Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.1 KB, 2 trang )
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN I
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI ĐỊA 8
NĂM HỌC 2011-2012
Đề cương chỉ nhằm hệ thống các kiến thức cơ bản HS cần nắm, không hoàn toàn là
đáp án đề thi
Bài 7 – 8:
Nông nghiệp châu Á đã đạt được những thành tựu:
Trung Quốc, Ấn Độ cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước
Thái Lan, Việt Nam trở thành những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.
Bài 9:
Theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, địa hình khu vực Tây Nam Á lần lượt là:
Núi (thuộc hệ thống Hymalaya), sơn nguyên (sơn nguyên Iran)
Đồng bằng (đồng bằng Lưỡng Hà)
Sơn nguyên (sơn nguyên A – rap)
Tây Nam Á phát triển những ngành kinh tế: khai thác và chế biến dầu mỏ (dựa
trên nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú) và thương mại (dựa trên vị trí nằm trên
con đường giao thông quan trọng nhất thế giới)
Dân cư khu vực Tây Nam Á phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng ven
biển và thung lũng có mưa do khu vực này có khí hậu lục địa khô hạn nên nguồn
nước có vai trò to lớn ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
Bài 10 – 11:
Địa hình khu vực Nam Á lần lượt là:
Phía Bắc là dãy Hymalaya, ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng, phía Nam là sơn
nguyên Đê – can. Nam Á có các sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra – ma
– put.
Nam Á có lượng mưa phân bố không đều. Mun – tan và Se – ra – pun – di, tuy ở vĩ
độ tương đương nhưng lượng mưa có sự chênh lệch lớn do:
• Cấu trúc địa hình khu vực Nam Á là yếu tố hút các luồng không khí từ ngoài
biển vào làm thay đổi hướng gió mùa mùa hạ từ Tây Nam thành Tây Bắc.