Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Lịch sử lớp 7 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Sử | Hướng dẫn ôn tập môn Sử học kỳ I 20112012 DE CUONG HKI SU7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.46 KB, 2 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN I
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI LỊCH SỬ 7
NĂM HỌC 2011-2012
Câu 1)Đời sống kinh tế thời Lý (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp)
+Sự chuyển biến của nền nông nghiệp:
_ Ruộng đất danh nghĩa thuôc quyền sở hữu của nhà vua.Thưc tế do nông dân canh tác va nộp thuế cho nhà
vua.
_ Các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ
hoăc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa,…
_Khuyến khích viêc khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, đắp đê phòng lụt và ban luật để bảo vệ
sức kéo cho nông dân
+Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
_Càc nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, làm trang sức
_Các công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên(Hà Nội), vạc Phổ Minh(Nam Định),…
_Việc buôn bán mở mang hơn trước. Vân Dồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất nhất.
Câu 2: Giáo dục và văn hóa thời Lý
+Giáo dục: 1070, Văn Miếu được xây dựng.
- 1075, mở khoa thi đầu tiên song chế độ thi cử chưa có nề nếp, khi nào nhà nước cần thì mới mở.
- 1076, mở Quốc Tử Giám cho con em quan lại, người giàu đến học.
+Văn hóa:
- Hầu hết các vua nhà Lý sùng bái đạo Phật, xây dựng chùa ở khắp nơi.
- Nghệ thuật và các trò chơi dân gian phát triển như hát chèo, múa rối nước, đua thuyền,…
- Kiến trúc và điêu khắc có quy mô tương đối lớn, mang tính cách độc đáo.
- Điêu khắc tinh vi được thể hiện trên các tượng Phật, Hoa sen, hình rồng.
+Phong cách nghệ thuật đa dạng , độc đáo, đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa Thăng Long
Câu 3: Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng
+ Chia 2 bộ phận
- Cấm quân: tuyển lựa thanh niên ở quê họ Trần để bảo vệ triều đình
- Quân ở các lộ:


quân ở đồng bằng gọi là chính binh
quân ở miền núi gọi là phiên binh
quân ở làng xã gọi là hương binh
- Ngoài ra còn có quân của các vương hầu.
+ Được tuyển dụng theo chính sách ngự binh ư nông chủ trương ” quân cốt tinh không cốt đông’’
+ Thường xuyên được luyện tập binh pháp, cử tướng giỏi trấn giữ nơi hiểm yếu, Vua Trần thường xuyên tuần
tra.
Câu 4: Pháp luật thời Trần
Ban hành bộ luật mới gôi là Quốc triều hình luật, nội dung giống thời Lý nhưng được bổ sung them, pháp luật
xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản và mua bán ruộng đất
Đặt them cơ quan Thẩm hình viện để xét xử kiện cáo.Vua Trần vẫn để chuông lớn ở điện Long trì cho dân đến
kêu oan
Câu 5: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến lần 2
- Triệu tập các vương hầu quan lại ở Bình than để bàn kế đánh giặc
- Giao cho Trần Hưng Đạo làm tổng chỉ huy kháng chiến
- Mở hội nghị Diên Hồng mời các phụ lão uy tín về Thăng long bàn cách đánh giặc
- Tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu
- Quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát “ trong tinh thần sẵn sàng đánh giặc


Câu 6:Chiến thắng Bạch Đằng
Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường thủy trên
sông Bạch Đằng. Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân
Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước
triều xuống nhanh. Từ hai bờ, hàng nghìn chiến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân
giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô
lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền
giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị quân bộ nhà Trần chờ sẵn tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Câu7) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên
+ Nguyên nhân :Nhân dân đoàn kết thực hiện “vườn không nhà trống” tự vũ trang đánh giặc

- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo cho mỗi lần kháng chiến
- Nội bộ vương triều ổn định
- Sự chỉ huy tài ba của Trần Hưng Đạo và các danh tướng như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư…
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn , biết phát huy được thế mạnh của đất nước, lợi dụng được điểm yếu
của kẻ thù buộc chúng chuyển từ chủ động sang bị động để tiêu diệt
+ Ý nghĩa:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược ĐV của nhà Nguyên, bảo vệ được chủ quyền dân tộc
- Khẳng định sức mạnh dân tộc , truyền thống quân sự, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ chống
kẻ thù lớn mạnh hơn
- Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của nhà Nguyên đối với Nhật bản và các nước Phương Nam
Câu 8: Những biện pháp cải cách Hồ Quý Ly
+Chính trị: Cải tạo hàng ngũ võ quan, thay dần quan lại họ Trần bằng những người thân cận có tài năng
Qui định cụ thể cách làm việc của bộ máy chính quyền các ấcp
+Kinh tế tài chính:- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng
- Ban hành chính sách hạn điền
+Xã hội:Ban hành chính sách hạn nô
+Văn hóa giáo dục:Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục
-Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử học tập
+Quân sự:Làm lại sổ đinh, sản xuất vũ khí (súng thần cơ và lâu thuyền)
-Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu và xây thành (thành Tây đô, thành Đa bang)
Câu 9: Ý nghĩa , tác dụng của cải cách HQL
Ý nghĩa:Là cuộc cải cách khá toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng
T/dụng tích cực: - Làm suy yếu thế lực họ Trần, tăng nguồn thu nhập và quyền lực cho nhà nước trung ương
tập quyền
-Văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ
T/dụng tiêu cực:Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được
những yêu cầu bức thiết của đông đảo quần chúng nhân dân
Câu 10: Nhận xét đánh giá về nhân vật Trần Hưng Đạo
Câu 11: Nhận xét đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly


CHÚC CÁC BẠN THI TỐT



×