Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chương 10 Thi công cọc khoan nhồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.69 KB, 10 trang )

Chương 10. Thi công cọc khoan nhồi
10-1
Chương 10
THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
10.1. Khoan tạo lỗ
Lựa chọn thiết bị:

Một số loại máy khoan.
10.1.1. Thiết bị khoan tạo lỗ sử dụng trong phương pháp thi công ống chống


Thi công cọc khoan nhồi (khoan tạo lỗ bằng ống chống).
Chương 10. Thi công cọc khoan nhồi
10-2
Phương pháp thi công này thường sử dụng dây cáp để treo gầu ngoạm, gầu ngoạm sẽ
lấy đất đá trong lòng ống đưa ra ngoài, quá trình khoan tạo lỗ sẽ đưa dần ống chống xuống
dưới.

Thiết bị đào gầu ngoạm KD F3 – 2400S và hoạt động thi công
đào đất hố khoan bằng gầu ngoạm
Đối với nền đất cứng phải dùng đầu khoan xung kích có lưỡi dao ngang để phá đá
cứng.

Một vài dạng đầu khoan đá
10.1.2. Thiết bị tạo lỗ dùng trong phương pháp khoan phản tuần hoàn
Phương pháp khoan phản tuần hoàn tức là tức là trộn lẫn đất khoan và dung dịch
giữ thành rồi rút lên bằng cần khoan, có thể sử dụng hút bùn, dùng dòng khí đẩy bùn,
phun tuần hoàn hoặc bơm đặt chìm.
10.1.3. Thiết bị tạo lỗ guồng xoắn
Mũi khoan có cấu tạo guồng xoắn, khi khoan đến đâu đất đùn lên đến đó.
Chú ý: Trong quá trình đào, nếu gặp phải tầng địa chất trung gian rắn chắc mà các


thiết bị tạo lỗ thông thường không khắc phục được, khi đó có thể xử lý bằng gầu ngoạm
kiểu búa, đầu khoan xung kích, đầu khoan báng răng, khoan đục lõi hoặc dùng chất nổ.
Chương 10. Thi công cọc khoan nhồi
10-3
10.2. Lắp đặt cốt thép
10.2.1. Chế tạo khung cốt thép
Địa điểm chế tạo khung cốt thép phải được lựa chọn sao cho việc lắp dựng và vận
chuyển khung cốt thép được thuận tiện, tốt nhất là làm ngay tại hiện trường.

Hình ảnh xưởng gia công lồng cốt thép cọc khoan nhồi.
Khung cốt thép chiếm một không gian khá lớn, khi cần cất giữ nhiều phải xếp thành
từng đống, khi đó cần phải buộc thêm các cốt thép tăng cường và chồng tối đa cho phép
là 3 tầng.
Các công việc khoan tạo lỗ, buộc cốt thép, đổ bêtông thường do các ca, các tổ khác
nhau thực hiện cho nên việc phối hợp ăn khớp giữa các công việc với nhau là r
ất quan
trọng. Ngoài ra còn phải chuẩn bị đầy đủ về nguồn điện, nước, các thiết bị phục vụ, hệ
thống giao thông.
Khi lựa chọn vị trí để khung cốt thép dầm cần phải chú ý đến điều kiện vệ sinh, tình
trạng thoát nước để đảm bảo độ sạch của bề mặt cốt thép.
10.2.2. Phương pháp buộc cốt thép
Trên nguyên tắc cốt thép của cọc khoan nhồi được gia công sẵn thành từng đoạn với
độ dài thoả đáng, sau đó vừa thả vào lỗ vừa nối dài. Ngoài yêu cầu về độ chính xác trong
gia công và lắp ráp còn cần phải đảm bảo có đủ cường độ để chịu được các tải trọng
trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, cẩu lắp... Do đó muốn nâng cao năng suất phải gia
công các giá đỡ buộ
c cốt thép. Việc chế tạo giá buộc cốt thép tuy có tốn kém hơn nhưng
đảm bảo về mặt chất lượng và hiệu quả, thuận tiện khi sử dụng.
Chương 10. Thi công cọc khoan nhồi
10-4


Gia công lồng cốt thép trên các khuôn giá.
10.2.3. Chia độ dài của khung thép
Chiều dài của khung thép càng lớn thì sẽ tiết kiệm được mối nối và tránh được một
số khiếm khuyết trong kết cấu. Tuy nhiên nếu chia đoạn quá dài sẽ làm biến dạng khung
cốt thép dễ gây hư hỏng khung cốt thép đồng thời việc thi công các khung cốt thép càng
dài thì yêu cầu thiết bị cẩu lắp càng lớn. Trái lại nếu làm khung cốt thép ngắn quá sẽ gây
mất nhiều vật liệu và thời gian để n
ối khung cốt thép và mặt khác tính liên tục trong kết
cấu khó được đảm bảo.
Nói chung, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của thiết kế và thi công để quyết
định độ dài của đoạn khung cốt thép. Thông thường không nên dài quá 8m, khi thực hiện
thêm các biện pháp hỗ trợ có thể đạt dài trên dưới 12m.
10.2.4. Phòng ngừa khung cốt thép bị biến dạng
Trong khi vận chuyển, bốc xếp và lắp ghép, khung cốt thép rất dễ bị biến dạng mà
việc sửa chữa là rất phức tạp, làm giảm độ tin cậy và kéo dài thời gian thi công.
Cốt đai và cốt chủ được liên kết với nhau bằng liên kết hàn hoặc liên kết buộc. Liên
kết này rất dễ bị hư hỏng khi khung thép bị biến dạng, cho nên cần phải có các biện pháp
phòng ngừa như sau:
Bố
trí móc cẩu hợp lý (ít nhất 2 móc cẩu).

Hình ảnh cẩu lồng cốt thép
Chương 10. Thi công cọc khoan nhồi
10-5
Ở những chỗ cần thiết phải bố trí cốt dựng khung được liên kết chặt chẽ với cốt chủ
để tăng độ cứng của khung thép.
Cho dầm chống vào trong khung để gia cố làm cứng khung, khi đặt cốt thép vào lỗ
thì tháo bỏ dầm chống.
Đặt một cột đỡ vào thành trong, thành ngoài của khung cốt thép.

10.2.5. Thả và nối tiếp khung thép
Dùng cần cẩu để cẩu cốt thép vào ống cọc, chú ý cốt thép chủ phải thật chính xác và
thẳng đứng, khi thả thì sẽ thò phần nối cọc lên trên miệng ống chống. Tiến hành cố định
tạm thời bằng các thanh đỡ ngang rồi cẩu nối tiếp đoạn khung thép tiếp theo (cốt chủ phải
trùng nhau), sau đó thì tiến hành hàn nối.
Khi thả phải thả từ từ, tránh và chạm vào thành ống ch
ống.

Kỹ thuật nối lồng thép.
10.2.6. Lớp bảo vệ cốt thép
Để đảm bảo độ dày lớp bảo vệ thì mặt ngoài của cốt thép chủ được gắn dụng cụ
định vị làm bằng thép tròn
φ
9
φ
÷
13 uốn thành hình vòng cung hàn nối cốt chủ vào cọc,
trên một mặt cắt có gắn từ 4
÷
6 cái, theo chiều dài cọc khoảng cách này từ 2
÷
10m, thích
hợp nhất là từ 3
÷
6m.

Lồng cốt thép cọc khoan nhồi.

×