Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nhu cầu và mục tiêu của hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.02 KB, 6 trang )

Nhu cầu và mục tiêu của hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực

Công ty GAET là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chủ yếu trên lĩnh
vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trong nhiều năm qua, Công ty đã luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn
nhân lực và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống quản lý hiệu suất
hoạt động của mình nhằm sử dụng, duy trì và phát triển nguồn tài sản con
người.

Hàng năm, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ của mình, Công ty đều tổ chức
xem xét đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và nhân viên, xác định nhu cầu đào
tạo – phát triển, xác lập mục tiêu đào tạo – phát triển và đề ra chương trình đào
tạo – phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tiếp theo.

Qua xem xét thực tế hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công
ty GAET, có thể rút ra 1 số vấn đề, cụ thể như sau :

1/ Nhu cầu và mục tiêu của hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực
a) Phân tích tổ chức :
Hiện nay, Công ty GAET đang đứng trước yêu cầu nhiệm vụ phát triển mới bắt
nguồn từ các lý do sau :
-

Chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

-

Các hoạt động mở rộng và phát triển kinh doanh.

-



Các hoạt động chia tách và sát nhập các đơn vị, thành lập thêm các đơn
vị mới với những lĩnh vực kinh doanh mới.


Nhiệm vụ đó đòi hỏi Công ty thường xuyên phải kiện toàn tổ chức, trong đó có
việc đào tạo – phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên phát triển đội ngũ cán
bộ quản lý và nhân viên kinh doanh cả về số lượng và chất lượng.

b) Phân tích công việc :
o Công việc thường xuyên của cán bộ nhân viên trong Công ty là thực
hiện các thương vụ xuất nhập khẩu và các hợp đồng kinh tế.
o Để thực hiện công việc đó, mỗi cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu của
Công ty cần có các kiến thức và kỹ năng ngoại thương (kỹ thuật nghiệp
vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế, vận tải và bảo hiểm, luật áp dụng
trong ngoại thương…), thông thạo tối thiểu 1 ngoại ngữ và có kỹ năng
về tin học văn phòng.
o Các cán bộ quản lý ở các cấp cần phải có kinh nghiệm kinh doanh và
kiến thức quản lý kinhn tế (quản trị kinh doanh).

c) Phân tích nhân viên :
o Phần lớn cán bộ nhân viên của Công ty GAET đã được đào tạo cơ bản
tại các trường đại học và cao đẳng ở trong và ngoài nước. 1 số trong đó
đã có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu, giỏi
ngoại ngữ …
o Tuy nhiên, phần lớn cán bộ nhân viên được đào tạo từ các trường không
thuộc chuyên ngành ngoại thương và ngoại ngữ, hoặc chưa thạo Tiếng
Anh (ngoại ngữ thông dụng nhất trong kinh doanh quốc tế). Do vậy, nhu
cầu được đào tạo và đào tạo lại về kiến thức ngoại thương và ngoại ngữ
là rất lớn.


2/ Hoạt động đào tạo - phát triển nguồn nhân lực


Công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của Công ty GAET thường nhằm
vào 2 đối tượng chính là :
• Đào tạo kỹ năng thực hiện nhiệm vụ cho nhân viên để hoàn thành các
nhiệm vụ hiện tại.
• Phát triển các kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ có thể được giao trong
tương lai cho đội ngũ và nhân viên, đặc biệt là các kiến thức về quản trị
kinh doanh cho đội ngũ quản lý các cấp.

Các hình thức đào tạo – phát triển nguồn nhân lực thường được công ty GAET
sử dụng trong thời gian qua là :

a) Đào tạo chính thức :
Công ty thường cử cán bộ nhân viên của mình tham gia các khóa học, các cuộc
hội thảo ở nước ngoài hoặc ở các trung tâm đào tạo danh tiếng trong nước như
Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Kinh tế
quốc dân, Đại học Tài chính, Đại học Bách khoa Hà Nội ... Nội dung chương
trình đào tạo phù hợp theo vị trí và ngành nghề công tác như kỹ thuật nghiệp vụ
ngoại thương, ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc…).

b) Đào tạo thông qua các hoạt động phát triển :
• Công ty thường mời các cố vấn giàu kinh nghiệm về lĩnh vực cần đào
tạo (kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế, vận tải và bảo
hiểm, luật áp dụng trong ngoại thương…) về làm cố vấn cho đội ngũ cán
bộ quản lý của mình. Ban lãnh đạo của công ty cũng có thể cử cán bộ
theo dõi hướng dẫn cho cán bộ lãnh đạo cấp dưới của mình trong từng
lĩnh vực cụ thể.

• 1 hình thức khác cũng thường được áp dụng là phân tổ công tác. Từng tổ
nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng với 1 số khách hàng, 1 số


mặt hàng hoặc 1 khu vực địa lý sẽ có điều kiện giúp đỡ và truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho nhau.

c) Cá nhân tự học :


Với ý thức tự mình khắc phục những lỗ hổng kiến thức, cá nhân từng
cán bộ lãnh đạo và nhân viên của công ty có thể tự học tập thông qua
các chương trình học tập riêng, băng hình, sách báo, học tập qua cấp
trên, đồng nghiệp và cấp dưới;



Đặc biệt, học từ chính những sai lầm thất bại của mình … Sau từng
thương vụ thành công hoặc thất bại, các cán bộ lãnh đạo các cấp tổ chức
cho đơn vị nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm.

d) Ngoài ra, các phương thức đào tạo theo cách cầm tay chỉ việc và luân
chuyển công việc cũng được áp dụng để đội ngũ nhân viên nhanh chóng nắm
bắt và làm chủ các kỹ năng kinh doanh trong mảng công việc của mình.

3/ Đánh giá kết quả về hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực
trong thời gian vừa qua
a) Điểm mạnh
Hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của Công ty GAET trong
thời gian qua đã đạt được 1 số kết quả nhất định. Điều đó thể hiện ở kết quả

kinh doanh của Công ty tăng trưởng liên tục với tốc độ khoảng 20%/năm,
đội ngũ cán bộ và nhân viên của Công ty lớn mạnh không ngừng cả về số
lượng và chất lượng. Công ty đã vinh dự được cấp trên tin tưởng trao thêm
nhiều nhiệm vụ mới và cho phép chuyển sang hoạt động theo mô hình công
ty mẹ - công ty con.
b) Các mặt còn hạn chế


-

Công ty GAET vẫn chưa có cách làm về đào tạo – phát triển nguồn nhân
lực 1 cách bài bản và có hệ thống gắn với chiến lược xây dựng và phát
triển chung cho toàn công ty trong 1 giai đoạn dài đến hơn 20 năm.

-

Hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực thường được thực hiện
chủ yếu 1 cách tự phát, do nhu cầu thực tế công việc, thiếu hoạch định
chiến lược, thiếu sự gắn kết 1 cách đồng bộ với các hoạt động khác như
tuyển mộ - tuyển chọn, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, thù lao lao
động …

-

Thiếu sự đánh giá thích đáng đối với kết quả đạt được của các chương
trình đào tạo đã thực hiện, thiếu sự đúc rút kinh nghiệm.

5/ 1 số giải pháp cần thực hiện
Để hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực có được kết quả tốt, trong
thời gian tới đây, Công ty GAET cần thực hiện 1 số giải pháp sau :

-

Xây dựng chiến lược phát triển và xây dựng tầm nhìn cho giai đoạn dài
đến 20 năm và lâu hơn, trong đó có chiến lược về quản trị nguồn nhân
lực nói chung và chiến lược đào tạo - phát triển nguồn nhân lực nói
riêng.

-

Trong công tác quản lý nguồn nhân lực, công tác đào tạo – phát triển cần
phải được thực hiện đồng bộ với các công tác quản lý con người khác,
chủ yếu là thiết kế và phân tích công việc, tuyển chọn, sử dụng và đánh
giá kết quả công việc, trả lương và phúc lợi theo kết quả lao động.

-

Ở cấp độ công ty và từng đơn vị kinh doanh, cần nhanh chóng phối hợp
xây dựng các bản mô tả công việc cho từng vị trí công tác. Lấy bản mô
tả công việc làm cơ sở cho công tác tuyển chọn, đào tạo – phát triển,
đánh giá kết quả công việc, trả lương và phúc lợi.


Kết luận :
Trong công tác phát triển nguồn nhân lực, hoạt động đào tạo và phát triển lãnh
đạo là việc làm vô cùng quan trọng đối với cả doanh nghiệp và các cá nhân cán
bộ được đào tạo. 1 chương trình đào tạo - phát triển nguồn nhân lực phù hợp và
được thực hiện tốt sẽ góp phần giải quyết vấn đề về năng lực lãnh đạo của cán
bộ và góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành cho các cấp lãnh đạo của
doanh nghiệp, góp phần tăng hiệu suất công tác của cán bộ và công nhân viên,
tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp.


Tài liệu tham khảo :
1. Bài giảng môn “Quản trị nguồn nhân lực” – Chương trình Đào tạo Thạc
sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Griggs University.
2. Giáo trình môn “Lãnh đạo trong tổ chức” – Chương trình Đào tạo Thạc
sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Griggs University.
3. Cẩm nang kinh doanh Harvard Business Essentials “Huấn luyện và
truyền kinh nghiệm” – “Coaching and Mentoring”.
4. Cẩm nang kinh doanh Harvard Business Essentials “Các kỹ năng quản
lý hiệu quả” – “Manager’s Toolkit”.



×