Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những vấn đề chung về chiến lược marketing của PVFC THăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.85 KB, 6 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA PVFC
THĂNG LONG
Lựa chọn một doanh nghiệp, phân tích chiến lược marketing của 2 đối thủ
cạnh tranh (mạnh nhất trong ngành hoặc cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp).
Bài làm
Bài viết này xin được đề cập đến một chức năng quan trọng của chiến lược
Marketing trong các doanh nghiệp hiện đại. Bài viết được trình bày với 3 nội dung
cơ bản
1/ Những vấn đề chung về chiến lược marketing
2/ Giới thiệu về PVFC Thăng Long
3/ Phân tích chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh, so sánh với chiến lược
marketing của PVFC Thăng Long
PHÂN TÍCH
1/Những vấn đề chung về chiến lược marketing
Chiến lược là các chương trình hành động tổng quát về sự triển khai các nguồn
lực quan trọng để đạt được các mục tiêu toàn diện.
Hiện nay vẫn tồn tại nhiều khái niệm về chiến lược marketing trong các tài
liệu về marketing. Có quan điểm cho rằng Chiến lược marketing bao gồm hai yếu
tố cơ bản là: các quyết định đầu tư sản phẩm hướng theo thị trường chứa đựng
trong nó nội hàm sản phẩm hướng theo thị trường trong chiến lược cạnh tranh, mức
độ đầu tư và việc phân phân phối nguồn lực trong một môi trường kinh doanh phức
tạp. Phát triển lợi thế cạnh tranh khả thi để cạnh tranh trên những thị trường này.
Hay Chiến lược marketing là một quá trình phân tích mang tính chiến lược về
các yếu tố môi trường, cạnh tranh và kinh doanh ảnh hưởng đế hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và dự báo xu hướng tương lai trong lĩnh vực mà doanh
nghiệp quan tâm.


Cũng có thể Chiến lược marketing được hiểu là một hỗn hợp của năm yếu tố
gồm định vị thị trường, định vị sản phẩm, hỗn hợp marketing, gia nhập thị trường
và thời điểm.


Hoặc chiến lược marketing là một phương pháp, một quá trình và một bộ các
kỹ năng để khảo sát, nghiên cứu tình thế kinh doanh và một ‘tuyên bố chiến lược
marketing” là kết quả của việc áp dụng phương pháp này.
Xúc tích hơn thì Chiến lược marketing lại được quan niệm bao gồm việc lựa
chọn, phân tích một thị trường mục tiêu và tạo ra và duy trì một hỗn hợp marketing
phù hợp (sản phẩm, phân phối, giá cả và xúc tiến) để thoả mãn thị trường mục tiêu.
Nhìn chung các định nghĩa nói trên đều không thể nêu được thấu đáo mọi khía
cạnh của marketing. Sự thành công của marketing tùy thuộc vào mức độ chấp nhận
của kách hàng và điều này không thể dự đoán được trong bất kỳ lĩnh vực nào của
khoa học chính xác.
2/Thực trạng chiến lược Marketing tại PVFC Thăng Long
2.1/ Giới thiệu chung về PVFC Thăng Long
Ra đời từ tháng 6 năm 2000, cho đến nay Tổng Công ty Tài chính Cổ phần
Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã có hơn 9 năm hoạt động trên thị trường tài chính tiền
tệ Việt Nam. Ngày 18/03/2008, PVFC chính thức trở thành Tổng Công ty Tài chính
Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Đây là bước chuyển mình từ Công ty 100% vốn Nhà
nước lên Tổng Công ty cổ phần để tiếp tục khẳng định sứ mệnh của Tổng công ty
tài chính và tiến tới là Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
Quy mô phát triển của PVFC ngày càng lớn, đội ngũ CBNV được đào tạo
bài bản về chuyên môn nghiệp vụ; năng động, sáng tạo và nhiệt huyết trong công
việc. Mạng lưới hoạt động của PVFC từng bước được củng cố và mở rộng; PVFC
hiện có 10 chi nhánh và 15 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả
nước, 5 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đầu tư tài chính,
quản lý quỹ, kinh doanh chứng khoán, du lịch...


Ngày 10/8/2007, Công ty Tài chính Dầu khí nay là Tổng Công ty Tài chính
Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) đã chính thức khai trương chi nhánh Thăng
Long, đặt tại Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội. Sự ra đời của PVFC Thăng Long nằm
trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của PVFC nhằm cung cấp kịp thời

những sản phẩm, dịch vụ tài chính nhanh và hiệu quả đến khách hàng.
Theo định hướng của PVFC, khi đi vào hoạt động, PVFC Thăng Long sẽ đẩy
mạnh hoạt động trên một số lĩnh vực như: cung cấp tín dụng dự án, ủy thác cho
vay, nhận ủy thác cho vay, tài trợ dự án và tín dụng doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
PVFC Thăng Long sẽ triển khai các sản phẩm dịch vụ tài chính khác như: tư vấn
các vấn đề liên quan đến tài chính tiền tệ, quản lý vốn và tài sản, phát triển các dịch
vụ trên thị trường chứng khoán, hoạt động ngoại hối và các dịch vụ tài chính cá
nhân như cho vay trả góp bằng lương, mua nhà trả góp đối với cán bộ công nhân
viên ở các công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí.
2.2/Thực trạng chiến lược Marketing tại PVFC Thăng Long
Chiến lược marketing của PVFC Thăng Long về cơ bản thường được triển
khai chung quanh 4 yếu tố, thường được gọi là 4P cho dễ nhớ: Sản phẩm (
Product ); Giá ( Price ); Xúc tiến thương mại hay truyền thông ( Promotion )
và Kênh phân phối ( Place )
Tùy vào tình hình thực tế của thị trường mà PVFC Thăng Long vận dụng một hay
nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường
1. Sản phẩm (Product).
- Phát triển dải sản phẩm
- Cải tiến chất lượng , đặc điểm ứng dụng
- Hợp nhất dải sản phẩm
- Quy chuẩn hóa mẫu mã
- Định vị
- Nhãn hiệu


2. Giá ( Price )
- Thay đổi giá, điều kiện, thời hạn thanh toán
- Áp dụng chính sách hớt bọt ( skimming )
- Áp dụng chính sách thâm nhập ( penetration )
3. Truyền thông ( Promotion )

- Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại
- Thay đổi định vị cho thương hiệu ( tái định vị )
- Thay đổi phương thức truyền thông
- Thay đổi cách tiếp cận
4. Place
- Thay đổi phương thức giao hàng hoặc phân phối
- Thay đổi dịch vụ
- Thay đổi kênh phân phối
Ngoài ra PVFC Thăng Long còn triển khai thêm một số hoạt động đối với sản
phẩm dịch vụ như.
Con người
- Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi
hỏi
- Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có
sản phẩm mới
- Chuẩn hóa dịch vụ khách hàng
- Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc thông qua nhận xét của Khách hàng
về mức độ hài lòng
Quy trình


- Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO… nhằm chuẩn hóa qui trình và tăng
hiệu quả
- Cải tiến, rút ngắn qui trình nhằm tạo ra tiện lợi hơn cho khách hàng như qui
trình đặt hàng, qui trình thu tiền, qui trình nhận hàng, qui trình bảo hành…
- Đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thải hồi thiết bị, công nghệ cũ lạc hậu.
Chiến lược khách hàng của PVFC Thăng Long


Đối tượng khách hàng tổ chức: Khách hàng đầu tư: các tổ chức kinh tế, tổ

chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, du lịch cao cấp, tài chính
ngân hàng, bảo hiểm….



Khách hàng dịch vụ tư vấn: các công ty nhà nước đã cổ phần hoá, các doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…



Đối tượng khách hàng cá nhân: Số lượng cá nhân tham gia vào thị trường tài
chính, chứng khoán ngày càng nhiều. Kênh đầu tư cổ phần cổ phiếu trở
thành kênh đầu tư hiệu quả. Khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng
chính cho các dịch vụ đầu tư, tư vấn đầu tư và uỷ thác đầu tư.



Khách hàng nước ngoài: các tổ chức đầu tư tài chính, nhà đầu tư nước ngoài
muốn đầu tư vào thị trường Việt nam. Công ty có thể trở thành cầu nối giữa
các tổ chức/ cá nhân nước ngoài với thị trường Việt Nam trong lĩnh vực đầu
tư, hợp tác đầu tư, tư vấn đầu tư.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Yếu tố

Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu

PVFC TL

thủy

Tầm quan Phân
trọng

điểm

loại

Điểm quan

Tầm quan

Phân loại

Điểm quan

trọng

trọng

điểm

trọng


Thị phần

0.20

3


0.60

0.20

2

0.40

0.08

1

0.08

0.08

2

0.16

tài

0.15

3

0.45

0.15


3

0.45

Chất

lượng

0.18

3

0.54

0.18

3

0.54

sản

phẩm,

0.13

2

0.26


0.13

2

0.26

0.21

3

0.63

0.21

2

0.42

0.05

2

0.10

0.05

2

0.10


2.66

1.00

năng

Khả

cạnh tranh về
giá
Vị

trí

chính

dịch vụ
Lòng

trung

thành

của

khách hàng
Thương hiệu
được ưa thích
Dịch vụ sau
vay

1.00

2.33

Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu Quản trị Marketing của trường GRIGGS.
- Quản trị Marketing - chìa khoá của thành công trong doanh nghiệp của
tác giả Ninh Cung Bắc– NXB Lao động – xã hội.
- Thông tin trên mạng Internet.



×