Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Bài giảng Bệnh Cầu trùng gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.02 KB, 16 trang )


Đặc điểm dịch tễ

1.

2.

Nguyên nhân:
Bệnh chủ yếu do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella (ký
sinh ở manh tràng), Eimeria necatnix (ký sinh trùng ở ruột
non), E.acervulina, E.maxima, E.brunetti.
Phương thức truyền lây:
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang
của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm
bệnh.


Đặc điểm dịch tễ
3. Điều kiện phát sinh bệnh
- Gà con từ 15 - 45 ngày tuổi bị nhiễm với tỷ lệ cao. Nếu không điều trị
tích cực thì sẽ phát bệnh nặng và chết nhiều.
- Điều kiện chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại
và lưu hành lâu dài. Chuồng trại chật chội, ẩm ướt, chất độn để quá
lâu, không được thay đúng định kỳ, bãi chăn thả bị ô nhiễm mầm
bệnh là các yếu tố quan trọng gây nhiễm bệnh cầu trùng cho đàn gà.
- Bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng
nóng ẩm của mùa xuân và mùa thu (mưa nhiều, ẩm ướt là điều kiện
thuận lợi cho noãn nang cầu trùng tồn tại và phát triển)


Triệu chứng


4.1. Eimeria tenella (cầu trùng ký sinh ở manh tràng)
4.2. Eimeria necatrix (cầu trùng ký sinh ở ruột non)


Triệu chứng
4.1. Eimeria tenella (cầu trùng ký sinh ở manh tràng)
  Chủ yếu xảy ra ở gà từ 2-8 tuần tuổi. Có 2 thể bệnh
* Ở thể cấp tính:
- Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều;
- Lúc đầu đi phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau phân có màu
đỏ nâu do lẫn máu ( phân gà sáp);
- Gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông, mắt trũng sâu, niêm mạc nhợt
nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng
cơn.
 


Triệu chứng
* Ở thể mãn tính: Bệnh tiến triển chậm hơn
- Gà gầy ốm, xù lông, kém ăn;
- Chân đi như bị liệt;
- Tiêu chảy thất thường, …
Do tính chất bệnh không điển hình khó chẩn đoán. Ở thể này gà là vật
mang mầm bệnh, bị còi cọc, giảm tăng trọng so với gà bình thường
(Gà con 60 ngày tuổi sau khi khỏi bệnh cầu trùng chỉ cân nặng 400 g
trong khi gà khỏe cùng lứa tuổi đạt 535 g).


Triệu chứng
4.2. Eimeria necatrix: (cầu trùng ký sinh ở ruột non)

Ký sinh chủ yếu ở tá tràng gà giò, gà lớn (lớn hơn 4 tháng tuổi).
Triệu chứng của bệnh biểu hiện không rõ dễ nhằm lẫn với các bệnh
khác.
Gà cũng gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có
khi phân lẫn máu tươi, gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ…


mắt trũng sâu, niêm mạc nhợt nhạt

Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều


Bệnh tích
  5.1. Eimeria tenella:
  Xuất huyết niêm mạc manh tràng và trương to ở 2 manh tràng. Manh
tràng có tính đàn hồi màu xanh thẩm. Mổ ra manh trong có xuất huyết
tấm tấm và đầy máu. Nặng thì 2 manh tràng xuất huyết, hoại tử từng
mảng đen.
  5.2. Eimeria necatrix:
  - Tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn khác thường, chỗ vách
ruột trương to thường dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng bẩn thối có lợn
cợn bã đậu. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ.
  - Bệnh nặng thường thấy máu tươi lẫn lộn với các chất chứa trong
ruột (tiêu phân sống).


Ruột sưng to từng đoạn, chứa máu


Manh tràng sưng to



bề mặt niêm mạc ruột dày lên có những điểm trắng đỏ

2 manh tràng sưng to


Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích mổ khám


Phòng, trị
7.1. Phòng bệnh:
  - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống
sạch sẽ tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng, ủ phân gà bằng
phương pháp vi sinh vật tạo nhiệt để diệt cầu trùng.
  - Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng một trong các sản phẩm
sau: Vôi bột, Iodin, novacide, Benkocid, …
  - Phòng bệnh cầu trùng trên gà theo qui trình:


- Dùng mỗi đợt  thuốc 3 ngày theo lịch dưới đây:
Loại gia cầm

Thời gian dùng thuốc

Gà thịt công nghiệp 10-12d và 20-22d
12-14d, 28-30 và 48-50d
Gà thịt nuôi thả
Gà giống

Mỗi 2-3 tháng dùng 1 đợt
thuốc 3 ngày

Đường dùng thuốc
Pha nước cho uống
hoặc trộn thức ăn
cho ăn

  - Dùng một trong các sản phẩm sau để phòng bệnh cầu trùng: Cocci
stop, Anticoccis, Amprlium, novazuril, nova-coc, nova-coci stop,
….
  - Kết hợp thường xuyên bổ sung vào thức ăn, nước uống gia cầm các
sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, vitamin để tăng sức đề kháng bệnh.
* Chú ý: Nên luân chuyển thuốc phòng trị cầu trùng sau mỗi 2 tháng.


7.2. Trị bệnh:
  - Dùng một trong các sản phẩm sau để trị bệnh cầu trùng: Cocci
stop, Anticoccis, Amprlium, novazuril, nova-coc, nova-coci stop, ….
Bằng cách pha vào nước cho gà uống. Liều lượngt heo hướng dẫn của
nhà sản xuất.
Ví dụ: Dùng một trong các sản phẩm sau:
  ·    NOVAZURIL: Hòa 1,5 ml/ lít nước, uống liên tục trong 2 ngày.
Trường hợp bênh chưa dứt hẳn thì 5 ngày sau cho uống thêm một đợt
thuốc 2 ngày.
  ·    NOVA-COC: 2g/lít nước, trong 3 ngày liên tục, sau đó nghỉ 2
ngày rồi tiếp tục dùng thuốc trong 2 ngày.
  ·    NOVA COCI STOP: 2g/lít nước, trong 3  ngày liên tục, sau đó
nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục dùng thuốc trong 2 ngày.
- Kết hợp dùng các sản phẩm bổ sung chất điện giải, vitamin để tăng

cường đề kháng, mau phục hồi bệnh.
Đặc biệt bổ sung vitamin A, vitamin K.
- Tách riêng con bệnh, chăm sóc tốt và tiến hành sát trùng chuồng trại
kỹ 2-3 ngày 1 lần trong suốt thời gian bệnh.



×