Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Môn Công nghệ :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Đề Cương Ôn tập khối 7 Học Kỳ 2 Năm học 20132014 (Tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.52 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KHỐI 7 ( PHẦN CHĂN NUÔI )
*****************************************
1. THẾ NÀO LÀ NHÂN GIỐNG THUẦN CHỦNG ? NÊU MỤC ĐÍCH
VÀ YÊU CẦU ĐỂ VIỆC NGTC Ở VẬT NUÔI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT ?
- Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao
phối giữa con đực và con cái của cùng một giống để có đời con cùng đặc tính
như đời bố mẹ .
Mục đích của NGTC là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có , với yêu cầu là
duy trì và làm hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó .
Để việc NGTC đạt kết quả cần xác định rõ mục đích chăn nuôi , chọn phối
tốt
( quản lý tốt lý lịch con giống , tránh giao phối cận huyết ) , nuôi dưỡng, chăm
sóc tốt đàn vật nuôi , phải chọn lọc và loại thải những cá thể vật nuôi kém
phẩm chất .

2. NÊU MỤC ĐÍCH VIỆC CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI ?
CÁCH CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIÀU TINH BỘT ?
 Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị , làm cho vật nuôi ăn ngon miệng , dễ
tiêu hóa .
 Giảm bớt khối lượng , làm giảm độ thô cứng của thức ăn .
 Khử bỏ chất độc hại trong thức ăn .
- Đối với thức ăn giàu tinh bột dùng cách ủ lên men hay đường hóa .

3. TRÌNH BÀY CÁCH CHẾ BIẾN THỨC ĂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
VẬT LÝ HỌC ?
-

Phương pháp vật lý học dùng trong việc chế biến thức ăn như là : cắt
ngắn loại thức ăn thô xanh ( rau , cỏ , thân cây ngô non), nghiền thức ăn
dạng


hạt , xử lý nhiệt để làm chín thức ăn và khử bỏ chất độc hại .

4. TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT
NUÔI ? CHO BIẾT CÁCH TẠO THỨC ĂN HỖN HỢP CHO VẬT
NUÔI ?
- Dự trữ thức ăn dạng khô : tận dụng năng lượng mặt trời hay năng lượng
điện , than để sấy khô thức ăn .
- Dự trữ thức ăn dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn .
Bằng cách phối trộn nhiều loại thức ăn đơn người ta có thể tạo được loại thức
ăn tốt nhất đối với vật nuôi là thức ăn hỗn hợp vì có chứa đầy đủ thành phần
dinh dưỡng ( đạm , khoáng , vitamin …) .
5. NÊU MỤC ĐÍCH VÀ CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA VIỆC CHĂN
NUÔI VẬT NUÔI ĐỰC GIỐNG VÀ VẬT NUÔI CÁI SINH SẢN ?


Chăn nuôi vật nuôi đực giống nhằm nâng cao khả năng phối giống , đảm bảo
chất lượng tốt cho đời con .
Vật nuôi cái có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đời con , việc chăn nuôi
vật nuôi cái cần lưu ý 2 giai đoạn : giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con .
Khi chăn nuôi chúng cần lưu ý :
 Trong việc nuôi dưỡng cần cung cấp đầy đủ protein , gluxit , khoáng và
viatamin , cung cấp lipit với lượng vừa đủ .
 Việc chăm sóc cần chú ý việc vệ sinh môi trường ( thức ăn , nước uống )
, vệ sinh thân thể ( tắm , chải ) vật nuôi , cho vật nuôi vận động hợp lý .
6. CHO BIẾT MỤC ĐÍCH VIỆC CHO VẬT NUÔI NON BÚ SỮA ĐẦU
VÀ CHO VẬN ĐỘNG , TẮM NẮNG .
Vì trong lượng sữa đầu có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và có thành
phần kháng thể ( chất Globulin ) phòng ngừa bệnh tiêu chảy do rối loạn tiêu
hóa ở vật nuôi non .
Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng ( lúc sáng sớm )

nhằm tạo điều kiện tốt cho cơ , xương của vật nuôi phát triển , làm tăng quá
trình trao đổi chất trong cơ thể tạo sức đề kháng tốt cho vật nuôi .
7. NÊU CÔNG VIỆC CHĂN NUÔI VẬT NUÔI NON Ở GIAI ĐOẠN CAI
SỮA (LỢN CON ĐƯỢC 4-5 THÁNG TUỔI )
Người chăn nuôi sẽ nuôi vật nuôi non riêng , giảm số lần cho bú sữa vật nuôi
mẹ và dùng cám nấu thành cháo loãng để tập cho vật nuôi non ăn sớm , bù lại
lượng dinh dưỡng còn thiếu do bị giảm lượng sữa mẹ .
8. CHO BIẾT HẬU QUẢ KHI VẬT NUÔI BỊ BỆNH ? CHO BIẾT CÁC
LOẠI BỆNH Ở VẬT NUÔI DO YẾU TỐ SINH HỌC ?
Vật nuôi bị bệnh sẽ bị giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh ,
năng suất vật nuôi giảm ( năng suất thịt , sữa , trứng ) , làm cho giá trị kinh tế
của vật nuôi cũng sẽ giảm .
Bệnh do yếu tố sinh học gây ra cho vật nuôi có 2 loại bệnh :
 Bệnh truyền nhiễm : do vi sinh vật ( vi khuẩn , virut ) gây ra , bệnh lây
lan nhanh thành dịch , làm chết nhiều vật nuôi , gây nguy hiểm cho con
người .
 Bệnh không truyền nhiễm : do vật ký sinh ( giun , sán , ve ..) gây ra ,
bệnh không lây lan nhanh thành dịch , dễ điều trị , không làm chết nhiều
vật nuôi .
9. TRÌNH BÀY CÔNG VIỆC PHÒNG , TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI ?
 Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt từng loại vật nuôi .
 Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh cho vật nuôi.
 Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể cho vật nuôi .
 Cách ly vật nuôi bị bệnh khỏi đàn vật nuôi khỏe
 Thông báo cho cơ quan thú y đến để khám và điều trị cho vật nuôi nhằm
ngăn chặn bệnh phát thành dịch .
 Tuyệt đối không bán hay mổ thịt vật nuôi đang bị bệnh .


10. CHO BIẾT VACXIN LÀ GÌ ? NÊU TÁC DỤNG CỦA VACXIN ?

Vacxin là một chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm .
Vacxin được điều chế từ chính mầm bệnh , gây ra bệnh mà ta muốn phòng
ngừa .
Sau khi đưa vacxin vào cơ thể vật nuôi khỏe , cơ thể chúng sẽ phản ứng lại
bằng cách tự tạo ra kháng thể để kháng lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh ,
nếu sau này mầm bệnh xâm nhập lại , cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt
mầm bệnh nên vật nuôi không bị bệnh - Vacxin tạo khả năng miễn dịch
cho vật nuôi .
11. NÊU MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC BẢO QUẢN VACXIN ?
 Mục đích : Đảm bảo chất lượng và hiệu lực của Vacxin .
 Yêu cầu : Phải bảo quản Vacxin đúng với nhiệt độ ghi trên nhãn
thuốc , không để Vacxin ở nơi quá nóng , tránh để ánh sáng của mặt trời
tác động trực tiếp vào Vacxin .
12. TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VACXIN ?
Dùng vacxin cho vật nuôi khỏe mạnh , tuân theo chỉ dẫn ghi trên nhãn thuốc
Sau khi pha chế thì dùng ngay (tiêm hay nhỏ cho vật nuôi ) , vacxin còn dư
phải xử lý theo đúng qui định .
Sau khi được tiêm vacxin thì từ 2 đến 3 tuần sau vật nuôi có khả năng miễn
dịch .
Sau khi tiêm hay nhỏ vacxin cho vật nuôi phải theo dõi sức khỏe vật nuôi trong
vài giờ xem con vật có bị phản ứng với thuốc ( dị ứng với thuốc ) hay không ,
để xử lý kịp thời .

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT – THI HK ĐẠT KẾT QUẢ CAO



×