Đồ án công nghệ hóa-2011
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Người nhận xét
DHHD7NA
2008-2011
-1–
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Giáo viên phản biện 1:
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Người nhận xét
Giáo viên phản biện 2:
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Người nhận xét
Giáo viên phản biện 3:
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Người nhận xét
DHHD7NA
2008-2011
-2–
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
LỜI CẢM ƠN!
Làm đồ án là chiếc cầu nối giữa thực hành và lý thuyết đã học và là sự
gắn bó tình cảm giữa giảng viên và sinh viên.
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của
giảng viên Th.S: Trịnh Thị Huyên thầy giáo: NCS.Th.S: Trần Đăng Thạch giảng
viên khoa hóa và các thầy cô trường ĐHCN Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện giúp đỡ tận tình trong thời gian chúng em hoàn thành đồ án này!
Mặc dù đã cố gắng hết năng lực nhưng do kiến thức còn có hạn nên đang
còn có những thiếu sót nhất định kính mong quý thầy cô và các bạn góp ý chân
thành để chúng em hoàn thiện hơn!
Thay mặt nhóm
DHHD7NA
2008-2011
-3–
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
MỞ ĐẦU
Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu được mệnh danh là báu vật
của thiên nhiên, được phát triển thành phương pháp trị liệu , chăm sóc sức khỏe,
làm đẹp trên toàn thế giới. Giữa thế kỉ 19, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và
trở thành một phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như:
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh Quốc , Pháp…
Tinh dầu giúp trị cảm cúm, nhức đầu, các bệnh về khớp, mũi họng, trị liệu
các vấn đề về gan, thận, mất ngủ, giải độc cho cơ thể, thư giãn , giảm
strees….Trong số các loại tinh dầu đó có loại tinh dầu rất tốt,có nhiều ứng dụng
rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và đang được rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu.Đó là tinh dầu cây “Nha Đam” hay cây “Lô Hội”.
Từ 1700 năm trước Công nguyên, con người đã biết sử dụng cây Lô Hội
để trị bá bệnh như: da, lành vết thương. Sau đó, người ta đã dần dần phát hiện
thêm nhiều tác dụng chữa bệnh khác của cây Lô Hội.
1986: hành loạt các sản phẩm được tổng hợp từ Lô Hội.
Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn được sử dụng vào mục
nhiều mục đích trị bệnh như: làm dịu mát, tái tạo da và làm mờ nếp nhăn, trị
mụn, trị chứng “nguyệt san” bất thường, Chống béo phì…
Vì vậy chúng emchọn đề tài: “trích ly tinh dầu từ cây nha đam bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước” để có thể hiểu thêm về các ứng
dụng, cũng như cách chiết ly tinh dầu làm sao đạt được hiệu quả tốt nhất để đưa
sản phẩm đó vào ứng dụng cuộc sống hằng ngày.Trong quá trình làm đề tài này
sẽ có nhiều thiếu sót mong quý thầy cô cùng các bạn sinh viên góp ý để đề tài
này được tốt hơn.
Nhóm sinh viên thực hiện
DHHD7NA
2008-2011
-4–
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung về cây nha đam
1.1.1 Nguồn gốc và nơi sinh sống.
Một loại cây thảo mộc đã có từ thời thượng cổ. khoảng 5000 năm trước công
nguyên, nhiều dân tộc Ả Rập ở vùng trung đông đã biết sử dụng cây lô hội phục vụ
cho đời sống của mình. Rồi từ vùng trung đông cây lô hội di thực ra nhiều quốc gia
khác như: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonexia, Mexico… lịch sử tồn tại và phát triển
cây lô hội trên khắp thế giới gắn liền với sự hiểu biết ngày càng phong phú về các
lĩnh vực: sinh học, dược lý. Tại nhiều quốc gia vẫn côi cây lô hội như một “đấng
hào kiêt” bởi lẽ nó rất hữu ích và cũng rất dễ tìm, dễ trồng.
Đến nay, sau nhiều năm nghiên cứu, các nha khoa học đã chưng minh rằng:
cây lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi và trung đông, từ rất lâu nó được con người sử
dụng làm thuốc. theo tài liệu cổ nhất của người sumeri viết bằng tiếng hán nôm trên
phiến đất nung tìm thấy ở thành phố Nippur từ niên đại 2200 năm trước công
nguyên. Dựa trên các ghi chép của người ai cập cổ đại trên giấy sậy cho biết: người
ai câp cổ đại dùng lá cây lô hội đơn thuần hoặc phố hợp với nhiều loại dược thảo
thành 12 loại bào chế khác nhau dùng chữa bệnh bên trong và bên ngoài.
Vào cuối thế kỷ 13 một du khách người Italia tên là Marco Polo (12541323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á. Đến Trung Quốc, Polo
đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này người ta gọi là nha
đam hay lô hội.
Từ Trung Hoa cây nha đam được di thực sang Việt Nam. Trong khoảng 180
loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc. Hai loài được chú ý nhiều nhất là
Aloe ferox Mill., 1768 và Aloe vera L., 1753 (đồng nghĩa Aloe barbadensis Mill.,
1768). Theo sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ thì chi Aloe ở Việt Nam
chỉ có một loài là Aloe barbadensis Mill. var. chinensis (Haw.) Berg tức là cây nha
đam (có nơi gọi là lô hội, lưu hội, long thủ v.v.). Nha đam mọc nhiều ở các vùng
Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Chúng
DHHD7NA
2008-2011
-5–
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Vì thế chúng được trồng rải rác khắp nơi trên
nước ta để làm thuốc hoặc làm cây cảnh
Chi Aloe gồm những cây sống được nhiều năm, thân có thể hóa gỗ, phần
trên lá tập trung thành hình hoa thị. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá. Lá
có hình mũi mác dày, mọng nước. Trong lá có chứa nhiều chất nhầy vì thế có thể
giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn.
Tuy Nha đam có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng sau đó đã được đưa sang
trồng tại châu Mỹ, nhất là vùng West-Indies và dọc bờ biển Venezuela. Trong thế
kỷ 19, đa số Aloe xuất cảng sang châu Âu đều từ các đồn điền tại West-Indies thuộc
địa của Hà Lan (tại các đảo Aruba và Barbados), qua hải cảng Curacao, nên được
gọi là Curacao Aloe, Barbados Aloe… Các Aloe của châu Phi như Cape Aloe,
Uganda Aloe, Natal Aloe… được gọi chung dưới tên thương mãi Zanzibar Aloe
Một trong những tính năng kỳ dịu của loại thảo dược này đã dược các nhà
khoa học tại trường đại học bang texas mỹ nghiên cứu đó là dịch chiết từ cây lô hội
có khả năng làm nhanh vết thương, do trong dịch chiết chứa hoạt chất có tính thẩm
thấu cao làm giản nở mao mạch, làm tăng lượng máu cung cấp cho vùng xung
quanh vết thương, làm tăng tốc độ phân chia tế bào,kích thích hệ thống miễn dịch.
Trong cây lô hội có chất đông dính rất có ích cho việc điều trị các chứng rối loạn
tiêu hoá và bệnh tiểu đường. một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài cũng đã
ghi nhận và khuyến cáo uống dung dịch chiết lô hội 2-5 gam/ngày. Có tác dụng làm
chậm quá trình lão hoá, tăng cường hệ thống miễn dịch và có tác dụng tốt cho
đường tiêu hoá.
Trong những năm gần đây chihats gel chiết suất từ cây lô hội được dùng
nhiều trong ngành công nghệ dược phẩm, hoá mỹ phẩm như :kem bôi trên da thuốc
viên hay thuốc mỡ để trị bệnh với các thương hiệu thuốc lô hội, mỹ phẩm lô hội và
thực hiện dưới dạng nước uống xiro.
Cây lô hội thuộc họ huệ tây, cây mọc nhiều ở vùng có khí hậu nóng và khô.
Đây là cây dược liệu được dùng cả đông y và tây y.Cây có vị đắng,có tính hàn,đi
vào bốn kinh can,tì vị và đại trường.Những tính năng của cây lô hội đã được tất cả
DHHD7NA
2008-2011
-6–
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
các nơi trên thế giới biết đến,từ thời văn minh cổ Ai cập,hi lạp, châu phi và được sử
dụng cách đây hơn 2000 năm.
Theo truyền thuyết Ai Cập thì nữ hoàng Cleopera đã sử dụng nha đam để
tạo ra một làn da mịn màng, tươi tắn. Còn đại đế Hy Lạp Alexandros đã dùng nha
đam để chữa vết thương cho binh lính của mình trong những cuộc viễn chinh.
Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở
những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây
hơn 3000 năm. Cho đến tận ngày hôm nay con người đã chứng minh và khẳng định
được vai trò của cây nha đam trong cuộc sống con người. Cụ thể hơn là trong lĩnh
vực dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm.
Đầu thế kỷ 20, người Pháp cũng đã đem Nha đam vào trồng ở nước ta, nhất
là tại Phan Rang, Phan Thiết để lấy nhựa Aloe xuất sang châu Âu cho đến sau thế
giới chiến tranh lần thứ hai thì không xuất được nữa nên Aloe vera trở thành cây
hoang dại tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trong những năm gần đây, khi tái phát minh những dược tính quý giá của
Nha đam thì Hoa Kỳ đã trồng khá nhiều Aloe vera tại Florida, Texas và Arizona do
ở nhu cầu chất gel Aloe để làm mỹ phẩm tăng cao. Khoảng 10 năm trở lại đây thì
phong trào trồng Nha đam để xuất khẩu lớn mạnh tại hai tỉnh mà cây phát triển tốt
nhất nêu trên.
Trong tự nhiên có hơn 300 loại lô hội nhưng chỉ có khoảng 15 loại là có thể
dùng cho mỹ phẩm hoặc phục vụ sức khỏe. Các cây lô hội cần từ 2 đến 3 năm mới
đủ lớn và tụ hội đủ chất trong lá, lúc đó người ta có thể thu hoạch và lấy dịch lô hội
(gel), dịch này có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe và sắc đẹp.
1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây lô hội.
DHHD7NA
2008-2011
-7–
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
Theo Võ Văn Chi 1991, Đỗ Thanh Hội 1997, thì cây lô hội là loại cây thân
cỏ, mập, màu xanh lục nhạt, thân ngắn.
Cây lô hội trưởng thành có lá mập dài 30 – 35 cm, rộng 5 – 10 cm, dày 1 – 2
cm.
Lá lô hội gồm 2 phần: phần vỏ ngoài là lớp vỏ xanh khi cắt ngang có nhựa
chảy ra màu vàng có mùi hắc, để khô chuyển thành màu đen, phần trong là phần
thịt mọng nước dạng gel.
Cụm hoa của cây cao khoảng 1m, mọc thành chùm, hoa to đều có màu vàng
lục nhạt.
Quả nang hình trứng màu xanh, chứa nhiều hạt. Nếu rạch một đường giữa lá
lô hội tươi rồi dùng thìa nạo ở giữa lá lô hội quan sát sẽ thấy một chất gel trong
suốt
- Cắt ngang là LH tiết ra chất nước cốt màu hơi vàng vị đắng có tác dụng
như thuốc tẩy.
Hình cây lô
hội cắt ngang
- Lớp trong ruột của lá trong suốt như thạch, mềm, không đắng, gọi là chất
Gel hoặc nhày, đây là thành phần quan trọng nhất của Lô hội.
- Độ dinh dưỡng tốt nhất là khoảng 2 – 3 năm.
1.1.3 Đặc tính thực vật
Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá dạng bẹ,không có
cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm. Lá mọng nước, mép lá
có răng cưa thô như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm có nhiều đốm không
DHHD7NA
2008-2011
-8–
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
đều, lá dài từ 30 - 60 cm. Phát hoa ở nách lá, có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều
hoa mọc rũ xuống, với 6 cánh hoa dính nhau ở phần gốc, 6 nhị thò. Quả nang chứa
nhiều hột.
Cây Nha đam rất dễ trồng nơi ráo nước, nhiều nắng nhưng cần tưới 2 – 3
ngày 1 lần. Trồng bằng chồi non phát xuất từ gốc. Có thể trồng trong chậu kiểng.
Cây tuy thích ánh sáng mặt trời nhưng cũng chịu được bóng râm 50% và đất cằn
cỗi. Aloe vera không phát triển được ở nơi có mùa đông dưới 60C. Trong số hơn
300 loài Aloe, ngoài Aloe vera, Aloe ferox… dùng làm thuốc, còn một loài được
dùng làm cây cảnh rất đẹp, như Aloe variegata (Lô hội mỏ két) có hoa màu đỏ;
Aloe maculata (Lô hội vằn), hoa màu da cam...
Đây là loại cây có nguồn gốc sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc, mặc dù
nó thích hợp hơn với vùng nhiệt độ ôn đới với lượng mưa thấp như vùng khí hậu
đảo Canary. Bộ lá của cây có cùi dày, có khả năng chứa nhiều nước và chiều dài
của lá có thể dài hơn 50 cm. Để tránh sự thoát hơi nước khi trời nắng, cây đóng các
lỗ và khí khổng lại. Lượng nước được dự trữ trong lá được tiêu thụ dần khi lượng
mưa khan hiếm và bộ lá có thể tăng kích cỡ sau đó hoặc một số lá có thể bị chết để
phần còn lại của cây sống sót. Lô hội thực sự là một loại cây sống sót được với điều
kiện khắc nghiệt nhất. Nhưng cây lại không có khả năng chịu đựng được một số
điều kiện thời tiết bất thường như mưa bão, bão tuyết, cơn lạnh đột ngột, các cơn
mưa xối xả.
1.2 Quan điểm lựa chọn vấn đề trích ly tinh dầu.
Vấn đề này chúng ta hãy xem xét thông qua công dụng của nó hay nói
đúng hơn là ứng dụng của nó trong đời sống như thế nào?
1.2.1 Công dụng chính của cây lô hội.
Có dạng giống cây xương rồng và lá hình dao găm chứa đầy chất gel trong
suốt này đã được mang từ Châu Phi sang Bắc Mỹ vào thế kỷ 16..
Nhưng trước khoảng thời gian này khá lâu, aloe - một cái tên có nghĩa là
"chất đắng trong suốt" - đã được biết rỗng rãi như là một loại cây chủ lực có tác
dụng chữa thương. Người Ai cập cổ xưa đã ví cây Lô hội là một "loại cây bất tử" và
DHHD7NA
2008-2011
-9–
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
đã chôn nó cùng với các vị vua Ai Cập. trong những thập niên gần đây, các nghiên
cứu y khoa đã xác định và đưa ra nhiều tuyên bố y khoa là loại chất đắng trong suốt
này được dùng với dạng nước hoặc cũng có thể dùng dưới dạng viên nang mềm
chính là phần cốt lõi của cây lô hội. Dưới đây là những tác dụng cơ bản của nó.
1.2.1.1 Trong đông y và tây y.
Tác dụng xổ, nhuận trường.
Thời xa xưa. Từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính
nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của Nha đam.
- Liều thấp: 20-50mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
- Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận
trường, xổ.
- Liều cao: 200-500mg (10-20 lá): xổ mạnh.
Tại Pháp hiện có khoảng vài chục biệt dược có tác dụng nhuận trường, xổ
mà thành phần có chứa Aloès.
-Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá Nha đam. Cứ vài giờ uống một
muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày
(không được quá 400mg gel tươi/ngày).
- Trị bệnh ngoài da: Dịch Nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ
chân lông.Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa
mụn...
- Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong
đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
Trong thực phẩm, lá Nha đam dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có
nơi còn dùng lá Nha đam để nấu canh. Ngoài ra gel Nha đam còn được làm chất
đông kết cho rất nhiều món ăn.
Giúp Làm Lành Vết Thương.
Phần lớn lá lô hội chứa đầy chất gel (96% chất nước), có chứa 75 loại chất
đã được công bố. Nếu thoa vào vết thương, nó có tác dụng là loại thuốc tê nhẹ và
giúp giảm ngứa, sưng đau; đồng thời nó cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống
DHHD7NA
2008-2011
- 10 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
nấm, làm tăng việc lưu thông máu ở vùng bị thương, kích thích các nguyên bào sợi
và tế bào da có nhiệm vụ làm lành vết thương.
Một nghiên cứu trên động vật tại Hiệp hội Y Khoa Journal of the American
Podiatric Medical Association đã phát hiện ra rằng, cả hai phương cách uống và
thoa ngoài da đều có táct dụng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Các con
vật được thử nghiệm này đã được pha dung dịch lô hội (100mg/kg trọng lượng cơ
thể) vào nước uống của chúng trong vòng hai tháng hoặc được thoa trực tiếp 25%
chất kem lô hội lên vết thương trong vòng 6 ngày.
Lô hội có tác dụng tích cực trong cả hai trường hợp. Diện tích vết thương đã
giảm 62% ở những con đã uống lô hội so với tỉ lệ giảm 51% trong nhóm thử
nghiệm. Trường hợp thoa ngoài da đã giảm 51% diện tích vết thương so với tỉ lệ
33% trong nhóm thử nghiệm.
Tác dụng trị phỏng.
Các vết phỏng cấp 1 và 2 khi được chữa trị bằng cách thoa trực tiếp Aloe
gel tươi cho thấy thời gian lành vết thương nhanh hơn, đồng thời vết thẹo cũng
nhỏ hơn
Trong trường hợp phỏng thông thường, vấn đề quan trọng nhất là phải
chữa ngay, càng sớm càng tốt, và điều tốt nhất là dùng ngay chất gel từ một lá
Nha đam tươi làm thuốc thoa ngay vào chỗ bị phỏng và đây là tiến trình cần
làm: trước hết làm lạnh ngay vùng bị phỏng bằng cách ngâm trong nước lã hoặc
nước đá chừng 1 phút (nước làm nguội, nước lạnh có tác dụng làm tê, làm
ngưng cảm giác đau và ngăn chặn sự lan tràn của vết thương). Cắt một lá Aloe
tươi, thành từng đoạn và khía một đường sâu, bóc lớp vỏ ngoài và thoa chất
nhày (gel trong suốt) ngay vào vết thương, để chất nhày tự khô lại trên vết
thương. Có thể lặp lại vài lần nếu cần.
Hỗ Trợ Quá Trình Hồi Phục Sau Phẫu Thuật.
Theo một báo cáo của Journal of Dermatologic Surgery and Oncology thì lô
hội có tác dụng rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Người ta thử nghiệm
trên các bệnh nhân lứa tuổi 18 bị bệnh mụn trứng cá phải chịu phẫu thuật da mặt.
DHHD7NA
2008-2011
- 11 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
Người ta đắp những miếng băng lên mặt họ, một bên là miếng băng phẫu
thuật, một bên là miếng băng có thấm dung dịch lô hội. Kết quả là bên có tẩm dung
dịch lô hội làm nhanh hơn bên kia gần 75 tiếng đồng hồ.
Bác sĩ da liễu James Fulton tại Newport Beach, California - tác giả chính của
bản báo cáo - trong bài thực hành của mình ông đã dùng lô hội để đẩy nhanh quá
trình làm lành vết thương. Ông tuyên bố: "Bất cứ vết thương nào chúng ta cần chữa
trị, dù là khâu một vết mổ hay tẩy tế bào chết trên da thì bao giờ việc sử dụng lô hội
cũng vẫn tốt hơn".
Bảo Vệ Khỏi Chất Phóng Xạ.
Theo công bố của các nhà nghiên cứu tại trường đại học Hoshi - Nhật Bản
trên báo Yakugaku Zasshi, lô hội có tác dụng bảo vệ da khỏi bị tác hại do tia X. Họ
phát hiện ra rằng lô hội là một nhân tố chống oxy hóa rất hiệu quả, có tác dụng tẩy
đi các gốc hóa học tự do do chất phóng xạ gây ra. Họ còn phát hiện ra rằng nó cung
cấp được hai chất có tác dụng làm lành vết thương trên cơ thể : superoxide
dismutase (một loại enzyme chống oxy hóa) và glutathione (một loại axit amin kích
thích hệ thống miễn dịch).
Có Tác Dụng Đối Với Các Vấn Đề Về Ruột.
Theo một nghiên cứu được công bố trong tờ báo Alternative Medicine thì
nước uống lô hội có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh viêm nhiễm đường ruột.
10 bệnh nhân được cho uống 3 lần nước lô hội một ngày, mỗi lần là 2 ounce và
uống liên tục trong 7 ngày. Sau một tuần, tất cả các bệnh nhân đã tránh khỏi được
bệnh tiêu chảy, 4 người đã cải thiện vấn đề về ruột, và 3 người cho biết là cảm thấy
khỏe hơn.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng lô hội có khả năng cân bằng lại hệ thống
đường ruột bằng cách “điều chỉnh độ pH trong đường ruột, đồng thời cải thiện tính
co bóp của ruột – dạ dày, tăng tính nhuận tràng và làm giảm lượng vi sinh vật trong
phân, kể cả men.” Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nước dinh dưỡng lô hội có
tác dụng giúp giải độc tố trong đường ruột, trung hòa tính axit trong dạ dày, đồng
thời làm giảm chứng táo bón và loét dạ dày.
DHHD7NA
2008-2011
- 12 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
Làm Giảm Lượng Đường Trong Máu Cho Chứng Bệnh Tiểu
Đường.
Theo báo cáo của Hormone Research, đối với chứng bệnh tiểu đường, lô hội
còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu . Người ta thử nghiệm trên 5
bệnh nhân bị tiểu đường bằng cách cho uống ½ muỗng canh chiết xuất lô hội mỗi
ngày trong vòng 14 tuần trở lên. Kết quả là lượng đường trong máu đã giảm ở tất cả
các bệnh nhân, trung bình giảm khoảng 45% mà không có sự thay đổi về trọng
lượng .
Giảm Chứng Sưng Khớp.
Theo Journal of the American Podiatric Medical Association, lô hội còn có
tác dụng giúp phòng chống được chứng viêm khớp và làm giảm sự viêm nhiễm tại
các khớp do chứng viêm khớp gây ra. Lô hội còn có có thể ức chế khả năng phản
ứng tự miễn dịch gắn liền với một số dạng viêm khớp.
Người ta tiêm vào một số con vật thử nghiệm một loại vi khuẩn gây ra các
triệu chứng viêm khớp như sưng và viêm. Để xác định xem nó có khả năng hạn chế
chứng viêm khớp hay không, người ta đã tiêm chất lô hội dưới da hàng ngày và kéo
dài trong 13 ngày. Hàng ngày người ta dùng thước đo nhằm xác định độ viêm và
sưng.
Theo các nhà nghiên cứu thì nhiều hợp chất từ lô hội đã chứng tỏ có khả
năng chống viêm. Một loại axit hữu cơ trong lô hội có tác dụng làm giảm chứng
viêm đến 79, 7% và ức chế phản ứng tự miễn dịch đến 42, 4%. Một hợp chất lô hội
khác (anthraquinone) cũng có khả năng làm giảm chứng viêm nhưng không có tác
dụng đối với phản ứng tự miễn dịch.
Tại nước ta hiện thời có nhiều người dùng lá Nha đam tươi xay sinh tố
luôn cả vỏ để trị bệnh là không tốt vì chất nhựa Aloe trong vỏ màu lục có độc.
Ngoài ra trên thị trường có nhiều sản phẩm từ gel Aloe được bán với giá rất đắt
là không cần thiết vì không đạt yêu cầu bằng ăn gel tươi. Liều dùng có thể từ
100 - 200 g Aloe gel tươi mỗi ngày.
DHHD7NA
2008-2011
Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Các Bệnh Nhân Nhiễm HIV.
- 13 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
Theo Journal of Advancement in Medicine, nước uống dinh dưỡng lô hội đã
chứng tỏ là một thành phần quan trọng trong chương trình bổ sung dinh dưỡng
dành cho người bị nhiễm HIV dương tính. Người ta cho 29 bệnh nhân uống nước
ép lô hội nguyên chất 100% (4 lần một ngày, mỗi lần 5 ounce) song song với việc
bổ sung chất axit béo thiết yếu và một chế độ bổ sung khác có chứa các vitamin,
chất khoáng và axit amin. Các bệnh nhân được khuyên duy trì chế độ ăn bình
thường và không uống các loại bổ sung khác.
Sau 90 ngày, tất cả các bệnh nhân đã có những biến chuyển tốt hơn đối với
các vấn đề viêm nhiễm, bệnh nấm, chứng mệt mỏi và tiêu chảy cũng như làm tăng
lượng bạch cầu trong máu (có nghĩa là hệ thống miễn dịch của họ đang có phản ứng
tích cực). Tình trạng sức khỏe chung của họ cũng đã được cải thiện. Trong khoảng
25% bệnh nhân, lô hội đã đánh bại được khả năng tái sản xuất của virus. Các nhà
nghiên cứu phát hiện ra rằng lô hội (chiết xuất mannose và một số hợp chất khác)
có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các tế bào trợ giúp T4, các
bạch cầu kích hoạt phản ứng miễn dịch chống viêm nhiễm.
Khích Thích Phản Ứng Miễn Dịch Chống Ung Thư.
Theo một nghiên cứu gần đây, lô hội có khả năng giúp kéo dài thời gian và
kích thích hệ thống miễn dịch ở các bệnh nhân bị ung thư.
Theo một nghiên cứu được công bố trong tờ báo y khoa Nhật Bản Yakhak
Hoeji, người ta đã cho một số con chuột có mang các khối u ung thư uống nước lô
hội trong vòng 14 ngày. Ngoài tác dụng ức chế sự phát triển các khối u, lô hội còn
giúp kéo dài tuổi thọ trung bình đến 22% ở những con uống theo liều mỗi ngày
50mg lô hội / kg trọng lượng cơ thể và 32% ở những con uống theo liều 100mg/kg
trọng lượng. Một thử nghiệm tương tự trên các tế bào ung thư người (bên ngoài cơ
thể) đã phát hiện ra rằng những liều lô hội cao có khả năng hạn chế sự phát triển của
các tế bào ung thư này.
Các nhà nghiên cứu viết trong cuốn Cancer Immunology and
Immunotherapy đã phát hiện ra rằng một hợp chất (lectin) từ lô hội khi được tiêm
thẳng vào các khối u đã kích hoạt được hệ thống miễn dịch chống ung thư. Các tế
DHHD7NA
2008-2011
- 14 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
bào chữ T đã bắt đầu tấn công các tế bào trong khối u được tim bằng lectin.
Lô hội khởi động hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt các đại thực bào (loại
bạch cầu “nuốt” lấy các sinh kháng thể), nguyên nhân của việc phóng thích các chất
kích hoạt miễn dịch và chống ung thư như interferon, interleukine …Hơn nữa, các
nhà nghiên cứu tuyên bố lô hội còn có khả năng đẩy mạnh sự phát triển các tế bào
bình thường (không bị ung thư).
Có Tác Dụng Tốt Với Bệnh Ung Thư Phổi.
Theo một nghiên cứu được công bố trong cuốn Japanese Journal of Cancer
Research, tác dụng phòng ngừa của lô hội đã được xác định trên 673 bệnh nhân bị
ung thư phổi tại Okinawa, Nhật Bản. Cuộc thử nghiệm này đã quan sát mối quan hệ
giữa các số lượng tương đối của 17 loại dinh dưỡng từ thực vật trong chế độ ăn,
đồng thời quan sát quá trình diễn ra của căn bệnh ung thư phổi trong một giai đoạn
hơn 5 năm.
Trong số đó, duy chỉ có lô hội là loại dinh dưỡng từ thực vật có tác dụng bảo
vệ khỏi bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu tuyên bố : “Theo các kết quả dịch tễ học
cây trồng cho biết thì lô hội có tác dụng ngăn chặn các chất gây ung thư phổi”. Hơn
nữa, lô hội còn là “một loại chất phòng ngừa rộng rãi”, hay còn gọi là “một loại
dưỡng chất phòng chống được nhiều loại bệnh ung thư cho con người”..và nhiều
ứng dụng khác nữa ngoài ra nó còn có ứng dụng trong làm đẹp…
1.2.1.2 Một số ứng dụng khác của cây nha đam.
Aloe gel được dùng trong nhiều mỹ phẩm, nhất là những loại kem thoa
ngoài da. Nữ hoàng Cleopâtre đã từng dùng Aloe gel để thoa da cho bóng,
nhưng muốn có một làn da đẹp nên dùng Aloe gel tươi, lấy ngay từ lá, vì đa số
các loại gel “ổn định hóa” trong công nghiệp mỹ phẩm dùng trên thị trường như
kem thoa mặt, dưỡng da, dưỡng thể và dầu gội đầu lại không hề có tác dụng trị
liệu vì các hợp chất thiên nhiên của Aloe gel bị phân hủy do quá trình chế biến,
bảo quản.
Nhiệt độ nóng cũng gây hư hại gel, nên cần tránh sử dụng nhiệt (nấu chè
ăn thì không tốt bằng ăn gel tươi), đồng thời người ta cũng còn phải thêm những
DHHD7NA
2008-2011
- 15 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
chất diệt khuẩn, chống mốc để tránh việc hư hại do vi khuẩn, nấm mốc và chính
những chất phụ gia ấy gây hại tế bào da.
Thông thường thì một nồng độ 40% gel trở lên mới có thể có tác dụng
sinh học. (Theo tiêu chuẩn của WHO thì chỉ có gel ở trạng thái tươi mới có tác
dụng, và cách trích gel được làm như sau: Lấy lá tươi, rửa sạch bằng nước máy
có đủ độ clor dư. Tách bỏ lớp vỏ ngoài của lá kể cả các tế bào trụ bì. Người ta
biết chất Aloe gel tươi có tính sát khuẩn và bảo quản tốt cho gel nếu lúc thao tác
ta không làm nhiễm trùng miếng gel.
1.2.2. Thành phần hóa học của cây Nha đam.
Chất nhựa trong suốt trong lá nha đam còn được gọi là "lô hội". Chất
nhựa có màu hơi vàng của nha đam (còn gọi là tinh dầu). Phân tích thành phần
nhựa lấy từ lá nha đam, các nhà nghiên cứu tìm thấy các chất sau :
Hợp chất Anthraquinon:
Các chất anthraquinon có tính thăng hoa, tức là dưới tác động của nhiệt
độ, chất đó có khả năng chuyển từ thể rắn sang thể khí. Các nhà chuyên môn
ứng dụng tính chất này để xác định nhanh sự có mặt của anthhraquinon trong
dược liệu bằng cách làm vi thăng hoa rồi soi trên kính hiển vi, nếu có,
anthraquinon sẽ thẻ hiện những tinh thể hình kim có màu; và khi cần loại bỏ
anthraquinon trong dược liệu, người ta sao hay sấy dược liệu ở nhiệt độ thích
hợp
Đây là thành phần có tác dụng của nha đam bao gồm:
Aloe Emodin (chất này không có trong dịch tươi nha đam).
Trong nhựa khô, Aloe Emodin chiếm 0,05%-0,5% chất này tan trong ete
cloroform, benzen.
DHHD7NA
2008-2011
- 16 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
Barbaloin: Chiếm 15-30% thành phần nhựa của nha đam. Chất
này sẽ tan dần khi để ngoài không khí và ánh sáng. Tan trong nước, cồn, axeton,
rất ít trong benzen và cloroform.
Aloinosit A, Aloinosit B, Anthranol...
Glycozit, Aloezin, Aloenin...
Chất nhựa: Este của axít cinnamic.
Chất hữu cơ: Monosaccharit, Polysacarit, xenluloza, mannoza,
L-rhamnoza
Các vitamin: gồm B1, B2, B6 và axít folic.
Các Enzym: Oxydaza, Lipaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza …
Các nguyên tố khoáng vi lượng: Kẽm, kali, magiê, crom,
mangan,
canxi
1.3. Quá trình hoạt động nghiên cứu của cây nha đam(lô hội).
1.3.1. Trên thế giới.
Những người nghiên cứu có uy tín, đề nghị dùng nguyên lá và chế biến khô
lạnh nguyên lá lô hội. Chế biến bằng nhiệt sẽ làm mất chất đường saccharides đa
phân tử. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm tác nhân trị bệnh trong cây lô hội. Nên uống một
lần từ 28 đến 56gr chất lô hội cô đặc mỗi ngày, để tăng cường hệ thống miễn nhiễm
và cải thiện sự tiêu hóa.
Cả nguyên lá cũng có thể xay và dùng như thuốc đắp hay là ăn. Dù để
nguyên hay làm đông khô, cây lô hội vẫn có vị chua chát.
Trong bất kỳ trường hợp nào, với điều kiện sống tự nhiên của nó ( Vùng đảo
Canady ) thì đây là loại cây tự bảo vệ với những gai nhỏ trên lá. Chính chất lỏng
màu vàng hay nhựa cây được tiết ra từ vỏ cây đã được tìm hiểu. Chất lỏng dính này
DHHD7NA
2008-2011
- 17 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
có mùi vị đắng đáng sợ cho bất kỳ kẻ thù nào, có khả năng chữa lành vết thương
một cách mau chóng khi lá cây bị cắt hoặc rách. Chỉ sau thời gian ngắn khi nhựa
cây tiết ra, vết thương trên lá được liền lại bởi chất lỏng trở nên sền sệt che phủ bên
trong vết thương khỏi bị lộ ra. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có ý kiến cho rằng
đặc tính chữa bệnh của cây nằm trong nhựa cây này.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã tiến hành về thành phần của chất nhựa cây Lô hội
để tìm ra các hợp chất có khả năng chữa bệnh, nhưng với các phương pháp phân
tích hiện đại mới chỉ tìm ra được sự có mặt của các nguyên tố trong đó. Cho nên có
ý kiến cho rằng các thành phần vitamin chứa trong đó có thể tạo nên khả năng chữa
bệnh. Trong tinh dầu có 12 loại vitamin, nhưng chưa phân biệt được về mặt lượng
giữa các thành phần được tìm ra. Đó là các loại sau: vitamin B1, B2, B3, B6,
Vitamin C, E, Beta caroten, axit Folic, Choline. Gần 20 loại axit amin cũng được
tìm thấy trong thành phần nhựa cây như: Lysine, Leucine, Methionine, Threonine,
Proline …. Cũng như các nguyên tố khoáng, một số enzyme, mono và
polysacharide cũng có mặt. Như vậy có nghĩa là việc nghiên cứu còn đang tiếp tục
với hàng loạt các nguyên tố được tìm thấy với lượng hợp lý trong đó, mặc dù chưa
có nguyên tố nào đặc biệt đáng chú ý. Hàm lượng và chủng loại các hợp chất được
tìm thấy trong cây Lô hội không thể tìm thấy trong hầu hết các loài rau được
nghiên cứu và việc nghiên cứu hiện nay về thành phần phân tử của nó còn đang
được tiếp tục. Sự phối hợp của tất cả các hợp chất có mặt trong cây đã sản sinh ra
một hiệu quả mà không một loại sản phẩm nào đã biết vượt qua được, với chất
nhựa từ cây là sản phẩm tốt nhất từ tự nhiên 100% và là loại mỹ phẩm 100% từ
thực vật.
Vậy chất nhựa từ cây Lô hội được sử dụng làm gì? Ngay từ thời xưa người
ta đa dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhờ vào sự có mặt của hàng loạt nguyên
tố dinh dưỡng có trong tế bào cây. Lô hội với đặc tính chủ yếu là chất kích thích tạo
thành tế bào nên hiệu quả của nó rất rõ rệt trong nhiều trường hợp, như đối với
phần bên ngoài da: da khô và nứt nẻ, bị phỏng ( do tai nạn, hoá chất, điện, ánh
nắng, chà sát ), côn trùng cắn, bị dị ứng, da bị mụn trứng cá, da bị tấy rát, eczema,
DHHD7NA
2008-2011
- 18 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
nấm ở bàn chân, nốt sùi, nhiễm âm đạo.Chất nhựa trong cây kích thích quá trình
tạo ra sụn và keo trong cơ quan nội tạng, bù đắp sự hoá già bằng việc tái tạo lại
chúng. Nó không những được sử dụng cho nhu
cầu của con người mà còn sử dụng trong thú y
với những tác dụng tương tự. Với nhiều công
dụng như trên, hiện nay ngành dược phẩm, mỹ
phẩm các nước đã sử dụng nguyên liệu cây lô
hội để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau.
Ngành dược phẩm của nước ta cũng đã nghiên
cứu và bắt đầu sử dụng loại cây này. Hy vọng
với sự tiến bộ của việc ứng dụng công nghệ mới, cây Lô Hội sẽ trở thành cây dược
liệu quý. Bà con nông dân sẽ có điều kiện tiêu thụ sản phẩm khi đưa loại cây trồng
này vào sản xuất, tăng hiệu quả của việc canh tác cây trồng của mình.Nhiều nghiên
cứu của các nhà khoa học đã cho thấy cây Lô Hội có rất nhiều tác dụng như: trị vết
thương, ngăn ngừa và chữa bệnh, làm thức uống, dưỡng da, dầu gội,… Do vậy
ngày nay cây Lô Hội được sử dụng để làm nguyên liệu chế biến các loại mỹ phẩm,
thực phẩm và dược phẩm rất hữu dụng và bổ ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, tính
hiệu quả của các sản phẩm Lô Hội phụ thuộc vào độ tinh khiết của sản phẩm cũng
như phương pháp sản xuất và cách bảo quản. Chúng ta đã biết rằng trong quá trình
chế biến, việc làm khô phần ruột lá Lô Hội để làm thành dạng bột sẽ làm mất đi
hầu hết các đặc tính y học của nó, do đó để duy trì được các đặc tính có lợi này
trong một thời gian dài thì các sản phẩm này phải được giữ ổn định về mặt hóa học.
Đây là một công việc khá phức tạp, khó khăn và chính điều này đã thôi thúc các
nhà khoa học trên thế giới tập trung vào nghiên cứu.
Nhận thức được tính hữu ích của cây Lô Hội, các nhà nghiên cứu đã
không ngừng nỗ lực tìm kiếm cách thức để trích ly,
bảo quản nhằm hạn chế tối đa sự thay đổi phẩm
chất của chất gel trong cây Lô Hội.
DHHD7NA
2008-2011
- 19 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
Đầu tiên là hai sáng chế được đăng ký ở Mỹ vào năm 1975:
Sáng chế US3892853 – Stabilized aloe vera gel and preparation of same Ổn định chất gel trong Aloe vera và quá trình sản xuất của Cobble Henry H., tác
giả đã nghiên cứu quá trình làm ổn định chất Gel từ lá để tìm cách bảo quản lâu bền
hoạt tính chữa bệnh trong gel tươi.
Sáng chế US3878197 – Process for preparing extracts of aloe vera - Quá
trình chiết xuất từ cây Lô Hội của Maret Ray H., tác giả tìm hiểu quá trình trích và
làm ổn định dịch nước từ lá cây Lô Hội, chất gel được lấy bằng cách cắt bỏ vỏ và
lớp aloin từ lá, được xử lý bằng tia cực tím ở nhiệt độ môi trường để sản phẩm trích
ly ổn định về mặt hóa học và giữ được đặc tính như nước Lô Hội tươi.
Đến năm 1985, tác giả Tumlinson Larry N (US4555987) đã nghiên cứu thiết
bị trích xuất chất gel tinh khiết từ cây Lô Hội. Lá cây Lô Hội sau khi thu hoạch
được đặt giữa cặp dây của roa chuyển động liên tục qua nhiều con lăn cán được sắp
xếp theo khuôn mẫu định trước. Những con lăn cán này vừa nghiền vừa đẩy chất
gel ra khỏi lá, sau đó được đưa vào lọc. Vỉ lọc được đặt nghiêng nhằm mục đích
cho lá cây di chuyển từ từ qua nhằm hứng chất gel rơi xuống, sau đó lá cây này bị
đẩy ra khỏi khu vực thu gom chất gel trước khi gel bị nhiễm bẩn bởi aloin từ lá.
Trong những năm sau đó, từ những nghiên cứu cách thức để giữ ổn định
chất gel được trích xuất từ cây Lô Hội, các nhà khoa học đã từng bước nghiên cứu
để sản xuất chất gel theo hướng công nghiệp hóa và tinh khiết hơn.
Những năm tiếp theo, lượng sáng chế tăng lên đáng kể, năm 2002 với 38
sáng chế, 2003 với 40 sáng chế…. Trong giai đoạn này các nghiên cứu cũng khá đa
dạng, các nhà khoa học của các nước (Mỹ, Nhật, …) tiếp tục nghiên cứu việc làm
ổn định chất gel và ứng dụng tính mát, tính mềm mại của cây Lô Hội để sản xuất
găng tay, giày dép, … Bên cạnh đó, cây Lô Hội còn được dùng làm thức uống:
nước ép, nước giải khát… Và cho đến nay, để thương mại hóa các sản phẩm của
cây Lô Hội, các nhà nghiên cứu đã từng bước đi sâu vào phương thức tạo ra sản
phẩm cho đời sống: thức uống (sáng chế ES2298003), mỹ phẩm
DHHD7NA
2008-2011
- 20 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
(WO2008051080), găng tay (US2004115250), thuốc trừ sâu (US2008125320) và
thậm chí cả phương pháp trồng cây Lô Hội (WO2008007389),…
Ngày nay với công nghệ phát triển của thế giới, cây Lô Hội đã trở nên phổ
biến hơn. Để sản xuất các sản phẩm từ cây Lô Hội có tính thương mại thì đòi hỏi
phải có công nghệ cao trong việc tách chiết và bảo quản chất gel, việc này các nhà
khoa học đã nghiên cứu, vấn đề còn lại là làm sao để đưa các công nghệ đó vào sản
xuất để tạo ra các sản phẩm mang đầy đủ các tính năng hữu ích của loài cây này?
Nhưng trước hết chúng ta phải đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng.
1.3.2. Ở Việt Nam.
Ở nước ta, Lô Hội cũng đã được biết đến từ rất lâu nhưng chỉ làm cây cảnh
và dùng để chữa một số bệnh thông thường ngoài da. Kỹ sư Lê Đình Chức đã
nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Lô Hội, nêu rõ quy trình từ chọn giống, làm đất, kỹ
thuật trồng đến chăm sóc và phòng trừ sâu hại cho cây nhằm đạt được năng suất
cao. Cây Lô Hội rất thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng và không ngập nước,
phát triển mạnh ở dạng đất cát và đất pha cát ven biển. Tuy nhiên, cũng có thể trồng
Lô Hội trên các loại đất khác, nơi những cây trồng khác kém hiệu quả, như đất hơi
kiềm, đất chua, đất sét. Cây đã được trồng nhiều ở Ninh Thuận và một số vùng đất
Bình Dương như Tân An … Khi trồng cây Lô Hội, nông dân không phải đầu tư ban
đầu cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản và trồng một lần có thể thu hái lâu dài, mang
lại hiệu quả rất cao.
Dù vậy, điều mà người nông dân lo lắng là khi diện tích trồng ngày càng
được nhân rộng thì tìm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm là rất khó và ước ao có một thị
trường tiêu thụ tàu lá Lô Hội. Các nhà khoa học Việt Nam bước đầu đã nghiên cứu
một số công nghệ, góp phần giải quyết những khó khăn cho người trồng. Một số
kết quả có thể kể đến như:
– Công nghệ sản xuất các chế phẩm thực dưỡng từ cây Nha đam (Lô Hội)
Aloe vera, sản phẩm của Công ty TNHH Sức Khỏe Vàng, năm 2003.
DHHD7NA
2008-2011
- 21 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
– Công nghệ và thiết bị sản xuất thực phẩm bảo kiện và dược phẩm, mỹ
phẩm từ cây Nha đam (Lô Hội) Aloe vera Barbadensis, sản phẩm của Công ty
TNHH Sức Khỏe Vàng, năm 2006.
– Tác giả Nguyễn Phú Kiều cũng nghiên cứu ứng dụng dược tính của Lô
Hội trong y học: Vegakiss dùng để điều trị HIV/AIDS từ cây Trà hoa Dormoy và
cây Lô Hội, năm 2006.
Với lợi thế về địa lý và khí hậu ở nước ta, chúng ta có thể phát triển vườn
cây Lô Hội theo hướng công nghiệp, mặt khác cũng cần hỗ trợ các nhà khoa học
trong các nghiên cứu tạo ra các máy móc thiết bị, các quy trình công nghệ để chiết
xuất các chất có ích cho chế biến sản phẩm và xuất khẩu.
Năm 2006 Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học &
Công nghệ tỉnh Hải Dương đã nhân giống và cung cấp 3.000 cây giống Lô hội từ
cấy mô cho Công ty Cổ phần dược VTYT Hải Dương đồng thời chuyển giao quy
trình kỹ thuật trồng để tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc chữa bệnh. Công
ty đã triển khai trồng thử ở trại cây Cầu xe - Huyện Tứ Kỳ và đó thu được 3.000
cây Lô hội ngoài vườn sản xuất sinh trưởng, phát triển tốt, có thể phục vụ công tác
nghiên cứu và sản xuất thuốc của công ty.
Năm 2007, Công ty cổ phần dược Hải Dương tiếp thu công nghệ sản xuất
viên nang mềm Aloe vera do Công ty Sức khoẻ vàng Sài Gòn chuyển giao để
nghiên cứu áp dụng sản xuất thử, và đã tiến hành sản xuất với qui mô công nghiệp.
Nhờ thành công của đề tài nghiên cứu khoa học, cây thuốc Lô hội đã được
đưa vào nghiên cứu hoàn thiện ở Hải Dương. Đó là hướng đi đúng đắn mở đường
cho việc tiếp tục nghiên cứu các cây trồng khác, góp phần thiết thực cho yêu cầu
bảo vệ nguồn gen tài nguyên cây thuốc thiên nhiên ở Việt Nam.
Những tính năng của cây lô hội (cây nha đam) đã được khắp nơi trên thế
giới biết đến, từ thời văn minh cổ Ai Cập, Ba Tư, Hy Lạp, Ần Độ và Phi Châu.
Đây là loại cây bụi như xương rồng, có lá tựa hình lưỡi dao thép, mọc nhiều ở
vùng khí hậu ấm và khô. Người Tây Ban Nha đã đem cây lô hội từ châu Ấu vào
miền Nam châu Mỹ.
DHHD7NA
2008-2011
- 22 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
Lịch sử đã ghi lại: Aristote thuyết phục Alexandre Le Grand chinh phục
Đông Phi, để có đủ cây lô hội chữa trị vết thương cho binh sĩ.
Chất trích từ cây lô hội hiện nay đang được sử dụng hầu như khắp nơi
trên thế giới: dùng như nước trái cây, chế thuốc viên, thoa lên da và da đầu như
một mỹ phẩm hay thuốc mỡ để trị bệnh.
DHHD7NA
2008-2011
- 23 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết của quá trình trích ly.
Trích ly là dùng những dung môi hữu cơ hòa tan các chất khác, sau khi
hòa tan, ta được hỗn hợp gồm dung môi và chất cần tách, đem hỗn hợp này tách
dung môi ta sẽ thu được chất cần thiết.
Cơ sở lý thuyết của quá trình trích ly là dựa vào sự khác nhau về hằng số
điện môi của dung môi và chất cần trích ly. Những chất có hằng số điện môi gần
nhau sẽ dễ hòa tan vào nhau.
Bản chất của quá trình trích ly là quá trình khuếch tán nên người ta
thường dựa vào các định luật khếch tán của FICK để giải thích và tính toán.
Tinh dầu có hằng số điện môi dao động từ 2 - 5 và các dung môi hữu cơ
có hằng số điện môi dao động từ 1,5 - 2. Trong công nghiệp sản xuất tinh dầu,
phương pháp này dùng để tách tinh dầu trong các loại hoa (hàm lượng tinh dầu
ít). Phương pháp này có thể tiến hành ở nhiệt độ thường (khi trích ly) và có thể
lấy được những thành phần quí như sáp, nhựa thơm trong nguyên liệu mà
phương pháp chưng cất không thể tách được. Vì thế, chất lượng của tinh dầu sản
xuất bằng phương pháp này khá cao
2.2.1.Một số yêu cầu chung của dung môi trong trích ly tinh dầu.
Chất lượng của tinh dầu thu được bằng phương pháp trích ly phụ thuộc rất
nhiều vào dung môi dùng để trích ly, vì thế dung môi dùng để trích ly cần phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nhiệt độ sôi thấp để dễ dàng tách tinh dầu ra khỏi dung môi bằng
phương pháp chưng cất, nhưng không được thấp quá vì sẽ gây tổn thất dung
môi, dễ gây cháy và khó thu hồi dung môi (khó ngưng tụ),
- Dung môi không tác dụng hóa học với tinh dầu,
DHHD7NA
2008-2011
- 24 –
khóa :
Đồ án công nghệ hóa-2011
- Độ nhớt của dung môi bé để rút ngắn thời gian trích ly (độ nhớt nhỏ
khuếch tán nhanh),
- Dung môi hòa tan tinh dầu lớn nhưng hòa tan tạp chất bé,
- Dung môi không ăn mòn thiết bị, không gây mùi lạ cho tinh dầu và đặc
biệt không gây độc hại,
- Dung môi phải rẽ tiền và dễ mua.
Tuy nhiên, không có loại dung môi nào đạt được tất cả yêu cầu trên.
Ví dụ: rượu, axêton hòa tan tinh dầu tốt nhưng hòa tan cả nước và đường
có trong nguyên liệu nữa và như vậy tinh dầu sẽ có mùi caramen sau khi dùng
nhiệt để tách dung môi. Nếu sử dụng ête êtilic dùng làm dung môi trích ly thì
dung môi này hòa tan nhựa và sáp tốt nhưng độc và dễ sinh ra hỗn hợp nổ.
Hiện nay, người ta thường dùng dung môi là ête dầu hỏa, nhiệt độ sôi
450 - 700C thành phần chủ yếu là các hidro cacbon no như pentan, hexan và lẫn
một ít heptan. Ête dầu hỏa cần được tinh chế trước khi sản xuất. Ête dầu hỏa
được đem đi cất lại để lấy những phần có nhiệt độ sôi từ 45 0 - 700C đưa vào trích
ly. Ête dầu hỏa dễ cháy nổ, độc, do đó trong sản xuất cần thực hiện nghiêm túc
các qui tắc về an toàn lao động và phòng chữa cháy. Hiện nay, ở một số nước
người ta dùng dung môi trích ly là CO2 lỏng, dung môi này không độc, có độ
bền hóa học cao nên đảm bảo cho tinh dầu thu được có chất lượng cao.
2.2.Các phương pháp trích ly tinh dầu.
Tùy thuộc từng loại nguyên liệu và trạng thái của tinh dầu trong nguyên
liệu (tự do hoặc kết hợp) mà người ta dùng các phương pháp khác nhau để tách
chúng.
Các phương pháp tách tinh dầu cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản
như sau:
- Giữ cho tinh dầu thu được có mùi vị tự nhiên ban đầu
- Qui trình chế biến phải phù hợp, thuận lợi và nhanh chóng
DHHD7NA
2008-2011
- 25 –
khóa :