Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chương 2 đo đạc và định vị công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.59 KB, 6 trang )

Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-1
Chương 2
ĐO ĐẠC VÀ ĐỊNH VỊ CÔNG TRÌNH
2.1. Các khái niệm chung
2.1.1. Khái niệm
Công tác đo đạc, định vị công trình là công tác căn cứ vào bản vẽ thiết kế để thể
hiện được vị trí và kích thước của công trình ở trên mặt đất.
2.1.2. Nội dung
Cắm mốc của tuyến thiết kế công trình, các điểm chi tiết, xác định cao độ các bộ
phận của công trình nhằm phục vụ cho công tác thi công, theo dõi biến dạng trong quá
trình thi công.
Việc xây dựng các mốc vị trí và cao độ cần phải đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu
vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công sau này, điều này phụ thuộc rất lớn
vào điều kiện máy móc và đội ngũ cán bộ
công nhân đo đạc.
2.1.3. Các yêu cầu
Lập bình đồ tổng thể khu vực xây dựng, trên đó có ghi mạng lưới đo đạc quốc gia
và xây dựng các mốc được gắn với mạng lưới đo đạc đó, ghi rõ các tuyến cơ bản, tuyến
chính, tuyến cơ sở.
Bản thuyết minh công tác đo đạc, ghi rõ tài liệu xuất phát, phương pháp đo, độ
chính xác đạt được.
Bảng thống kê các điểm đo, các mốc phải đượ
c đặt ở những vị trí mà trong thi công
không bị ảnh hưởng.
2.2. Xác định vị trí của công trình trên mặt bằng
Xác định vị trí của công trình trên mặt bằng là một công việc đầu tiên phải làm của
người thi công trên công trường. Công tác định vị trí mặt bằng của công trình gồm có:
- Xác định các tuyến ngang và tuyến dọc của công trình;
- Xác định kích thước không chế của công trình.
2.2.1. Xác định tuyến ngang và tuyến dọc của công trình


2.2.1.1. Phương tiện đo đạc
2.2.1.2. Công tác cụ thể
Đặt các mốc cơ bản và lập tuyến cơ bản. Mốc cơ bản là mốc được thiết kế bàn giao.
Mốc này được gắn cao độ và tọa độ với hệ thống đo đạc quốc gia hoặc một hệ tọa độ giả
định.
Lập các tuyến chính là các tuyến được lấy từ mốc cơ bản đến tuyến cơ sở của công
trình.
Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-2

Hình 2.1. Xác định tuyến ngang, tuyến dọc của công trình.
VD: Hình vẽ trên: I, II, III: là các mốc cơ bản; I-II, I-III, II-III: là các tuyến cơ bản
(đường nối giữa các mốc cơ bản).
Đặt các tuyến cơ sở chính là tuyến hình của công trình, tuyến cơ sở nối các mốc cơ
sở; đặt các mốc phụ, các tuyến phụ để phục vụ cho công tác thi công.
Tuyến cơ sở được lấy như sau:

Bảng 2.1. Vị
trí tuyến cơ sở của một số dạng công trình.

STT
Loại công
trình
Vị trí tuyến
cơ sở
Mô tả - hình vẽ
1
Hố móng đào
trên cạn hoặc
dưới nước.

Đường tim,
đường mép dưới
của hố móng.

2
Lớp đá đổ
hoặc lớp đệm hố
móng.
Đường tim,
đường mép trên
hoặc mép dưới
của lớp đá đổ.

3 Nền cọc.
Đường tim
ngang, tim dọc
của các hàng cọc.

Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-3
4
Nhà cửa, kho
tàng.
Đường tim
ngang, tim dọc
của tường, cột.

5
Kè đá đổ, đá
xây, đất đắp.

Đường tim,
đường mép trên.

6
Bến tường
góc, tường chắn.
Tim tường và
mép ngoài cùng
bản đáy

7 Đường triền
Tim dường
triền và tim
đường ray

8 Ụ tàu, âu tàu
Tim ụ, âu, tim
tường, mép trong
của tường.


* Các vấn đề cần lưu ý:
a. Thông thường các mốc cơ bản đã được định vị khảo sát bàn giao kèm theo tọa độ
và cao độ. Khi thi công ta cần phải tính toán các góc giao hội bằng hệ thức
lượng trong tam giác hoặc các phép đo đạc.
b. Từ các tài liệu trên ta đi xác định các mốc A, B, C qua hai công tác:
* Nội nghiệp: Xác định các góc giao hội.
* Ngoại nghiệp:
Giả sử cần xác định điểm B, đặt máy thứ nhất t
ại II và đặt máy thứ hai tại III.

Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-4

Hình 2.2. Công tác ngoại nghiệp.
- Máy 1, quay máy về III, nhắm chính xác rồi quay bàn độ về 0. Sau đó quay
ngược máy làm một góc
1
α
được tia IB.
- Máy 2, quay về I, nhắm chính xác rồi quay bàn độ về 0, sau đó quay thuận chiều
kim đồng hồ một góc
2
α
được tia IIIB.
- Muốn đi mia chính xác, quay máy một góc 180
0
với hướng IB, lấy điểm cắm cờ
mốc cho người đi mia ngắm tia IB đi đến khi máy hai gặp mia là được.
- Dựng hệ tọa độ để định vị công trình, sau khi xác định được hệ tọa độ căn cứ
vào các yếu tố hình học của công trình để xác định được tất cả các vị trí cần
thiết: các điểm khống chế, tọa độ
đầu cọc...
- Trường hợp gốc tọa độ và các trục của hệ tọa độ ở những vị trí không thuận lợi
cho việc đặt máy ta phải di chuyển hệ trục tọa độ đó.
- Đặt các mốc thi công, các mốc này phải đảm bảo yêu cầu: không ngập nước, đủ
diện tích thao tác, không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công, phải thông
hướng.
c. Để tránh phải đo đạc nhi
ều lần và gây nhầm lẫn trong thi công, khi triển khai và
xác định tuyến cơ sở thì nên lấy tuyến cơ bản của công trình trùng với tuyến

mép ngoài của công trình.
d. Từ tuyến cơ bản của công trình ta đi xác định tuyến hình của công trình thông
qua công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp. ở công tác nội nghiệp ta dùng phương
pháp tọa độ vuông góc để tính toán. ở công tác ngoại nghiệp sử dụng máy kinh
vĩ, tiêu, thước thép để xác định vị trí.
e. T
ừ tuyến cơ sở nếu thấy cần thiết thì xác định thêm các tuyến phụ để định vị các
bộ phận riêng lẻ hoặc các chi tiết của công trình.
2.2.2. Xác định kích thước ngang, kích thước dọc của công trình
2.2.2.1. Phương tiện
Máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, tiêu, thước thép, mia.
2.2.2.2. Các chú ý
- Đo mặt bằng thi công không bằng phẳng nên phải khắc phục sai số khi đo bằng
thước thép.
Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-5
- Để các mốc thẳng tuyến thì trong quá trình đổ mốc nên đóng các cọc tạo thành
màng dây chữ thập phục vụ cho việc chôn mốc, khi chôn xong thì kiểm tra lại.

Hình 2.3. Chôn mốc.
- Các điều kiện nâng cao độ chính xác của công tác đo đạc thì cần được vận dụng
triệt để.
2.2.3. Đo cao độ
2.2.3.1. Thiết bị
Máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, mia, thước thép, dây dọi, livô, thước đo nước (có dạng
mia cắm xuống nước để theo dõi sự dao động của mực nước, áp dụng để xác định mực
nước khi thi công và xác định cao trình đáy khi nạo vét đào hố móng trong nước).
2.2.3.2. Các chú ý
- Cách đo cao.
- Các mốc để đo cao là các mốc quốc gia hoặc mốc được dẫn truyền từ mốc quốc

gia do cơ quan thiết kế bàn giao. Với mỗi một công trình nên có từ hai mốc đo
cao trở lên để tiện cho việc đo đạc và kiểm tra.
- Các mốc nên gắn cả tọa độ và cao độ.
2.2.4. Công tác kiểm tra, đo đạc trong quá trình thi công
Công tác đo đạc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thi công, các mốc phục
vụ cho công tác này dễ bị xê dịch do các hoạt động thi công: vận chuyển, đào, đắp đất...
Để đảm bảo độ chính xác của quá trình đo đạc thì các mốc cần phải được kiểm tra thường
xuyên.
Trong trường hợp bình thường, quy định thời hạn kiểm tra mốc như sau:
- Các mốc tuyến cơ bản: 3 đến 4 tháng kiểm tra một l
ần.
- Các mốc cơ sở: 1 tháng kiểm tra một lần.
- Các mốc phụ: 10 đến 15 ngày kiểm tra một lần.
- Thước đo nước: 15 đến 30 ngày kiểm tra một lần.
- Trường hợp các mốc bị biến dạng thì kiểm tra lại ngay.
2.2.5. Độ chính xác đo đạc và sai số cho phép
Muốn đo đạc được chính xác thì cần phải:
- Định vị máy chính xác.

×