Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Tổng hợp câu hỏi đáp án môn nghiệp vụ (Thi công chức Viện Kiểm Sát) P1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.2 KB, 115 trang )

TỔNG HỢP CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
MÔN VIẾT CHUYÊN NGÀNH
THI CÔNG CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TÀI LIỆU CHÍNH THỨC NĂM 2018 – BẢN MỚI NHẤT
P1


1.

HS

Nguyễn Văn K thường xuyên đến quán cà phê của
Trần Cẩm T chơi nên quen biết với T. Từ đó, K
nảy sinh tình cảm yêu T, nhưng K nghĩ rằng T
không yêu mình, K nảy sinh ý định giết T và tự
sát. Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 26/11/2014, sau
khi uống rượu xong K mua 01 lít xăng đến quán
cà phê của T, thấy T đang đứng trước quán, K câu
cổ và đổ xăng lên người T, T bỏ chạy, K đuổi theo
câu cổ T bật lửa đốt T cháy cùng với K. Lúc này,
có nhiều người đến can ngăn, dập lửa cứu T, còn
K dùng dao tự đâm vào người của K để tự sát thì
được can ngăn và người dân đưa T và K đến Bệnh
viện điều trị, K bị thương nhẹ, còn T bị bỏng với
tỷ lệ thương tật 78%.

Hành vi của Nguyễn Văn K đã phạm vào tội: “Giết người” quy định tại
điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 với tình tiết định
khung tăng nặng là có tính chất côn đồ, bởi lẽ: Hành vi Nguyễn Văn K
dùng xăng tưới lên người chị T và bật lửa đốt, K thực hiện tội phạm với
lỗi cố ý trực tiếp, mong muốn cho chị T chết, việc chi T không chết là


nằm ngoài mong muốn của K. Hành vi của K hung hãn, vô cớ tước đoạt
sinh mạng chị T là thể hiện tính chất côn đồ, đây là tình tiết định khung
tăng nặng quy định tại điểm n khoản 1 Điều 93 của BLHS 1999.

Hỏi: Anh (chị) hãy cho biết Nguyễn Văn K
có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì?
Phạm vào điều khoản nào của Bộ luật hình sự?
20 điểm)
2.

DS

Thế nào là đồng phạm? Căn cứ vào đâu để xác a. Đồng phạm:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
định vụ án có đồng phạm? Phân biệt đồng phạm
một tội phạm.
giản đơn và phạm tội có tổ chức?
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là
những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội


phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện
tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho
việc thực hiện tội phạm.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm.”

Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể
hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ
có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải
cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng
không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Giữa
những người phạm tội đó có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện
tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về mặt ý chí giữa những người phạm tội.
b. Căn cứ vào đâu để xác định vụ án có đồng phạm:
Thứ nhất: căn cứ khách quan gồm căn cứ vào số lượng người tham gia
trong vụ án, căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội
phạm, căn cứ vào hậu của do vụ án đồng phạm gây ra.
- Căn cứ và số lượng người trong vụ án: Điều 20 Bộ luật hình sự quy
định trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người
này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người trong vụ án đồng


phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng
phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành
vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo
điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách
khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm
kia. Hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều là
nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung của tội phạm.
- Căn cứ vào hậu quả tác hại: Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong
vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm
gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đề là nguyên nhân gây ra hậu
quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả
tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.

Thứ hai: Căn cứ vào mặt chủ quan của tội phạm. Tất cả những người
trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực hiện một tội
phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án
đềy nguy hiểm cho xã hội. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi
của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm
là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đòng phạm đều
là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại.
c. Phân biệt đồng phạm giản đơn và phạm tội có tổ chức:
Chế định đồng phạm quy định trong Bộ luật hình sự có hai loại mà theo
khoa học luật hình sự gọi là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp
(phạm tội có tổ chức).
Đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện
một tội phạm không có sự bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau thực hiện


tội phạm, không có sự phân công ró ràng, cụ thể vai trò của từng người
trong vụ án.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm là trường hợp nhiều người cố ý
cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện
một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu và là
một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những
người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi
và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu, người đồng phạm bao
gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
3.

DS,
HN




Anh Nguyễn Minh H và chị Nguyễn Diệu N
chung sống với nhau từ năm 1983, nhưng không
đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Quá
trình chung sống vợ chồng có 02 người con chung
gồm Nguyễn Quốc O, sinh ngày 10/3/1989, Nguyễn
Quốc N, sinh ngày 29/12/1991 và Nguyễn Cát P,
sinh ngày 28/7/2001. Vào ngày 20/02/2017 Chị N
đã tổ chức đám cưới để cho em Cát P lập gia đình.
Về tài sản chung anh chị có căn nhà trị giá
150.000.000 đồng, diện tích đất 51.613,6m2 nằm
trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do anh
Nguyễn Minh T đứng tên tại ấp C, xã X, huyện M,
tỉnh B. Vào năm 2008 anh H đã giả mạo chữ ký
của chị N để làm thủ tục thế chấp quyền sử dụng
đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng) vay số tiền

- Anh T và chi B là vợ chộng. Vì theo quy định tại điểm a, khoản 3 Nghị
quyết số 35 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình
thì quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết
hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu
ly hôn thì đượcTòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật
hôn nhân và gia đình.
- Theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản
chung của vợ chồng là hiện vật thì chia theo hiện vật nếu không chia
được thì chia theo giá trị; bên nào nhận hiện vật có giá trị lớn hơn phần
tài sản của mình thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

- Hợp đồng vay tài sản có thế chấp quyền sử dụng đất giữa anh T và
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bị vô hiệu, vì
hợp đồng vay tài sản này do anh T đã tự mình thực hiện hợp đồng với
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam mà không có
sự đồng ý của chị B, anh T còn giả mạo chữ ký của chị B để phía Ngân


200.000.000 đồng và lãi phát sinh đến thời điển
hiện tại là 130.000.000 đồng. Nay vợ chồng phát
sinh mâu thuẩn nên chị N nộp đơn đến Tòa án yêu
cầu giải quyết mối quan hệ hôn nhân, con cái và tài
sản với anh H.
Hỏi: Anh H và chị N có được công nhận là vợ
chồng không? Tại sao? Tài sản chung của anh T
và chị B giải quyết như thế nào? Hợp đồng vay
tài sản có thế chấp quyền sử dụng đất giữa anh T
và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt nam có vô hiệu không? Tại sao? Giải
quyết hậu quả như thế nào?
4.

DS

Qua kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự, Kiểm sát viên phát hiện Tòa án có vi
phạm trong việc thụ lý vụ án, cụ thể là đương sự
đã nộp tạm ứng án phí vào ngày 06/12/2016,
nhưng đến ngày 23/12/2016 đương sự mới nộp
cho Tòa án biên lai thu tạm ứng án phí và Tòa án
tiến hành thụ lý vụ án.


hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đồng ý cho vay nên
bị vô hiệu do bị lừa dối (theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014).
Khi giải quyết hậu quả của hợp đồng thì căn cứ theo quy định tại Điều
137 của BLDS thì tuyên bố vô hiệu hợp đồng buộc anh T phải hoàn trả
cho phía Ngân hàng số tiền đã vay, đồng thời phía Ngân hành nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có quyền yêu cầu anh T bồi
thường thiệt hại do anh T đã lừa dối (nếu có).

Căn cứ khoản 1 Điều 21 BLTTDS năm 2015, Điều 5 Thông tư liên tịch
số 02/2016/ ngày 31/8/2016 của TAND tối cao và VKSND tối cao, Kiểm
sát viên cần báo cáo lãnh đạo Viện xem xét yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ
vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu theo thẩm quyền. Khi nhận được hồ
sơ, Kiểm sát viên cần kiểm tra việc giao nhận biên lai thu tạm ứng án phí
do đương sự nộp cho Tòa án vào ngày nào. Theo khoản 2 Điều 195
BLTTDS năm 2015 quy định trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận
Hỏi: Khi được phân công kiểm sát quyết định được giấy báo của Tòa án về việc nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện
phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng
đình chỉ nêu trên, anh (chị) xử lý như thế nào?
án phí. Do đó, ở vụ án này nếu đương sự nộp biên lai thu tiền tạm ứng án
phí cho Tòa án vào ngày 23/12/2016 mà Tòa án thụ lý vụ án là không
đúng quy định pháp luật. Lẽ ra, trong trường hợp này Tòa án phải căn cứ
điểm d khoản 1 Điều 192 BLTTDS trả lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên,
trong vụ án này do người khởi kiện đã vắng mặt lần thứ 2 không lý do


nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án. Xét thấy vi phạm trên không ảnh
hưởng đến quyền lợi của đương sự, nên Kiểm sát viên đề xuất lãnh đạo
Viện xem xét thực hiện kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm nêu

trên.
5.

LTC

Trình bày chức năng và các nhiệm vụ chung của 1. Chức năng:
Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 Theo Điều 107 Hiến pháp năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân có chức
và Luật tổ chức VKSND năm 2014?
năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Điều 2 Luật
tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân là cơ
quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.1. Thực hành quyền công tố:
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong
tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người
phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử vụ án hình sự (Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức VKSND 2014).
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và
người phạm tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế
quyền con người, quyền công dân trái luật.
1.2. Kiểm sát hoạt động tư pháp:


Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để
kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức,

cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vàtrong suốt quá
trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ
việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư
pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1
Điều 4 Luật tổ chức VKSND 2014).
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
- Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án;
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động
tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định
của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị
luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi
hành nghiêm chỉnh;
- Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử
lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Nhiệm vụ chung của Viện kiểm sát:
- Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật;
- Bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa;


- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và

thống nhất.
6.

HS

Trần Văn T biết mật khẩu thẻ ATM của Nguyễn
Duy K nên T rủ Nguyễn Văn M lấy trộm thẻ ATM
của anh K để rút tiền chia nhau tiêu xài thì được
M đồng ý. Khoảng 11 giờ ngày 03/4/2015, M lấy
trộm thẻ ATM của K đưa cho T, T đến trụ ATM
Ngân hàng Vietinbank rút tiền từ tài khoản của
anh K được 30.000.000đ chia nhau xài. Đến
Khoảng 11 giờ ngày 04/4/2015 anh K phát hiện
mất thẻ ATM nên trình báo chính quyền địa
phương mời T và M làm việc, T và M thừa nhận
toàn bộ hành vi phạm tội.

Hành vi của Trần Văn T và Nguyễn Văn M phạm vào tội Trộm cắp tài
sản, số tiền chiếm đoạt 30.000.000đ nên phạm vào khoản 1 Điều 138
BLHS. Bởi vì, do T và M đã biết được mật khẩu thẻ ATM của anh K từ
trước, hành vi lén lút lấy thẻ của anh K là hành vi Trộm cắp tài sản.

Hỏi: Anh (chị) hãy cho biết trong tình huống trên
thì Trần Văn T và Nguyễn Văn M phạm tội gì vào
điều khoản nào của Bộ luật hình sự? Tại sao? (20
điểm).
7.

HS


Anh (chị) hãy phân tích và nêu quan điểm cá nhân Theo quy định tại Điều 196 về giới hạn của việc xét xử:
về giới hạn xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm theo - Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS
quy định của BLTTHS 2003.
truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Quy định này có nghĩa là thẩm quyền xét xử của Tòa án bị giới hạn bởi
số lượng bị cáo và tội danh mà VKS đã truy tố. Tòa án chỉ được xét xử số
lượng bị cáo và số tội danh bằng hoặc ít hơn số lượng bị cáo và số tội
danh truy tố, đồng thời và các bị cáo và tội danh ấy đã đượcTòa án ra


quyết định xét xử.
- Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy
tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội
mà VKS đã truy tố.
Điều này đã được quy định cụ thể trong Nghị quyết số 04/2004/NQHĐTP ngày 05/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy
tố trong cùng một điều luật, có nghĩa là với những hành vi mà VKS truy
tố, Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ
hơn so với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật.
Toà án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà
VKS đã truy tố.
Tội phạm khác bằng tội phạm mà VKS đã truy tố là trường hợp điều luật
quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối
với hai tội phạm như nhau.
Tội phạm khác nhẹ hơn tội phạm mà VKS đã truy tố là trường hợp điều
luật quy định về trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung)
đối với tội phạm khác nhẹ hơn so với tội phạm mà VKS đã truy tố.
Để xác định tội nào nhẹ hơn, tội nào nặng hơn thì cần thực hiện theo thứ
tự như sau:

+ Trước hết xem xét hình phạt chính đối với hai tội phạm, nếu tội nào
điều luật có quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn thì tội đó nặng
hơn.
+ Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với
cả hai tội là tù có thời hạn (không quy định hình phạt tử hình, hình phạt
tù chung thân), thì tội nào điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất
đối với tội ấy cao hơn là tội đó nặng hơn.
Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả
hai tội đều tử hình hoặc đều tù chung thân hoặc đều tù có thời hạn và


8.

DS

mức hình phạt tù cao nhất đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều
luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn.
Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả
hai tội đều là tù có thời hạn và mức hình phạt tù khởi điểm, mức hình
phạt tù cao nhất như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định loại hình
phạt chính khác nhẹ hơn (cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo) thì
tội đó nhẹ hơn. Nếu điều luật cùng quy định các loại hình phạt như nhau,
nhưng có mức cao nhất, mức khởi điểm khác nhau thì việc xác định tội
nặng hơn, tội nhẹ hơn được thực hiện tương tự như hướng dẫn trên.
Trong trường hợp điều luật quy định các loại hình phạt chính đối với cả
hai tội như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định hình phạt bổ sung là
tội đó nặng hơn. Nếu điều luật cùng quy định hình phạt bổ sung như
nhau, nhưng đối với tội này thì hình phạt bổ sung là bắt buộc, còn đối với
tội khác hình phạt bổ sung có thể áp dụng, thì tội nào điều luật quy định
hình phạt bổ sung bắt buộc là tội đó nặng hơn.

Ngày 18/4/2013 anh A cho anh B vay số tiền 1. Đây là quan hệ tranh chấp hợp đồng vay tài sản theo quy định tại
100.000.000 đồng, việc vay tiền có lập thành văn khoản 3 Điều 26 BLTTDS.
bản, lãi suất thỏa thuận 5%/tháng, anh B đã trả
cho anh A tiền lãi đến tháng 2/2014 với số tiền Tháng 2/2014 anh B ngưng đóng lãi nên quyền và lợi ích của anh A đã bị
50.000.000 đồng thì ngưng đóng lãi. Tháng xâm phạm nhưng đến tháng 7/2016 anh A mới làm đơn khởi kiện thì đã
7/2016 anh A đã khởi kiện anh B tại Tòa yêu cầu quá thời hạn 2 năm. Theo quy định tại khoản 3 Điều 159 BLTTDS năm
trả số tiền gốc 100.000.000 đồng và tiền lãi theo 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2011 và khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số
03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/02/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
quy định của pháp luật.
nhân dân Tối cao thì thời hiệu giải quyết tranh chấp vay tài sản đã hết
1. Hãy xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và nhưng đối với đòi tài sản thì không áp dụng thời hiệu. Nên Tòa án sẽ
trong trường hợp này Tòa án giải quyết như thế đình chỉ việc yêu cầu tính tiền lãi của anh A và chỉ chấp nhận yêu cầu của
nào?
anh A yêu cầu anh B trả số tiền gốc.
2. Ngày 05/01/2017 Tòa án thụ lý đơn khởi kiện 2. Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận là sai. Theo quy định tại
của anh A đến ngày 20/01/2017 anh B có trả cho điểm b khoản 2 Điều 205 BLTTDS thì nội dung thỏa thuận của các
anh A số tiền lãi 10.000.000 đồng, anh A và anh B đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.


đã thỏa thuận được toàn bộ nội dung giải quyết vụ
án là anh B có nghĩa vụ trả cho anh A số tiền gốc
và lãi là 100.000.000 đồng và tiền lãi 3%/tháng từ
tháng 7/2016 đến tháng 1/2017 với số tiền
21.000.000 đồng nên ngày 14/02/2017 Tòa án đã
ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương
sự là đúng hay sai, tại sao? Hãy xác định lãi suất
theo quy định của pháp luật trong trường hợp này
là bao nhiêu và căn cứ Điều luật để giải quyết?

Trong trường hợp này anh A và anh B thỏa thuận lãi suất 3%/tháng là

vượt quá lãi suất quy định của pháp luật.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 thì giao dịch dân
sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và
hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của
BLDS năm 2005.

Giao dịch vay tiền giữa anh A và anh B được xác lập năm 2013 thời điểm
này BLDS năm 2005 đang có hiệu lực nên phải chịu sự điều chỉnh của
(Theo quy định tại Quyết định số 2868/QĐ- BLDS năm 2005. Tại khoản 1 Điều 476 BLDS năm 2005 quy định lãi
NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất do
nước quy định mức lãi suất cơ bản là 9%/năm = Ngân hàng nhà nước quy định.
0,75%/tháng).
Theo quy định tại Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của
Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản là 9%/năm =
0,75%/tháng.
Như vậy lãi suất theo quy định của pháp luật là 0,75 x 150% =
1,125%/tháng.
9.

HN



Bà Nguyễn Ngọc Quyền và ông Quách Vũ Linh
xây dựng hôn nhân năm 1986 có làm lễ cưới theo
phong tục địa phương; không có đăng ký kết hôn.
Quá trình chung sống vợ chồng có 01 người con
chung tên Quách Đại Hàn, sinh năm 1989, hiện đã
có gia đình và có cuộc sống riêng, nợ chung
không có, tài sản chung gồm 01 căn nhà cấp 4 cất

trên mãnh đất 300 m2 được UBND huyện Y cấp
năm 2000 cho ông hộ Quách Vũ Linh. Do bất

- Tranh chấp ly hôn, chia tài sản khi ly hôn” – khoản 1 Điều 28.
- Bà Quyền là nguyên đơn, ông Linh là bị đơn, anh Hàn là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – khoản 2, 3, 4 Điều 68.
- Về hôn nhân: Do bà Quyền và ông Linh sống chung với nhau như vợ
chồng trước ngày 03/01/1987 không có đăng ký kết hôn; căn cứ Nghị
quyết số: 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 06 năm 2000 công nhận hôn
nhân giữa bà Quyền và ông Linh là hôn nhân hợp pháp đồng thời căn cứ


đồng quan điểm thường hay cải vã dẫn đến cuộc Điều 56 Luật hôn nhân gia đình chấp nhận yêu cầu ly hôn của là Quyền.
sống hôn nhân không hạnh phúc. Hiện vợ chồng
đã sống ly thân gần 03 năm nay. Nay bà Quyền Về tài sản chung: Căn cứ Điều 59 Luật hôn nhân gia đình chấp nhận yêu
yêu cầu ly hôn với ông Linh, nợ chung không có, cầu chia đôi tài sản chung của bà Quyền.
tài sản chung yêu cầu chia đôi.
Với tư cách là Kiểm sát viên được phân công
nghiên cứu hồ sơ, anh chị hãy:
- Xác định quan hệ tranh chấp?
- Xác định tư cách tham gia tố tụng?
- Hướng giải quyết vụ án?
10. 1 LTC

Đồng chí hãy phân tích để làm rõ nội dung, ý
nghĩa của lời tuyên thệ của Kiểm sát viên quy Đáp án gợi ý như sau:
- Nêu rõ được căn cứ pháp luật: Điều 85 Luật tổ chức Viện KSND
định tại Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014?
năm 2014;

- Lý do tại sao phải đưa quy định này vào Luật;
- Phân tích ý nghĩa các nội dung lời tuyên thệ :
* Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân:
* Đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp
luật:
* Kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội;
* Không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh “ Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”:
* Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân.

59. VC


11. 2

HS

Ngày 15/5/2015, khi nhận được tin báo có vụ tai
nạn giao thông xảy ra tại huyện B, Cơ quan điều
tra thông báo cho VKSND huyện B cử KSV tham
gia khám nghiệm. Tuy nhiên, khi đến Điều tra
viên đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi và đang lập biên bản, sau đó đề nghị
Kiểm sát viên ký vào Biên bản.

- Việc ĐTV tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi khi
chưa có mặt KSV là vi phạm tố tụng khoản 2 Điều 150, Điều 151
BLTTHS. Tuy nhiên để đảm bảo cho việc khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi chính xác, đảm bảo khách quan nên:


Nguyễn Văn A có giấy phép lái xe hạng C, được chị
Ngô Thị T thuê lái xe ô tô chuyên chở hàng từ tỉnh
A đến tỉnh H. Khoảng 23 giờ ngày 12/3/2014, A
điều khiển xe ô tô đỗ ngang đường tỉnh lộ để giao
hàng (chiếm 2/3 lòng đường). Khi đỗ xe, A không
đặt các thiết bị cảnh báo, không cho người cảnh giới
rồi lên thùng xe để chuyển hàng xuống. Đến khoảng
23 giờ 30 phút cùng ngày, Nguyễn Văn Bđiều khiển
xe mô tô chở anh Đào Văn K đi đến, phát hiện xe ô
tô đỗ chiếm lòng đường nên B phanh gấp làm xe
mô tô bị đổ, trượt trên đường, va đập vào xe ô tô
của A. Hậu quả, anh K bị thương tích 70%; B bị
thương tích 17%; 02 xe bị hư hỏng thiệt hại
5.000.000 đồng.

1. Hành vi của A: Nguyễn Văn A điều khiển xe ô tô dừng đỗ không đúng
qui định, chiếm 2/3 lòng đường và không thực hiện các biện pháp cảnh
báo, bảo đảm an toàndẫn đến gây tai nạn với hậu quả nghiêm trọng.
Hành vi của A đã vi phạm qui tắc giao thông đường bộ qui định tại Điều
18 Luật Giao thông đường bộ và gây hậu quả nghiêm trọng nên phạm tội
“Vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo
qui định tại Điều 202 Bộ luật hình sự. (15đ)

- KSV đề nghị Điều tra viên tiến hành lại và kiểm tra lại việc khám
nghiệm hiện trường, các dấu vết trượt, dấu vết mô tả có chính xác như sơ
đồ hiện trường và như biên bản khám nghiệm hay không…; yêu cầu Hội
Hỏi: Trong trường hợp trên, nếu Anh (chị) là đồng khám nghiệm tử thi tổ chức khám nghiệm lại để kiểm tra lại các
Kiểm sát viên tham gia cuộc khám nghiệm trên dấu vết trên thân thể của tử thi để xác định việc khám nghiệm tử thi đảm
bảo chính xác hay không theo quy định tại Điều 151 và Điều 154 Bộ luật

thì phải xử lý như thế nào?
Tố tụng Hình sự. Trong quá trình khám nghiệm, Kiểm sát viên yêu cầu
Hội đồng khám nghiệm xem xét đầy đủ các dấu vết, thu thập tài liệu,
chứng cứ để làm rõ nguyên nhân chết, tung tích của nạn nhân.”
12. 3

HS

Hành vi của B: nguyễn Văn B điều khiển xe mô tô thiếu quan sát, không
làm chủ tốc độ nên khi phát hiện xe của A đỗ lấn chiếm lòng đường thì
không xử lý kịp thời dẫn đến để xe mô tô bị đổ, trượt trên đường và va
đập vào xe ô tô gây tai nạn với hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, hành vi


Hỏi:

của B phạm tội “Vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ” theo qui định tại Điều 202 Bộ luật hình sự.

1. A và B có phạm tội không, nếu có thì phạm tội
gì ? Vì sao?
2.Về trách nhiệm hình sự: A phạm tội “Vi phạm qui định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ” theo qui định tại Điều 202 Bộ luật
2. VKSND huyện Y truy tố A về tội “Cản trở giao hình sự.TAND huyện Y và TAND tỉnh X xét xử A về tội “Cản trở giao
thông đường bộ”. Bản án hình sự sơ thẩm của thông đường bộ” là không đúng, dẫn đến mức hình phạt 06 tháng cải tạo
TAND huyện Y xử phạt Nguyễn Văn A 06 tháng không giam giữ mà TA đã quyết định đối với bị cáo là nhẹ.
cải tạo không giam giữ về tội “Cản trở giao thông
đường bộ”, buộc A phải bồi thường thiệt hại với 3. Cần kháng nghị bản án sơ thẩm nêu trên theo thủ tục phúc thẩm theo
tổng số tiền 35 triệu đồng. Anh, chị hãy cho ý hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
kiến về việc giải quyết vụ án nêu trên?

3. Nêu hướng xử lý tiếp theo đối với vụ án?
13. 4

DS

Khi được phân công kiểm sát việc thụ lý giải
quyết vụ án “Tranh chấp chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân”, trách nhiệm của
Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát giải quyết
vụ án theo quy định của BLTTDS năm 2015.

Trước hết xác định điều kiện về chủ thể khởi kiện: Người khởi kiện phải
có quyền khởi kiện và có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ theo
quy định của BLTTDS. Trong vụ án này chỉ có vợ chồng mới có quyền
khởi kiện vụ án
- Xác định về thẩm quyền giải quyết:
+ Thẩm quyền theo vụ việc: Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là mối quan hệ hôn nhân của vợ
chồng vẫn đang tồn tại. Giữa họ không có yêu cầu Tòa án giải quyết việc
ly hôn mà chỉ yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng xuất phát từ
nhu cầu chính đáng của họ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản riêng, phải thi
hành án về tài sản mà tài sản của họ lại là tài sản chung hợp nhất của vợ
chồng nên họ có yêu cầu xác định quyền sở hữu về tài sản của họ trong


khối tài sản chung đó nhưng giữa họ không thể thỏa thuận được vệc phân
chia. Do vậy, họ làm đơn khởi kiện thì trường hợp này pháp luật quy
định là có tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân, được xếp là loại vụ án về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án.

Trong trường hợp giữa họ không có sự tranh chấp về tài sản chung của
vợ chồng mà tự nguyện thống nhất phân chia bằng văn bản và có yêu cầu
Tòa án công nhận sự phân chia của họ về khối tài sản chung đó thì không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trong trường hợp họ yêu cầu
Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó thì Tòa án không thụ lý là loại việc
dân sự hôn nhân và gia đình vì theo quy định tại Điều 28 BLTTDS và các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì không quy
định loại việc này là việc dân sự nên Tòa án không có thẩm quyền thụ lý
giải quyết.
Xác định đúng thẩm quyền theo loại việc của Tòa án có ý nghĩa quan
trọng trong suốt quá trình giải quyết, thẩm quyền được xác định theo ý
chí của đương sự thể hiện trong đơn khởi kiện. Khi kiểm tra đơn khởi
kiện để xác định thẩm quyền theo vụ việc cần chú ý hình thức đơn khởi
kiện có đúng quy định tại Điều 164 BLTTDS không? Như vậy, yếu tố
xác định về thẩm quyền theo vụ việc phải xem xét loại việc mà đương sự
yêu cầu có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không?
+ Thẩm quyền của Tòa án các cấp: Cần lưu ý những vụ án có yếu tố
nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh. Các vụ án
có yếu tố nước ngoài là những vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp choc ơ quan đại diện của Việt nam ở
nước ngoài.


+ Thẩm quyền theo lãnh thổ: Để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa
án theo lãnh thổ phải căn cứ vào Điều 39 BLTTDS. Đối những vụ án này
thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án nơi bị
đơn cư trú, làm việc. Trong trường hợp bị đơn cư trú ở một nơi nhưng
làm việc ở một nơi thì phải xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án là
nơi bị đơn cư trú. Trong 1 số trường hợp bị đơn ở một nơi, hộ khẩu một
nơi và làm việc một nơi thì phải căn cứ vào Điều 40BLDS để xác định

được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó
đang sinh sống để từ đó xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
được chính xác.
14. 5

DS

Ngân hàng A (gọi tắt là Ngân hàng) đã giải ngân
cho bà B vay 2.900.000.000đ để kinh doanh,
thông qua 02 hợp đồng tín dụng. Để đảm bảo
nghĩa vụ trả nợ cho bà B, vợ chồng ông H bà N đã
thế chấp nhà và quyền sử dụng đất của mình cho
Ngân hàng. Do bà B vi phạm nghĩa vụ thanh toán
nợ vay nên Ngân hàng đã khởi kiện yêu cầu bà B
phải trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng, nếu bà B không trả được nợ thì đề
nghị phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho
Ngân hàng.

Tòa án sơ thẩm xét xử vắng mặt bà N và ông H, sau 15 ngày kể từ ngày
tuyên án, mặc dù chưa tống đạt Bản án sơ thẩm cho bà N ông H để Ông
Bà biết và thực hiện quyền kháng cáo, tòa án đã đóng dấu “Án đã có hiệu
lực pháp luật” và chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự để ra Quyết
định thi hành Bản án sơ thẩm là trái luật, vi phạm Điều 241, Điều 245 Bộ
luật TTTDS năm 2004 ( sửa đổi bổ sung năm 2011).

Ngày 24/4/2015, Tòa án cấp sơ thẩm mới giao Bản án sơ thẩm cho vợ
chồng ông H bà N, ngày 02/5/2015 vợ chồng ông H bà N kháng cáo là
kháng cáo đúng hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật TTDS.
Trong trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm phải tiếp nhận đơn kháng cáo,

thông báo cho vợ chồng ông H bà N nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;
ra thông báo về việc kháng cáo gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và các
đương sự có liên quan đến việc kháng cáo biết; thông báo cho cơ quan
Tại phiên tòa sơ thẩm, vợ chồng ông H bà N vắng
thi hành án dân sự biết để hủy Quyết định thi hành án đối với Bản án sơ
mặt, có đơn xin xét xử vắng mặt. Tòa án cấp sơ
thẩm đã ban hành; chuyển hồ sơ vụ án có kháng cáo cho Tòa án cấp phúc
thẩm đã tiến hành xét xử vắng mặt ông H bà N và thẩm thụ lý để xét xử phúc thẩm theo quy định tại các Điều 245, Điều


tuyên án sơ thẩm vào ngày 17/10/2013. Sau 15 246, Điều 248, Điều 249, Điều 254, Điều 255 và Điều 285 Bộ luật
ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm TTTDS năm 2004 ( sửa đổi bổ sung năm 2011)./.
đóng dấu “Án đã có hiệu lực pháp luật” vào Bản
án sơ thẩm và gửi cho cơ quan thi hành án dân sự
cùng cấp. Ngày 10/10/2014 cơ quan thi hành án
đã ra quyết định thi hành Bản án sơ thẩm nêu trên.
Ngày 24/4/2015, vợ chồng ông H bà N mới nhận
được Bản án sơ thẩm của Tòa án gửi đến (trước
đó Tòa án chưa gửi, chưa niêm yết Bản án). Ngày
02/5/2015 vợ chồng ông H bà N có đơn kháng
cáo. Là Kiểm sát viên được phân công kiểm sát
việc thụ lý, giải quyết vụ án, theo anh (chị) Tòa án
cấp sơ thẩm phải xử lý như thế nào?
15. 6 LTC

Anh (chị) hãy trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của
Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố theo quy định Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014. Thực trạng tại địa

phương nơi anh (chị) công tác và những giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả công tác này?

I. Khái niệm
- Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu về các
tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do công dân có tên, tuổi,
địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm tiếp
nhận, giải quyết.
- Tin báo về tội phạm là toàn bộ thông tin về những hành vi chứa đựng
dấu hiệu về các tội phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự trên các
phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước hoặc do cơ quan, tổ
chức cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết.
- Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện


kiểm sát nhân dân là công tác thực hiện chức năng của VKSND theo luật
định, có nội dung là ghi nhận việc cơ quan, tổ chức và công dân đến báo
tin, tố giác về tội phạm đã, đang hoặc sẽ xảy ra để chuyển cho CQĐT có
thẩm quyền thụ lý giải quyết và đồng thời tiến hành kiểm sát việc giải
quyết đó theo qui định của BLTTHS.
- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP và KNKT là chức năng
hiến định của viện kiểm sát, có nội dung là giám sát trực tiếp mọi hoạt
động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong
quá trình tiếp nhận, giải quyết TG, TBVTP và KNKT, nhằm bảo đảm cho
pháp luật TTHS được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.
II. Nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm
sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố
- Căn cứ pháp lý:
+ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ:

“VKSND tập trung làm tốt chức năng công tố và kiêm sát các hoạt động
tư pháp”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp
tục khẳng định: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến hược cải cách tư pháp
đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ
công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Viện kiểm sát được tổ
chức phù hợp với hệ thống tổ chức Toà án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện
để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công
tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”.
+ Nội dung này được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4, Điều 13 Luật
tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
- Nội dung gồm:
1. Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố do
các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến và chuyển ngay cho Cơ quan


điều tra có thẩm quyền giải quyết.
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm
thông báo đầy đủ, kịp thời tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố đã tiếp nhận cho Viện kiểm sát nhân dân.
3. Trực tiếp kiểm sát; kiểm sát việc kiểm tra, xác minh, lập hồ sơ và kết
quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp thời kết quả xác
minh, giải quyết cho Viện kiểm sát nhân dân.
4. Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và

kiến nghị khởi tố không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát nhân
dân yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, ra quyết định giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố đầy đủ, đúng pháp luật;
b) Kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;
c) Cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
d) Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm người vi phạm.
5. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm và kiến nghị khởi tố.
6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc tiếp nhận,
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định


của Bộ luật tố tụng hình sự.
III. Ý nghĩa
- Là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của ngành
- Thực hiện tốt công tác này góp phần đảm bảo hiệu quả việc giải quyết
vụ án hình sự, chống bỏ lọt tội phạm, chống oan sai, giữ gìn sự nghiêm
minh của pháp luật.
- Ý nghĩa trong việc thực hiện chủ trương tăng cường trách nhiệm công
tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra, đáp ứng yêu cầu đấu
tranh, phòng chống tội phạm theo tinh thần Chỉ thị 06 ngày 06/12/2013
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trong các Nghị quyết
08, 49 của Ban chấp hành TW Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng XII.
IV. Thực trạng địa phương
1. Kết quả đạt được;2. Hạn chế;3. Nguyên nhân
V. Giải pháp

- Quán triệt cho cán bộ, kiểm sát sát hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của
Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận
việc giải quyết TBTGTP và kiến nghị khởi tố theo Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014, để cán bộ, kiểm sát viên nắm vững nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố
trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, để từ
đó thực hiện nhiệm vụ đúng quy định và hiệu quả.
- Nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ kiểm sát viên được giao nhiệm
vụ khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố
giác tin báo về tội phạm.
- Nhóm các biện pháp cần được áp dụng đồng bộ trong công tác nắm và


tiếp nhận TGTBTP.
+ Nắm thông tin về TGTBTP thông qua chính quyền các xã, thông qua
công dân các xã trên địa bàn:
+ Phân công cán bộ thường xuyên theo dõi trên các phương tiện thông tin
đại chúng để nắm các thông tin về TBTGT. Trong thực tiễn nhiều thông
tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, mạng xã hội rất
chính xác và thời gian rất nhanh, nếu theo dõi nắm bắt kịp thời thì phục
vụ rất hiệu quả cho công tác nắm và kiểm sát TGTBTP.
+ Thông qua công tác Tiếp công dân, tiếp nhận giải quyết KN-TC:
+ Thông qua kết qủa hoạt động các khâu nghiệp vụ công tác: Thông qua
hoạt động nghiêp vụ, nếu có dấu hiệu tội phạm xẩy ra thì Viện kiểm sát
chủ động nắm và chuyển cơ quan ĐT giải quyết.
+ Thông qua các mối quan hệ với công dân: Trong thời gian quan nhiều
thông tin Viện kiểm sát nắm được thông quan mối quan hệ của cán bộ
Viện kiểm sát với công dân, giúp cho công tác nắm thông tin về TBTP và

phục vụ rất hiệu quả cho công tác kiểm sát việc giải quyêt TPTGTP.
- Nhóm các biện pháp cần được áp đồng bộ trong công tác kiểm sát việc
tiếp nhận, giải quyết TGTBTP tại Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra:
+ Tăng cường công tác kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại thụ lý của Cơ
quan điều tra.
+ Tăng cường kiểm sát chặt chẽ quá trình giải quyết và thời hạn giải
quyết TGTBTP:
+ Kiểm sát việc kết thúc xác minh và ra quyết định xử lý.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của Cấp uỷ Đảng, sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương , kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc; tham mưu cho
Cấp uỷ ra nghị quyết chuyên đề, chỉ đạo công tác giải quyết tố giác, tin


báo về tội phạm.
16. 7

HS

Ngày 15/5/2015, tại địa bàn giáp ranh 2 huyện A
và B xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô và
xe mô tô, hậu quả người điều khiển xe mô tô tử
vong. Lực lượng chức năng triển khai đến khám
nghiệm hiện trường có Kiểm sát viên của huyện A
tham gia. Khi đến, cơ quan điều tra xác định
không phải địa phận của mình nên không tổ chức
khám nghiệm mà thông báo cho cơ quan chức
năng huyện B đến tiến hành khám nghiệm. Sau
khi nhận thông tin, Cơ quan tố tụng huyện B trả
lời, địa phận trên thuộc huyện A nên huyện A có

trách nhiệm khám nghiệm hiện trường.

Kiểm sát viên yêu cầu Cơ quan chức năng huyện A tiến hành tổ chức
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi đầy đủ các thành phần,
chi tiết đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Báo cáo lãnh đạo cấp mình để Báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
giải quyết thẩm quyền theo quy định Điều 171 BLTTHS và khoản 3 Điều
6 Quy chế công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi…

Hỏi: Nếu anh (chị) là Kiểm sát viên trong vụ việc
trên thì phải xử lý như thế nào đảm bảo đúng qui
định của pháp luật? Nêu căn cứ pháp lý?
17. 8

HS

Nguyễn Văn T là khách quen nghỉ trọ tại nhà nghỉ
Hồng Anh của hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Anh
và bà Nguyễn Thị Thư. Ngày 10/9/2013, T đến
nhà nghỉ Hồng Anh thuê phòng thì bị ông Anh, bà
Thư liên tục đòi T 700.000 đồng tiền nợ trước đó.
Đến khoảng 01 giờ ngày 12/9/2013, T cầm con

Tòa án nhân dân tỉnh H xử phạt đốivới bị cáo T về tội “ Giết người” và
tội “ Cướp tài sản” là đúng pháp luật, tuy nhiên, xét xử bị cáo về tội“Cố
ý gây thương tích là sai. Vì trong vụ án này, trước khi tước đoạt tính
mạng của ông Anh, bị cáo Nguyễn Văn T đã dùng dao đe dọa, khống chế,
yêu cầu bà Th đưa 20 triệu đồng, xe máy và chìa khóa nhà rồi ép bà Thư
uống thuốc ngủ. Khi thực hiện hành vi trên, T đã dùng dao ấn lưỡi dao



dao nhọn dạng dao gấp dài khoảng 20cm, trong
đó lưỡi dao dài khoảng 09cm có một cạnh sắc,
bản rộng khoảng 01cm; một lọ thuốc ngủ khoảng
20 viên và một chai nước lọc đi sang phòng 202
nơi bà Thư thường ngày ngủ nhưng bà Thư đang
ở tầng một. Khoảng 10 phút sau, bà Thư đi lên
phòng. Vừa bước vào phòng 202 đóng cửa lại,
nhìn thấy T, bà Thư kêu lên: “ ối, ối mày làm gì
đấy”. T xông vào dùng tay trái bịt miệng bà Thư,
tay phải cầm dao chĩa vào mặt bà Thư nói: “Bà
đừng có kêu” và đẩy bà Thư về phía chiếc
giường trong phòng. Khi ngồi xuống thành
giường, tay trái T bịt miệng, tay phải ấn lưỡi dao
vào mạng sườn bên phải bà Thư và bảo bà Thư
đưa 20 triệu cùng xe máy để T trốn đi nước
ngoài. Bà Thư nói không có tiền thì T đưa lọ
thuốc ngủ và chai nước lọc ép bà Thư uống hết
số thuốc ngủ trong lọ. T vén áo bà Thư thấy vết
thương đang chảy máu, T lấy ga trải giường quấn
quanh người bà Thư và bảo bà Thư nằm xuống
gường.
Một lúc sau bà Thư ngấm thuốc ngủ, T đi xuống
tầng 1 gọi ông Anh mở cửa nhưng vì T chưa trả
tiền phòng nên ông Anh không mở cửa, T xách ba
lô quay lại phòng 205. Khoảng 15 phút sau T lại
đi xuống tầng 1 gọi ông Anh mở cửa, ông Anh

vào mạng sườn của bà Thư, gây thương tích 2% cho bà Thư; Sau đó bị
cáo ép bà Thư uống thuốc ngủ. Như vậy, bị cáo sử dụng hung khí nguy

hiểm và thủ đoạn nguy hiểm khác là để nhằm chiếm đoạt tiền của bị hại.
Hành vi nói trên của bị cáo phạm vào điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật
hình sự về tội “ Cướp tài sản”. Việc bị cáo gây thương tích cho bà Thư là
nhằm chiếm đoạt 20 triệu đồng, xe máy và chìa khóa nhà để tẩu thoát, do
đó, bị cáo chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cướp tài sản, không
thể áp dụng thêm cho bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích”.
Như vậy, với hành vi trên, bị cáo Nguyễn Văn T phạm tội “ Giết người”
và tội “ Cướp tài sản”; bị cáo không phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Cơ
quan tố tụng cấp sơ thẩm đã áp dụng điểm a khoản 1 Điều 104 để xử phạt
bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” là không đúng pháp luật chính xác.


nói: “ Để tao lên gọi bà” rồi đi lên tầng 2, T liền
chạy theo. Khi đến cửa phòng 202, ông Anh gọi
cửa và cầm vào tay nắm cửa thì T dùng tay phải
cầm tay ông Anh giật mạnh làm ông Anh không
mở được cửa. T đẩy ông Anh vào phòng 201, tay
phải cầm dao bấm đâm vào người ông Anh, ông
Anh đã túm tay cầm dao của T bóp mạnh làm lưỡi
dao gập lại cứa vào ngón tay trỏ của T đồng thời
kéo mạnh làm T ngã. Hai bên giằng co nhau, T
cầm dao đâm nhiều nhát vào người ông Anh,
trong đó có vết thương thấu tim nên ông Anh chết
tại phòng 201. Sau đó, T xuống gác xép tầng một
lục tìm lấy một chiếc ví bên trong có 8.950.000
đồng và hai chiếc điện thoại di động rồi tìm chìa
khóa mở cửa bỏ trốn.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 19/2014/HSST ngày
28/3/2014, Tòa án nhân dân tỉnh H: đã áp dụng
điểm e khoản 1 Điều 93; điểm d khoản 2 Điều 133

và điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, tuyên
phạt đối với Nguyễn Văn T về các tội “Giết người”,
“Cướp tài sản”, “Cố ý gây thương tích”.
Theo Anh (chị) Tòa án nhân dân tỉnh H xử phạt
đối với bị cáo T về các tội như trên đúng hay sai?
Vì sao?


×