Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Công nghệ lớp 6 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Công nghệ | Hướng dẫn ôn tập Học Kỳ 2 môn Công Nghệ On tap CN6 HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.37 KB, 2 trang )

Trường THCS Trần Văn Ơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 6 HK2
PHẦN LÝ THUYẾT : nội dung kiến thức gồm 4 bài : 17,18, 21 và 22
1/ Bảo quản chất dinh dưỡng của thịt cá khi chuẩn bị chế biến ?
• Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi
• Không để ruồi, bọ bâu vào
• Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài
2/ Bảo quản chất dinh dưỡng của rau, củ, quả khi chuẩn bị chế biến ?
• Rửa rau thật sạch, chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô, héo
• Rau, củ, quả ăn sống : nên gọt vỏ trước khi ăn
3/ Nêu khái niệm món luộc, món nấu ? So sánh sự giống và khác nhau giữa món luộc và nấu
?
• Luộc : là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm
chín mềm
• Nấu là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước. Khi nấu thường phối hợp
nguyên liệu động vật và thực vật hoặc nấu riêng từng loại, có thêm gia vị.
• Giống nhau : làm chín thực phẩm trong môi trường nước
• Khác nhau : món luộc được ăn kèm với nước chấm thích hợp. món nấu trong quá trình làm
chín thực phẩm có thêm gia vị.
4/ Nêu khái niệm món rán ( chiên ), món xào ? So sánh sự giống và khác nhau giữa món luộc
và nấu ?
• Rán ( chiên ) là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa,
trong khoảng thời gian đủ để làm chín thực phẩm
• Xào là phương pháp làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợp giữa
thực phẩm thực vật và động vật hoặc riêng từng loại, đun lửa to trong thời gian ngắn
• Giống nhau : làm chín thực phẩm trong chất béo
• Khác nhau : chiên : chất béo nhiều, đun lửa vừa, rán riêng từng loại thực phẩm ; xào : chất
béo vừa phải, đun lủa to, có thể kết hợp 2 loại thực phẩm
5/ Cho biết khái niệm của trộn dầu giấm , muối chua ?
• Trộn dầu giấm là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính ( thường là mùi hăng ) và


ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng
• Muối chua là làm thực phẩm lên men vi sinh trong 1 thời gian cần thiết, tạo thành món ăn
có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm
6/ Thế nào là bữa ăn hợp lý ?
Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích
hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng
7/ Nêu cách phân chia và đặc điểm các bữa ăn chính trong ngày ?
• Bữa sáng : sau khi ngủ dậy, bụng đói, nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi
sáng. Bữa sáng nên ăn vừa phải
• Bữa trưa : sau buổi lao động, cần ăn bổ sung đủ chất, nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ
ngơi và tiếp tục làm việc
• Bữa tối : sau 1 ngày lao động, cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng, ngon lành,
và các loại rau, củ, quả để bù đắp cho năng lượng bị tiêu hao trong ngày


8/ Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
• Tim hiểu nhu càu của các thành viên trong gia đình
• Xem xét điều kiện tài chính của gia đình
• Sự cân bằng các chất dinh dưỡng
• Thay đổi các món ăn
9/ Cho biết cách thay đổi món ăn
• Thay đổi món ăn mỗi ngày để tránh nhàm chán
• Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng
• Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn
• Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món
chính đã có sẵn
10/ Nêu qui trình tổ chức bữa ăn ?
• Xây dựng thực đơn
• Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
• Chế biến món ăn

• Bày bàn và thu dọn sau khi ăn
11/ Thực đơn là gì ? Nguyên tắc xây dựng thực đơn ?
• Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên
hoan hay bữa ăn hằng ngày
• Nguyên tắc xây dựng thực đơn :
o Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
o Thực đơn phải có đủ loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
o Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế

PHẦN THỰC HÀNH : xây dựng thực đơn cho 1 ngày gồm 3 bữa ăn.
Bữa sáng : 1 món chính + 1 món nước hoặc trái cây ( VD : bánh mì trứng opla + sữa tươi )
Bữa trưa : 3 món canh ( luộc ), mặn ( kho, rán, nướng, hấp … )+ tráng miệng
Bữa tối : 3 món + tráng miệng
Sưu tầm các mẫu trang trí thực đơn



×