Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

GDCD 7 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Giáo dục công dân | Hướng dẫn ôn tập môn GDCD HK1 nh 20122013 DC GDCD 7 HKI 12 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.1 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG GDCD7 - HKI
I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Đoàn kết, tương trợ là gì?
=> - Thông cảm, chia sẻ.
- Giúp đỡ nhau bằng việc làm cụ thể.
Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ là gì?
=> - Dễ hòa nhập, hợp tác.
- Được yêu quý.
- Có sức mạnh vượt qua khó khăn.
- Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Cho 2 ví dụ trái với đoàn kết, tương trợ? => Hs tự suy nghĩ và trả lời

Câu 2: Tự tin là gì?
 Tin tưởng vào khả năng của bản thân.
 Biểu hiện ở hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm mọi công việc theo hướng tích cực.
Chúng ta cần rèn luyện đức tính tự tin này như thế nào?
 Chủ động, tự giác học tập.
 Tham gia các hoạt động tập thể.
 Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
Câu 3: Ý nhĩa của lòng khoan dung?
 Được mọi người yêu mến và quý trọng.
 Mối quan hệ xã hội lành mạnh, thân ái.
Rèn luyện như thế nào để có lòng khoan dung ?
 Sống gần gũi, cởi mở.
 Cư xử chân thành, rộng lượng.
Cho 2 ví dụ về lòng khoan dung? => Hs tự suy nghĩ và trả lời
Câu 4: Thế nào là một gia đình văn hóa?
 Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
 Thực hiện kế hoạch hóa gia đ ình.
 Đoàn kết với hàng xóm, láng giềng.
 Hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân.


Trách nhiệm của học sinh để góp phần xây dựng gia đ ình văn hóa?
 Chăm ngoan, học giỏi.
 Kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Thương yêu, giúp đỡ anh chị em.
II. THỰC HÀNH : HS tự suy nghĩ và trả lời
Câu 1: Em sẽ làm như thế nào, nếu:
a) Người bạn thân nhờ em sang xin phép ba mẹ cho bạn đi học nhóm để bạn có lý do ra ngo ài chơi Net.

b) Một bạn trong lớp vô ý làm gãy thước của em .


c) Sắp đến ngày thi học kỳ mà một người bạn trong lớp em có chuyện buồn.

d) Mẹ sai em mang bịch rác ra bãi đất trống gần nhà vứt để khỏi tốn tiền đổ rác.

Câu 2: Nhận xét hành vi
1. Thái không thích ngồi chung bàn với bạn học giỏi hơn mình.

2. Nhẹ nhàng góp ý, khuyên nhủ khi bạn mắc lỗi.

3. Cha mẹ, con cái bất hòa, thường xuyên cãi vã nhau.

4. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

5. Luôn vui vẻ giúp đỡ những bạn học kém trong lớp.

6. La mắng khi em nhỏ có lỗi với m ình.

7. Anh em hòa thuận, con cái thảo hiền.

8. Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.


Câu 3: Tình huống
a) Ngọc vẽ rất đẹp và rất thích vẽ. Em xin mẹ cho đi học vẽ vào một số buổi chiều trong tuần, nhưng
mẹ Ngọc không đồng ý vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập văn hóa của em. Nh ưng cha của
Ngọc lại muốn chiều con gái n ên ba mẹ nhiều khi to tiếng vì chuyện này.
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì khi cha mẹ Ngọc to tiếng với nhau?

Nếu là Ngọc, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

b) Sáng nay cô giáo sẽ trả bài kiểm tra môn Toán, Sơn thầm nghĩ, chắc bài kiểm tra của mình và Đại
tốt lắm đây, vì hôm đó hai đứa đã cùng nhau “góp sức” để làm bài kiểm tra mà. Đúng là “hai cái đầu vẫn
hơn một cái đầu”. Sơn tự hào mỉm cười vì thấy mình thật biết đoàn kết với bạn.
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của Sơn và Đại?


c) T là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây mất trật tự công cộng v à được đưa vào trường giáo dưỡng.
Cậu mới trở về nhà sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi v à ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều
người lớn trong khu phố vẫn cấm con em họ ch ơi chung với T, vì họ cho rằng cậu là đứa trẻ hư hỏng.
Câu hỏi:
Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố đó hay không, vì sao?

d) Bình học vào loại khá trong lớp, nhưng hầu như chẳng bao giờ giơ tay phát biểu ý kiến. có nhiều
câu hỏi, bài tập tuy có thể trả lời được nhưng Bình cứ chần chừ mãi, không dám nói gì. Bạn bè góp ý thì
Bình nói: mình hiểu bài là được rồi, còn phát biểu xây dựng bài thì nên để cho các bạn bạo dạn một chút,
mình không quen…
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì về biểu hiện của Bình?


Nếu em là Bình, em sẽ làm như thế nào?

Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”.

Em hiểu như thế nào về câu: em hiểu như thế nào về câu: “Gia đình là tế bào của xã hội”.

Câu 5: Viết 2 câu ca dao, tục ngữ về đoàn kết, tương trợ?

Viết 2 câu ca dao, tục ngữ về khoan dung?



×