên giới thiệu
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đã bước sang giai đọan phát
triển mới với những thay đổi to lớn, mà nổi bật là tình hình kinh tế, chính trị của từng nước trong
khu vực.
Ngày nay, nước Mĩ là quốc gia có GDP lớn nhất thế giới với khoảng 12000 tỉ USD và là nền
kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này có được là nhờ những nền tảng vững chắc có được từ khi lập
quốc và đặc biệt nhờ làm giàu thông qua hai cuộc chiến tranh thế giới đặc biệt là từ sau chiến tranh
thế giới II
2. Xây dựng các hoạt động học tập:
2.1. Nước Mĩ từ 1945 – 2000.
Hoạt động 1 Cả lớp và cá nhân: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế
giới thứ hai và nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.
a) Yêu cầu: Học sinh đọc văn bản, trả lời câu hỏi: Những biểu hiện nào chứng tỏ sau chiến tranh
kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ?
- GV nhận xét và chốt ý:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
+1948, sản lượng công nghiệp chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp thế giới.
+1949, sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, cộng hòa Liên bang Đức,
Italia, Nhật Bản cộng lại.
+ Trên 50% tàu bè đi lại trên biển là của Mĩ.
+ Nắm ¾ dự trữ vàng thế giới.
+ Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
- 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
b) GV cho HS đọc SGK, kết hợp quan sát hình sau:



- GV phát vấn: những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh?
- HS đọc SGK, quan sát và trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý những nguyên nhân cơ bản:
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, trình độ cao.
+ Lãnh thổ không bị chiến tranh tàn phá, lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí (thu 114 tỉ
USD).
+ Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
+ Các công ty, tập đoàn tư bản độc quyền của Mĩ sản xuất lớn cạnh tranh có hiệu quả trong và
ngoài nước.
+ Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.
c. HS đọc SGK, kết hợp hình 18, tr. 43/sgk, nắm được những thành tựu cơ bản về KH-KT của Mĩ
sau 1945:




- HS trao đổi câu hỏi:
+Hãy cho biết những thành tựu cơ bản về KH-KT của Mĩ?
+ Vì sao Mĩ là nước đi đầu trong cuộc CMKHCN hiện đại?
- GV chốt ý:
+ Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại và đạt nhiều thành tựu to lớn trong
nhiều lĩnh vực như chế tạo công cụ sản xuất (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu
mới( pôlime), năng lượng mới(năng lượng nguyên tử), chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong
nông nghiệp...
+ Mĩ đi đầu trong cuộc CMKHCN hiện đại vì: Có điều kiện hòa bình, không bị chiến tranh tàn phá
nên nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới sang Mĩ để nghiên cứu, sinh sống; Mĩ có tiềm lực kinh
tế, tài chính hùng mạnh; chính sách khuyến khích phát triển KHKT của nhà nước…
Hoạt động 2: Cả lớp- cá nhân: tìm hiểu chính sách đối ngoại của Mĩ (1945-1973).



- HS tìm hiểu SGK, thảo luận các câu hỏi:
+ Mục tiêu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là gì?
+ Để thực hiện mục tiêu trên, Mĩ có những biện pháp gì?
+ Cho biết kết quả của chiến tranh xâm lược VN của Mĩ? Chiến tranh VN đã ảnh hưởng đến tình
hình nước Mĩ như thế nào?
- GV chốt ý:
Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, mưu đồ làm bá chủ thế giới:
+ Mục tiêu: Chống hệ thống XHCN . Đàn áp PTGPDT, phong trào công nhân và phong trào hòa
bình dân chủ trên thế giới. Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
+ Biện pháp: Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh; Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chánh và các
cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu là chiến tranh VN. Hoà hoãn với Trung Quốc và Liên Xô
nhằm chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.
+ Chiến tranh VN (1954-1975) được coi là ví dụ điển hình nhất cho sự thất bại của chiến lược toàn
cầu ... Sự thất bại của Mĩ ở VN đã làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ, ảnh hưởng lớn đến nội
tình nước Mĩ ở giai đoạn này, gây nên làn sóng chống chiến tranh VN ngay trên đất Mĩ.
Hoạt động 3: cả lớp-cá nhân: tìm hiểu tình hình kinh tế, đối ngoại của Mĩ 1973 - 2000.
* Tìm hiểu tình hình kinh tế, đối ngoại của Mĩ 1973-1991.
- Học sinh đọc văn bản, tư liệu trả lời các câu hỏi:
+ Yếu tố nào tác động đến KT Mĩ giai đoạn 1973-1991?
+ Kinh tế Mĩ từ 1973-1991 phát triển như thế nào?
+ Nêu khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ 1973-1991?
- GV nhận xét, chốt ý:
Kinh tế:
+ Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Mĩ


+ Từ 1973, kinh tế Mĩ bị khủng hoảng suy thoái kéo dài đến năm 1982. Từ năm 1983, kinh tế bắt
đầu được phục hồi và phát triển trở lại.
Đối ngoại:
+ Sau hiệp định Pari, Mĩ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu, tăng cường chạy đua vũ trang với

Liên Xô. Điều đó đã làm cho kinh tế Mĩ suy giảm tạo điều kiện cho Nhật Bản và Tây Âu vươn
lên. 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
* Tìm hiểu tình hình kinh tế, đối ngoại của Mĩ 1991-2000.
- HS tìm hiểu SGK và tài liệu liên quan, trả lời các câu hỏi:
+ Hãy trình bày sự phát triển kinh tế, KHKT và chính sách đối ngoại của Mĩ 1991-2000?
+ Sự kiện khủng bố 11/9/2001 có tác động đến nước Mĩ như thế nào?
- GV kết luận:
+ Kinh tế, KHKT: Suốt thập kỉ 90 kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới. Khoa học kỉ thuật vẫn phát
triển mạnh mẽ, chiếm 1/3 số bản quyền phát minh sáng chế toàn thế giới.
+ Về đối ngoại: Sau CT lạnh CQ Clintơn đã đề ra chiến lược cam kết và mở rộng với 3 mục tiêu:
Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẳn sàng chiến đấu. Tăng cường khôi phục
và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ. Sử dụng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ
để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Mục tiêu bao trùm của Mĩ là muốn thiết lập trật tự
thế giới “đơn cực” trong đó Mĩ trở thành siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới.
+ Sự kiện 11/9/2001 đã làm cho nước Mĩ bị tổn thương. Chủ nghĩa khủng bố là một trong những
nhân tố có ảnh hưởng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ trong những năm đầu thế kỉ
XXI.
1.2. Tây Âu từ năm 1945 – 2000.
* Hoạt động 1 cả lớp và cá nhân: Tìm hiểu tình hình kinh tế - đối ngoại Tây Âu từ năm
1945-1950.
a) GV thông báo kiến thức cho HS nắm: trước chiến tranh thế giới II Tây Âu là trung tâm của
thế giới tư bản, tuy nhiên sau năm 1945 Tây Âu gặp phải nhiều khó khăn và ngày càng suy yếu.
-> Yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Tình hình Tây Âu sau năm 1945 có những khó khăn gì?
Và các nước làm gì để khắc phục hậu quả?
-> HS dựa vào SGK trả lời. GV nhận xét, phân tích:
- Kinh tế:
+ Bị chiến tranh tàn phá=> khôi phục kinh tế.
+ Dựa vào viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mácsan, từ 1950 kinh tế phục hồi.
- Đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mĩ, gia nhập NATO (1949), tìm cách trở lại các thuộc địa cũ.
b) GV đặt câu hỏi cho HS: Vì sao sau CTTG II, các nước Tây Âu lệ thuộc vào Mĩ?

-> HS suy nghĩ trả lời. HS khác suy nghĩ bổ sung.
-> GV giải thích, chốt ý để HS hiểu vì sao Tây Âu phải nhận viện trợ của Mĩ qua kế hoạch
Mácsan.
- Vì suy yếu, phải nhận viện trợ của Mĩ để khôi phục kinh tế với những điều kiện do Mĩ đặt ra.
- Lo ngại ảnh hưởng to lớn của LX và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đối với tình hình trong
nước.
* Hoạt động 2 cả lớp, cá nhân: Tìm hiểu tình hình kinh tế - đối ngoại Tây Âu từ năm 1950 1973 phát triển như thế nào?
a) GV thông báo kiến thức cho HS nắm: Sau năm 1950 nền kinh tế Tây Âu phát triển mạnh mẽ và
trở thành một trong ba trung tâm tài chính của thế giới tư bản từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc và
cạnh tranh sòng phẳng với Mĩ.


- GV phát vấn: Vì sao kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1950-1973?
- HS đọc SGK, trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý những nguyên nhân cơ bản:
+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
+ Vai trò quản lí, điều tiết, thúc đẩy kinh tế của nhà nước.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài cho sự phát triển đất nước: viện trợ của Mỹ, hợp tác trong
cộng đồng châu Âu (EC).
b) Đối ngoại:
- Cho HS đọc phần chữ nhỏ trang 48, qua đó thấy được các chính sách của Tây Âu trong thời kì
này.
- GV giải thích thêm và kết luận: Đối ngoại: thực hiện chính sách 2 mặt:
+ Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.
+ Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và buộc các nước phải công nhận độc lập cho
thuộc địa.
* Hoạt động 3 cả lớp và cá nhân: Tìm hiểu tình hình kinh tế - đối ngoại Tây Âu từ năm 1973
– 1991.
- GV thông báo kiến thức cho HS: Cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đã tác động to lớn đến các

nước Tây Âu về kinh tế, chính trị - xã hội, sau đó đặt câu hỏi phát vấn cho HS: Tình hình kinh tế
của Tây Âu từ 1973-1991 như thế nào?
- HS dựa vào SGK trả lời. GV nhận xét và chốt ý:
Kinh tế:
+ Do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Tây Âu suy thoái, phát triển không ổn
định.
+ Kinh tế gặp khó khăn và thách thức.
- GV phát vấn: Chính sách đối ngoại của Tây Âu giai đoạn 1973-1991 như thế nào?
- HS dựa vào SGK trả lời. GV nhận xét và chốt ý:
+11/1972 Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức ký hiệp định về quan hệ 2 nước.
+10/1990 Đức thống nhất.
+1975 Tây Âu ký định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu.- Kinh tế:
- GV: Từ sau năm 1993 tình hình Tây Âu có những chuyển biến gì so với giai đoạn trước?
- HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét và kết luận:
- Kinh tế phục hồi và phát triển, Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn
nhất thế giới.
- Chính trị ổn định.
- Đối ngoại: có sự điều chỉnh:
+Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ.
+Pháp, Đức trở thành đối trọng với Mĩ.
+Các nước Tây Âu mở rộng quan hệ với các nước tư bản châu Âu, Á, Phi, Mĩ latinh, SNG…
GV: Hòa chung với xu thế phát triển của thế giới, các nước Tây Âu trong giai đoạn này cũng
tăng cường hợp tác cùng nhau thành lập tổ chức kinh tế EU ma tiền thân là EEC.


Liên minh EU
* Hoạt động 4: Cả lớp và cá nhân
GV: Sự hợp tác châu Âu là nét nổi bật nhất sau chiến tranh CTTG II, biểu hiện rõ nhất xu
hướng khu vực hóa, quốc tế hóa trong thời đại ngày nay.
GV phát vấn: Hãy cho biết quá trình hình thành và phát triển của EU?

HS dựa vào SGK trả lời, GV nhận xét và chốt ý
+1951 Cộng đồng than thép châu Âu thành lập gồm 6 nước: Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà
Lan, Lúcxămbua.
+3/1957 Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) thành lập (6 nước thành viên).

Lễ ký Hiệp ước Rome 1957
+7/1967 hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
+1/1/1993 đổi thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
+2007 EU có 27 quốc gia thành viên.


-1963: Anh, Ai Len, Đan Mạch.
-1981: Hi Lạp.
-1986: Tây Bang Nha, Bồ Đào Nha
-1993: Áo, Thụy Điển, Phần Lan.
-2004: thêm 10 nước Đông Âu.
-2007: Rumani, Bungari.
GV: Thành tựu: EU trở thành tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất TG, chiếm hơn ¼ GDP
của TG. 1/1/1999 đồng tiền chung EURO được phát hành. 1/1/2002 chính thức sử dụng ở nhiều
nước châu Âu.

Đồng tiền EURO được phát hành năm 1999
GV: Việt Nam quan hệ với EU năm 1990, hai bên trở thành đối tác tin cậy của nhau và EU đã
giúp đỡ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, hai bên vẫn đang cố gắng nâng tầm mối quan hệ này. Việt
Nam muốn tranh thủ thu hút vốn khoa học kĩ thuật từ bên ngoài vào tìm nguồn xuất khẩu hàng hóa
ổn định.


Nhật Bản từ năm 1945 – 2000.
Hoạt động : Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000

Hoạt động theo nhóm: Tình hình Nhật sau chiến tranh thế giớ II như
thếâ nào?
GV cho HS đọc thơng tin:
a. Nhật Bản từ năm 1945 – 1952:
- Sự thất bại trong chiến tranh thế giới thư hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức
nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích, 13 triệu người thất nghiệp,40% đơ thị, 80%
tàu bè, 34 % máy móc cơng nghiệp bị phá hủy.
- Sau chiến tranh, Nhật Bản đã bị qn đội Mỹ với danh nghĩa lực lượng đồng minh chiếm
đóng từ 1945 đén 1952 nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn tồn tại và hoạt động.
1.3.


- Về kinh tế, SCAP đã thực hiện 3 cuộc cải cách lớn: một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế,
hai là cải cách ruộng đất, ba là dân chủ hóa lao động. Dựa vào nổ lực của bản thân và viện
trợ của Mỹ, đến khoảng 1950 đến 1951, Nhật Bản đã khôi phục kinh tế đạt mức trước chiến
tranh.
- Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ. Nhờ đó, Nhật
sớm kí kết được Hiệp ước hòa binh Xan Phranxixco (9/1951), chấm dứt chế dộ chiếm đóng
của Đồng minh (1952). Cùng thời gian, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết, Nhật Bản
chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mỹ, để cho Mỹ đóng quân và xây dựng
căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
b. Nhật Bản từ 1952 đến 1973:
- Từ 1952 đến 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh.
- 1960 – 1973, được gọi là giai đoạn phát triển thần kì: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm của Nhật là 10,8 % (1960 – 1969). Năm 1968, kinh tế Nhật vươn lên đứng thứ hai
trong thế giới tư bản sau Mĩ .
- Từ đầu , những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính
lớn nhất thế giới




- Nhật rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển
bằng cách mua bằng phát minh sang chế. Khoa học – Kĩ thuật và công nghệ Nhật chủ yếu
tập trung vào lĩnh vực khoa học dân dụng, đạt được thành tựu lớn:
+ Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới như tivi, tủ lạnh, ô tô, Nhật còn đóng tàu
chở dầu trọng tải 1 triệu tấn, xây dựng các công trình thế kỉ như cầu đường bộ dài 9,4 km
nối hai đảo Honsu và Sicocư.
- Nhật nhanh chóng vươn lên thành siêu cường kinh tế là do các yếu tố sau:
1. Con người được coi là vốn quý nhất.
2. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
3. Các công ty Nhật Bản năng động, tầm nhìn xa, quản lí tốt.
4. Nhật biết áp dụng các thành tựu kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản
phẩm.
5. Chi phí cho quốc phòng thấp ( không vượt quá 1% GDP).
6. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mỹ, các cuộc
chiến tranh ở Triều Tiên và Việt nam để làm giàu.
- Đối ngoại:
+ Vẫn liên minh chặt chẽ với Mỹ: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật: việc kéo dài vĩnh viễn.
+ Năm 1956, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và là thành viên của Liên
Hiệp Quốc.
c. Nhật Bản từ 1973 đến 1991
- Sự phát triển kinh tế của Nhật thường xen kẻ với những đợt suy thoái ngắn.
- Từ nửa sau những năm 80, Nhật vươn lên thành siêu cường số một của thế giới.
- Nửa sau những năm 70, Nhật đưa ra chính sách đối ngoại mới: tăng cường quan hệ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức Asean.


- Ngày 21/9/1973, Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.



d. Nht Bn t 1991 n 2000
- T u thp k 90, kinh t Nht lõm vo tinh trng suy thoỏi nhng Nht vn l mt trong ba
trung tõm kinh t ti chớnh ln trờn th gii.
- Khoa hc k thut ca Nht vn tip tc phỏt trin vi trỡnh cao.
- V vn húa: Nht vn gi c nhng giỏ tr truyn thng v bn sc vn húa ca mỡnh. S
kt hp hi hũa gia truyn thng v hin i l nột ỏng chỳ ý trong i sng vn húa Nht
bn.
- V i ngoi, Nht tip tc duy trỡ liờn minh cht ch vi M. Bờn cnh ú, Nht coi trng
quan h vi Tõy u, m rng hot ng i ngoi trờn phm vi ton cu, chỳ trng quan h
vi ụng Nam .
- T u nhng nm 90, Nht n lc vn lờn thnh mt cng quc chớnh tr tng xng
vi v th siờu cng kinh t.
HS tho lun tr li cỏc cõu hi:
1. Liờn minh Nht M c biu hin nh th no?
2. Giai on no l giai on phỏt trin thn kỡ ca kinh t Nht Bn?
Nhng nhõn t no thỳc y s phỏt trin thn kỡ ú?
- HS bỏo cỏo vi thy cụ kt qu nhng vic em ó lm.
- GV nhn xột v cht ý:
* Kinh teỏ, khoa hoùc-kú thuaọt


+ Từ 1952-1960: kinh tế có bước phát triển nhanh  1960-1973, phát
triển thần kì  từ nhhững năm 1970 Nhật trở thành 1 trong 3 trung
tâm kinh tế-tài chính lớn nhất của thế giới
+ Nhật tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng việc mua phát minh
sáng chếâ-áp dụng khoa học kó thuật, công nghệ mới vào sản
xuất hàng dân dụng, tàu biển, máy điện tử
+ Nguyên nhân sự phát triển:
- Yếu tố con người là yếu tố quyết đònh ban đầu
- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước

- Chế độ làm việc
- p dụng thành công các thành tựu khoa học-kó thuật hiện đại
vào sản xuất
- Chi phí quốc phòng thấp
- Tận dụng tốt các yếu tố khách quan để phát triển (viện trợ của
Mỹ, đầu tư nước ngoài, chiến tranh Triều Tiên-Việt Nam)
* Đối ngoại:
- Liên minh chặt chẽ với Mỹ, 1956 bình thường hoá trong quan hệ
với Liên Xô.
- Duy trì sự liên minh chặt chẽ với Mỹ
- Mở rộng quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu  Phát triển
quan hệ với ASEAN. Tăng cường quan hệ buôn bán, đầu tư, viện
trợ, kí hết các hiệp đònh thương mại ...
- Quan hệ Nhật-Việt có nhiều chuyển biến tích cực.
3. Sơ kết bài học:
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:
1. Lập thống kê về tình hình kinh tế của Mĩ, Nhật, Tây Âu từ năm 1945- 1973. Nêu những
ngun nhân chung của sự phát triển kinh tế.
2. Từ ngun nhân phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản, qua đó rút ra bài học cho
cơng cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
4. Dặn dò, hướng dẫn HS học ở nhà
- Học bài cũ
- Sưu tầm các tài liệu về quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh.
C. XÂY DỰNG BẢNG MƠ TẢ CÁC U CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Bảng mơ tả các mức u cầu cần làm cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chun đề


2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
2.1 Câu hỏi mức độ biết:

1. Hãy cho biết tình hình kinh tế, KH-KT của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm
1973.
2. Trình bày sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong những năm 1952-1973.
3. Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973.
4. Trình bày sự hình thành và phát triển của liên minh châu Âu (EU).
5. Khái quát chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm
1973 .
Nội
dung
Nước


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng cấp thấp

Vận dụng cấp cao (Mô

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

tả yêu cầu cần đạt)


Nhận biết được
những nét lớn
về tình hình
kinh tế, KH-KT
của Mĩ từ năm
1945 đến 1973

- Giải thích được
tại sao kinh tế
Mĩ phát triển
mạnh Mĩ từ
năm 1945 đến
1973
- Khái quát được
chính sách đối
ngoại của Mĩ
( 1945-2000)

Phân tích được những
nguyên nhân dẫn đến
sự phát triển vượt bậc
của kinh tế Mĩ từ
(1945-1973). Nhận
xét được nguyên
nhân phát triển nhất

Nhận xét được mối
quan hệ giữa Việt
Nam và Mĩ trong
những năm gần đây


Lý giải được tại
sao Nhật Bản
có sự phát triển
“thần kì”(19521973)

Phân tích được những
nguyên nhân dẫn đến
sự phát triển vượt bậc
của kinh tế Nhật Bản
(1952-1973). Nhận
xét được nguyên nhân
phát triển nhất

-Qua đó rút ra được
bài học cho công cuộc
đổi mới ở nước ta hiện
nay
-Liên hệ để biết được
mối quan hệ giữa Việt
Nam và Nhật Bản
trong những năm gần
đây

Tây Âu - Trình bày
được sự hình
thành và phát
triển của liên
minh châu Âu
(EU)

- Nêu được
những nét lớn
về tình hình
kinh tế Tây Âu
(1950-1973)
Nhật
Biết được
Bản
những nét lớn
về tình hình
kinh tế của
Nhật
Bản(19521973)

Định hướng năng lực hình thành của chủ đề
-Năng lực chung: giải quyết được các vấn đề trong bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt, sử
dụng ngôn ngữ phù hợp, sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt: tái hiện lại kiến thức lịch sử, biết phân tích, giải thích, nhận xét sự
kiện lịch sử, rút ra bài học


2.2 Câu hỏi mức độ hiểu:
1. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến năm 1973.
2. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản.
2.3 Câu hỏi mức độ vận dụng:
1. Tại sao kinh tế Mĩ lại phát triển nhanh trong giai đoạn từ 1945-1973?
2. Tại sao nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì giai đoạn 1952 - 1973?
3. Trong những nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ nguyên nhân nào quan trọng
nhất? Vì sao?

4. Trong những nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản nguyên nhân nào quan
trọng nhất? Vì sao?
2.4 Câu hỏi mức độ vận dụng cao:
1. Thông qua chính sách đối ngoại của Nhật Bản, anh (chị) hãy nhận xét mối quan hệ giữa
Việt Nam và Nhật trong những năm gần đây.
2. Em có nhận xét như thế nào về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ trong những năm gần
đây.
3. Từ nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản, qua đó rút ra bài học gì cho
công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.



×