Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lý :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 2017 Phuong Ly6 HK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.15 KB, 3 trang )

Trường THCS Trần Văn Ơn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – NĂM HỌC 2016-2017
VẬT LÝ 6
A. LÝ THUYẾT
1.
-

2.
3.
4.
-

Đo độ dài
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (m)
Dụng cụ đo: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp….
Khi sử dụng thước đo ta cần lưu ý GHĐ và ĐCNN
+ GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
Đo thể tích chất lỏng
Đơn vị đo thể tích của nước ta là mét khối (m3) hoặc lít ( l )
Dụng cụ đo: bình chia độ, ống chia độ, ca đong,bình, chai…
Đo thể tích vật rắn không thấm nước :có 2 cách
Cách 1: Dùng bình chia độ: Thả chìm vật rắn vào phần chất lỏng chứa trong bình chia độ, thể
tích phần chất lỏng dâng lên bằng với thể tích của vật.
Cách 2: Dùng bình tràn: Nếu vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì ta thả vật đó vào trong bình
tràn, thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Đo khối lượng
Mọi vật đều có khối lượng
Khối lượng cho biết lượng chất chứa trong vật (kí hiệu là: m)
Dụng cụ đo: cân, cân y tế, cân điện tử, cân đòn, cân xách…
Đơn vị đo khối lượng hợp pháp là kilôgram (kg)


Trong phòng thí nghiệm ta đo khối lượng bằng cân Roberval
Lực

5.
- Lực là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật kia.

- Lực kí hiệu là F, đơn vị là Niutơn (N)
- Mỗi lực có phương và chiều xác định.
6. Hai lực cân bằng: là hai lực mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng
vào một vật.
7. Kết quả tác dụng của lực
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động hoặc biến dạng vật. Hai kết quả này
có thể cùng xảy ra.
8. Trọng lực – Đơn vị lực
- Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực hút của Trái Đất gọi là trọng lực.
- Độ lớn của trọng lực gọi là trọng lượng (kí hiệu là P)
- Đơn vị lực là Niutơn (N)
- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là: P = 10m
Trong đó:
+ P là trọng lượng (đơn vị: N)
+ m là khối lượng (đơn vị: kg)
9. Lực đàn hồi
- Lò xo là vật đàn hồi, biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi: khi nén hoặc kéo dãn lò xo một
cách vừa phải, nếu buông tay ra thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên.


 Khi 1 vật bị biến dạng đàn hồi nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên vật làm nó biến dạng.
 Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
 Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo:
l  l  l 0


10. Lực kế - phép đo lực
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Cấu tạo:
+ Vỏ lực kế có bảng chia độ
+ Lò xo: có gắn kim chỉ thị và móc treo (kim chỉ thị chạy trên bảng chia độ)
- Lực kế có thể dùng để đo trọng lượng và khối lượng của vật.
11. Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất
đó.
- Đơn vị: kg / m 3
-

Công thức:

D

m
V

=>

D là khối lượng riêng ( đơn vị: kg / m 3 )

m Là khối lượng ( đơn vị: kg )

V Là thể tích ( đơn vị: m 3 )

-


Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất
đó.
Đơn vị: N / m3

-

Công thức:

-

d

P
V

=>

d là trọng lượng riêng ( đơn vị: N / m 3 )
P Là trọng lượng ( đơn vị: N )
V Là thể tích ( đơn vị: m 3 )

Công thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d  10.D
12. Máy cơ đơn giản
- Các máy cơ đơn giản thường dùng là: ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.
- Các máy cơ đơn giản thường dùng để di chuyển hoặc nâng các vât nặng lên cao một cách dễ
dàng.
- Ứng dụng:
. Ròng rọc: dùng trong cần cẩu, cần câu cá…
. Mặt phẳng nghiêng: thềm nhà, dốc núi…
. Đòn bẩy: búa, kéo, bập bênh…


B. BÀI TẬP
1. Đổi các đơn vị sau
a. 3,8m = …………..….......cm
b. 2,5m3 = ………..………..dm3
c. 6 lạng = ………..………..kg
d. 1,2 tạ = ……………….……kg
2. Người ta phải dùng những loại máy cơ đơn giản nào để thực hiện những công việc như: đưa
thùng hàng lên ô tô tải, búa nhổ đinh ?
3. Khối lượng của một vật cho biết điều gì ? Trên cây cầu có ghi 5 T. Số này cho ta biết điều gì?


4. a) Hãy nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước có dùng bình tràn.
b) Nếu không có bình tràn ta có thể dùng những vật dụng nào để thay thế ? Khi sử dụng cần
lưu ý điều gì?
5. a ) Cho biết kết quả tác dụng của một lực lên một vật?
b) Một vật có khối lượng 90kg. Hỏi có hai người cùng kéo vật lên theo phương thẳng đứng
với mỗi lực có độ lớn là 400N thì có thể kéo vật lên được không? Tại sao?
6. Đá mạnh quả banh đập vào tường.
a) Quả banh tác dụng lực đẩy vào tường, tường có tác dụng lại lực vào quả banh không?
b) Hai lực đó có phải là hai lực cân bằng không? Vì sao?
7. Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng cách nào? Khối lượng riêng của đồng là
8900 kg/m3 con số đó cho ta biết gì?
8. Khi móc một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên của lò xo được treo vào một giá cố
định) thì chiều dài của nó là 40cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu? Biết độ biến
dạng của lò xo là 5cm.
9. Dùng tay kéo căng dây ná cao su để bắn một hòn đá đi. Hòn đá bay xa một đoạn rồi rơi xuống
đất.
a) Lực nào đã đẩy hòn đá đi?
b) Lực nào làm hòn đá rơi xuống đất? Lực này có phương và chiều như thế nào?

10. Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 6 cm. Treo thẳng đứng lò xo, móc vào đầu dưới lò xo một
quả nặng có khối lượng 100g thì khi quả nặng nằm thăng bằng, khi đó lò xo có độ dài l = 8 cm.
a) Tính độ biến dạng Δl của lò xo.
b) Khi quả nặng đứng yên. Nó chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao quả nặng đứng yên?
11. Một bình chia độ đang chứa nước tới vạch 30 cm3. Thả vào bình một thỏi kim loại thì nước
trong bình dâng lên đến vạch 55 cm3.
a) Thể tích của vật.
b) Tính khối lượng vật.
Biết vật làm bằng đồng có khối lượng riêng là 8900 kg/m3.
12. Một thanh sắt có khối lượng 1,5taán. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800(kg/m3 ).
a) Tính trọng lượng của thanh sắt.
b) Tính thể tích của thanh sắt.
13. Khi kim cân nằm chính giữa, đĩa bên trái của một cân Roberval có 5 hòn bi giống nhau, đĩa
bên phải có 1 quả cân 100g, 2 quả 20g.
a) Tính khối lượng và trọng lượng của một hòn bi.
b) Đổ 300ml nước vào bình chia độ, thả 5 hòn bi trên vào, thể tích nước lúc sau là 370 ml. Tính
khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất làm bi.
14. Một tượng rồng được làm bằng vàng. Các phép cân và đo cho biết tượng rồng có trọng lượng
36N và thể tích là 0,0002m3. Hỏi tượng rồng có khối lượng bao nhiêu? Tượng rồng được làm bằng
vàng nguyên chất hay có pha thêm bạc, đồng?
Chất rắn
Vàng
Bạc
Đồng

Khối lượng riêng
(kg/m3)
19300
10500
8900




×