Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Phân tích sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.15 KB, 29 trang )

Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ
Thuật Nghệ An
Khoa Tài Chính – Quản Trị
---------------------Bài Tiểu Luận
Đề Tài: “Phân tích sự biến động của tỷ giá
hối đoái và tác động của nó tới hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời
gian qua”
Giáo viên trực giảng: Hồ Hoàn Lương
Nhóm thực hiện: Nhóm I
Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Mai Hiên


CHI TIẾT ĐỀ TÀI
 Gồm:
 Chương I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái
 Chương II: Tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất
nhập khẩu.


Chương I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái
I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.Khái niệm tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước
này được đo lường bằng những đơn vị tiền tệ nước khác.
VD: vào ngày 22/8/2011 tỷ giá bán ra của các ngoại
tệ - đồng tại ngân hàng ngoại thương việt nam là
1eur = 29.796vnd, 1usd = 20.800vnd…




I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
2. Phân loại tỷ giá hối đoái
 phân loại theo chế độ quản lý
- Tỷ giá hối đoái chính thức
- Tỷ giá thị trường (tự do và chợ đen)
 Phân loại theo phương thức giao dịch
- Tỷ giá giao ngay và tỷ giá giao dịch kỳ hạn
 Phân loại theo giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
- Tỷ giá hối đoái chính thức
 Phân loại theo thời điểm giao dịch
- Tỷ giá mở cửa
- Tỷ giá đóng cửa.


II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Sự ổn đình trong tốc độ tăng trưởng kinh tê
 Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đối với tỷ giá hối đoái.


II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI
2. Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế
 Tác động của tài khoản vãng lai tới tỷ giá hối đoái
các nhân tố như: mức giá cả tương đối, chính sách
bảo hộ, sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa nội so với
hàng hóa ngoại. Mọi sự biến động sẽ làm cho cầu xuất nhập
khẩu thay đổi và từ đó làm cho cán cân thương mại dịch

chuyển và tỷ giá hối đoái thay đổi.


II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI
 tác động của tài khoản vốn đến tỷ giá hối đoái
Tài khoản vốn có cơ chế tác động phức tạp hơn.Bất
kỳ nhân tố nào có tác động làm thay đổi tyw suất lợi tức của
tài sản theo hướng làm tăng giá trị của tài sản nội tệ cao
hơn tài sản nước ngoài thì đều có tác động là giảm tỷ giá
hối đoái và ngược lại, mọi nhân tố tác động làm tăng tỷ suất
lợi tức của tài sản ngoại tệ cao hơn tài sản nội tệ thì có tác
động làm tăng tỷ giá hối đoái.
 Mức chênh lệch lạm phát
nước nào có mức chênh lệch lạm phát lớn hơn thì
đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn
lại. Yếu tố này chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá
trong dài hạn.


II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI
 Sự thay đổi lãi suất trong nước
Nếu sự tăng của lãi suất trong nước là so sự tăng lên
của lãi suất thực tế thì tỷ giá sẽ biến đổi theo hướng tăng giá
dồng nội tệ và ngược lại
 kiểm soát của chính phủ
Chính phủ và các NHTW có thể tác động làm tỷ giá
danh nghĩa thay đổi trong dài hạn thông qua việc thực hiện
chính sách tài khóa và ngoại tệ.

 Nhân tố khác
các nhân tố khác như yếu tố tâm lý của công chúng,
năng suất lao động của quốc gia…


Chương II: Tỷ giá hối đoái với hoạt động
xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
I. SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI DOÁI TRONG THỜI
GIAN QUA
Trong thời gian gần đây, tỷ giá hối đoái giữa VND và
USD dã biến động theo chiều hướng không ổn định
VD: Nếu quý I/2008 tỷ giá VND/USD giảm từ mức
16.112 VND/USD xuống còn 15.960 đồng, thì trên thị trường
tự do mức giá đó chỉ còn 15.700-15.800 VND/USD. Nhưng
đến quý II/2008 tỷ giá đã có lúc lên tới 19.500 VND/USD
( ngày 18/6/2008 cao hơn 2.600 đồng so với mức giá trần),
còn trên thị trường tự do tỷ giá này cao hơn khoảng 100-150
đồng


I. SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI DOÁI TRONG
THỜI GIAN QUA

 Biểu đồ biểu diễn sự biến động của tỷ giá hối đoái năm 2008.


I. SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI DOÁI TRONG
THỜI GIAN QUA

 Biểu đồ diễn biến tỷ giá USD/VND tháng 11/2009 – 12/2010.



I. SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI DOÁI TRONG
THỜI GIAN QUA

 Biểu đồ diễn biến tỷ giá USD/VNĐ trong tháng 5, 6, 7, 8 năm 2011.
(ĐVT: Đồng).


II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỜI GIAN QUA
1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam
- Từ năm 2002 đến nay, thâm hụt thương mại gia tăng là
gánh nặng đối với cán cân thanh toán quốc tế và làm cho tài
khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt. Năm 2007, thâm hụt
tài khoản vãng lai lên tới 6,9 tỷ USD, năm 2008 là 9 tỷ USD,
năm 2009 là 7,3 tỷ USD
- Tính đến 26/12/2008, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ
giá từ 2% lên 5%, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ liên NH 5,16%.
Ngày 26/11/2009, NHNN hạ biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống
3%, đồng thời nâng tỷ giá liên NH lên 5,44% lên mức 17.961
VNĐ/USD. Ngày 10/2/2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá liên NH từ
mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.


II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỜI GIAN QUA
2. Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động XNK ở Việt
Nam.
Việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho XK

và thuận lợi cho NK dẫn đến kết quả XK ròng giảm. Ngược
lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm, XK sẽ có lợi thế trong khi NK
lại gặp bất lợi và XK ròng tăng lên.
Ví dụ:Bộ ấm chén Hải Dương giá 70.000 VNĐ và một
bộ ấm chén tương đương T Quốc giá 33 CNY. Với tỷ giá hối
đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén TQ sẽ được bán ở
mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén VN là 70.000
VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ TQ có lợi
thế cạnh tranh hơn.


II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỜI GIAN QUA

 Đối với hoạt động xuất khẩu
- Từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thương mại Việt
Nam tăng rất nhanh. Tính trung bình từ năm 1990 đến 2009,
xuất khẩu của VN tăng trung bình hằng năm 18.7%/năm.
- Cơ cấu mặt hàng XK của VN, nguyên liệu thô và sản
phẩm sơ chế giá trị gia tăng thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kim
ngạch XK khoáng sản từ năm 2000 đến nay chiếm 30 – 40%,
mặt hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế chiếm 15 – 17%,
mặt hàng chế biến chiếm 43 – 50%, trong đó một tỷ trọng khá
lớn là gia công may mặc, giầy da.Hơn 70% nguyên liệu gia
công XK là từ Nhập Khẩu và giá trị gia tăng từ mặt hàng này
tương đối thấp.Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và
giá trị gia tăng cao chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng
XK.



II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỜI GIAN QUA

 Đối với hoạt động Nhập Khẩu
- Tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức chỉ bằng 76%
GDP vào năm 1990 tăng lên 162% GDP năm 2008. Thâm
hụt thương mại theo đó cũng ngày càng lớn, từ mức 0.6 tỷ
USD năm 1990, và lên đỉnh điểm vào năm 2008 là 17.51 tỷ
USD.
- Cơ cấu Nhập Khẩu, phần lớn là máy móc thiết bị
và nguyên liệu, hàng tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%.
Từ năm 2000 đến nay, nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ
chiếm 6 – 85, nguyên liệu chiếm 60 -67%, còn lại là máy
móc thiết bị. Ta có thể thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và tỷ lệ
xuất nhập khẩu qua biểu đồ


II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỜI GIAN QUA

 biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ lệ XNK


Chương III: Một số giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong
hoạt động xuất nhập khẩu
I. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP
1. Trên tầm vĩ mô
- Các cơ quan quản lý vĩ mô phải nghiên cứu kỹ cơ
sỏ lý thuyết, kinh nghiệm của các nước cũng như thực tế

của Việt nam
- Cần phải cân nhắc lựa chọn sao cho có lợi nhất
cho sự phát triển kinh tế và mục tiêu xây dựng nền kinh tế
hướng ngoại hiên nay của Việt Nam
- Mục tiêu trước mắt và lâu dài là ổn định đồng tiền,
kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh xuất khẩu


I. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP

2. Trên tầm vi mô
- Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là
người trực tiếp chịu ảnh hưởng của tỷ giá do đó giải
pháp đưa ra phương thức thích nghi có hiệu quả trong
tình hình chế độ tỷ giá
- Hệ thống ngân hàng thương mại phải đa dạng
hoá hoạt động kinh doanh của mình, không ngừng đổi
mới công nghệ và nghiệp vụ, phát huy những nghiệp vụ
vốn có trong vấn đề tiền tệ và tỷ giá hối đoái


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Giải pháp mang tính vĩ mô
 phương pháp xác định và điều chỉnh tỷ giá
- Xác định đúng đắn và điều chỉnh hợp lý cơ cấu tỷ
trọng đồng tiền trong rổ tiền tệ của Việt Nam trong từng kỳ
Xoá dần tâm lý sùng bái đồng đô la mỹ
- Phát huy vai trò tỷ giá trong việc định hướng và
khuyến khích xuất khẩu
- Giảm dần sự lệ thuộc vào đồng đô la mỹ



II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

 xây dựng thị trường ngoại hối ở Việt Nam.
- Khi xây dựng thị trường ngoại hối thì mỗi doanh
nghiệp đều có khả năng trở thành một thành viên của thị
trường
- trực tiếp tham gia việc mua bán vay mượn ngoại
tệ thì khi đó mỗi doanh nghiệp kinh doanh sẽ chủ động
phói hợp với các ngân hàng tiến hành những nghiệp vụ
như mua bán ngoại tệ có kỳ hạn để đảm bảo an toàn
nguồn vốn ngoại tệ của mình qua đó tạo điều kiện thúc
đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
2. Những giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu
- Đối với nhà nhập nhập khẩu rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ
mà nhà nhập khẩu phải trả trong tương lai lên giá so với bản tệ.
- Đối với nhà xuất khẩu, rủi ro hối đoái xảy ra khi ngoại tệ mà nhà
xuất khẩu sẽ nhận trong tương lai giảm giá so với bản tệ
=> Do đó họ phải có những biện pháp phòng chống rủi ro để đảm
bảo cho công việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ cụ thể :
- Đưa ra giải pháp liên quan đến yếu tố tiền tệ được thể hiện
trong quá trình xây dựng các điều kiện thanh toán quốc tế
- Các giải pháp liên quan đến việc sử dụng các dịch vị của hệ
thống ngân hàng thương mại
- Các giải pháp liên quan đến yếu tố hàng hoá được thể hiện

trong quá trình tạo nguồn hàng.
- Giải pháp phối hợp chính là giải pháp về tổ chức sản xuất kinh
doanh sao cho có lợi nhất trong điều kiện quản lý ngoại hối như hiện nay.


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3. Giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng hai tỷ giá
- Hiện nay tình trạng hai tỷ giá vẫn đang tiếp diễn mặc
dù NHNN đã thực hiện nhiều nỗ lực để chấm dứt tình trạng
này
- Cơ chế tỷ giá hối đoái “ cố định” đã làm cho tỷ giá
giữa niêm yết và thị trường tự do có sự chênh lêch tình trạng
này kéo dài gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp,
người dân cũng như ngân hàng
- Mới đây NHNN ban hành Báo cáo số 20/BC-NHNN
cho phép các tổ chức tín dụng được thu phí thêm 2% đối với
các việc mua bán ngoại tệ


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

- Cùng với đó, NHNN cho phép tổ chức tài chính và
khách hàng thỏa thuận tỷ giá giao dịch kỳ hạn 3 tháng đến
1 năm
- Một số giải pháp khác :
+ NHNN nên sử dụng tỷ giá liên ngân hàng làm tỷ
giá tham chiếu cho tỷ giá trên thị trường
+ Chính phủ dùng các biện pháp hành chính hoặc
tham gia mua bán trên thị trường ngoại hối để giữ tỷ giá cố
định.

+ Người dân và doanh nghiệp có giao dịch liên quan
đến ngoại tệ sẽ dùng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá để
hạn chế những tác động tiêu cực do tỷ giá biến động


II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

4. Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro hối đoái
quỹ được lập từ lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá khi tỷ
giá biến động dùng để bù đắp lỗ khi tỷ giá biến động bất lợi
cho công ty


×