Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

chấn thương ngực kín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 16 trang )

CHẤN THƯƠNG
NGỰC KÍN


PHẦN MỀM THÀNH NGỰC
• Thường nhẹ nhất . Dập rách các phần mềm thành ngực (rách da, tổ
chức dưới da, máu tụ dập cơ...). Có thể không cần xử trí hoặc cắt lọc
sạch mô tổn thương


GÃY XƯƠNG SƯỜN
• là loại tổn thương thường gặp trong CTNK, các xương sườn từ số V-IX dễ bị gãy
nhất.
• Đặc điểm của gãy xương sườn là rất dễ liền, can xương thường phì đại, không
bao giờ tạo khớp giả


GÃY XƯƠNG SƯỜN
• Về lâm sàng: Bệnh nhân cảm thấy đau nhiều tại điểm đau gãy. Ấn dọc theo
xương sườn, có thể thấy dấu hiệu lạo xạo và tìm được điểm đau chói ở chỗ gãy.
• Điều trị: cho giảm đau bằng phong bế thần kinh liên sườn ở góc sau cột sống.
Cần chú ý ngăn ngừa xẹp phổi.


GÃY XƯƠNG SƯỜN
• Mảng sườn di động: nếu 4 sườn liên tiếp bị gãy ở 1 bên, hai nơi trên cung trước
hay cung bên; hoặc gãy ở hai bên xương ức có thể. Gây nên những rối loạn sinh
lý nặng như : Hô hấp đảo ngược, lắc lư trung thất
• Các tổn thương thành ngực hiếm gặp: gãy xương sườn số I, gãy xương sườn số
XI và XII, gãy xương ức



TRÀN MÁU MÀNG PHỔI
-

Là sự tích tụ máu trong khoang màn phổi.

-

Bệnh cảnh rất thường gặp trong chấn thương ngực kín.

-

Nguồn máu chảy :
1.
2.

Nhu mô phổi
Mạch máu vùng trung thất hay xuất phát từ thành ngực.


TRÀN MÁU MÀNG PHỔI
LÂM SÀNG
• Cơ năng :
• Đau ngực (kiểu màn phổi)
• Ho khan khi thay đổi tư thế.
• Khó thở (lượng nhiều >=750ml)

• Thực thể :
• HC 3 giảm
• Lồng ngực phồng



TRÀN MÁU MÀNG PHỔI
CẬN LÂM SÀNG
• X quang ngực : Lượng dịch >100ml
• Mờ góc sườn hoành – Đường cong Daimoseau : lượng dịch >=250ml
• Phim nghiêng : lượng dịch >100ml

• Lượng dịch rất ít (<100ml) : siêu âm
• Phân tích dịch màn phổi : Hct dịch mp >50% Hct máu


TRÀN MÁU MÀNG PHỔI
ĐIỀU TRỊ
• Đặt ống dẫn lưu.
• Mục tiêu :
• Dẫn lưu máu ra khỏi khoang mp để phổi nở hết.
• Tái tạo áp suất âm trong xoang mp, bảo đảm cơ chế trao đổi khí.


TRÀN MÁU MÀNG PHỔI
LƯU Ý
• TKMP kèm TMMP : đặt 2 ống dẫn lưu
• Chụp x-quang kiểm tra vị trí ống dẫn lưu
• Theo dõi :
• Lượng dịch ra mỗi giờ trong 6 giờ đầu, 3 giờ liên tiếp lượng máu ra >600ml -> mở
ngực thám sát cầm máu
• Lượng dịch giảm dần theo thời gian -> hiệu quả.
• Lượng dịch ra giảm dần <50ml/1 ngày + lâm sàng cải thiện => Rút ống dẫn lưu



VẾT THƯƠNG TIM
• Là thể thương tổn rất nặng và ít gặp của vết thương ngực hở (5%)
• Tối cấp cứu trong ngoại khoa, cần được ưu tiên số một trong chẩn đoán, vận
chuyển và xử trí.
ĐỊNH NGHĨA
• Gọi là vết thương tim khi dị vật gây vết thương ngực làm tổn thương (rách,
thủng…) bất kỳ thành phần giải phẫu nào của tim, bao gồm: màng tim; tim và các
cấu trúc trong tim; các mạch máu lớn ra từ tim đoạn trong khoang màng tim
(động mạch chủ lên, động mạch phổi và đoạn đầu hai nhánh phải và trái, gốc
các tĩnh mạch chủ trên – dưới và tĩnh mạch phổi).


VẾT THƯƠNG TIM
• Bạch khí chiếm trên 95% (mũi dao, kéo, vật nhọn kim loại), trong đó
hầu hết do tai nạn bạo lực (đâm, chém nhau).
• Kích thước và độ đâm sâu của bạch khí có ảnh hưởng lớn tới thể lâm
sàng của vết thương tim.
• Một số nguyên nhân hiếm gặp khác ở Việt Nam, gồm: biến chứng của
can thiệp tim mạch (can thiệp nội mạch hoặc chọc dò màng tim), hỏa
khí (đạn ghém, nổ mìn…)


VẾT THƯƠNG TIM


VẾT THƯƠNG TIM
SINH LÝ BỆNH
• Đối với các ca bệnh điển hình, có vết thương thủng vào màn tim, có thể chia
thành 2 thể sinh lý bệnh – lâm sàng như sau:

• Thể có mất máu cấp: “vết thương tim có sốc mất máu”, “vết thương tim trắng”
• Thể có ép tim cấp: “vết thương tim có ép tim cấp”, “vết thương tim tím”


VẾT THƯƠNG TIM
TIẾN TRIỂN
• Tử vong: phần lớn 50-70% và hầu hết tử vong trước phẫu thuật (90%).
• Còn sống không di chứng: chiếm đa số bệnh nhân còn sống; hầu hết ở thể ép
tim cấp đơn thuần hoặc phối hợp mất máu cấp, được chẩn đoán - xử trí đúng và
sớm.
• Còn sống có di chứng: gặp ở một số ít trường hợp (<10%) do thương tổn của
vết thương tim gây hở các van tim, thông liên thất, hoặc thiếu máu cơ tim do đứt
các động mạch vành quan trọng.


1. Vết thương tim thể ép tim cấp
- Dấu hiệu cơ năng:
+ Sau bị thương có thể có thoáng ngất rồi tỉnh lại, xuất hiện đau tức ngực dữ dội, khó thở, liên tục và tăng dần.
+ Đến bệnh viện trong tình trạng vật vã, kích thích, đau ngực và khó thở dữ dội.
- Dấu hiệu thực thể:
+ Vị trí lỗ vào vết thương nằm ở vùng nguy hiểm của tim.
+ Mặt tím, tĩnh mạch có nổi, gan to và phản hồi gan-tĩnh mạch cổ (+).
+ Huyết áp tối đa động mạch giảm và kẹt (khoảng cách tối đa-tối thiểu giảm).
+ Huyết áp tĩnh mạch trung ương tăng (điển hình > 15 cmH20).
+ Có thể có biểu hiện của vết thương ngực hở (phí phò máu-khí qua vết thương ngực) và hội chứng tràn máu-tràn
khí khoang màng phổi, song thường ít và không tương xứng với mức độ đau ngực và khó thở của nạn nhân.
+ Nghe tim: ít giá trị, chủ yếu là xem có những tiếng thổi bất thường (do thủng vách liên thất hoặc đứt các van tim
gây hở van cấp).




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×