Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG ĐỜI SỐNG CƯ DÂN NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 210 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH QUANG TIẾN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
TRONG ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH QUANG TIẾN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
TRONG ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN THANH XUÂN
2. PGS. TS. NGUYỄN DUY BẮC

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả

Đinh Quang Tiến


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

7

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản

20


Chƣơng 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ

35

2.1. Điều kiện hình thành đạo Cao Đài

35

2.2. Khái lược về lịch sử và sinh hoạt của đạo Cao Đài

46

Chƣơng 3: NHẬN DIỆN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

62

3.1. Giá trị nhận thức

62

3.2. Giá trị đạo đức

74

3.3. Giá trị thẩm mỹ

89

Chƣơng 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠO CAO
ĐÀI TRONG ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ VÀ MỘT SỐ

VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

105

4.1. Tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời
sống cư dân Nam Bộ

105

4.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy giá trị văn hóa
của đạo Cao Đài hiện nay
KẾT LUẬN

127
144

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

148

PHỤ LỤC

160



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1:

Mức độ chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài tham gia hoạt động
từ thiện xã hội

105

Biểu đồ 4.2:

Mức độ nhận biết về trường dạy học của đạo Cao Đài

108

Biểu đồ 4.3:

Mức độ hiểu biết về các hình thức đào tạo của đạo Cao Đài

109

Biểu đồ 4.4:

Mức độ chứng nghiệm sự màu nhiệm trong cuộc đời tu
hành của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

Biểu đồ 4.5:

Mức độ cầu nguyện để vượt qua khó khăn, vướng mắc
trong cuộc sống của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài


Biểu đồ 4.6:

113
114

Mức độ đánh giá về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, tôn giáo của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

118

Biểu đồ 4.7:

Mức độ tham gia các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội

119

Biểu đồ 4.8:

Mức độ hoạt động bồi dưỡng đức tin hằng ngày của chức
sắc, tín đồ đạo Cao Đài

120

Biểu đồ 4.9:

Mức độ lôi cuốn của đạo Cao Đài thu hút tín đồ tin theo

121


Biểu đồ 4.10:

Mức độ nhu cầu tôn giáo của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

122

Biểu đồ 4.11:

Mức độ các giá trị của đạo Cao Đài tác động đến đời sống
tinh thần của chức sắc, tín đồ

Biểu đồ 4.12:

Mức độ đóng góp của đạo Cao Đài trong đời sống văn
hóa, xã hội ở Nam Bộ

Biểu đồ 4.13:

123
124

Mức độ phù hợp của đạo Cao Đài với phong tục tập quán,
lối sống của cư dân Nam Bộ

125


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đạo Cao Đài là một trong các tôn giáo lớn ở Việt Nam, ra đời năm 1926 tại
Tây Ninh, hiện nay có khoảng 2,5 triệu tín đồ, hơn 10 ngàn chức sắc hoạt động chủ
yếu tại các tỉnh, thành phố Nam Bộ. Hơn 90 năm qua, đạo Cao Đài đã trở thành
một thực thể tồn tại khách quan, có tính hấp dẫn riêng, lôi cuốn được nhiều người
tin theo. Đạo Cao Đài tạo ra một cộng đồng có tín ngưỡng và hướng dẫn con người
có lối sống đạo đức, tinh thần nhân văn. Một bộ phận cư dân Nam Bộ đến với đạo
Cao Đài được sống trong cộng đồng có tổ chức, tham gia đời sống tập thể và cả đời
sống cá nhân có một nếp sống văn hoá. Do được tiếp xúc với văn hoá phương Tây,
những người sáng lập đạo Cao Đài đã tiếp thu, dung hoà các tinh hoa văn hoá
phương Tây về tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái kết hợp với các giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc để tạo cho đạo Cao Đài một diện mạo mới thu hút được
cư dân Nam Bộ tin theo. Hằng năm, đạo Cao Đài có khoảng 30 ngàn người nhập
môn (vào Đạo). Điều này cho thấy vai trò, giá trị của đạo Cao Đài trong đời sống
cư dân Nam Bộ.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có những nhìn
nhận khoa học hơn về tôn giáo và coi tôn giáo là lĩnh vực tinh thần không thể thiếu
trong một bộ phận nhân dân. Do đó, chúng ta có những nhìn nhận cởi mở và tích
cực đối với giá trị của tôn giáo. Tôn giáo có vai trò không nhỏ trong đời sống của
người có đạo và ở chừng mực nào đó đối với người không có đạo. Đồng thời, Nhà
nước cũng công nhận những giá trị văn hóa của tôn giáo đóng góp trong sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hình thành nhân cách con người hiện nay. Nhiều tôn
giáo đã được Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động công khai. Thực tế cho
thấy giá trị của tôn giáo nói chung và giá trị văn hóa của tôn giáo nói riêng đóng vai
trò không nhỏ trong đời sống của người có đạo và đã có những tác động nhất định
đến đời sống cư dân sống xung quanh các tôn giáo, trong đó có đạo Cao Đài.
Sự xuất hiện của đạo Cao Đài đã góp phần đáp ứng nhu cầu tinh thần của
người Nam Bộ và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở trong


2

nước và nước ngoài. Nghiên cứu về văn hóa của đạo Cao Đài đã có một số công
trình tìm hiểu, lý giải nhưng nghiên cứu về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và
những tác động của nó trong đời sống cư dân Nam Bộ đến nay chưa có công trình
nào đề cập đến một cách đầy đủ và thấu đáo. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm nhận
diện các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong các sinh hoạt văn hóa của cư dân
Nam Bộ là cần thiết về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh đổi mới của xã hội hiện
nay. Đồng thời cũng góp phần thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số
25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX về công tác tôn giáo.
Để góp phần làm sáng tỏ các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và những tác
động của nó trong đời sống cư dân Nam Bộ đồng thời phát huy các giá trị văn
hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay, nghiên cứu sinh
lựa chọn đề tài: "Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam
Bộ" làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và những tác động của nó
trong đời sống cư dân Nam Bộ góp phần khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa
đó trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ tình hình nghiên cứu về đạo Cao Đài; hệ thống hóa một số vấn đề
lý luận cơ bản về giá trị, giá trị văn hóa và khái quát sự hình thành, tồn tại, cơ cấu
của đạo Cao Đài.
- Phân tích, nhận diện các giá trị văn hóa cơ bản của đạo Cao Đài và những
tác động của nó trong đời sống cư dân Nam Bộ.
- Đánh giá quá trình tiếp nhận, phát huy của cư dân Nam Bộ đối với các giá
trị văn hóa của đạo Cao Đài và những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc phát huy các
giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống của họ.



3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong
đời sống cư dân Nam Bộ trước đây và hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khách thể: Đề tài tập trung nghiên cứu giá trị văn hóa của đạo Cao
Đài trong đời sống của bộ phận cư dân có đạo Cao Đài.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu những tác động của các giá trị văn hóa đạo
Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ, giới hạn từ năm 1995, khi đạo Cao Đài
được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và hoạt động bình thường như các tôn
giáo khác ở Việt Nam đến nay.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu ở các địa phương có Tòa thánh,
Tổ đình và có đông chức sắc, tín đồ của đạo Cao Đài tại: Tây Ninh, Bến Tre, Tiền
Giang, Cà Mau, Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án sử dụng cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
4.2. Phương pháp cách tiếp cận liên ngành
Văn hóa học là một khoa học có tính tổng hợp. Do vậy, nghiên cứu một hiện
tượng văn hóa tôn giáo dưới góc nhìn văn hóa học có thể vận dụng, sử dụng tri thức
của nhiều môn khoa học như: tâm lý học, tôn giáo học, xã hội học, sử học,…
Sử dụng phương pháp cách tiếp cận liên ngành để làm rõ các vấn đề về giá
trị văn hóa của đạo Cao Đài. Trong đó phương pháp nghiên cứu tôn giáo học và sử
học để làm rõ quá trình hình thành, tồn tại, cơ cấu của đạo Cao Đài; phương pháp
nghiên cứu xã hội học để làm rõ những tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao

Đài trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Nam Bộ và những vấn
đề đặt ra hiện nay; phương pháp tâm lý học để thấy được nhận thức, thái độ của cư
dân Nam Bộ do tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời sống của họ.


4
4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu là sử dụng thông tin trong tài liệu
để rút ra thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Phương pháp
này thu thập thông tin thứ cấp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát, chủ yếu thực
hiện qua nghiên cứu tài liệu, sách báo,… Hiện nay, sự bùng nổ của khoa học công
nghệ giúp nguồn thông tin thêm đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
người nghiên cứu thu thập và xử lý thông tin.
Khi nghiên cứu sự ra đời và tồn tại của đạo Cao Đài, nghiên cứu sinh đã sưu
tầm các tài liệu: Tân luật, Pháp Chánh truyền, Thánh ngôn, Thánh giáo, kinh sách
(Kinh Thiên đạo, Kinh Thế đạo, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu,…), sách lịch sử Đạo,
công văn, Đạo văn, văn kiện, hồi ký, ảnh lưu trữ,… Sau khi có tài liệu liên quan,
nghiên cứu sinh chọn lọc các thông tin xác thực để phân tích, tìm hiểu, kết nối, nhận
định đúng các sự kiện lịch sử trên mối tương quan thống nhất. Tuy nhiên, một số tài
liệu đưa thông tin chưa chính xác do người viết là người trong Đạo viết ra bằng trí
nhớ bản thân, không trích dẫn nguồn tài liệu làm căn cứ nên có sự sai lệnh về thời
gian, tên gọi. Do đó việc xử lý thông tin cần người nghiên cứu phải cẩn trọng, tỷ mỷ
và công phu.
4.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Nghiên cứu sinh xây dựng bảng điều tra đối với 300 người là chức sắc, tín đồ
đạo Cao Đài. Tổng hợp kết quả thu được có 263/300 người (37 phiếu không thu về
được hoặc không hợp lệ). Sử dụng 263 phiếu điều tra bằng bảng hỏi anket khảo sát
chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài ở các địa phương: Tây Ninh (50 phiếu của Cao Đài
Tây Ninh), Bến Tre (103 phiếu trong đó Cao Đài Ban Chỉnh đạo 53, Cao Đài Tiên
Thiên 50), Tiền Giang (60 phiếu trong đó Cao Đài Chơn Lý 30 và Cao Đài Việt

Nam 30), Kiên Giang (30 phiếu của Cao Đài Bạch Y), Thành phố Hồ Chí Minh (20
phiếu của Cơ quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo). Nghiên cứu sinh chia đối tượng
điều tra thành hai khu vực: Tây Nam Bộ có nhiều Hội thánh Cao Đài nên triển khai
193 phiếu và Đông Nam Bộ có Cao Đài Tây Ninh cùng Cơ quan Phổ Thông Giáo
Lý Đại Đạo chuyên nghiên cứu về đạo Cao Đài triển khai 70 phiếu. Đối tượng điều
tra gồm 192 chức sắc (48 Lễ sanh, 60 Giáo hữu, 50 Giáo sư, 18 Phối sư, 11 Đầu sư,


5
5 Chưởng pháp), và 71 tín đồ (47 tín đồ tu tại gia, 24 tín đồ sinh hoạt tại Họ đạo).
Bảng hỏi điều tra xã hội học gồm 20 câu hỏi trong đó chia thành 5 vấn đề chính:
thông tin chung về người được điều tra; mức độ niềm tin tôn giáo; vai trò của đạo
Cao Đài trong đời sống xã hội; thái độ về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, tôn giáo; tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Bằng phương pháp định
tính, nghiên cứu sinh sử dụng kết quả định tính để làm sáng tỏ thêm những kết quả
thu được từ phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sinh triển khai thực hiện phỏng vấn sâu đối với 41 chức sắc, nhà
tu hành và nhà quản lý có trình độ hiểu biết giáo lý, có kinh nghiệm trong khoa học
quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài. Trong đó, Cao Đài Tây Ninh 02 chức sắc,
Cao Đài Ban Chỉnh đạo 03 chức sắc, Cao Đài Tiên Thiên 05 chức sắc, Cao Đài
Minh Chơn đạo 06 chức sắc, Cao Đài Chơn Lý 05 chức sắc, Cao Đài Việt Nam
(Bình Đức) 05 chức sắc, Cao Đài Bạch Y 05 chức sắc, Cơ quan Phổ Thông Giáo Lý
Đại Đạo 03 nhà tu hành, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo 07 người (Tây Ninh
02, Bến Tre 01, Cà Mau 02, Kiên Giang 02). Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu liên
quan đến các vấn đề: trình độ nhận thức, hiểu biết về đạo Cao Đài; đánh giá về các
lĩnh vực văn hóa, xã hội liên quan đến đạo Cao Đài; nhận định về sựtác động của
các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ.
4.5. Phương pháp điền dã
Khi tìm hiểu sự tác động của các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời
sống cư dân Nam Bộ, nghiên cứu sinh chủ yếu chọn phương pháp điền dã để thực

hiện những chuyến đi thực tế đến các cơ sở thờ tự như: Tòa thánh, Thánh thất, Nhà
tu, di tích lịch sử của đạo Cao Đài, nơi diễn ra các cuộc lễ hoặc chính nơi cộng đồng
cư dân sinh sống và thực hành nghi lễ hằng ngày, gặp trực tiếp người có kiến thức
sâu rộng về giáo lý Cao Đài để phỏng vấn, tìm hiểu thông tin phục vụ đề tài. Nội
dung phỏng vấn về giá trị nhận thức, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ và những tác
động của nó trong đời sống một bộ phận cư dân có đạo Cao Đài ở Nam Bộ.
Khi nghiên cứu giá trị văn hóa đạo Cao Đài bằng phương pháp điền dã,
nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp quan sát tham dự để chứng kiến diễn biến
các lễ hội của đạo Cao Đài (Đại lễ Vía Đức Chí Tôn, Đại lễ Hội Yến Diêu Trì
Cung, Lễ Trung nguyên, Lễ Hạ nguyên,…); các nghi thức quan hôn tang tế (lễ hôn


6
phối, lễ tang, lễ tắm thánh, lễ nhập môn,…); hành vi thực hành tôn giáo (chức sắc
quỳ chứng đàn, lễ sỹ đi chữ tâm dâng tam bửu, đồng nhi đọc kinh nhập hội - xuất
hội, làm phép Thượng tượng,…),… Nghiên cứu sinh đặt mình vào vị thế của người
trong cuộc để cảm nhận những tác động của đạo Cao Đài đối với một bộ phận cư
dân có đạo Cao Đài ở Nam Bộ qua nghi lễ tôn giáo và với góc độ của người nghiên
cứu để trải nghiệm, lý giải hiện tượng tôn giáo đem lại.
5. Kết quả và đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt lý luận
- Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giá trị và giá trị văn
hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay.
- Ngoài ra, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những
học viên, sinh viên chuyên ngành văn hóa học, tôn giáo học nghiên cứu những vấn
đề về giá trị, giá trị văn hóa của tôn giáo.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Luận án góp phần làm rõ các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và những tác
động của nó trong đời sống cư dân Nam Bộ, giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản lý
tham khảo để từ đó nghiên cứu, xây dựng chính sách văn hóa hợp lý, nâng cao hiệu

lực quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài.
- Khuyến nghị một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy các giá trị văn hóa
của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án có 4 chương, 9 tiết.


7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo và về giá trị văn hóa
1.1.1.1. Các công trình lý luận chung về tôn giáo theo quan điểm mácxít
Lý luận chung về tôn giáo có công trình: "Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn
giáo" của Nguyễn Đức Sự [120] gồm 2 phần: phần trích tuyển các tác phẩm của
C.Mác và Ph.Ăngghen và phần trích tuyển các tác phẩm của V.I.Lênin. Đây là
những tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin có liên quan đến vấn đề tôn
giáo và thể hiện quan điểm về tôn giáo. Trong bối cảnh đương thời, C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin phải nói nhiều đến mặt tiêu cực và sự lợi dụng tôn giáo của
giai cấp thống trị nên chưa có điều kiện "đi sâu nghiên cứu chức năng nhiều mặt của
tôn giáo cũng như đi sâu nghiên cứu các khía cạnh văn hóa, tâm lý, tình cảm, đạo
đức v.v.. của tôn giáo" [120, tr.22-23]. Các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin chủ yếu nói đến vấn đề chính trị, đấu tranh giai cấp, vai trò của tôn giáo
trong đời sống xã hội mà ít bàn luận đến vấn đề văn hóa của tôn giáo. Do cách nhìn
của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin xuất phát từ vấn đề chính trị, xã hội nên chưa
nhìn nhận tôn giáo là thành tố của văn hóa.
Trong tác phẩm: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo"

của Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên) [97] đã trình bày quan điểm
của Hồ Chí Minh về sự khác biệt giữa tôn giáo phương Đông với tôn giáo phương
Tây; tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc; Hồ Chí Minh về
vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là
tôn trọng, khoan dung khi ứng xử với tôn giáo, coi tôn giáo là đạo đức, là văn hóa,
là nhu cầu tinh thần của nhân dân và kiên quyết xử lý hành vi lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo làm ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc, lợi ích của cộng đồng.
Tác phẩm: "Lý giải tôn giáo" của Trác Tân Bình [13] gồm 624 trang với 4
phần: tôn giáo là gì; lịch trình của tôn giáo; nghiên cứu tôn giáo; nghiên cứu Kitô


8
giáo. Tác giả trình bày, lý giải hiện tượng biểu hiện bên ngoài, thế giới tâm linh tôn
giáo, phân tích mối quan hệ gắn bó giữa tôn giáo với đời sống xã hội của các tôn
giáo ở Trung Quốc và trên thế giới. Lý giải hiện tượng tôn giáo, tác giá đánh giá tôn
giáo là bình diện sâu nhất của văn hóa, quy định đặc tính và bản chất của văn hóa:
"Còn tín ngưỡng tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, quan niệm giá trị, hứng thú thẩm
mỹ, phương thức tư duy có thể quy vào bình diện tinh thần và tâm lý của văn hóa,
nó là bình diện sâu nhất của văn hóa, nó quy định đặc tính và bản chất của văn hóa"
[13, tr.63]. Tác giả đã khẳng định tôn giáo là biểu hiện sâu sắc nhất của văn hóa và
mang những đặc trưng cơ bản của văn hóa.
Tác phẩm: "Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam" của Đặng
Nghiêm Vạn [154]. Tác phẩm nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn
đề tôn giáo ở Việt Nam, đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống
hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa trong công cuộc xây dựng đất nước và bối cảnh
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó, tác giả đề cập một số vấn đề về chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam. Trong đó, tác giả xác định tôn
giáo là nhu cầu cần thiết của nhân dân cần được tôn trọng và tôn giáo có vai trò nhất
định trong văn hóa, xã hội góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. Đồng thời, tác giả
nhận định về diễn biến và xu thế của tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa.

C

:"

Quang Hưng [75]. Công trình của tác giả đã góp phần: xác định căn bản lý luận về
chính sách tôn giáo; xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nhu cầu
giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội hiện nay tại Việt Nam và tổng
kết chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Tác giả làm rõ vấn đề
chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, với hy vọng: "...thúc đẩy
những yếu tố tích cực của cộng đồng các tôn giáo với đời sống chính trị - xã hội và
văn hóa cũng như góp phần vào việc phát triển bền vững đất nước..." [75, tr.437].
Tác giả mong muốn Nhà nước, nhân dân cùng với tôn giáo phát huy những giá trị
tích cực của tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Công trình: "Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam" của Nguyễn Hồng Dương
[34] với 2 nội dung chính: phần lý luận giải quyết vấn đề cơ sở lý luận mối quan hệ


9
của tôn giáo với văn hóa và phát triển, xem xét tôn giáo nằm trong cơ tầng nào của
văn hóa; phần vai trò, vị trí của tôn giáo trong văn hóa và phát triển ở Việt Nam, tác
giả nghiên cứu từng vấn đề cụ thể của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo,
đạo Tin lành, tôn giáo nội sinh, lễ hội tôn giáo,... với văn hóa và phát triển. Tác giả
đã đóng góp về mặt lý luận nghiên cứu các khái niệm làm công cụ cho việc tìm hiểu
vấn đề tôn giáo trong văn hóa và phát triển, định nghĩa tôn giáo dưới góc độ văn hóa và
chứng minh vai trò, vị trí của tôn giáo đối với văn hóa và phát triển ở Việt Nam.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giá trị và giá trị văn hóa
Công trình: "Lý thuyết về giá trị" của J. Dewey [77]. Dewey đặt vấn đề phải
cải tiến phán đoán về giá trị theo các tiêu chí tạo ra được các giá trị đạo đức, có thể
định hướng lại hành vi không để thói quen thống trị, khẳng định hình thành và vận
hành giá trị là quá trình tâm lý. Tác giả phân loại giá trị làm hai: loại sơ đẳng và loại

cao hơn. Loại sơ đẳng là loại xác định giá trị của vật thể một cách trực tiếp, không
thông qua nhận thức và ý thức. Loại thứ hai cao hơn có nội dung nhận thức rõ ràng,
phải từ một phán đoán về giá trị. Muốn có phán đoán về giá trị nhất thiết phải tiến
hành giáo dục giá trị. Các phán đoán giá trị dẫn đến giá trị, điều khiển hành vi là các
phán đoán thực tiễn, nhấn mạnh quan điểm thực tiễn trong giá trị học.
Tác phẩm: "Cấu trúc của giá trị: Cơ sở của giá trị khoa học" của Robert S.
Hartman [115]. Tác giả khái quát 3 lĩnh vực của giá trị học: nghiên cứu mối quan hệ
giữa kinh tế và đạo đức; nghiên cứu sự khác biệt đạo đức với các vấn đề chính trị;
và từ hai vấn đề thuộc lĩnh vực nêu trên dẫn đến hệ quả là đưa ra được các giá trị,
trong đó có các giá trị đạo đức. Nghiên cứu giá trị theo phương pháp tiếp cận giá trị
học của Hartman nhằm định hướng giá trị của cá thể, nhóm, dân tộc, đất nước, khu
vực, toàn cầu và được vận dụng nhiều vào văn hóa học nói chung cũng như nghiên
cứu so sánh văn hóa (liên văn hóa) thuộc các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tôn giáo,
xã hội,...
Tác phẩm: "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản" của Max
Weber [91] nghiên cứu dưới góc độ xã hội học về tôn giáo chỉ ra mối quan hệ giữa
nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Tác giả khảo sát quan niệm
đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc đạo Tin lành để tìm thấy giá trị


10
đạo đức của tôn giáo có mối quan hệ "tương hợp chọn lọc" với tinh thần của chủ
nghĩa tư bản, từ đó tạo ra động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản. Tác giả có một số nhận định về mối quan hệ giữa tôn giáo và
xã hội, đạo đức Tin lành đóng vai trò động lực tinh thần cho sự ra đời của chủ nghĩa
tư bản, đây chính là giá trị của đạo Tin lành trong quá trình phát triển nền văn minh
ở các nước phương Tây. Tác phẩm cho thấy giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã
hội trong trường hợp của đạo Tin lành tại nước Mỹ.
Công trình: "Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng" của Trần Ngọc
Thêm [129] đã đề cập hai vấn đề chính là văn hóa học lý luận và ứng dụng ở Việt

Nam và thế giới. Tại chương 1, tác giả trình bày quan niệm về hệ thống khái niệm
cơ bản sử dụng trong văn hóa học, giới thiệu những phương pháp cơ bản để nghiên
cứu văn hóa và một số vấn đề lý luận văn hóa học cụ thể. Đặc biệt, tác giả làm rõ
quan niệm về văn hóa, nhận diện văn hóa, giá trị văn hóa, góp phần làm cơ sở cho
hướng nghiên cứu đề tài và góc nhìn văn hóa học trong lý luận về khoa học xã hội ở
Việt Nam. Tác giả quan niệm giá trị văn hóa là do con người sáng tạo ra và đối lập
với giá trị tự nhiên, bao gồm các loại giá trị đạo đức, giá trị kinh tế, giá trị pháp lý,
giá trị ký hiệu học, giá trị toán học,... vì: "...mọi giá trị và hệ giá trị do con người
sáng tạo ra đều thuộc văn hóa cả rồi" [129, tr.93].
Công trình: "Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi" của tác giả
Ngô Đức Thịnh [134] nghiên cứu giá trị văn hóa về lý luận và ứng dụng trong cuộc
sống. Công trình gồm 7 chương, 471 trang đã làm rõ vấn đề tình hình nghiên cứu,
vấn đề lý luận về giá trị văn hóa. Tác giả đề cập đến các giá trị văn hóa trong các
lĩnh vực: văn hóa tổng quát truyền thống Việt Nam, trong một số lĩnh vực đời sống
vật chất, trong một số lĩnh vực đời sống xã hội, chính trị, trong đời sống tinh thần
truyền thống và thực trạng, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong bối cảnh đổi mới
và hội nhập. Đặc biệt vấn đề giá trị văn hóa trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
được tác giả đề cập từ trang 265 đến trang 299. Tác giả cho rằng tôn giáo, tín
ngưỡng cũng là một nguồn lực trí tuệ, một cách nhận thức thế giới và coi tôn giáo,
tín ngưỡng là những giá trị văn hóa của con người. Từ đó, tác giả nêu ra thực trạng
giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, đồng thời nêu quy


11
luật phát triển của giá trị văn hóa để đưa ra định hướng, giải pháp nhằm bảo tồn,
làm giàu, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Tác phẩm: "Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam với tâm lý học và giáo dục
học" của Phạm Minh Hạc [51] đã làm rõ khái niệm về giá trị, lịch sử giá trị quan,
giá trị loài người, giá trị dân tộc Việt Nam, giá trị xã hội trong xã hội nông nghiệp,
giá trị trong văn minh công nghiệp, giá trị bản thân. Tác giả nghiên cứu sâu các vấn

đề nêu trên nhằm định hướng hệ giá trị của người Việt Nam theo yêu cầu của thời
đại mới. Dưới góc nhìn tâm lý học và giáo dục học, tác giả cung cấp nhiều tri thức
về đời sống tâm lý, quá trình hình thành, phát triển con người từ nhận thức, tình
cảm, ý chí nhằm phát huy bản tính tốt đẹp của con người và bản sắc dân tộc. Đồng
thời, tác giả mong muốn "được góp vào môn đạo đức học, văn hóa học, góp phần
chỉnh đốn, xây dựng, phát huy giá trị đạo đức xã hội" [51, tr.10].
Công trình: "Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường
tới tương lai" của Trần Ngọc Thêm [130]. Công trình có đóng góp về mặt lý luận và
thực tiễn trong việc nghiên cứu giá trị học, giá trị văn hóa, hệ giá trị Việt Nam
truyền thống, những biến động của hệ giá trị Việt Nam, con đường đi đến hệ giá
trị Việt Nam mới. Về lý luận, tác giả đã cung cấp một bộ khung lý luận nghiên
cứu giá trị, xây dựng hệ giá trị ở Việt Nam, đánh giá thực trạng biến động của hệ
giá trị Việt Nam truyền thống hiện nay, những xu hướng biến đổi giá trị và góp
phần đẩy mạnh việc nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực liên quan đến văn hóa,
con người. Về mặt thực tiễn, tác giả đề xuất một mô hình hệ giá trị Việt Nam
mới nói chung và mô hình rút gọn phục vụ việc xây dựng văn hóa - con người ở
Việt Nam trong giai đoạn trước mắt, đề xuất những giải pháp cơ bản để hiện
thực hóa được hệ giá trị cốt lõi, cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách
phát triển văn hóa và con người.
Với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, các tác giả
dưới góc nhìn văn hóa học, tôn giáo học, triết học để đã lý giải hiện tượng xuất hiện
của tôn giáo, của giá trị, giá trị văn hóa và phân tích, tìm hiểu các đặc trưng của tôn
giáo, của giá trị văn hóa.


12
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài và giá trị văn hóa của
đạo Cao Đài
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phương diện lịch sử và chính trị - xã hội

Trong các công trình nghiên cứu về lịch sử đạo Cao Đài của người nước
ngoài có cuốn: "Histoire du Caodaime" (Lịch sử đạo Cao Đài) của Gabriel Gobron
[169]. Gabrie Gobron là một trong năm chức sắc người Pháp đầu tiên được Giáo
hữu Trần Quang Vinh, Chủ trưởng Cơ quan Truyền giáo Hải ngoại của Cao Đài
Tây Ninh ân phong chức sắc năm 1932 với phẩm Tiếp dẫn Đạo nhơn thuộc chức
sắc Hiệp Thiên đài và vợ ông là bà Marguerite Gobron cũng được phong phẩm Lễ
sanh. Nội dung cuốn sách tập trung giới thiệu về giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức
và lịch sử của đạo Cao Đài. Gobron cho rằng đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài là
tinh thần "tổng hợp" của tôn giáo và thuật chiêu hồn ở Việt Nam. Đồng thời, cũng
cho rằng đạo Cao Đài là một hình thức canh tân của Phật giáo.
Cuốn: "Đại Đạo Sử cương" của Trần Văn Rạng [113]. Tác giả đã trình bày
các hoạt động chính của đạo Cao Đài chủ yếu là Cao Đài Tây Ninh từ khi hình
thành cho đến năm 1975. Nội dung cuốn sách được sắp xếp theo thứ tự thời gian,
các sự kiện được miêu tả chi tiết, có tư liệu lịch sử để chứng minh, lối diễn đạt dễ
hiểu, tiêu đề rõ ràng, tiện lợi cho tra cứu lịch sử của đạo Cao Đài. Do tác giả là
người đạo Cao Đài nên trước một số vấn đề chính trị - xã hội giải thích có phần
thiên về mặt tôn giáo và nhìn nhận vấn đề chưa khách quan.
Đề tài: "Peasant Politics and Religious Sectarianism: Peasant and Priest in
the Caodai in Vietnam" (Chính trị nông dân và giáo phái: nông dân và chức sắc
trong đạo Cao Đài ở Việt Nam) của tác giả Werner Jayne Susan [170]. Nội dung
gồm: Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ thuộc Pháp; địa chủ và nông dân; Tây Ninh Thánh địa; bành trướng và suy vi và phần kết luận. Đây là công trình được rút gọn
từ bản luận án tiến sỹ năm 1976 của tác giả với đề tài: "Đạo Cao Đài: Chính trị của
một phong trào tôn giáo tổng hợp (The Caodai: The politics of a Vietnamese
syncretic religious movement) tại trường Đại học Yale University, Southeast Asia
studies, America. Tác giả nhận định rằng đạo Cao Đài là một phong trào nông dân
lớn nhất ở Việt Nam vào thời kỳ Pháp thuộc và lý giải sự ra đời của đạo Cao Đài


13
trên hai yếu tố chính là nông dân và chức sắc để tập hợp lực lượng tín đồ qua mối

quan hệ địa chủ - nông dân và tư sản - chức sắc. Tác giả phân tích vấn đề đạo Cao
Đài trong mối quan hệ với các tổ chức chính trị đương thời như Việt Minh, Cộng
sản, chính quyền thực dân Pháp và cho rằng đạo Cao Đài là phong trào nông dân
lớn nhất Việt Nam thời Pháp thuộc có ảnh hưởng đáng kể đến nền chính trị ở Nam
Bộ đương thời. Công trình cho thấy vai trò của đạo Cao Đài trong đời sống chính trị
ở Việt Nam [170].
Cuốn sách: "Lịch sử Đạo Cao Đài", quyển 1, 2 của Cơ quan Phổ Thông Giáo
Lý Đại Đạo [22; 23]

-

(1930-

1938). Công trình đã làm rõ nguyên nhân ra đời và chia rẽ của đạo Cao Đài thời kỳ
đầu thành lập, đồng thời làm rõ một số vấn đề về giáo lý, giáo luật của đạo Cao Đài.
Cuốn sách: "Đạo Cao Đài hai khía cạnh: lịch sử và tôn giáo" của Nguyễn
Thanh Xuân [166]. Tác giả luận giải hoàn cảnh, điều kiện ra đời của đạo Cao Đài;
quá trình phát triển của đạo Cao Đài từ việc chia rẽ thành các chi phái, việc hợp
nhất bất thành của đạo Cao Đài; ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống chính
trị của đất nước qua việc đạo Cao Đài tham gia kháng chiến cứu quốc và thái độ của
các thế lực đế quốc đối với đạo Cao Đài; cuối cùng là chính sách tôn giáo của Đảng,
Nhà nước và quá trình công nhận về tổ chức đối với đạo Cao Đài. Tác giả đã khắc
họa thành công bức tranh toàn cảnh về đạo Cao Đài ở Việt Nam trên hai khía cạnh
lịch sử và tôn giáo. Trên khía cạnh lịch sử, tác giả phân tích sự hình thành, tồn tại


14
của đạo Cao Đài từ một tổ chức thống nhất đến chia rẽ thành các phái Cao Đài khác
nhau và nỗ lực thống nhất của đạo Cao Đài, đồng thời chỉ rõ những đóng góp của
đạo Cao Đài trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Trên khía cạnh tôn giáo, tác

giả đã làm rõ về cơ cấu tổ chức, đời sống tinh thần, nghi lễ, hoạt động tôn giáo của
đạo Cao Đài và phân tích nguyên nhân hình thành, tồn tại của đạo Cao Đài dưới góc
nhìn của sử học.
C

:"

[148]

:
"

" [148, tr.376]. Công trình đã đánh giá, nhìn nhận
đạo Cao Đài trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và cho thấy vai trò của đạo Cao Đài
trong xã hội miền Nam những năm đầu thế kỷ 20.
Các tác giả đã góp phần làm sáng tỏ lịch sử hình thành của đạo Cao Đài,
phân tích các yếu tố làm cơ sở cho việc hình thành đạo Cao Đài, vai trò, ảnh hưởng
của các vị chức sắc có công khai đạo, các sinh hoạt văn hóa của người tín đồ đạo
Cao Đài. Tuy nhiên, các công trình chưa tập trung làm rõ sự tồn tại của đạo Cao Đài
hiện nay với các tổ chức khác nhau và hoạt động liên giao từ đổi mới đến nay.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phương diện văn hóa và giá trị văn
hóa của đạo Cao Đài
Cuốn: "Phương châm hành đạo" của Lê Văn Trung [147]. Cuốn sách có 24
trang, 8 chương gồm các nội dung về việc giữ đạo, người trong đạo, người ngoại
đạo, phổ thông Thiên đạo, năng hầu đàn, điều lệ hầu đàn, xem kinh sách - luật lệ và
hướng dẫn xem kinh sách. Tác giả Lê Văn Trung với tư cách là người đứng đầu


15
Cao Đài Tây Ninh đã trình bày khá rõ nét về mục đích hành đạo, các đặc trưng cơ

bản của người tín đồ đạo Cao Đài trong việc tu hành ở gia đình, Thánh thất và xã
hội. Cuốn sách nêu được sứ mệnh của đạo Cao Đài nhằm cứu vớt chúng sinh khỏi
cuộc sống khổ đau của cõi đời và đem tới giá trị nhận thức của tín đồ về mục đích
tu hành theo đạo Cao Đài. Đây là phương diện tôn giáo qua đó thấy được ý nghĩa
của giá trị văn hóa của đạo Cao Đài.
Cuốn: "Đại Đạo Giáo lý" của Trương Văn Tràng [144] với gần 200 trang,
gồm 3 phần: về mặt tôn giáo; vũ trụ và nhân sinh quan; Thượng thừa và Hạ thừa.
Tác phẩm đi sâu phân tích về phương diện giáo lý của đạo Cao Đài, trình bày
những nét căn bản về sự hình thành của đạo Cao Đài, xác định việc đạo Cao Đài ra
đời là kết quả của việc tổng hợp của ba nguồn học thuyết phương Đông truyền
thống: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Đây được coi là công trình khảo cứu hữu ích
về việc nghiên cứu, tìm hiểu về giáo lý của đạo Cao Đài, có thể suy niệm về việc tu
hành của người tín đồ đạo Cao Đài trong trình độ tiến hóa của xã hội đương thời.
Cuốn sách trình bày cơ cấu các giá trị của đạo Cao Đài, góp phần tìm hiểu triết lý
của đạo Cao Đài [144].
Cuốn sách: "Đời sống của người tín đồ Cao Đài" của Nguyễn Long Thành
[125]. Cuốn sách đã phân tích làm rõ các giá trị trong đời sống của người tín đồ đạo
Cao Đài trong sinh hoạt hằng ngày, trong tâm linh, trong ứng xử với xã hội và đức
tin của người có đạo. Tác giả phân tích các hoạt động hằng ngày của người tín đồ
đạo Cao Đài để chỉ rõ các sinh hoạt văn hóa của người đạo Cao Đài và niềm tin tôn
giáo của họ trong cuộc sống.
Công trình: "Tìm hiểu đạo Cao Đài qua tám nhận định" của tác giả Huệ
Minh [92]. Cuốn sách đưa ra tám nhận định về các vấn đề: Đạo sử và ý thực hệ tâm
linh; tôn chỉ của đạo Cao Đài; mục đích của đạo Cao Đài; hình thể tổ chức của đạo
Cao Đài; biểu tượng thờ cúng của Cao Đài giáo; tổng quan về Tân luật, Pháp Chánh
truyền và Thánh ngôn hiệp tuyển; tìm hiểu và phân tích Thánh ngôn hiệp tuyển;
giáo lý Cao Đài. Thông qua 8 nhận định, tác giả lý giải, tìm hiểu làm rõ một số vấn
đề nghiên cứu về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, trong đó chú trọng đến giáo lý,
kinh sách, tôn chỉ, mục đích, tổ chức, biểu tượng thờ cúng của đạo Cao Đài.



16
Công trình: "Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài" của Đặng Nghiêm Vạn [153]
đã nghiên cứu một số vấn đề về lịch sử, chính trị, văn hóa, hệ thống tổ chức của đạo
Cao Đài. Đặc biệt tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã cho rằng đạo Cao Đài có ảnh hưởng
đến đời sống của người dân Nam Bộ là một tôn giáo nhập thế, hiểu được tâm lý xã
hội của nông dân Nam Bộ đương thời nên thu hút được đông đảo người tham gia.
Cuốn sách góp phần quan trọng trong việc nhận thức về đạo Cao Đài thấy được các
giá trị của đạo Cao Đài đối với xã hội để đề xuất Nhà nước tiến hành xem xét công
nhận pháp nhân, bình thường hóa về hoạt động và tổ chức của đạo Cao Đài.
Công trình: "The Caodai: A new religious movement" (Đạo Cao Đài: Một
phong trào tôn giáo mới) của tác giả Sergei Blagov [168]. Đây là sự mở rộng của
luận án phó tiến sỹ của tác giả tại Phân viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học Liên Xô năm 1991. Trong công trình nghiên cứu này, S. Blagov nhận định về
việc ra đời của đạo Cao Đài là sự kết hợp giữa phong trào chính trị tôn giáo và tư
tưởng truyền thống. Tác giả lý giải việc ra đời của đạo Cao Đài như là một sự hòa
giải mâu thuẫn trong xã hội giữa các giá trị truyền thống của phương Đông với các
giá trị mới của nền văn minh phương Tây du nhập vào Việt Nam. Sự phát triển của
đạo Cao Đài được tác giả đánh giá theo khuynh hướng độc lập mang tính đặc thù
của một tổ chức chính trị xã hội có ảnh hưởng đến cư dân Nam Bộ.
Công trình: "Bước đầu học đạo (dành cho tân tín đồ Cao Đài)" của Nguyễn
Văn Hồng [71]. Nội dung gồm các vấn đề từ việc nhập môn vào Đạo đến cách lạy,
ăn chay, nghi tiết cúng đàn, hành chánh đạo, lịch sử thành lập Đạo, tôn chỉ, phương
pháp tu hành, vũ trụ quan,… đến tang lễ. Tác giả đã kế thừa những công trình đi
trước để trình bày khá đầy đủ hoạt động của người tín đồ Cao Đài theo quy luật
vòng đời từ lúc vào đạo đến lúc từ trần. Công trình miêu tả các hoạt động của người
tín đồ đạo Cao Đài trong quá trình tu hành cần phải thực hiện và góp phần làm rõ
sinh hoạt văn hóa của người tín đồ đạo Cao Đài.
Cuốn sách: "Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa" của Phạm Bích Hợp [65]
viết về 3 tôn giáo bản địa sinh ra ở Nam Bộ là đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và

Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong đó phần đạo Cao Đài được giới thiệu từ trang 178 đến
trang 314 với 3 nội dung chính: cơ bút - yếu tố tiên quyết cho sự hình thành đạo


17
Cao Đài; giáo lý Cao Đài và đức tin của người tín đồ; một tôn giáo nhiều Hội thánh.
Tác giả nhận định đạo Cao Đài là một tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Nam Bộ và đánh
giá cơ bút chính là điều kiện đầu tiên quyết định cho sự ra đời của đạo Cao Đài, góp
phần tạo sự thuyết phục, thu hút đối với người tín đồ Cao Đài. Về giáo lý, tác giả
cho rằng đạo Cao Đài đã cung cấp điểm tựa quan trọng cho đức tin của các tín đồ,
đồng thời cũng phản ánh tinh thần cởi mở của người Việt Nam Bộ. Đó là giá trị của
huyền thoại tôn giáo, tính thiêng của tôn giáo tạo thành giá trị tâm thức của người
tín đồ đạo Cao Đài.
Cuốn: "Yếu điểm giáo lý Đại Đạo" của Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo
[24] đã luận giải các vấn đề về: nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan Cao Đài,
tổng quan về con người Cao Đài, tổng quan về con đường phản bổn hoàn nguyên
của đạo Cao Đài. Nội dung cuốn sách nhằm trình bày những điểm căn bản, cốt yếu
của giáo lý Cao Đài vừa có tính đặc thù, vừa có tính phổ quát như: Cao Đài, Thiên
Nhãn, Quyền pháp, Đạo pháp. Đó là những nội dung cốt lõi để nghiên cứu giá trị
tinh thần, giá trị tâm linh của người tín đồ đạo Cao Đài trong đời sống tu hành cũng
như trong đời sống xã hội.
Đề tài: "Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hoá
Nam Bộ" của Huỳnh Ngọc Thu [136]. Nội dung luận án đã góp phần tìm hiểu chức
năng tôn giáo trong đời sống tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ, những đóng góp về mặt văn
hóa của đạo Cao Đài đối với văn hóa Nam Bộ qua đời sống tôn giáo của tín đồ, ảnh
hưởng của văn hóa Nam Bộ đối với việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài, cũng
như đối với đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài, một số quan điểm lý thuyết
về văn hóa trong nghiên cứu nhân học như thuyết chức năng, các lý thuyết liên quan
đến vùng văn hóa. Tác giả khẳng định đạo Cao Đài là tôn giáo bản địa do người
Việt ở Nam Bộ sáng tạo từ nền tảng của các tôn giáo có trước đó. Đời sống tôn giáo

của tín đồ Cao Đài thể hiện tính hỗn dung văn hóa và biểu hiện yếu tố thoáng, mở
trong hành xử tôn giáo. Đồng thời góp phần làm phong phú, đa dạng cho văn hóa
Nam Bộ.
Cuốn sách: "Tìm hiểu tôn giáo Cao Đài" của Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại
Đạo [25]. Tác giả tìm hiểu các vấn đề về cơ cấu của đạo Cao Đài gồm: lịch sử khai


18
đạo sự xuất hiện và cơ cấu tôn giáo Cao Đài; tổ chức Hội thánh và luật pháp đạo;
thánh thất, thánh tượng, nghi lễ; giáo lý căn bản về vũ trụ quan, nhân sinh quan, tôn
chỉ, mục đích của đạo Cao Đài; phương pháp tu hành về công phu, công quả, công
trình; tổng luận về Ngũ chi Đại Đạo, Pháp Chánh truyền Cửu Trùng đài, Pháp
Chánh truyền Hiệp Thiên đài, Ngũ giới cấm, Tứ đại điều quy, ý nghĩa hai chữ Cao
Đài. Cuốn sách cung cấp tư liệu tìm hiểu cơ cấu của đạo Cao Đài qua lịch sử hình
thành, tổ chức giáo hội, luật pháp, thánh thất, thánh tượng, nghi lễ, giáo lý, phương
pháp tu hành của người đạo Cao Đài, góp phần làm sáng tỏ cơ sở hình thành các giá
trị văn hóa của đạo Cao Đài.
Công trình: "Một góc nhìn văn hóa Cao Đài" của Huệ Khải [81]. Tác giả đề
cập đến 18 vấn đề dưới góc nhìn văn hóa Cao Đài về các lĩnh vực trong đời sống
tinh thần của đạo Cao Đài. Một số nội dung rất cụ thể về tên gọi chức sắc, nhạc lễ,
hôn lễ, ngôn ngữ, cờ phướn,… của đạo Cao Đài được phân tích, lý giải qua trải
nghiệm về thực tế và kiến thức khoa học trong nghiên cứu tôn giáo. Các nội dung
được tác giả đề cập đến đều tìm hiểu các khía cạnh trong sinh hoạt văn hóa của tín
đồ đạo Cao Đài, trong đó hướng đến các hoạt động tôn giáo, nghi lễ, âm nhạc, tư
tưởng, triết lý nhân sinh của đạo Cao Đài.
Đề tài: "Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi - quá trình hình
thành, phát triển và nếp sống đạo" của Nguyễn Thị Ánh Ngà [96] đã góp phần làm
rõ quá trình hình thành, phát triển, nội dung cơ bản và nếp sống đạo của Cao Đài
Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, phân tích những ảnh hưởng của Cao Đài Đại
Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi đối với đời sống xã hội và những vấn đề đặt ra

hiện nay. Tác giả đã đi sâu phân tích các nghi lễ, cơ cấu tổ chức, cách hành đạo để tìm
ra những đặc điểm nổi bật của người tu hành trong Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam
Thanh Vô Vi. Tuy nghiên cứu dưới góc độ tôn giáo học nhưng tác giả đã nhận diện nếp
sống đạo của người tu hành có ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa Nam Bộ và có những
đóng góp nhất định trong việc tạo nên sắc thái đặc trưng cho văn hóa Nam Bộ từ nửa
sau thế kỷ XX của Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.
Đề tài: "Đạo Cao Đài ở Nam Bộ: tổ chức đời sống cộng đồng và những đặc
trưng văn hóa" của Nguyễn Mạnh Tiến [140]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về đời


19
sống cộng động của tín đồ đạo Cao Đài trên lĩnh vực văn hóa đời sống xã hội, văn
hóa vật chất, văn hóa tinh thần. Đồng thời miêu tả những đặc trưng văn hóa thể hiện
qua đời sống cộng đồng của tín đồ đạo Cao Đài. Qua tìm hiểu, phân tích, tác giả đã
nghiên cứu thành công về đời sống cộng đồng của tín đồ đạo Cao Đài trên khía
cạnh văn hóa học và tìm hiểu các đặc trưng văn hóa của đạo Cao Đài.
1.1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án
cần giải quyết
1.1.3.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu
- Tôn giáo và giá trị văn hóa là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài
nước quan tâm. Tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng có vai
trò nhất định trong đời sống xã hội và tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của xã
hội, đồng thời nó cũng tác động trở lại đối với đời sống xã hội. Giá trị văn hóa là do
con người sáng tạo ra, định hướng cho con người vươn lên trong cuộc sống.
- Nghiên cứu về lịch sử và chính trị - xã hội của đạo Cao Đài, nhiều tác giả
đã làm rõ bối cảnh ra đời và tồn tại của đạo Cao Đài nhưng chưa trình bày đầy đủ
sự phức tạp của các phái Cao Đài hiện nay.
- Nghiên cứu về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, một số tác giả đã trình bày
cơ cấu các giá trị và đặc trưng văn hóa của đạo Cao Đài, nhưng chưa nhận diện đầy
đủ các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài.

- Nhìn chung, các công trình nêu trên chỉ mới đề cập một cách sơ lược về các
giá trị văn hóa của đạo Cao Đài hoặc gợi mở về các giá trị của đạo Cao Đài trong
đời sống cư dân Nam Bộ.
- Một số tác giả như: Huỳnh Ngọc Thu, Nguyễn Thị Ánh Ngà, Trần Mạnh
Tiến,… đã nghiên cứu đạo Cao Đài như một hiện tượng văn hóa, một "tiểu văn
hóa" với một số đặc trưng văn hóa và sự đóng góp, ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối
với văn hóa Nam Bộ. Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ
thống giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ. Chưa phân
tích làm rõ các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và những tác động của nó trong đời
sống cư dân Nam Bộ, những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc phát huy các giá trị
văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ. Đây là khoảng trống của


20
đề tài mà các tác giả chưa nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, đòi hỏi phải
được tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu.
1.1.3.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết
Đề tài "Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ"
sẽ đề cập những vấn đề cần giải quyết để nhận diện các giá trị văn hóa của đạo Cao
Đài và những tác động của nó trong đời sống cư dân ở Nam Bộ nhằm phát huy các
giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay.
Trên cơ sở tiếp thu thành quả của các công trình nghiên cứu đi trước và bổ
sung vào khoảng trống nghiên cứu về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời
sống cư dân Nam Bộ, luận án cần giải quyết một số vấn đề sau:
Một là, thông qua việc khai thác, kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công
trình khoa học trong nước và nước ngoài, luận án góp phần làm rõ cơ sở hình thành
các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài.
Hai là, phân tích, nhận diện các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài thể hiện qua
giá trị nhận thức, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ của đạo Cao Đài. Trên cơ sở đó,
tìm hiểu, phân tích làm rõ tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời

sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Nam Bộ.
Ba là, phân tích những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy giá trị văn hóa của
đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay, nhằm phát huy giá trị đạo đức
tôn giáo, nâng cao vai trò của đạo Cao Đài tham gia các hoạt động xã hội, giảm
thiểu những hạn chế để góp phần xây dựng xã hội đạo đức, văn minh.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Tôn giáo và đạo Cao Đài
* Tôn giáo
Tôn giáo là đối tượng xem xét của nhiều ngành khoa học trong suốt lịch sử
phát triển của tôn giáo. Do đó, có nhiều quan điểm khác nhau về tôn giáo như quan
điểm thần học, quan điểm tâm lý học, quan điểm xã hội học, quan điểm dân tộc học,
quan điểm triết học,…Việc nghiên cứu tôn giáo đã có từ lâu nhưng việc xem xét tôn
giáo như một đối tượng của môn khoa học nhân văn mang tính giao thoa hoặc tính
tổng hợp, mới xuất hiện chưa lâu.


×