Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Free ôn tập lý thuyết nguyên lý kế toán kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.44 KB, 9 trang )

NEU Chia sẻ kiến thức

MỤC LỤC
Dạng 1: Câu hỏi đúng sai có giải thích? ....................................................................................................... 1
Dạng 2: Phân tích ảnh hưởng các nghiệp vụ sau đến phương trình kế toán. ................................................ 4
Dạng 3: Phân tích ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.4
Dạng 4: Kế toán viên tại công ty xử lý tình huống đúng hay sai giải thích? ................................................ 7
Dạng 5: Các dạng khác. ................................................................................................................................ 7

Tài liệu hướng dẫn giải đáp 5 dạng câu hỏi lý thuyết thi cuối kỳ môn nguyên lý
kế toán trường đại học Kinh Tế Quốc Dân (gồm 30 câu hỏi).

Tên group FB trao đổi kiến thức môn học nguyên lý kế toán trường đại học Kinh Tế Quốc Dân:
“Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU”

March 1, 2017

1


NEU Chia sẻ kiến thức

Dạng 1: Câu hỏi đúng sai có giải thích?
1. Trong 1 doanh nghiệp, ta luôn có: Tài sản cố định = Tổng nguồn vốn – Tài sản ngắn hạn.
Đáp án:
Sai. Vì trong 1 doanh nghiệp: Tài sản dài hạn = Tổng nguồn vốn – Tài sản ngắn hạn. Trong khi đó
Tài sản dài hạn bao gồm: Tài sản cố định, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư,…
vì vậy mà TSCĐ không luôn bằng Tổng nguồn vốn trừ tài sản ngắn hạn.
2. Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ luôn bằng tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành trong
kỳ?
Đáp án:


Sai. Vì tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi
phí sản xuất phát sinh trong kỳ - giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Vậy nếu giá trị sản phẩm dở dang
đầu kỳ không bằng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ thì chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sẽ không
bằng tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Vậy Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
không luôn luôn bằng tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
3. Tài khoản lợi nhuận chưa phân phối là tài khoản phải ánh nguồn vốn, do vậy phát sinh tăng bên có,
phát sinh giảm bên Nợ và số dư cuối kỳ luôn ở bên Có.
Đáp án:
Sai. Tài khoản lợi nhuận chưa phân phối là tài khoản phản ánh nguồn vốn, phát sinh tăng bên có, phát
sinh giảm bên Nợ và số dư cuối kỳ không luôn ở bên có. Có thể có số dư bên Nợ: phản ánh số lỗ hoạt
động kinh doanh chưa xử lý.
4. Tài khoản Chi phí là tài khoản phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên Có, cuối kỳ không có số dư
bởi toàn bộ chi phí sẽ được kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh để tính lãi lô trong
kỳ.
Đáp án:
Sai. Tài khoản chi phí là tài khoản phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên Có, cuối kỳ không có
số dư không phải bởi vì toàn bộ chi phí sẽ được kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh
doanh để xác định lãi lỗ trong kỳ. VD: Tài khoản “Chi phí NVL trực tiếp” cuối kỳ kế toán sẽ được
kết chuyển sang tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Một số loại chi phí cuối kỳ kế toán
được kết chuyển sang tài khoản XĐKQKD là chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí tài chính, Chi phí khác. Một số chi phí sau sẽ được kết chuyển vào tài khoản “chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang”: Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí NC trực tiếp, Chi phí sản xuất chung.
5. Vật liệu đi đường không phải là tài sản của Doanh Nghiệp.
Đáp án:
Sai. Vật liệu đi đường là tài sản của doanh nghiệp, Vì khi này DN đã toàn quyển kiểm soát vật liệu
này, giá trị của nó được xác định một cách đáng tin cậy, và khi về tới doanh nghiệp đem phục vụ cho
sản xuất tạo ra sản phẩm rồi bán nên đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Vậy nên vật liệu đi
đường thỏa mãn là Tài sản của Doanh nghiệp.
Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU
March 1, 2017


2


NEU Chia sẻ kiến thức

6. Giá trị cổ phiếu ngắn hạn là một trong số các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Đáp án:
Sai. Giá trị cổ phiếu ngắn hạn là tài sản của doanh nghiệp không phải là một trong số các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp. Vì giá trị cổ phiếu ngắn hạn này doanh nghiệp nắm giữ cũng thỏa mãn 3
điều kiện để là 1 tài sản của doanh nghiệp: DN kiểm soát cổ phiếu, cổ phiếu đem lại lợi ích kinh tế
có thể bán lấy tiền cho doanh nghiệp, giá trị của cô phiếu được xác định một cách đáng tin cậy.
7. Theo nguyên tắc nhất quán, Doanh nghiệp có thể thay đổi chính sách kế toán tại bất cứ thời điểm nào.
Đáp án:
Sai. Vì theo nguyên tắc nhất quán, Doanh nghiệp áp dụng các chính sách và phương pháp kế
toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường
hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng
của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
8.

Báo cáo kế toán quản trị sẽ được cơ quan thuế kiểm tra định kỳ.
Đáp án:
Sai, vì báo cáo kế toán quản trị là có tính đặc thù riêng, phục vụ cho mục đích quản trị và đưa ra quyết
định của chủ doanh nghiệp. Đối với cơ quan thuế thì báo cáo kế toán quản trị sẽ không bắt buộc phải
kiểm tra.

9.

Nhận ký quỹ mà ghi nhầm là ký quỹ kí cược thì tổng nguồn vốn lớn hơn tổng tài sản.
Đáp án:

Sai. Nhận ký quỹ là tài khoản phản ánh nguồn vốn. Ký quỹ ký cược là tài khoản phản ánh tài sản.
Ghi nhầm nội dung nhận ký quỹ sang tài khoản ký quỹ ký cược thì sẽ làm TS tăng lên, Nguồn Vốn
giảm lượng tương ứng. Vậy tổng tài sản lớn hơn tổng nguồn vốn.

10. Một khoản doanh thu chỉ được ghi nhận khi khách hàng chấp nhận thanh toán.
Đáp án:
Sai. Điều kiện ghi nhận doanh thu là: Chuyển giao lợi ích và rủi ro hàng hóa cho người mua; người
mua CHẤP NHẬN thanh toán. Như vậy, trường hợp này chưa đáp ứng điều kiện chuyển giao lợi ích
và rủi ro hàng hóa cho người mua, từ đó chưa thể ghi nhận doanh thu.
11. Một tài sản có thời gian sử dụng hữu ích trên 1 năm đều được coi là tài sản cố định.
Đáp án:
Sai. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản đó; có thời gian sử dụng hữu ích trên 1 năm; nguyên giá phải được xác định một cách tin cậy;
có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên và doanh nghiệp có quyền kiểm soát.
12. Tài khoản “khách hàng ứng trước” là tài khoản phản ánh tài sản.
Đáp án:
Sai. Điều kiện ghi nhận tài sản: Doanh nghiệp phải có quyền kiểm soát; đem lại lợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp; giá trị được xác định đáng tin cậy. Như vậy, TK “Khách hàng ứng trước” không thỏa
Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU
March 1, 2017

3


NEU Chia sẻ kiến thức

mãn điều kiện: doanh nghiệp có quyền kiểm soát, bởi sau này, khách hàng có thể yêu cầu hoàn trả lại
hoàn toàn hoặc một phần số tiền đã ứng do các trường hợp phát sinh.
13. Tài sản của doanh nghiệp phải có hình thái vật chất cụ thể.
Đáp án:

Sai. Điều kiện ghi nhận tài sản: Doanh nghiệp phải có quyền kiểm soát; đem lại lợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp; giá trị được xác định đáng tin cậy. Ví dụ: Quyền sử dụng đất không có hình thái vật
chất cụ thể nhưng vẫn được xếp vào tài sản cố định vô hình.
14. Chiết khấu thương mại cho khách hàng tăng làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp trong thương vụ đó.
Đáp án:
Sai. Chưa chắc. Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng tính trên tổng số các
nghiệp vụ đã thực hiện trong một thời gian nhất định, khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì lí
do mua hàng với số lượng lớn. Do bán hàng với số lượng lớn nên lợi nhuận của doanh nghiệp trong
thương vụ đó có thể sẽ tăng do bán được nhiều hàng hơn.

Dạng 2: Phân tích ảnh hưởng các nghiệp vụ sau đến phương trình kế toán.
(Phân tích phương trình kế toán là phân tích theo 4 mối quan hệ đối ứng kế toán, tài sản tăng – tài sản giảm;
nguồn vốn tăng- nguồn vốn giảm; nguồn vốn tăng - tài sản tăng; nguồn vốn giảm – tài sản giảm)

15. Xuất nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động bán hàng 10.000.000đ
Đáp án:
𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑣ậ𝑡 𝑙𝑖ệ𝑢 𝑔𝑖ả𝑚 10.000.000đ => 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑔𝑖ả𝑚 10.000.000đ
{
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑡ă𝑛𝑔 10.000.000đ => 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑐ℎư𝑎 𝑝ℎâ𝑛 𝑝ℎố𝑖 𝑔𝑖ả𝑚 10.000.000đ
 {

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑔𝑖ả𝑚 10.000.000đ
𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑔𝑖ả𝑚 10.000.000đ

16. Nhận giấy báo có ngân hàng về số tiền ứng trước của khách hàng 10.000.000đ
Đáp án:
𝐾ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 ứ𝑛𝑔 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ă𝑛𝑔 10.000.000đ => 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑡ă𝑛𝑔 10.000.000đ
{
𝑇𝐺𝑁𝐻 𝑡ă𝑛𝑔 10.000.000đ => 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ă𝑛𝑔 10.000.000đ


Dạng 3: Phân tích ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Câu 1: Những nghiệp vụ kinh tế sau ảnh hưởng như thế nào tới thông tin trên bảng cân đối kế toán
và Báo cáo kết quả kinh doanh của Doanh Nghiệp. Định khoản các nghiệp vụ này:
17. Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng: 20.000.000 đ
Đáp án:
Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU
March 1, 2017

4


NEU Chia sẻ kiến thức

Đối với Bảng cân đối kế toán:
Chi phí bán hàng tăng 20.000.000 đ => Lợi nhuận chưa phân phối giảm 20.000.000 đ => Nguồn vốn
giảm 20.000.000 đ
Phải trả công nhân viên tăng 20.000.000 đ => Nguồn vốn tăng 20.000.000 đ
Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh:
Chi phí bán hàng tăng 20.000.000 đ

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 20.000.000 đ
Định khoản:
Nợ TK Chi phí BH: 20.000.000
Có TK Phải trả CNV: 20.000.000
18. Ứng trước tiền cho người bán bằng tiền mặt: 10.000.000 đ
Đáp án:
Đối với Bảng cân đối kế toán:
Tiền mặt giảm 10.000.000 đ => Tài sản giảm 10.000.000 đ
Ứng trước người bán tăng 10.000.000 đ => Tài sản tăng 10.000.000 đ

Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh:
Không ảnh hưởng.
Định khoản:
Nợ TK Ứng trước người bán: 10.000.000
Có TK TM: 10.000.000
Câu 2: Hãy cho biết những sai sót dưới đây của kế toán sẽ ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào?
19. Kế toán bỏ sót không ghi sổ nghiệp vụ: Ứng trước tiền cho người bán bằng chuyển khoản 9.000.000đ
Đáp án:
Đối với Bảng cân đối kế toán:
Ứng trước người bán giảm 9.000.000đ => Tài sản giảm 9.000.000đ
Tiền gửi ngân hàng tăng 9.000.000đ => Tài sản tăng 9.000.000đ
Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh:
Không ảnh hưởng.
20. Kế toán ghi trùng lặp 2 lần nghiệp vụ: Hóa đơn tiền nước chưa thanh toán dùng ở bộ phận bán hàng
là 6.000.000đ
Đáp án:
Đối với Bảng cân đối kế toán:
Chi phí bán hàng tăng 6.000.000đ => Lợi nhuận chưa phân phối giảm 6.000.000đ => Nguồn vốn
giảm 6.000.000đ
Phải trả người bán tăng 6.000.000đ => Nguồn vốn tăng 6.000.000đ
Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh:
Chi phí bán hàng tăng 6.000.000đ
Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU
March 1, 2017

5


NEU Chia sẻ kiến thức


Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 6.000.000đ
21. Nghiệp vụ rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 50.000.000đ kế toán ghi:
Nợ TK Tiền mặt: 5.000.000
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 5.000.000
Đáp án:
Đối với Bảng cân đối kế toán:
Tiền mặt giảm 45.000.000đ => Tài sản giảm 45.000.000đ
Tiền gửi ngân hàng tăng 45.000.000đ => Tài sản tăng 45.000.000đ
Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh:
Không ảnh hưởng.
22. Nghiệp vụ thanh toán tiền cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng 10.000.000 đ, kế toán ghi
Nợ TK Phải thu khách hàng: 10.000.000
Có TK Tiền mặt: 10.000.000
Đáp án:
Đối với Bảng cân đối kế toán:
Tiền gửi ngân hàng tăng 10.000.000 đ => Tài sản tăng 10.000.000 đ
Phải trả người bán tăng 10.000.000 đ => Nguồn vốn tăng 10.000.000 đ
Phải thu khách hàng tăng 10.000.000 đ => Tài sản tăng 10.000.000 đ
Tiền mặt giảm 10.000.000 đ => Tài sản giảm 10.000.000 đ
Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh:
Không ảnh hưởng.
23. Kế toán bỏ sót không ghi sổ nghiệp vụ: Khách hàng ứng trước bằng chuyển khoản 5.000.000đ
Đáp án:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 5.000.000
Có TK Khách hàng ứng trước: 5.000.000
Đối với Bảng cân đối kế toán:
Khách hàng ứng trước giảm 5.000.000đ => Nguồn vốn giảm 5.000.000đ
Tiền gửi ngân hàng giảm 5.000.000đ => Tài sản giảm 5.000.000đ
Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh:

Không ảnh hưởng.
24. Nghiệp vụ thanh toán nợ cho người bán bằng chuyển khoản 50.000.000đ kế toán ghi:
Nợ TK Phải trả người bán: 5.000.000
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 5.000.000
Đáp án:
Đối với Bảng cân đối kế toán:
Tiền gửi ngân hàng tăng 45.000.000đ => Tài sản tăng 45.000.000đ
Phải trả người bán tăng 45.000.000đ => Nguồn vốn tăng 45.000.000đ
Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU
March 1, 2017

6


NEU Chia sẻ kiến thức

Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh:
Không ảnh hưởng.
25. Kế toán ghi trùng lặp 2 lần nghiệp vụ: Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt
10.000.000đ.
Đáp án:
Đối với Bảng cân đối kế toán:
Tiền mặt tăng 10.000.000 => Tài sản tăng 10.000.000.
Phải thu khách hàng giảm 10.000.000 => Tài sản giảm 10.000.000.
Đối với Báo cáo kết quả kinh doanh:
Không ảnh hưởng.

Dạng 4: Kế toán viên tại công ty xử lý tình huống đúng hay sai giải thích?
26. Kế toán ghi nhận 50% doanh thu ở nghiệp vụ bán hàng cho công ty B, do công ty B mới thanh toán
50% số tiền hàng, biết toàn bộ hàng đã chuyển cho công ty B, và công ty B sẽ thanh toán nốt tiền

còn nợ vào tháng sau.
Đáp án:
Sai. Công ty B đã chấp nhận thanh toán toàn bộ tiền hàng, và toàn bộ số hàng đã chuyển cho công ty
B (Doanh thu được ghi nhận khi đã: Chuyển giao lợi ích và rủi ro hàng hóa cho người mua; người
mua CHẤP NHẬN thanh toán). Như vậy, ở nghiệp vụ này, 100% doanh thu sẽ được ghi nhận.
27. Kế toán ghi nhận toàn bộ tiền thuê cửa hàng trong 1 năm đã thanh toán ở ngày 15 tháng 1 vào chi
phí bán hàng trong tháng 01.
Đáp án:
Sai. Tiền thuê cửa hàng trong 1 năm là khoản chi phí lớn, liên quan đến 12 tháng hoạt động kinh
doanh. Cần phân bổ đều vào 12 tháng thông qua TK “Chi phí trả trước”. Doanh nghiệp sẽ phân bổ
vào chi phí của từng tháng hoặc các quý cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.

Dạng 5: Các dạng khác.
28. Các chi tiêu dưới đây chỉ tiêu nào thuộc bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu nào thuộc báo cáo kết quả
kinh doanh?
1, Phải thu khách 4, Quỹ bình ổn giá
7, Lợi nhuận sau thuế
10, Đầu tư cổ
hàng
phiếu
2, Doanh thu nhận 5, Ứng trước tiền cho 8, Chi phí đồ dùng văn
trước
người bán
phòng
3, Đầu tư vào công 6, Nhận ký quỹ, ký 9, Chi phí vật liệu quản lý
ty liên kết
cược
Đáp án:
I, Các chỉ tiêu nằm trên bảng cân đối kế toán:
1, Phải thu khách hàng

Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU
March 1, 2017

7


NEU Chia sẻ kiến thức

2, Doanh thu nhận trước
3, Đầu tư vào công ty liên kết
4, Quỹ bình ổn giá
5, Ứng trước tiền cho người bán
6, Nhận ký quỹ ký cược
10, Đầu tư cổ phiếu
II, các chỉ tiêu thuộc báo cáo kết quả kinh doanh:
8, Chi phí đồ dùng văn phòng
9, Chi phí vật liệu quản lý
7, Lợi nhuận sau thuế
29. Tìm lỗi sai về trình bày BCĐKT của công ty Hưng Thịnh T1/2017: đơn vị 1,.000 đ
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
I, TS NH
I, Nợ phải trả
1, TGNH
200.000
1, Vay ngắn hạn
2. Khách hàng ứng trước
X
2, Phải trả người bán

3, Giá trị SP DD
30.000
II, Vốn chủ sở hữu
1, Vốn góp liên doanh
II, TSDH
1, Nguyên giá TSCĐ
2.000.000
2, Hao mòn lũy kế
2, Quỹ đầu tư phát triển
180.000
3, Lợi nhuận chưa PP
Tổng TS
Tổng NV
Đáp án:
Sửa lại Bảng cân đối kế toán:
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
I,
Nợ
phải
trả
I, TS NH
1, TGNH
200.000
1, Vay ngắn hạn
3, GIÁ TRỊ SP DD
30.000
2, Phải trả người bán
3, Khách hàng ứng trước

II, TSDH
1, Nguyên giá TSCĐ
2.000.000
II, Vốn chủ sở hữu
2, Hao mòn lũy kế
(280.000)
1, Lợi nhuận chưa PP
3, Vốn góp liên doanh
1.600.000
2, Quỹ đầu tư phát triển
Tổng TS
Tổng NV

Số tiền
150.000
Y
1.600.000
280.000
240.000

Số tiền
150.000
Y
X
240.000
180.000

30. Khi lập báo cáo, kế toán ghi nhận nhầm một khoản phải trả người bán 300 sang phần tài sản sai sót
này làm tài sản và nguồn vốn chênh lệch tăng/ giảm là bao nhiêu?
Đáp án:

Tài sản tăng 300
Nguồn vốn giảm 300

Chênh lệch: Tài sản > Nguồn vốn 600.

Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU
March 1, 2017

8


NEU Chia sẻ kiến thức

Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.

Đề thi các năm
Thông tư 200/2014
Target A (cuốn giải các đề thi và giải thích lý thuyết)
Target A+ (tóm tắt lý thuyết các chương và giải đề T12 – 2016)

(Mọi thông tin và đóng góp xin liên hệ qua group: Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU)
Hoặc số điện thoại: 0169 360 3062.

Ôn luyện nguyên lý kế toán NEU
March 1, 2017


9



×