Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 ước lượng thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.37 KB, 18 trang )

SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực tế dạy học ở tiểu học môn Toán ở Tiểu học gặp rất nhiều khó khăn,
đặc biệt là ở những nơi có điều kiện khó khăn như các huyện miền núi. Đặc biệt hơn
nữa là chương trình về thực hiện phép tính “Chia cho số có hai hoặc ba chữ số” ở lớp
4 là vấn đề mà học sinh đang gặp phải khó khăn nhiều nhất. Có những học sinh đã học
lên đến lớp 5 mà vẫn chưa thực hiện được những phép chia này. Đây là một vấn đề cần
có biện pháp tính, kĩ năng tính, thuần thục khi thực hiện phép tính chia ...Đó cũng
chính là điều mà chúng tôi nói riêng cũng như các đồng nghiệp giáo viên đang công
tác những nơi có điều kiện khó khăn đang trăn trở và đầu tư dày công nhiều thời gian
hơn trong dạy học.
Vậy làm thế nào để giúp các em khắc phục được những hạn chế nói trên để các em
vươn lên trong học tập kịp các bạn. Từ những trăn trở nêu trên nhóm chúng tôi đã đề ra
“Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng ước lượng
thương để học tốt môn toán lớp 4”.
1.Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, mục đích của chúng tôi là điều tra thực trạng về vấn đề học sinh còn
gặp khó khăn trong thực hiện các phép chia, nhất là đối với việc nhẩm thương đối với
số chia có đến 2 đến 3 chữ số tại trường tiểu học nơi tôi công tác, trên cơ sở đó mong
muốn tìm ra các biện pháp tối ưu nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác
hướng dẫn học sinh khi thực hiện phép chia trên.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4B (năm học 2016 - 2017).
Học sinh lớp 4A, 4B (năm học 2017 - 2018).
2.2 Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia cho số có 1; 2
hay 3 chữ số, SGK toán lớp 4. Nhằm giúp HS còn chưa đạt chuẩn KTKN có cơ hội
củng cố, bổ sung kiến thức còn hổng để học tập tốt hơn.
Tiến hành khảo sát lớp 4B đã dạy năm học trước, áp dụng đề tài vào lớp 4B (năm
học: 2017 - 2018) để so sánh, nghiên cứu, đến tháng 12/2017 lấy số liệu thực nghiệm.
3. Giả thiết khoa học.


Nếu làm được đầy đủ các bước thực hiện trong giải pháp này, thì chắc chắn sẽ hạn
chế được tối đa về học sinh còn hổng kiến thức về chia cho số có hai hoặc ba chữ
số...và lên lớp 5 HS sẽ không còn lúng túng khi chia cho số thập phân.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Tìm hiểu về các đối tượng học sinh còn hạn chế về nhẩm thương, để lập kế
hoạch, phân thời gian, đề ra biện pháp giúp đỡ. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về cách
nhẩm thương cho học sinh để làm cơ sở cho đề tài. Điều tra ý kiến của tập thể ban
giám hiệu, giáo viên về vấn đề thực hiện các biện pháp nhẩm thương cho HS về ưu
nhược điểm, kiến nghị đề xuất...tại trường tiểu học.
4.2. Đề ra một số giải pháp cụ thể, để nâng cao chất lượng dạy học sinh nhẩm
thương trong môn toán lớp 4. Đề xuất các phương án khả thi cho nâng cao chất lượng
dạy học dạng toán chia lớp 4 cho giáo viên giảng dạy lớp 4 nói riêng và các GV dạy
lớp 3-4-5 nói chung.
4.3. Đánh giá kết quả và có ý kiến đề nghị để nâng cao chất lượng dạy học sinh
cách nhẩm thương tốt cho học sinh lớp 4.
5. Các phương pháp nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu lý thuyết.
5.2. Điều tra.
Trang 1


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

SKKN chuẩn đúng theo sườn SKKN đã đạt bậc 4/cấp huyện
Liên hệ: 0979 955 319
Gmail:

Trang 2



SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Trang 3


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Trang 4


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Trang 5


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Trang 6


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Trang 7


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Trang 8



SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Trang 9


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Trang 10


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Trang 11


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

5.3. Tổng kết kinh nghiệm.
5.4. Nghiên cứu sản phẩm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức về toán là những học sinh có kết quả về môn
toán thường xuyên dưới mức quy định về đạt chuẩn KTKN. Do đó việc lĩnh hội tri
thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết đối với những học sinh này tất yếu đòi hỏi tốn
nhiều công sức và thời gian hơn so với những học sinh khác. Về mặt lý luận, người
thầy phải nắm vững các đặc điểm của học sinh này là khả năng chia cho số có 1 hay
nhiều chữ số rất khó khăn, nhất là cách nhẩm để tìm thương. Từ đó đề ra các giải
pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng còn yếu kém trong học toán của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Về phía học sinh.

- Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm, do khi đặt tính chia không tìm ra
số thương cần tìm vì nhiều em đọc bảng cửu chương nhân hoặc chia để nhẩm tìm
thương mà đọc qua số rồi mà vẫn không biết chọn số lấy thương đúng nên không làm
bài được.
- Năng lực tư duy hạn chế, nên chưa nắm chắc bảng chia, bảng nhân; Khả năng
tính nhẩm khi nhẩm cộng, trừ qua 10 dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác khi
thực hiện các phép tính với số có nhiều chữ số.
- Đi học không chuyên cần.

Trang 12


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

- Do thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không ôn bài, làm bài tập khi giáo
viên ra nên chán lười học.
b. Về phía giáo viên.
- Việc nắm mọi đối tượng, biết các em đó khó khăn gì còn chưa thật sự sâu sát.
- Việc nghiên cứu tài liệu để tìm tòi biện pháp, sáng tạo trong vận dụng các
phương pháp dạy học để tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy thực hiện chia cho số
có nhiều chữ số còn hạn chế.
- Tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với HS, quan tâm đối với mọi đối tượng chưa
thường xuyên.
- Dành thời gian cho đối tượng chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng chưa nhiều.
3. Khảo sát học sinh :
- Cuối HK I năm học 2016 - 2017, với học sinh hai lớp 4B và 4C, khi chưa được
giới thiệu cách ước lượng thương chúng tôi đã ra đề điều tra, khảo sát để xem khả
năng tính chia của học sinh đúng được bao nhiêu phần trăm với thời gian: 30 phút
Chương trình: Chia cho số có 1; 2 và 3 chữ số
Đề ra như sau:

Bài 1. Đặt tính rồi tính: (6đ)
a, 42585 : 5
b, 359361 : 3
c, 23576 : 56
d, 42546 : 37
e. 704 : 234
g. 6260 : 156
2
Bài 2: Một sân bóng đá hình chữ nhật, có diện tích 7140m , chiều dài 105 m.
a,Tính chiều rộng của sân bóng đá; (2 đ)
b, Tính chu vi sân bóng đá.(2 đ)
Kết quả khảo sát cuối năm học 2016 - 2017 môn toán của lớp 4B như sau:
Lớp
Số lượng
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
4B
29 em
19
65,51
10
34,49
Nhìn vào bảng khảo sát trên ta thấy kết quả về tính chia lớp 4B của năm học
2016-2017 là chưa cao, tỷ lệ HS đạt mới chỉ là 65,51%, vậy còn 34,49% chưa đạt.
Bởi vậy, cho nên khi tiến hành nghiên cứu và bắt tay vào thử nghiệm vào năm
học mới: 2017 - 2018 lấy hai lớp 4B và 4C để thực nghiệm và áp dụng sáng kiến vào

lớp 4C và giữ nguyên 4B để so sánh . Tuy nhiên chúng tôi cũng gặp không ít khó
khăn, trở ngại do một số HS còn yếu về khả năng thực hiện nhân chia nhẩm, hay
cộng trừ có nhớ qua mười chưa thành thạo. Với tâm huyết của mình về vấn đề này,
chúng tôi đã từng bước cố gắng khắc phục.
4. Các giải pháp.
4.1. Tìm hiểu và phân loại các nguyên nhân
Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy có các nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến học sinh
học yếu đó là: HS có nhiều "lỗ hổng" về kiến thức cũng như kỹ năng tính chia do:
a. Nguyên nhân khách quan:
- Do sự theo dõi của GV khi kiểm tra, đánh giá mức độ khả năng của HS, về làm
tính nhân, chia ở lớp trước chưa được sâu sát, soát xét kịp thời. Nên HS hổng kiến
thức về bảng nhân, chia, cộng trừ có nhớ, ước lượng thương còn hạn chế dẫn đến kết
quả học tập chưa cao.
- Phương pháp dạy của GV còn hạn chế nên chưa kích thích được sự hứng thú
của HS.
- Nhiều phụ huynh HS chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Trang 13


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

- Do khả năng tiếp thu chậm.
- Do thiếu phương pháp học tập phù hợp.
- Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy
suy nghĩ, tìm tòi. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng
kiến thức bài học, nhanh quên và kĩ năng tính toán chưa nhanh, nhất là đối với kĩ
năng chia.
- Năng lực tư duy còn nhiều hạn chế (nhất là với những học sinh yếu kĩ năng
thao tác tính kém) nên rất nhiều em khi làm bài tập thường tính sai kết quả.

4.2. Thực hiện các biện pháp khắc phục.
a. Khắc phục các yếu tố khách quan:
- Đầu năm kiểm tra, khảo sát và theo dõi trong quá trình giảng dạy để xem xét

lổ hổng kiến thức để khắc phục cho HS.
- Liên hệ cùng phụ huynh, cần tạo điều kiện quan tâm hơn, trong giúp đỡ HS qua
việc động viên, nhắc nhở, đôn đốc, theo dõi trong học tập hàng ngày.
- GV nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đặc
biệt là biện pháp giúp HS nhẩm thương được tốt nhất
b. Khắc phục các yếu tố chủ quan:

*. Kiểm tra phân loại học sinh:
- Bao nhiêu em đã thực hiện tốt hoặc chưa thực hiện được đặt tính các phép
nhân, chia cho số có một chữ số.
- Bao nhiêu em đã nắm chắc hoặc chưa thực hiện được bảng nhân chia
(Bảng cửu chương) đã học ở lớp 3.
- Bao nhiêu em đã biết hoặc chưa biết nhẩm cộng trừ qua 10 tốt.
- Bao nhiêu em đã biết hoặc chưa biết về kĩ năng “ước lượng thương” trong
phép chia và ứng dụng tốt vào giải toán có liên quan.
- Bao nhiêu em thực hiện phép chia còn chậm, Nguyên nhân?
*. Quy định với học sinh:
- Học thuộc các bảng nhân chia.
- Biết cách nhân nhẩm cộng, trừ, nhân, chia thành thạo.
- Ngoài vở BT Toán theo quy định của chương trình cần có vở BT Toán ô li
dùng cho các tiết luyện tập buổi chiều và ở nhà.
*. Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án, các bài tập để hướng dẫn học sinh thực hành và luyện
tập dựa vào nội dung của chương trình mới và từng bài học , phù hợp, vừa sức
với từng đối tượng học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị phương pháp và kế hoạch hướng dẫn học sinh: Lời nói phải rõ

ràng, dễ hiểu, các bước ngắn gọn. Cần chú trọng với các bài tập hướng dẫn thực
hành, chú ý kết hợp giữa thực hành và luyện tập.
- Cẩn thận, sửa chửa lỗi kỹ trong việc chấm chữa bài làm của học sinh, giải
đáp thắc mắc chi tiết và kịp thời.
- Chuẩn bị 2 miếng bìa nhỏ hình vuông 4x4 cm có gắn nam châm để GV che
số, khi dạy nhẩm thương.
4,3.Hướng dẫn học sinh “ước lượng thương”
Như tôi đã nói ở trên, việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá
trình. Thực tế của vấn đề này là tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia. Để
Trang 14


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

làm việc này, ta thường cho học sinh làm tròn số bị chia và số chia để ước
lượng thương, thông qua tính nhẩm từ số bị chia và số chia, cho đơn giản hơn.
Sau đó nhân lại từ thương đã tìm được để thử. Nếu tích vượt quá số bị chia thì
phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương xuống, nếu tích còn kém số bị chia quá
nhiều thì phải tăng chữ số ấy lên. Như vậy, muốn ước lượng thương cho tốt,
học sinh phải thuộc các bảng nhân chia và biết nhân nhẩm trừ nhẩm qua 10 tốt.
Bên cạnh đó, các em cũng phải biết cách làm tròn số thông qua một số thủ
thuật thường dùng là che bớt chữ số. Cách làm như sau:
a) Làm tròn giảm :
Nếu số chia tận cùng là 1; 2 hoặc 3 thì ta làm tròn giảm (tức là bớt đi 1;2;
hoặc 3 đơn vị ở số chia) . Trong thực hành, ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng
đó đi (và cũng phải che bớt chữ số tận cùng của số bị chia). Minh họa các bước
như sau:

Ví dụ 1a : Muốn ước lượng 92 : 23 = ?
92 23

- Phép chia 92 : 23 = ?
- Ta làm tròn 92  90
- Ta làm tròn 23  20
- Che bớt chữ số 2 ở số bị chia
92 23
- Che bớt chữ số 3 ở số chia.
- Vì 9 chia cho 2 được gần bằng 4 lần
4
- Ta nhẩm thương 4 nhân 2 gần bằng 9, vậy ta thử
chọn thương là 4 lần xem sao
92
92
00

23
4
Ví dụ 1b:

- Thử lại, 4 x 23 = 92; 92 – 92 = 0
- Vậy 92 : 23 = 4
568 : 72 = ?

56 8 7 2

568 72
576 8
568 72
504 7
64
dư 64


Ta làm như sau

- Ở số chia 72 ta che bớt chữ số 2.
- Ở số bị chia 568 ta che bớt chữ số 8.
- Ta thấy là 56 : 7 = 8 lần, nên ta tạm ước lượng
thương là 8 lần xem.
- Thử lại 72 x 8 = 576 thế là nếu chọn thương được 8
là thừa vì 576 > 568, nên ta giảm đi 1 lần xuống 7 lần
xem.
- Thử lại 72 x 7 = 504
568 - 504 = 64 vì 64 < 72
- Vậy 568 : 72 ta chọn được thương là 7 và dư 64.

b) Làm tròn tăng:
Nếu số chia có số tận cùng là 7; 8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng( tức là thêm
3;2 hoặc 1 đơn vị vào số chia)Trong thực hành , ta chỉ việc chia che bớt chữ số
tận cùng đó đi và thêm 1 vào chữ số liền trước ( và che bớt chữ số tận cùng của
số bị chia)
Ví dụ 2a: 86 : 17 =
86 17

?

Muốn ước lượng 86 : 17 = ? Ta làm như sau:
- Ở trường hợp này, khi che bớt chữ số 7 ở 17 ta thấy 17
xuống 10 ta thấy không ổn vì 17 khá gần 20 nên ta phải
Trang 15



SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

tăng số 17 thêm 3 đơn vị để được 20 (2 chục)
- Còn số bị chia 86 ta vẫn làm tròn giảm 86 -> 80 bằng
cách che bớt chữ số 6 ở hàng đơn vị
- Kết quả ước lượng thương là: 8 : 2 = 4;

8 6 20
4
86 17

- Thử lại: 17 x 4 = 68 < 85 ta thây thương ước lượng còn
thiếu vì 85 - 68 = 17

4
86 17

- Do đó phải ta tăng thương từ 4 -> 5 lần, rồi thử lại: 17 x
5 = 85, 86 - 85 = 1; 1< 17 suy ra 86 : 17 = 5 ( dư 1).
- Thử lại ta có: 5 x 17 + 1 = 86 ( đúng)

5 (dư 1)

Ví dụ 2b : Phép chia 5307 : 581 = ?
Muốn ước lượng 5307 : 581; Ta làm như sau:

5307 581 5307 681 - Ở trường hợp này, che bớt 2 chữ số tận cùng của số
chia 581, vì 58 chục khá gần 60 chục, nên ta tăng chữ
số 5 lên thành 6.
5307 6

- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia
- Ta có; 53 : 6 được gần 8 lần, vậy ta thử ước lượng
thương là 8 lần
5307 581
- Thử lại; 581 x 8 = 4648 ; 5307 – 4648 = 659 > 581
8
Vậy thương ước lương là (8 lần) hơi thiếu, ta ước
thương lên (9 lần) rồi thử lại.
5307 581
Ta có: 9 x 581 = 5229
5229 9
- Thử lại; 5307 - 5229 = 78 < 581
0078
(dư 78)
- Suy ra 5307 : 581 được 9 lần dư 78
- Thử lại; 9 x 581 + 78 = 5307
c) Làm tròn cả tăng lẫn giảm:
Nếu số chia tận cùng là 4; 5 hoặc 6 thì ta nên làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi
thử lại các số trong khoảng hai thương ước lượng này.
Ví dụ c: 245 : 46 = ? Ta làm như sau:
- Làm tròn giảm 46 được 40 (che chữ số 6 giữ
245 46
246 4
nguyên số 4 (4 chục)
- Làm tròn tăng 46 được 50 ( che chữ số 6 và tăng số
4 lên thành 5 ( 5 chục)
246 5

246 4


- Ta có : 24 : 4 được 6 lần

246 5

- 24 : 5 được hơn 4 lần
Vì 4 < 5 < 6 nên ta thử chọn thương với 5 lần

245 46
230 5
15
(dư 78)

Thử lại ta có : 5 x 46 = 230 ; 245 – 230 = 15 < 46
Suy ra ; 245 : 46 được 5 dư 15
Thử lại ta có : 5 x 46 + 15 = 245 (đúng)
Trang 16


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Với các phép thử trên, thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm. Nếu học sinh
chưa nhân nhẩm và trừ nhẩm thành thạo thì lúc đầu có thể cho các em làm tính
vào nháp, hoặc viết bằng bút chì, nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại.
Để việc làm tròn số được đơn giản, ta cũng có thể chỉ yêu cầu học sinh làm
tròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số: còn đối với số bị chia luôn cho làm
tròn giảm bằng cách che bớt chữ số (cho dù chữ số bị che có lớn hơn 5) Việc
này cũng không ảnh hưởng mấy đến kết quả ước lượng. Chẳng hạn : như ví dụ
«
2a » ở trên, nếu ta làm tròn số bị chia thành 560 ( trên thực tế là che bớt 8 ) thì
kết quả ước lượng lần thứ nhất cũng là 8, vẫn giống như kết quả ước lượng

thương khi ta làm tròn “đúng” số 568 thành 570.
Sau khi các em đã nắm được cách ước lượng thương, bên cạnh những bài củng
cố sau mỗi ví dụ đã hướng dẫn ngay tại tiết dạy theo chương trình vào buổi học chính
khóa. Chúng tôi đã cho các em tiếp tục luyện tập bằng những bài tập luyện tập thêm
vào những tiết dạy buổi sáng tôi gọi là phụ đạo cho HS chưa đạt chuẩn KTKN.Trong
khi các em luyện tập, luôn theo dõi sát sao và giúp đỡ kịp thời cho những em yếu,
chấm và chữa bài cụ thể cho cả lớp cùng theo dõi. Sau đó cho các em yếu thực hiện
lại trên bảng con với bài tập ví dụ mới ngay tại lớp.
- Cuối mỗi buổi chiều, thường chú ý ra bài kiểm tra 15 phút với số lượng và mức
độ phù hợp cho từng đối tượng học sinh đạt chuẩn và chưa đạt để kiểm tra sửa chữa
và khen ngợi động viên kịp thời để tạo sự hứng thú học tập với phép tính này. Qua đó
nắm bắt sự tiến bộ của HS trong cách nhẩm thương.
- Sau khi thực nghiệm đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với đề bài đã khảo
sát với đối tượng năm học trước cho đối tượng lớp thực nghiệm (4B) và lớp không
thực nghiệm 4A của năm học: 2017-2018, so sánh cho thấy kết quả như sau:
Lớp
Số lượng
Đạt
Chưa đạt
SL
TL%
SL
TL%
4B
26 em
25
96,15
1
3,85
4A

29 em
20
68,96
9
31,04
Nhìn vào kết quả của HS lớp 4B lớp được thực nghiệm cho thấy chất lượng thực
hiện tính chia có kết quả Đạt cao hơn hẳn là 25/26 em = 96,15 %, chỉ còn 1 em do kỷ
năng cộng, trừ nhẩm quá chậm nên làm bài chưa đạt. Còn lớp 4A không tiến hành
thực nghiệm thì kết quả chưa đạt chiếm 9/29 em tỷ lệ 31,04%
5. Kết quả thực hiện đề tài.
Vậy qua kết quả thực hiện đề tài thông qua việc đối chiếu các số liệu trước và
sau khi thực nghiệm đề tài của chúng tôi, cho thấy việc làm bài của các em 4B có
tiến bộ rõ rệt.
III. KẾT LUẬN.
Tóm lại, đối với học sinh chưa đạt chuẩn KTKN trong việc nhẩm thương là vấn
đề khó khăn đối với các em. Nếu được sự quan tâm, kiên trì, chịu khó, lòng tận tâm,
tận lực của giáo viên đến từng học sinh cùng với những biện pháp kèm cặp sát từng
đối tượng HS, phát hiện điểm yếu kịp thời, để giúp các em làm được một số phép
tính nhân, chia với mức độ từ dễ đến khó, thì sẽ khích lệ động viên rất tốt, giúp các
em tự tin dần và theo kịp yêu cầu kiến thức mà các em cần đạt được.
Đề tài này chúng tôi đã áp dụng đã cho thấy kết quả tiến bộ rõ rệt. Các em này đã
theo kịp kiến thức theo yêu cầu chuẩn. đặc biệt các em ít mặc cảm hơn trước, thấy rõ
qua sự mạnh dạn xung phong lên làm bài.
Trang 17


SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ước lượng thương để học tốt môn toán lớp 4

Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng vào thực tế lớp chúng tôi giảng dạy cho thấy
đã hạn chế được số lượng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức trong lớp, góp phần tiếp

tục thực hiện giảm tỉ lệ học sinh chưa đạt chuẩn KTKN. Đảm bảo tính phổ cập giáo
dục cao. Tuy nhiên đề tài vẫn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý bạn đọc và
Hội đồng đánh giá góp ý sửa chữa, bổ sung để đề tài càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi
hy vọng và chờ đón sự góp ý chân thành của phụ trách chuyên môn , lãnh đạo trường
và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.

Trang 18



×