Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của một số hoạt động kinh tế xã hội đến chất lượng môi trường nước ven biển khu vực Cảng Cái Rồng và đề xuất kế hoạch kiểm soát (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 82 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC VEN BIỂN KHU VỰC CẢNG CÁI RỒNG,
HUYỆN VÂN ĐỒN VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH KIỂM SỐT

CHUN NGÀNH: KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

ĐỖ THANH HÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC VEN BIỂN KHU VỰC CẢNG CÁI RỒNG,
HUYỆN VÂN ĐỒN VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH KIỂM SỐT
CHUN NGÀNH: KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

ĐỖ THANH HÙNG
CHUN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ XUÂN TUẤN


TS. ĐỖ VĂN SEN

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Thanh Hùng


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, học viên đã nhận được
sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời
chỉ bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Đầu tiên học viên xin chân thành cảm ơn sâu
sắc tới PGS. TS. Lê Xuân Tuấn và TS. Đỗ Văn Sen là người trực tiếp và
giúp đỡ học viên trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Học
viên xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân huyện
Vân Đồn, Ban quản lý cảng Cái Rồng và các cơ quan ban ngành khác có liên
quan tạo điều kiện cho học viên thu thập số liệu, lấy mẫu, những thông tin cần
thiết để thực hiện luận văn này.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng
dẫn, lãnh đạo các cơ quan, cá nhân và các nhà khoa học.


Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Thanh Hùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận văn ........................................................................... 1
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1 Tổng quan về ô nhiễm môi trường .............................................................. 4
1.1.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường ........................................................... 4
1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường ............................................................... 4
1.1.3 Các dạng ô nhiễm môi trường .................................................................. 5
1.1.4 Các tác động của hoạt động phát triển kinh tế - thương mại - du lịch đến
môi trường ......................................................................................................... 6
1.2. Các vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận văn .......................................... 7
1.2.1 Ô nhiễm nước biển ven bờ ....................................................................... 7
1.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế biển đến môi trường .......................... 8
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý kinh tế biển bền vững .............................. 13
1.3.1 Kinh nghiệm trên thế giới ...................................................................... 13
1.3.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam ..................................................................... 18
1.4 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Vân Đồn ........... 20
1.4.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 20
1.4.2 Đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội huyện Vân Đồn ................................. 25

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 34
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................ 34
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 34


CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 38
3.1 Hiện trạng hoạt động kinh tế-xã hội khu vực cảng Cái Rồng, huyện đảo
Vân Đồn .......................................................................................................... 38
3.1.1 Tiềm năng về vị trí địa lý phục vụ phát triển kinh tế biển ..................... 38
3.1.2 Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế biển ... 39
3.2 Thực trạng phát triển kinh tế biển tại cụm đảo Vân Đồn.......................... 42
3.2.1 Ngành khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản .......................................... 42
3.2.2 Thực trạng phát triển ngành du lịch biển .............................................. 48
3.2.3 Hoạt động phát triển kinh tế hàng hải .................................................... 51
3.3 Nguy cơ và thách thức đối với phát triển kinh tế biển tại khu vực cảng Cái
Rồng, huyện Vân Đồn ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Dân số và đơ thị hóa ............................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Ơ nhiễm mơi trường .............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3 Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên giữa các ngành kinh tế ......... Error!
Bookmark not defined.
3.3.4 Thách thức cạnh tranh trong thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4 Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển khu vực cảng Cái Rồng .... 52
3.5 Đề xuất kế hoạch kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước biển tại khu vực
cảng Cái Rồng trong bối canhse phát triển kinh tế biển. ................................ 61
3.5.1 Mơ hình phân tích DPSIR ...................................................................... 61
3.5.2 Định hướng phát triển kinh tế biển ........................................................ 63
3.5.3 Quy hoạch phát triển kinh tế biển .......................................................... 64
3.5.4 Tăng cường thu hút vốn đầu tư .............................................................. 66

3.5.5 Phát triển nguồn nhân lực ...................................................................... 67
3.5.6 Tuyên truyền cho người dân về bảo vệ môi trường biển ....................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 70


1. Kết luận ....................................................................................................... 70
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Dân số Vân Đồn phân theo xã (giai đoạn 2011-2015) .................... 25
Bảng 1.2 Dân số và lao động Vân Đồn ........................................................... 26
Bảng 2.1 Chỉ tiêu đo/phân tích chất lượng mơi trường nước ......................... 36
Bảng 3.1 Diện tích ni trồng thủy sản .......................................................... 42
Bảng 3.2 Tình hình khai thác thủy sản giai đoạn 2011-2015 ......................... 43
Bảng 3.3 Cơ cấu nghề nghiệp tàu khai thác .................................................... 46
Bảng 3.4 Năng suất khai thác thủy sản bình quân giai đoạn 2011 – 2015 ..... 47
Bảng 3.5 Hệ thống cơ sở lưu trú của huyện Vân Đồn giai đoạn 2011 - 2015 48
Bảng 3.6 Tình hình khách du lịch giai đoạn 2011- 2015 ................................ 49
Bảng 3.7 Chất lượng nước tại Thị trấn Cái Rồng và Xã Đoàn Kết ......... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.8 Kết quả nước biển khu vực nghiên cứu từ tháng 6 đến tháng 12 .... 52


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Địa giới hành chính huyện Vân Đồn ............................................... 22
Hình 2.1 Vị trí lấy mẫu ở khu vực nghiên cứu ............................................... 34
Hình 3.1 Sản lượng khai thác và ni trồng thủy sản giai đoạn 2011-2015 45
Hình 3.2 Cơ cấu nghề tàu khai thác ............................................................... 46
Hình 3.3 Quy mơ khách du lịch và số phịng nghỉ giai đoạn 2011-2015 ....... 50

Hình 3.4 Cơ cấu khách du lịch đến Vân Đồn năm 2017 ............................... 50
Hình 3.5 Giá trị pH của khu vực cảng Cái Rồng ............................................ 53
Hình 3.6 Giá trị DO của khu vực cảng Cái Rồng ........................................... 54
Hình 3.7 Giá trị COD của khu vực cảng Cái Rồng......................................... 54
Hình 3.8 Giá trị BOD5 của khu vực cảng Cái Rồng ....................................... 55
Hình 3.9 Giá trị NH4+ của khu vực cảng Cái Rồng ......................................... 56
Hình 3.10 Độ muối của khu vực cảng Cái Rồng............................................. 57
Hình 3.11 Độ đục của khu vực cảng Cái Rồng ............................................... 57
Hình 3.12 Dầu mỡ của khu vực cảng Cái Rồng .............................................. 58
Hình 3.13 Hàm lượng kẽm của khu vực cảng Cái Rồng ................................ 59
Hình 3.14 Hàm lượng sắt của khu vực cảng Cái Rồng ................................... 59
Hình 3.15 Hàm lượng Coliform của khu vực cảng Cái Rồng ........................ 60
Hình 3.16 Phân tích DPSIR cho hiện trạng phát triển kinh tế biển Cái Rồng 62


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía đơng bắc của Tổ quốc, có một vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng, là một tỉnh hội tụ được nhiều yếu tố lợi thế để
phát triển kinh tế của tỉnh và đầu tầu phát triển kinh tế của cả nước. Từ đó
thực hiện quan điểm nhất quán của Đảng phát triển kinh tế phải gắn với phát
triển văn hố và bảo vệ mơi trường sinh thái. Thực hiện tiến bộ công bằng xã
hội trong từng chính sách phát triển. Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh
Quảng Ninh có vị trí địa lý đặc biệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là
các ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản.
Những năm gần đây, Vân Đồn đã được Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh
quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, mạng lưới điện
quốc gia, thông tin liên lạc, cung cấp nước ngọt… đến tận các xã trên huyện
đảo. Các lĩnh vực khác như việc bố trí lại dân cư, khơng gian phát triển; theo
đó, sự phát triển KT-XH của huyện có bước chuyển biến mạnh mẽ [10].

Trong thời gian qua trước những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng dưới sự chỉ
đạo và quyết sách của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh, huyện Vân Đồn ra
sức phấn đấu và đạt được những thành tựu lớn về phát triển kinh tế góp phần
giải quyết cơng ăn việc làm và nguồn thu ngân sách cho tỉnh nhà. Tuy nhiên
quá trình phát triển kinh tế-xã hội, q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố của
huyện Vân Đồn đang diễn ra liên tục với một tốc độ và mức độ rất lớn chính
điều đó đã gây áp lực nên tài ngun thiên nhiên và mơi trường, làm phát sinh
tình trạng ơ nhiễm vượt qua khả năng tự làm sạch môi trường, tiềm ẩn nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường làm thay đổi cảnh quan tự nhiên mà tạo hoá đã
bao đời hình thành và ban tặng cho Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói

1


riêng từ đó phá vỡ cấu trúc bền vững vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo các
giá trị bảo vệ mơi trường và duy trì được một nền kinh tế xanh [6].
Hàng năm, du lịch huyện đảo đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham
quan, nghỉ dưỡng. Nơi đây còn là một trong những ngư trường lớn, thuỷ sản
đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đảo. Tuy nhiên, cùng với
những tiềm năng, lợi thế ấy thì mặt trái của các ngành kinh tế này cũng gây
nhiều hệ lụy cho môi trường biển tại đây. Hàng ngày, chất thải sinh hoạt,
lượng thức ăn dư thừa từ các lồng bè nuôi cá và rác thải từ các dịch vụ du
lịch, từ tàu khai thác thuỷ sản xả trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý.
Bởi vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn nếu số rác thải này không
được thu gom và xử lý kịp thời.
Cảng Cái Rồng hiện đang đóng 2 "vai", vừa là cảng cá, cảng dân sinh,
vừa là cảng khách. Các hoạt động kinh tế xã hội khu vực cảng rất phát triển
trong những năm gần đây nhưng cũng chính điều này khiến cảng ln trong
tình trạng q tải, mất vệ sinh, ơ nhiễm mơi trường từ chính các hoạt động
kinh tế xã hội gây nên.

Trên thực tế tại khu vực cảng Cái Rồng chỉ có duy nhất một con đường
chính dài khoảng 100m, rộng 6m là nơi hoạt động của cả dịch vụ chở khách
du lịch cũng như buôn bán hàng hóa hải sản. Điều đáng nói tất cả rác thải, hải
sản hỏng được rửa trôi xuống vùng nước cảng khiến khu vực này luôn bẩn
đục, tanh hôi, nguy cơ ơ nhiễm mơi trường nặng. Trong khi đó hiện trạng môi
trường cùng với sự bất tiện của cảng khách khơng có nhà chờ, nhà vệ sinh lại
càng tăng cao khả năng gây ô nhiễm môi trường nước khu vực cảng.
Các kết quả quan trắc những năm gần đây cho thấy, chất lượng nước
biển ven bờ khu vực cảng Cái Rồng đang có dấu hiệu bị ơ nhiễm, gây ảnh
hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn
của các loài sinh vật biển. Do đó học viên chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá

2


ảnh hưởng của một số hoạt động kinh tế xã hội đến chất lượng môi
trường nước ven biển khu vực Cảng Cái Rồng và đề xuất kế hoạch kiểm
soát”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được chất lượng môi trường nước và
ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội đến chất lượng môi trường nước
ở khu vực cảng Cái Rồng và đề xuất kế hoạch kiểm soát.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng một số hoạt động kinh tế xã hội ở khu
vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường nước ven biển khu vực
nghiên cứu
- Đánh giá mối liên quan giữa các hoạt động kinh tế xã hội đến chất
lượng môi trường nước biển khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất kế hoạch kiểm soát chất lượng môi trường nước ven biển khu

vực nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về ô nhiễm môi trường
1.1.1 Khái niệm về ô nhiễm mơi trường
“Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [19].
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc
hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay
sự phát triển của con người và sinh vật trong mơi trường đó. Chất gây ơ
nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất
thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi
lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì,
đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng
trung gian.
Suy thối mơi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên.
1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường
Nguồn gây ô nhiễm là nguồn thải ra các chất gây ơ nhiễm. Có nhiều cách
chia các nguồn gây ơ nhiễm:
Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: q trình sản xuất (nơng nghiệp,
cơng nghiệp, du lịch, tiểu thủ cơng nghiệp); q trình giao thông vận tải; sinh
hoạt và tự nhiên.
Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: điểm ơ nhiễm, cố định (khói nhà
máy gây ô nhiễm cố định); nhiễm, di động đường ô (xe cộ gây ô nhiễm trên

đường); vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm
và lan tỏa trong thành phố đến vùng nông thôn.

4


Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ
cấp: Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi
trường; nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ
cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.
Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên cịn tùy thuộc vào 3
nhóm yếu tố: quy mơ dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của
mơi trường, trong đó quy mơ dân số là yếu tố quan trọng nhất.
1.1.3 Các dạng ô nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường đất
Ơ nhiễm mơi trường nước
Ơ nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hố
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mơ ảnh hưởng thì ơ
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ơ nhiễm đất [8].
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào mơi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: q trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ơ nhiễm vơ cơ, hữu cơ, ơ nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý,ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển.

Ơ nhiễm mơi trường khơng khí

5


1.1.4 Các tác động của hoạt động phát triển kinh tế - thương mại - du lịch
đến môi trường
Việc đô thị hóa và mở mang các cơng trình xây dựng đã làm giảm diện
tích đất canh tác đồng thời làm ô nhiễm môi trường đất quanh các khu đô thị
và các cơng trình xây dựng. [17]
Việc cháy rừng và đốt phá rừng để lấy đất canh tác làm đất nông nghiệp
gây xói mịn đất và thối hóa đất một cách nhanh chóng
Q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa cùng với việc gia tăng dân số quá
nhanh đã xả thải vào mơi trường nước và mơi trường khơng khí một lượng rất
lớn các chất thải rắn, nước và khí làm cho mơi trường nước và khơng khí bị ơ
nhiễm nghiêm trọng với nhiều dạng ô nhiễm khác nhau. Tác động lớn nhất tới
mơi trường khơng khí là các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công
nghiệp sử dụng nhiên liệu than đá, dầu mỏ khí đốt, củi gỗ và nạn cháy rừng,
đốt rừng làm nông nghiệp, sự hoạt động của các phương tiện giao thông vận
tải đã xả thải vào bầu khí quyển một lượng rất lớn khí CO2, CO, SO2... Các
khí này rất độc hại với con người và gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho trái
đất nóng lên [15]
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác
động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong
điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản
lý nhà nước về mơi trường cịn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực
đến môi trường. Tại nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt
động du lịch vượt ngoài khả năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép
lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ
và nguy cơ suy thoái lâu dài [16].


6


1.2. Các vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận văn
1.2.1 Ô nhiễm nước biển ven bờ
Ô nhiễm dầu mỡ khoáng tại các bến cảng: Hàm lượng dầu tại hầu hết các
cảng, đặc biệt là cảng Nam Cầu Trắng và cảng tàu du lịch Bãi Cháy tiếp tục bị
ô nhiễm cục bộ và gia tăng so với giai đoạn 2006-2010. Hàm lượng dầu đo
được tại hai cảng này vượt ngưỡng cho phép từ 1,7 đến 4,4 lần, các cảng khác
vượt khoảng 1,1 lần.
Ơ nhiễm dầu mỡ khống tại nhiều khu vực ven bờ vịnh Hạ Long:
- Khu vực vịnh Cửa Lục – cầu Bãi Cháy: hàm lượng dầu có xu hướng
tăng, dao động từ 0,012 mg/l đến 0,826 mg/l, so với quy chuẩn là 0,2 mg/l.
- Khu vực ven bờ bến chợ Hạ Long và khu vực ven bờ cột 5, cột 8 (Hạ
Long): hàm lượng dầu mỡ khoáng tuy có xu hướng giảm trong năm 2013,
2014, tuy nhiên vẫn vượt ngưỡng cho phép trong tất cả các đợt quan trắc.
Ơ nhiễm cục bộ các thơng số khác: Nước biển ven bờ khu vực tiếp nhận
nước suối Lộ Phong, khu vực bến Do, Cảng 10-10 Cẩm Phả tại thời điểm
triều kiệt có dấu hiệu ơ nhiễm một số kim loại như Pb, Cu, Zn, và Fe; khu vực
luồng giao thông thủy sau bến chợ Hạ Long, khu nhà bè cột 5 và khu vực Bãi
Cháy có hàm lượng amoni và một số thông số dinh dưỡng cao; khu vực ven
bờ vịnh Hạ Long đến cột 5 xuất hiện ô nhiễm nhiều thơng số như: dẫu mỡ
khống, các chất dinh dưỡng, coliform; khu vực ven bờ vịnh Bái Tử Long
xuất hiện ô nhiễm các kim loại nặng như Fe, Mn và dầu.
Theo kết quả quan trắc của Ban quản lý vịnh Hạ Long, đặc biệt, hàm
lượng amoni đang gây ô nhiễm cho cả dải ven bờ và vùng lõi Di sản. Biển
hiện nhìn thấy của ơ nhiễm này là hiện tượng “tảo nở hoa” diễn ra trong năm
2012, 2013 sau những cơn mưa kéo dài tại một số khu vực như sau bến chợ
Hạ Long 1, khu vực ven bờ gần cống xả khu dân cư cột 5, cột 3.


7


1.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế biển đến môi trường
Bảo vệ môi trường biển ven bờ, môi trường biển trở thành vấn đề cấp
thiết ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Các nghiên cứu về biển của Việt
Nam chủ yếu là nghiên cứu về biển tự nhiên. Một số đề tài, cơng trình nghiên
cứu khoa học đã đề cập đến bảo vệ môi trường biển như: nghiên cứu về việc
áp dụng các công cụ kinh tế, tài chính, vấn đề quản lý tổng hợp vùng bờ, bảo
vệ mơi trường biển, thể chế, chính sách, pháp luật, thực tiễn, quản lý về biển,
ô nhiễm môi trường biển ở các góc độ và mức độ tiếp cận khác nhau. Tuy
nhiên trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường ở khu vực biển ven bờ vẫn
chưa được đề cập nhiều đến.
Các nghiên cứu về bảo vệ môi trường biển ven bờ: Vấn đề xử lý nước thải
trong công nghiệp than; nghiên cứu quản lý môi trường Vịnh Hạ Long; kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu khu vực biển Hải Phòng - Quảng Ninh; quy
hoạch bảo vệ phát triển tài nguyên nước các lưu vực sông ven biển Quảng
Ninh; quy hoạch không gian biển; nghiên cứu quản lý nguồn thải từ lục địa;
nghiên cứu quản lý 4 hoạt động khai thác than; quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Các cơng trình nghiên
cứu có liên quan hầu hết không đưa ra hệ thống giải pháp hoặc đề cập nhưng
lại là giải pháp cho bảo vệ môi trường biển nói chung.
Tình trạng giảm sút nguồn lợi vùng ven bờ.
Biển cung cấp cho con người nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng từ
sinh vật biển. Cá là nguồn cung cấp đạm động vật bổ sung quan trọng cho dân
cư ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Các
nguồn nguyên liệu thủy sản còn dùng để chế biến thức ăn gia súc, phân bón,
chất béo để làm xà phịng, dược liệu và mỹ phẩm.
Tình trạng khai thác hải sản quá mức làm suy giảm nguồn lợi và đe dọa

nhiều giống loài trước nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà khoa học tính rằng trên

8


Thế giới có gần 20 nghìn lồi cá, trong đó khoảng 9 nghìn lồi đang được
khai thác, nhưng chỉ có khoảng 22 loài được đánh bắt thường xuyên với khối
lượng lớn. Chỉ tính 6 nhóm là: cá trích, cá tuyết, cá háo, cá hồi đỏ, cá thu và
cá ngừ đã chiếm tới gần 2/3 tổng sản lượng đánh bắt hàng năm. Nguồn lợi từ
biển cho phép đánh bắt tối đa là 100 triệu tấn/năm. Trung Quốc chiếm đến
60% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, vượt xa
Peru. Peru là nước đặc biệt chịu ảnh hưởng của việc đánh bắt quá mức, khi
mà sản lượng cá cơm đã giảm 75% trong thời gian 1970-1973 và đây là ví dụ
điển hình cho thấy nguồn lợi của biển khơng phải là vơ tận.
Ơ nhiễm biển làm một phần ba số lồi san hơ có nguy cơ tuyệt chủng,
415 vùng hệ sinh thái "chết", số lượng cá mập và cá ngừ giảm. Chỉ cịn một
phần tư diện tích đại dương giữ lại được những đặc tính như ban đầu. Từ
những năm 50 của thế kỷ trước đến nay, trữ lượng các lồi cá có giá trị
thương mại cao, như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá mũi kiếm và cá đuối đã giảm
đến 90%. Ở miền bắc Ðại Tây Dương, trong vịng một thế kỷ, các lồi cá
tuyết, cá pơ-lắc... giảm khoảng 89%. Lồi cá ngừ vây xanh cũng là lồi đang
có nguy cơ tuyệt chủng vì bị đánh bắt quá mức.
Theo kết quả của một nghiên cứu ở vùng tây - bắc Ðại Tây Dương, số
lượng cá thể của loài cá mập ở vùng biển này đã giảm từ 40 đến 89% trong
vòng 14 năm. Sự sụt giảm số lượng các loài cá ăn thịt đã gây ra sự mất cân
bằng hệ sinh thái biển, dẫn đến sự tăng nhanh lồi cá đuối mũi bị. Số lượng
cá thể của loài này hiện nay khoảng 40 triệu. Thức ăn của loài cá đuối là
những loài thân mềm hai mảnh vỏ như hàu, trai. Sự gia tăng số lượng của loài
cá này một cách ồ ạt dẫn đến sụt giảm sản lượng trong ngành khai thác các
loài thủy sản hai mảnh vỏ. Lồi rùa biển cũng khơng nằm ngồi số phận đó.

Trong số bảy lồi rùa biển có trên Trái đất, sáu loài đang bị đe dọa nghiêm
trọng. Riêng loài rùa xanh đã giảm hơn 99% (Đặng Ngọc Thanh, 2003).

9


Ở vùng biển Caribe, việc đánh bắt cá quá mức hiện đã làm giảm loài cá
ăn thực vật khi mà mầm bệnh đã làm giảm số cá thể của loài chim biển
Diadema (cũng là một loại động vật kiểm soát tảo). Kết quả là các dải san hô
đã phải chịu sự sinh trưởng quá mức của các loài tảo nâu búi lớn - một tốc độ
sinh sôi mà giờ đây rất khó hạn chế, vì loại tảo này khi đã lớn khơng phù hợp
làm thức ăn cho các lồi sinh vật biển, và quá trình tồn tại của chúng đã ngăn
cản sự định cư của ấu trùng san hơ.
Suy thối các hệ sinh thái ven bờ
Theo P.Duvigneaud và M.Tanghe định nghĩa: Hệ sinh thái như là một
tập hợp tất cả các sinh vật lập thành quần xã sinh vật cùng với quan hệ khác
nhau giữa các sinh vật đó và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường,
những cái đó hợp thành hệ sinh thái.
Trong vấn đề sử dụng tài nguyên biển và vùng ven biển, vấn đề nóng
bỏng nhất là ở các vùng nước ven bờ, tính từ bờ biển đến khoảng 200 hải lý.
Các hệ sinh thái ở các vùng nước đến 200 hải lý chiếm hơn ½ năng suất sinh
học của cả biển và cung cấp gần như toàn bộ sản lượng cá biển của thế giới.
Đối với đời sống của biển cả và đời sống con người, các hệ sinh thái ven
biển rất quan trọng, trong đó nổi lên các hệ sinh thái đầm lầy ngập mặn ở
vùng ôn đới, rừng ngập mặn ở vùng nhiệt đới, các hệ sinh thái cửa sông và
các hệ sinh thái rạn san hô. Các hệ sinh thái này rất đa dạng về sinh học, là
nơi sinh sản của các lồi tơm, cá, mực, nhuyễn thể… Các đầm lầy ngập mặn
và các rừng ngập mặn cịn là nơi có các loài cỏ biển cung cấp thức ăn cho
chim biển, rùa biển và động vật dưới biển.
Do đặc điểm cấu trúc phức tạp, lại ở gần bờ nên các hệ sinh thái này còn

là nơi giữ lại và lọc phần lớn các chất gây ơ nhiễm, nhờ thế mà góp phần bảo
vệ môi trường ven biển trong lành. Rừng ngập mặn có vai trị quan trọng
trong việc bảo vệ bờ biển khơng bị xói lở (Đặng Ngọc Thanh, 2003).

10


Các hệ sinh thái ven biển đang bị đe dọa xuống cấp do hoạt động kinh tế
của con người ngày càng tập trung ra vùng ven biển, cùng sức ép gia tăng dân
số ở vùng ven biển. Việc “khẩn hoang ven biển” để xây dựng mở rộng các đô
thị ven biển, các cảng biển…đã phá hủy một số kiểu hệ sinh thái như các
thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô. Ở nhiều nước nhiệt đới như ở Châu
Á, Trung Mỹ, Nam Mỹ, khoảng từ 1/4 đến 1/3 diện tích rừng ngập mặn đã bị
phá hủy để làm các đầm tơm. Cịn ở Đơng Phi rừng ngập mặn bị phá hủy để
lấy củi hay gỗ xây dựng. Các rạn san hô bị hủy hoại ở nhiều vùng biển nhiệt
đới. Ở Xrilanca, mỗi năm 75 nghìn tấn san hơ bị khai thác làm vật liệu xây
dựng, gây xói lở bờ nghiêm trọng. Còn ở nhiều nước, ngư dân đánh cá bằng
chất nổ, hóa chất làm tổn hại các hệ sinh thái rạn san hô. Cùng với việc xây
dựng các công trình cảng, nạo vét luồng lạch cũng phá vỡ mơi trường sinh
thái, các chuỗi dinh dưỡng vốn có trong hệ sinhthái (Đặng Ngọc Thanh,
2003).
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc thù, có ý nghĩa to lớn đối với mơi
trường, là hệ sinh thái có năng suất cao ở vùng ven biển nhiệt đới, song nó
cũng là hệ sinh thái rất nhạy cảm với các tác động của con người và những
biến động của các yếu tố và các điều kiện tự nhiên. Rừng ngập mặn không
những cung cấp các lâm sản có giá trị mà cịn là sinh cảnh sinh sản của nhiều
loài hải sản, chim và một số động vật có giá trị khác. Rừng ngập mặn có tác
dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sơng, điều tiết, bảo đảm tính ổn định
của khí hậu, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích lực địa, hạn chế sự xâm nhập
mặn, bảo vệ đê điều, đồng ruộng trước sự tàn phá của gió mùa, bão, nước biển

dâng (Đặng Ngọc Thanh, 2003).
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường biển
Sự phát triển các đô thị, các cảng biển phân bố tập trung ở ven các vịnh
biển, các cửa sông làm cho nhiều vũng vịnh biển nổi tiếng Thế giới đã bị ô

11


nhiễm nặng nề do nước thải đô thị. Các chất thải từ tàu thuyền trên hệ thống
cảng biển do chưa kiểm soát chặt chẽ cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm
môi trường. Thậm chí việc quai đê lấn biển ở một số vùng cửa sông, ven bờ
cũng làm thay đổi dịng chảy và có nguy cơ xói lở bờ ở các vùng khác. Tình
trạng ngập lụt ở các vùng ven biển do chặt phá rừng bừa bãi để khai thác gỗ,
đốt rừng đầu nguồn... đã làm đảo lộn các hệ sinh thái, dẫn đến việc huỷ diệt
các dải san hơ, nơi sinh sống của nhiều lồi thuỷ sản (Vũ Thị Bắc, 2010).
Mơi trường biển cịn chịu tác động của các hoạt động công nghiệp, dân
sinh dọc theo các tuyến sông, ven biển, đảo. Chất thải công nghiệp, sinh hoạt
từ các khu đô thị, công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để xả
thẳng ra sông và biển. Biển là nơi cuối cùng phải "gánh chịu" hậu quả, chưa
kể hàng loạt khách sạn, với các hoạt động dịch vụ ở các khu du lịch biển ngày
đêm thải ra biển lượng không nhỏ nước và rác thải chưa qua xử lý (Vũ Thị
Bắc, 2010).
Các loại thuốc trừ sâu khơng dễ bị phân hủy, vì thế gây ơ nhiễm kéo dài
ở vùng ven biển và đi vào chuỗi dinh dưỡng, tích tụ lại trong cơ thể sinh vật.
Các dịng biển lại mang chất ô nhiễm phát tán rộng hơn. Đại dương Thế giới
lại bị ô nhiễm dầu, nhất là do thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu mỏ bị ô
nhiễm bởi các chất dẻo thải xuống từ các tàu biển (mà các loài chim biển, rùa
biển tưởng lầm là thức ăn nên ăn phải). Dầu loang ở ngoài khơi được coi là
thảm họa lớn của môi trường biển. Tai nạn tràn dầu lớn nhất thế giới xảy ra
vào năm 1979 ( tai nạn IXTOC - I), sau tai nạn này, các cuộc thám sát ngầm

về vụ tràn dầu gần bờ Tây Mexico 80 km đã diển ra (Vũ Thị Bắc, 2010).
Trong vòng 1 tháng kể từ khi tai nạn xảy ra, vết loang đã đạt đến 180 km
và rộng tới 80 km, ước tính 50% lượng dầu tràn hóa hơi vào khí quyển, 25%
lượng dầu tràn bị lắng xuống đáy, 12% bị phân hủy nhờ vi sinh vật và q
trình quang hóa, 6% bị chuyển hóa hay bóc hỏa, 6% trôi nổi và làm ô nhiễm

12


600km đường bờ biển ở Mexico, 1% dạt vào đất liền trên các bãi biển ở
Texas. Hậu quả của vụ tràn dầu này ảnh hưởng đến ngành du lịch, ngành công
nghiệp đánh bắt, tác động đến hệ sinh thái cả ngồi khơi lẫn ven bờ. Chính vì
hậu quả nghiêm trọng nên vấn đề bảo vệ tài nguyên biển là vô cùng quan
trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của loàingười (Vũ Thị Bắc, 2010).
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý kinh tế biển bền vững
1.3.1 Kinh nghiệm trên thế giới
Trung Quốc: Theo con số thống kê, quy mô nền kinh tế biển của Trung
Quốc đã phát triển khá nhanh, trong năm 2015, nền kinh tế biển của nước này
đã đóng góp 10% GDP và dự kiến đến năm 2020 có thể tăng gấp đơi so với
3.840 tỷ Nhân dân tệ của năm 2010. Nổi bật nhất trong kinh tế biển của Trung
Quốc là cơng nghệ đại dương có thể chiếm hơn 60% GDP của nền kinh tế
biển nước này trong năm 2015.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt đạo luật về quản lý và khai
thác biển, xây dựng khung phí, thuế sử dụng tài nguyên biển. Xác định quan
điểm phát triển khoa học, xuất phát từ nhu cầu chiến lược quốc gia, thích ứng
với việc thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội vào năm 2020, Trung Quốc tập
trung chú trọng vào 4 vấn đề trọng điểm: Hiện đại hóa sản nghiệp biển; xây
dựng quy hoạch khai thác biển; đẩy mạnh khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi
trường sinh thái biển; khai thác, phát triển biển tồn diện hài hịa.
Nga: Biển có vai trị khá quan trọng với chiều dài hàng chục nghìn km

với tiềm năng khoáng sản lớn. Với trữ lượng khoảng 13,7 tỷ tấn dầu và
52.300 tỷ m3 khí đốt, Nga có nguồn thu ngân sách dồi dào để phục vụ công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội và củng cố vị thế trên trường quốc tế.
Chính phủ Nga ban hành Chương trình phát triển biển xác định các
nhiệm vụ chủ yếu là giúp nước này trở nên năng động hơn trên biển gắn với
các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển quốc gia; định hướng các hoạt động trong

13


đại dương nhằm vào những kết quả cụ thể có tính khả thi; tạo điều kiện tối đa
cho sự hợp tác và nâng cao hiệu quả hoạt động của tất cả các cấp.
Mỹ: Mỹ, đất nước có vùng biển nằm trong quyền tài phán quốc gia lớn
nhất trên thế giới, cũng chính là nước đã có nhiều họat động đi tiên phong
trong cộng đồng quốc tế trong công tác xây dựng, ban hành chính sách, chiến
lược liên quan đến biển. Là một mắt xích quan trọng trong tiến trình phát triển
khoa học kĩ thuật, nghiên cứu, điều tra về biển cả bao la và đại dương mênh
mông được Mỹ hết sức quan tâm đầu tư cả nhân lực và tài lực. Trong bối
cảnh này, vào năm 1966 Ủy ban của tổng thống về tài nguyên và khoa học kĩ
thuật biển (thường được gọi là Ủy ban Stratton) đã được thành lập theo như
quy định của Luật Phát triển Kĩ thuật và Các nguồn tài nguyên biển (Marine
Resources and Engineering Development Act) do tổng thống Lyndon Johnson
kí ban hành năm đó. Sau đó, đến năm 1969, Ủy ban đã hồn thành báo cáo
“Our nation and the Sea” (Biển và Đất nước chúng ta). Đây là báo cáo được
đánh giá là báo cáo nghiên cứu đầu tiên thuần túy về chính sách biển của Mỹ
với 126 khuyến nghị chính sách và trong đó nhiều nội dung đã được chuyển
thể thành hành động thực tế. Một trong các ví dụ điển hình là việc thành lập
Cục khí tượng- hải dương (NOOA) năm 1970 và việc thực thi chính sách
quản lý đới bờ vào năm 1972. So với các quốc gia khác, chính sách biển của
Mỹ ngay trong thập niên những năm 60-70 của thế kỉ trước cơ bản đã được

hình thành và có hình thái cụ thể.
Những sự kiện quan trọng mang tính quyết định của chính sách liên quan đến
biển của Mĩ kể từ sau báo cáo của Ủy bản Stratton có thể kể đến đó là:
- Thơng qua Luật biển vào ngày 7 tháng 8 năm 2000;
- Xuất bản báo cáo của Ủy ban Pew với tựa đề “American’s Living
Oceans ” vào ngày 4 tháng 6 năm 2003;

14


- Xuất bản báo cáo trù bị của Ủy ban chính sách biển vào ngày 20 tháng
4 năm 2004;
- Xuất bản báo cáo “An Ocean Blueprint for the 21st Century” của Ủy
ban chính sách biển vào ngày 20 tháng 9 năm 2004;
- Công bố kế họach hành động biển của Mĩ (US Ocean Action Plan) vào
ngày 17 tháng 12 năm 2004…
Bước vào những thập niên tiếp theo, nước Mĩ mặc dù trải qua nhiều
nhiệm kì của các tổng thống khác nhau, nhưng nhìn chung các chính sách,
pháp luật liên quan đến biển của Mĩ ngày càng được hoàn thiện.
Nhằm để sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển,
khung chính sách biển quốc gia của Mĩ đã được xây dựng và triển khai với
nguyên tắc chỉ đạo sau:
- Nguyên tắc bền vững (Sustainability): Chính sách biển phải được xây
dựng để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại không ảnh hưởng tới khả năng
đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
- Nguyên tắc Quản lý (Stewardship): Trong nguyên tắc này, chính phủ
Mĩ đại diện (do quần chúng ủy thác) sở hữu tài nguyên biển và vùng bờ, đây
là một nhiệm vụ đặc biệt nhằm đảm bảo sự hài hịa, giữ thăng bằng cho các
mục đích sử dụng các nguồn tài nguyên biển để luôn đạt được hiệu quả lợi ích
cho nhân dân Mĩ. Cũng theo nguyên tắc này, mỗi người dân cần phải nhận

thức rõ được giá trị của biển và đại dương hỗ trợ các chính sách thích hợp và
hành động có trách nhiệm để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến tài
nguyên và môi trường biển.
- Nhận thức rõ mối liên kết mật thiết giữa khơng khí, biển và đất liền:
Chính sách biển phải được xây dựng dựa trên nhận thức rằng biển, đất và
khơng khí đan xen mật thiết với nhau, các hành động mà gây ảnh hưởng đến

15


một thành phần này thì sẽ có thể ảnh hưởng tác động đến những thành tố
khác;
- Nguyên tắc Quản lý dựa vào hệ sinh thái: Tài nguyên biển và vùng bờ
phải được quản lý theo phương thức phản ảnh mối quan hệ giữa các thành
phần hệ sinh thái, bao gồm các loài sinh vật sống, các loài phi sinh vật và mơi
trường trong đó chúng sinh sống. Việc áp dụng nguyên tắc này sẽ đòi hỏi xác
định khu vực quản lý địa lý phù hợp dựa vào hệ sinh thái thay vì dựa vào ranh
giới hành chính;
- Ngun tắc quản lý sử dụng đa mục đích (Multiple Use Management):
Có nhiều cách sử dụng mang lại nhiều lợi ích tiềm năng to lớn của biển cả và
vùng bờ nhưng chúng phải được quản lý theo cách thức làm hài hòa giữa các
mục đích sử dụng, đồng thời cũng bảo tồn và bảo vệ tính tồn vẹn chung của
mơi trường biển và vùng bờ;
- Nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học biển: Khuynh hướng đang làm
suy thoái, suy giảm đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển phải được đảo
ngược với mục đích nhằm duy trì, khơi phục trở lại mức độ tự nhiên của đa
dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái;
- Nguyên tắc dựa vào thơng tin và khoa học tốt nhất: Các quyết định
chính sách biển phải dựa trên sự hiểu biết tốt nhất, đầy đủ về các tác động,
ảnh hưởng của tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, tự nhiên lên môi trường

biển. Các nhà họach định chính sách phải có được, hiểu và nắm rõ các thông
tin và khoa học để giúp quản lý thành công tài nguyên, môi trường biển và
vùng bờ;
- Quản lý thích nghi (Adaptive Management): Chương trình quản lý biển
phải được thiết kế để đáp ứng các mục tiêu rõ ràng và cung cấp các thông tin
mới để tiếp tục nâng cao không ngừng cơ sở khoa học đối với việc quản lý
trong tương lai. Cần đánh giá lại mục tiêu, tính hiệu quả của biện pháp quản

16


×