Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lý :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 2017 Quyen ly7 HK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.36 KB, 6 trang )

Trường THCS Trần Văn Ơn
ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: VẬT LÝ 7 NĂM HỌC 2016 – 2017
*****
I. LÝ THUYẾT
Chủ đề 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. (Mặt Trời, ngọn nến đang cháy, đom đóm,…)
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.( chiếc gương, Mặt Trăng,
quyển sách,…)
Chủ đề 2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền
theo đường thẳng.
- Tia sáng là đường thẳng có mũi tên chỉ hướng dùng để biểu diễn đường truyền của ánh sáng.
- Chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
- Có 3 loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song gồm các tia sáng mà khoảng cách giữa chúng không đổi khi truyền
đi.
+ Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng tiến lại gần nhau khi truyền đi.
+ Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng ra xa nhau khi truyền đi.
Chủ đề 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
- Bóng tối : vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Bóng nửa tối : vùng phía sau vật cản nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Nhật thực :
+ Là hiện tượng Mặt Trời ban ngày bị Mặt Trăng che khuất.
+ Mặt Trăng là vật cản
+ Khi đứng trong bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất, ta thấy nhật thực toàn phần. Khi
đứng trong bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất, ta thấy nhật thực một phần.
- Nguyệt thực :


+ Là hiện tượng Mặt Trăng tròn ban đêm bị Trái Đất che khuất.
+ Trái Đất là vật cản
+ Khi một phần Mặt Trăng ở trong bóng tối của Trái Đất, ta thấy nguyệt thực một phần. Khi
toàn bộ Mặt Trăng ở trong bóng tối của Trái Đất, ta thấy nguyệt thực toàn phần.
Chủ đề 4. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
- Gương phẳng: là các vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng, có thể tạo được ảnh của các vật.
- Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền tới một gương phẳng thì bị hắt lại theo
một hướng xác định.
- Định luật phản xạ ánh sáng :
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới : i = i’

1


NI : pháp tuyến của gương (vuông góc với gương)
SI : tia tới ; IR : tia phản xạ
i : góc tới ;
i’ : góc phản xạ
Chủ đề 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng :
- Ảnh ảo, ở sau gương, không hứng được trên màn và lớn bằng vật.
- Ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.
Chủ đề 7. GƯƠNG CẦU LỒI
- Ảnh của một vật sáng được tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo ở sau gương và nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
và cùng vị trí đặt mắt trước gương.
- Ứng dụng của gương cầu lồi : Kính chiếu hậu gắn ở ô tô, xe máy ; Gương cầu lồi đặt ở các đoạn
đường quanh co, gấp khúc, bị che khuất tầm nhìn … ; Gương cầu lồi đặt ở hầm để xe trong các tòa
nhà ; Gương cầu lồi đặt ở các siêu thị, cửa hàng,…

Chủ đề 8. GƯƠNG CẦU LÕM
- Ảnh của một vật sáng được đặt ở gần một gương cầu lõm là ảnh ảo ở sau gương và lớn hơn vật.
- Đặc điểm phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm :
+ Chùm tia sáng song song tới một gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm ở
trước gương.
+ Chùm tia sáng phân kỳ thích hợp tới gương cầu lõm sẽ tạo ra một chùm tia phản xạ song song.
- Ứng dụng của gương cầu lõm : Bếp Mặt Trời dùng để nấu thức ăn ; Chóa đèn pin giúp ánh sáng
truyền đi xa mà độ sáng không bị giảm; Gương khám răng của nha sĩ.
Chủ đề 9 : NGUỒN ÂM
- Vật phát ra âm được gọi là nguồn âm. (đàn đang được gảy, loa đang phát, sáo đang được thổi,…)
- Đặc điểm chung của các nguồn âm : Các vật phát ra âm đều dao động.
Chủ đề 10 : ĐỘ CAO CỦA ÂM
- Số dao động trong 1 giây được gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc, kí hiệu là Hz.
- Công thức tính tần số: lấy số dao động chia cho số giây.
- Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (càng bổng).
- Dao động càng chậm, tần số càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (càng trầm).
- Tai người nghe được các âm có tần số từ 20Hz đến 20000Hz.
- Âm có tần số nhỏ hơn 20Hz gọi là hạ âm. Âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm. Tai
người không nghe được hạ âm và siêu âm.
Chủ đề 11 : ĐỘ TO CỦA ÂM
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó gọi là biên độ dao động.
- Biên độ dao động càng lớn thì âm nghe được càng to.
- Đơn vị đo độ to của âm là deciben, kí hiệu là dB.
- Ngưỡng đau có giá trị là 120-130dB.
Chủ đề 12 : MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
- Âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
- Âm không truyền được trong môi trường chân không.
- Tốc độ truyền âm : vrắn > vlỏng > vkhí
Chủ đề 13 : SỰ PHẢN XẠ ÂM
- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn được gọi là âm phản xạ.

2


- Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít
nhất là 1/15 giây.
- Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). (sàn nhà nhẵn bóng, mặt
gương nhẵn bóng, mặt đá hoa,…)
- Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt). (miếng xốp lau
bảng, rèm nhung, khăn bông,…)
II. VẬN DỤNG
1. Muốn biết hàng của tổ mình đã thẳng hay chưa thì bạn tổ trưởng đứng đầu hàng phải làm thế
nào? Bạn đứng đầu hàng đã áp dụng định luật nào?
2. So sánh đặc điểm của ảnh và vùng nhìn thấy tạo bởi gương phẳng, gương cầu lõm và gương cầu
lồi?
3. Vì sao cửa và cửa sổ lấy sáng của phòng học thường đặt ở bên trái của bàn học?
4. Gương chiếu hậu là loại gương được gắn trên xe hơi nói chung và trên một số phương tiện giao
thông khác. Đây là loại gương được thiết kế để cho phép người lái xe có thể quan sát phía sau, đảm
bảo an toàn khi điều khiển.
a. Gương chiếu hậu nên dùng loại gương phẳng hay gương cầu lồi? vì sao?
b. Khi tham gia giao thông, xe ô tô không cần gương chiếu hậu. Em có đồng tình với ý kiến
trên hay không? Tại sao?
5. Hãy giải thích vì sao gương cầu lồi lại có vùng nhìn thầy rộng hơn gương phẳng có cùng kích
thước và vị trí đặt mắt? Ở những đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một
gương gì ? Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?
6. Để quan sát các phần bị che khuất của răng, các nha sĩ thường dùng một dụng cụ hình tròn bằng
kim loại. Theo em, dụng cụ đó là loại gương gì? Vì sao?
7. Dưới đây là hình ảnh chụp từ “Ngày hội năng lượng mặt trời”. Biết bếp mặt trời được cấu tạo
chính từ một gương cầu lõm.

a. Theo em người tham gia nên lắp giá đỡ ở vị trí nào của gương cầu lõm để tạo ra bếp mặt

trời?
b. Em hãy giải thích tại sao người tham gia ngày hội có thể nấu chín được thức ăn khi lắp giá
đỡ ở vị trí trên?
8. Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, đặt sát vào vành tai, đồng thời hướng
tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao?
9. Hai phòng học nằm cạnh nhau, ngăn cách bởi một bức tường. Khi giáo viên ở phòng học bên
cạnh giảng bài khá lớn tiếng thì học sinh ở phòng học bên này có thể nghe được tiếng của giáo
viên phòng bên cạnh. Hỏi âm đã truyền trong các môi trường nào để đi từ giáo viên đến tai học
sinh?
10. Đàn và trống phát ra âm thanh là nhờ bộ phận nào?
11. Tiếng sấm và tia chớp được tạo ra cùng lúc nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp trước và nghe
tiếng sấm sau. Hãy giải thích.
12. Tại sao khi trời mưa, ở trong nhà lợp tôn thì ta nghe thấy nhiều tiếng ồn hơn ở trong nhà lợp
ngói?

3


13. Ban đêm trong phòng tối dùng một bóng đèn dây tóc hay
một ngọn nến chiếu sáng bức tường. Lấy hai bàn tay ngoắc
vào nhau đặt trong khoảng từ đèn đến tường như hình sau.
Ta nhìn thấy trên tường một bóng đen hình con chim đang
dang cánh.
a. Em hãy giải thích tại sao bóng hai bàn tay lại thành
bóng hình con chim?
b. Nếu thay đèn dây tóc bằng bóng đèn ống dài thì có
thấy rõ cái bóng hình con chim nữa không? Tại sao?
14. Khi ánh sáng đi từ không khí vào nước, là hai môi trường trong suốt, thì tia sáng bị gãy khúc hay
truyền theo đường thẳng? Vì sao?
15. Chiếu một chùm sáng song song tới mặt phản xạ của một

gương cầu lõm (như hình vẽ) thì chùm tia phản xạ là chùm tia
gì? Vẽ hình minh họa.
16. Giải thích hiện tượng: Trong đèn pin, chóa đèn lắp quanh bóng đèn thường là gương cầu lõm.
Nhờ chóa đèn này mà đèn có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.
17. Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một
cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được không? Tại sao?
18. Trên một vật có ghi 50Hz, số này cho ta biết điều gì?
19. Từ xưa, để xác định xem có tiếng chân người hoặc tiếng vó ngựa ở xa hay gần, người ta thường
áp tai vào mặt đất. Hãy giải thích tại sao?
20. Muốn tiếng sáo phát ra to hơn ta phải làm sao? Giải thích.
21. Âm truyền được qua các chất nào sau đây: nước, dầu, khí oxi, chân không, gỗ, vải, nhựa, sắt? Tốc
độ của âm khi truyền qua các chất đó có như nhau không?
22. Một học sinh phát biểu: “Âm phát ra càng to khi tần số dao động càng lớn”. Theo em, học sinh
này nói đúng hay sai? Tại sao?
III. BÀI TẬP
1. a. Vẽ tia phản xạ trong trường hợp sau: góc tới bằng 200.
b. Tìm giá trị góc tới, góc phản xạ và vẽ hình biểu diễn đường truyền ánh sáng trên gương phẳng
nằm ngang trong trường hợp sau: tia phản xạ hợp với tia tới một góc 1200
c. Cho gương phẳng và tia tới SI bất kì. Hãy vẽ tia phản xạ mà không dùng tia pháp tuyến?
2. Chiếu tia sáng tới SI hợp với mặt phản xạ của gương phẳng nằm ngang một góc 400 .
a. Vẽ tia phản xạ ? Nêu cách vẽ ?
b. Tính góc phản xạ và góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ.
3. Hãy vẽ tia tia tới, tia phản xạ còn thiếu trong các trường hợp sau:
N

N

S

N

R

S
600

300

I

500

I

I

4. Cho hình vẽ bên, vật sáng AB dài 2cm
đặt trước một gương phẳng, cách gương 1cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của AB cho bởi gương phẳng?
b. Tính độ dài của ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đến gương?
4


5. Cho vật sáng AB như hình vẽ:
a. Hãy vẽ ảnh của AB qua gương phẳng.
b. Vẽ một tia sáng từ A tới gương sao cho tia phản xạ đi qua B.

6. Hãy vẽ vị trí đặt gương phẳng phù hợp

f)
7. Cho điểm sáng S trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng theo 2 cách:

a. Dùng định luật phản xạ ánh sáng.
b. Dùng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
8. Hãy vẽ ảnh trong các câu sau:

a.

b.

c.

d.

9. Hãy nêu cách xác định điểm sáng S và ảnh S’ , vẽ hình.
10. Một vật dao động phát ra tần số 20 Hz và một vật khác phát ra có
tần số 50 Hz. Hỏi vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm
I
thấp hơn?
J
11. Vật A thực hiện được 900 dao động trong 1 phút và vật B thực
hiện được 540 dao động trong 3s.
R
a. Tính tần số dao động của hai vật trên.
b. Tai ta có thể nghe được âm do vật nào phát ra? Vì sao?
c. Vật nào phát ra âm bổng hơn? Vì sao?
12. Khi nào ta nghe có tiếng vang? Tính khoảng cách ngắn nhất từ
K
người nói tới bức tường để có tiếng vang ? Biết vận tốc của âm trong
không khí là 340m/s.
13. Một người nói to xuống một cái giếng sâu (không có nước) thì sau 0,8s lại nghe được tiếng vang
của mình. Tính độ sâu của giếng, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

14. Một người nghe thấy tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp 4 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi
xảy ra sét bao xa? ( Biết rằng tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s)
15. Để đo độ sâu rãnh biển sâu nhất thế giới Mariana, người ta dùng phương pháp định vị hồi âm
bằng sóng siêu âm. Sau khi phát ra siêu âm hướng xuống biển thì sau 14,628 giây người ta mới nhận
được tín hiệu phản xạ của nó từ đáy biển. Biết tốc độ truyền của siêu âm trong nước là 1500m/s. Tính
độ sâu rãnh biển Mariana.
5


16. Một người đứng cách một bức tường khoảng 10m và la thật to. Theo em thì người đó có thể nghe
được tiếng vang không? Vì sao? (Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s).

HẾT

6



×