Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Suy nghĩ của em về việc sinh viên việt nam đi du học nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.91 KB, 13 trang )

Trong những năm gần đây số lượng sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài càng tăng
và phổ biến. Điều đó giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích
để trở thành những con người có ích cho xã hội. Nhưng bên cạnh đó thì lại có một số sinh
viên đi du học với mục đích đi chơi, họ dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải
trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức để khi trở về góp phần xây
dựng đất nước.
Việc đi du học là một điều rất tốt cho các sinh viên giúp cho các sinh viên được mở mang
tầm nhìn và học hỏi được nhiều thứ trên thế giới. Nhiều du học sinh Việt Nam sau khi đi
du học về góp công sức của mình để xây dựng đất nước phát triển hơn và hội nhập hơn.
Họ là một nguồn nhân lực vô cùng quý giá cho xã hội ngày càng phát triển.
Trong những năm gần đây thì ta thấy rõ một điều là sinh viên thi nhau đi du học ngày
càng nhiều như đi du học Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều đó cũng là một điều đáng lo ngại.
Bởi không phải ai cũng thành công trên con đường du học và quay trở lại góp phần xây


dựng đất nước của mình. Có một số người giỏi thì khi học xong người ta làm việc luôn
bên đấy không quay trở lại Việt Nam làm việc dẫn đến tình trạng “ chảy máu chất xám”
ở Việt Nam. Còn một số khác thì thấy người ta đi du học thì cũng thích đi theo mà khả
năng của bản thân bị hạn chế. Chưa suy nghĩ chín chắn mà đã quyết định đi trong vội
vàng. Các bạn sinh viên cấp bách học tiếng khi đi ra nước ngoài chưa nói rõ ràng nên khó
khăn trong giao tiếp. Dẫn đến tình trạng chán nản và xa vào những thú chơi mà quên đi
việc đi du học là để học.
Tình trạng này cũng thật là đáng lo ngại và đáng phê phán. Khi các bạn quyết định đi du
học là để học hỏi, tích lũy kiến thức, kiếm tiền để giúp cho bản thân và gia đình một phần
còn góp ích cho cả xã hội. Vì thế các bạn hãy thay đổi cách nghĩ và nhìn nhận lại bản
thân nên làm thế nào để bản thân sống thật sự có ích.
Nếu các bạn vẫn bị chìm đắm, dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà

quên đi việc chăm chỉ học tập thì các bạn thật là đáng trách. Khi các bạn làm như vậy
không những bản thân bị tụt hậu so với người khác mà làm cho cả xã hội tụt hậu theo
bạn. Bạn nên nhớ nhiệm vụ của bản thân đi học để làm gì và cần làm được những gì khi
quay trở lại chính đất nước của mình.
Đừng quá dành nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí nữa các bạn à. Nó không tốt
một tí nào đâu mà nó như một loại chất nghiện lôi bạn vào vực sâu của tăm tối không có
lối ra. Để khiến mọi thức của bạn trở lên bế tắc từ học hành đến làm việc và dần dần đến
những vấn đề và mối quan hệ khác trong cuộc sống bạn à.
Du học - một trong những cách thức để các bạn trẻ ngày nay thực hiện được khát khao,
hoài bão và sự trông cậy của thế hệ cha ông cũng như thực hiện được trọng trách của
mình đối với tương lai đất nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trung tâm, trọng điểm kinh tế của khu vực phía

Nam, vừa có khả năng tạo ra năng lực nội sinh to lớn, thu hút nguồn lực từ nhiều nơi,
đồng thời có sức lan tỏa, giữ vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển cho nhiều vùng khác
của cả nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong đó, giáo dục trở thành một đầu
tàu, một hướng phát triển quan trọng trong chiến lược xây dựng con người mai sau, có


ảnh hưởng lớn đối với tương lai đất nước. "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trồng người", lời răn dạy của Bác Hồ luôn là kim chỉ nam cho các thế hệ sau tiếp
bước, lưu truyền những giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc.
Sau Đổi Mới 1986, nhất là giai đoạn 10 năm trở lại đây, tình hình kinh tế đất nước không
ngừng được cải thiện, đời sống người dân ngày một nâng cao kéo theo sự thay đổi không
ngừng của nhu cầu tiếp nhận văn hóa mới, hấp thu tinh hoa kiến thức mới của thế giới.

Từ đây, vấn đề du học được đặt ra nhiều hơn và dần trở thành một chủ đề đáng quan tâm
trong xã hội. Nếu quan niệm du học là hình thức "ra nước ngoài học tập những điều mới
lạ, hấp dẫn, tiếp thu, học hỏi tinh hoa kiến thức từ các nước tiên tiến trên thế giới"; có thể
thấy rằng đó chính là một trong những nhu cầu tất yếu thuộc về thị hiếu khám phá của
con người. Du học hiểu theo nghĩa rộng, đó không chỉ là một phần trong quá trình giao
lưu văn hóa giữa các tộc người, nhóm người ơ các vùng địa lý khác nhau, mà về mặt
quản lý xã hội, đây cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao dân trí cho cộng
đồng cư dân ngang tầm quốc tế.
Để tiếp cận gần hơn với "văn minh thế giới", ở thành phố những năm vừa qua đã hình
thành một xu hướng chung của các bậc phụ huynh, các gia đình có điều kiện: cho con em
mình đi du học nước ngoài ở đủ mọi lứa tuổi. Vấn đề du học của học sinh, về cơ bản đó
là quyền lợi và khả năng của riêng mỗi học sinh, mỗi gia đình. Tuy nhiên, tiếp cận ở một

tầm nhìn rộng hơn, đây lại là vấn đề thuộc về quyền lợi quốc gia, đòi hỏi một sự quan
tâm định hướng trong chiến lược phát triển giáo dục chung của nước nhà.
Khái quát về tình hình du học của học sinh trung học phổ thông ở thành phố hiện nay
Một thế kỷ trước, cụ Phan Bội Châu đã thực hiện cuộc viễn du sang Nhật Bản, Trung
Quốc để mở mang kiến thức và từ đó rất nhiều sĩ phu yêu nước khác cũng đi theo con
đường du học. Họ ra nước ngoài nhằm học hỏi, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ để về
giúp dân, giúp nước. Cụ Phan ra đi mang theo ý chí và lòng căm thù giặc ngoại xâm nung
nấu bấy lâu. Ngày nay trong thời bình thì ước mơ đi ra nước ngoài học tập của học sinh
Việt Nam nhằm tiếp thu những kiến thức tiên tiến của thế giới về giúp đất nước đang trên
con đường xây dựng và phát triển. Một thực tế không thể phủ nhận là thực trạng nền giáo
dục Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều hạn chế. Những hạn chế này bắt nguồn từ các
nguyên nhân về lịch sử - xã hội, tồn tại dai dẳng ở nhiều vị trí và đưa lại nhiều hậu quả

cho tình hình giáo dục nước nhà giai đoạn hiện nay. Tình hình nội tại này cộng với những
ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của văn hóa thế giới trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay
đã từng bước hình thành quan điểm và xu hướng du học trong các tầng lớp cư dân thành
phố.
Trong hoàn cảnh hiện tại, nền giáo dục nước ngoài đang có nhiều ưu điểm hơn, và đặc
biệt là khắc phục được nhiều hạn chế trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay như: trình độ
ngoại ngữ và công nghệ thông tin; môi trường rèn luyện tốt cho các bạn trẻ về bản lĩnh và
tính chủ động; đó cũng là hướng đi "mở" cho những ai không đỗ đại học trong nước;...
Những yếu tố này chủ yếu xuất phát từ chính sách phát triển một nền giáo dục hội nhập
quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục trong nước. Chính những ưu điểm trên đã không
ngừng thu hút các bạn trẻ dấn thân ra nước ngoài du học. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ
10 năm trở lại đây, mỗi năm có vài ngàn du học sinh tự túc. Với đà tăng trưởng của nền



kinh tế nước ta nhờ chính sách "mở cửa" và "hội nhập", bên cạnh những đối tượng trí
thức được du học bằng kinh phí nhà nước, đã có rất nhiều học sinh ra nước ngoài học tập
bằng con đường tự túc kinh phí hoặc học bổng cá nhân. Trên thực tế, du học tự túc có thể
được nhìn nhận như là thực hiện xã hội hóa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục
vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
Khi giao lưu với các bạn sinh viên, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng nói: "Thế
kỷ 20 là thế kỷ các thế hệ cha ông giữ lấy đất nước này. Thế kỷ 21 các bạn phải nắm lấy
vận mệnh đất nước, đưa đất nước đi lên. Niềm vui nhất đối với chúng tôi là khi mình
nhắm mắt, mình tin rằng con cháu mình sẽ làm hay hơn mình. Chúng tôi đầu bạc hết rồi,
điều chúng tôi muốn nói cuối cùng trong buổi hôm nay, các bạn là tương lai của đất nước,

đừng để mất niềm tin đó trong cha mẹ, trong chúng tôi. Hãy tin rằng chúng tôi luôn dành
cho các bạn tất cả lòng tin yêu".
Có thể nói, du học chính là một trong những cách thức để các bạn trẻ ngày nay thực hiện
được khát khao, hoài bão và sự trông cậy của thế hệ cha ông cũng như thực hiện được
trọng trách của mình đối với tương lai đất nước.
Nhiều khi có ý tốt mà bị một số thành phần cực đoan xuyên tạc. Đôi lúc cũng cảm thấy
bức xúc. Có ý giúp ai đó, người ta hiểu được thì ấm thân, mà không hiểu từ từ sẽ trải
nghiệm cuộc đời ngỡ ngàng. Đầu tiên mình khẳng định, nếu có điều kiện kinh tế, đi du
học luôn là sự lựa chọn tốt. Mình rất ủng hộ việc du học nếu đủ điều kiện và quyết tâm
nhé! Dưới đây, mình chỉ xin chia sẻ một góc nhìn khác. Ở Việt Nam và một số người
sống ở nước ngoài thực sự rất coi thường Việt Nam. Việt Nam trong mắt họ đói nghèo,
rách nát, bẩn thỉu. Nhưng họ quên đi mất một điều, dù có đói nghèo, rách nát đến cỡ nào,

nó vẫn là quê hương. Nếu quê hương mình có gì chưa bằng quốc gia khác, bản thân, dù
rất nhỏ thôi, do lỗi mình một phần, vì mình chưa đóng góp được gì, mà chỉ chê bai. Một
số còn thoát ly, rồi dòm về khinh bỉ. Có nhiều người ở nước ngoài đã rất lâu, chưa về Việt
Nam, nên không biết nhiều thứ đã thay đổi. Tưởng Việt Nam vẫn cái gì cũng thiếu như
ngày xưa.
du học sinh du học tự túc
Thực ra, ở quốc gia nào cũng vậy, cũng có cơ hội và những bất cập. Bạn có điều kiện
kinh tế, thì ở bất cứ nơi nào bạn cũng sẽ được hưởng mức đãi ngộ tốt hơn những người
thu nhập thấp. Cứ coi là mình yêu Việt Nam vô điều kiện, vì mình sinh ra ở nơi này.
Nhưng mình cũng đi nhiều nước khác nhau, và những ngợi ca của các bạn, có điều sai
điều đúng.
Năm 2012-2013 gì đó, mình không nhớ rõ chính xác, mình nhận được một mess đẫm

nước mắt của 1 bạn du học sinh Nhật gửi vào fanpage mình. Đó là ấn tượng đầu tiên của
mình về những khó khăn của con người xa xứ. Không phải ước mơ màu hồng nào cũng
mang tới sự thật màu hồng. Nhà chỉ có 2 mẹ con, mẹ bạn ấy đã vay mượn, thậm chí vay
nặng lãi để có thể chạy chọt cho bạn có tiền du học Nhật, với mong muốn bạn ấy sang đó
vừa đi học vừa đi làm, kiếm tiền gửi về trả nợ.


Bạn ấy cũng đi theo ước vọng của mẹ, với biết bao hy vọng về đứa con gái khi qua tới
bên đấy có thể thay đổi cuộc đời không chỉ của bạn ấy, mà tương lai của cả gia đình.
Bạn ấy đi làm ngày làm đêm, làm chui làm lủi để cố tích cóp tiền gửi về cho mẹ trả nợ.
Không dám than vãn, không dám kêu ca, mặc dù cuộc sống học và làm khi đó quá sức
với bạn ấy. Ngày chỉ ngủ vài tiếng, lên lớp không đủ giờ, đi làm chui, nợ môn và có nguy

cơ bị đuổi học. Nhưng vẫn không đủ tiền gửi về cho khoản vay nặng lãi mà mẹ bạn ấy đã
vay cho bạn ấy đi. Có những lúc bạn ấy gửi tiền về chậm, mẹ bạn ấy tưởng con mình qua
đó ăn chơi, nên nói những lời lẽ rất nặng nề. Mà đâu biết con mình ở bên ấy, vất vả đến
thế nào. Mình miêu tả thì không rõ được, nhưng những dòng bạn ấy viết cho mình, thật
quá đỗi nặng lòng. Bởi khi ấy, bạn ấy đứng trước nguy cơ hết visa, bị đuổi học về nước,
không có tiền trả nợ, hoặc ở lại thành người bất hợp pháp.
Vài năm sau đó, mình sang Nhật, ở nhà của một người em, em mình đã có thẻ định cư
vĩnh viễn (từ chuyên của Nhật là gì mình không biết). Lúc hai chị em đang chuyện trò, thì
em nhận được một cuộc điện thoại từ Việt Nam của người quen. Mình không biết đầu dây
bên kia nói gì, chỉ nghe em mình hết mực khuyên can người đó đừng nghe thiên hạ xúi
bẩy mà vay mượn cho con sang đó với hy vọng vừa đi học mà vừa đi làm kiếm được
nhiều tiền. Em mình bảo họ phải xác định rõ 1 là sang đi học là phải học, và rất tốn kém.

Hai là sang đi làm thì đi làm, nhưng rất vất vả.
Tuy nhiên, vì thông tin ở Việt Nam đều không rõ ràng, giấc mơ nước ngoài trở thành
thiên đường của nhiều người muốn thoát ra khỏi bể khổ, nên họ sẵn sàng vay mượn... bán
nhà bán đất, và dồn hết ước mơ đổi đời lên vai con cái mình nơi xa xứ. Mình không nói ở
Nhật hay bất kỳ quốc gia nào sống khổ. Họ sống sướng, họ văn minh, cơ sở hạ tầng họ
tốt. Tất nhiên. Nhưng người Việt Nam thường hay so sánh ngây thơ rằng: 3000 đô hay
5000 đô ở Nhật, ở Mỹ thì quá là giàu rồi.
Là các bạn chưa đúng. 3 hay 5000 đô ở những nước phát triển tiêu nhanh như bọt biển
vậy, nó có thể đủ sống, nhưng không đại gia như Việt Nam mình. Ở Việt Nam, bạn phải
lên vị trí khá cao mới có mức lương tầm 5000 đô, nhưng ở những nước phát triển, ở vị trí
tương đương họ có thể phải trả tới 10 ngàn, 20 ngàn đô.
Ở Việt Nam, sinh viên ra trường có thể có mức lương 4 triệu. Nhưng ở Nhật, Anh,

Mỹ...v.v...sinh viên đi làm thêm có mức thu nhập từ 6-8$/giờ là chuyện bình thường. Tính
ra 1 tháng cũng mấy chục triệu rồi. Bạn nhìn vào con số đó, rồi mỉa mai Việt Nam nghèo
nàn khổ sở. Nhưng bạn à, cầm mấy chục triệu ở nước người ta, cũng chỉ như mấy triệu ở
nước mình thôi. Thật đấy! Hôm trước, cô mình nói công ty tư vấn du học, tư vấn cho em
họ mình đi du học ÚC. Họ tính là bỏ ra ngần này tiền, xong sang đấy vừa học vừa làm,
trừ các chi phí, bố mẹ không cần phải gửi tiền sang thì vẫn... lãi. Mình nghe xong cô
mình nói mà cảm thấy rất bức xúc. Trong đầu mình nghĩ luôn đến 3 chữ: "BỌN LỪA
ĐẢO". Chỉ vì muốn dụ dỗ con nhà người ta sang ÚC để kiếm tiền môi giới du học. Mà
nghĩ ra đủ thứ chiêu trò. Nhỡ gia đình người ta không có điều kiện? Lỡ con cái họ không
đủ nghị lực? Sang đó học không xong mà kiếm tiền không đặng. Vài năm trôi qua tiền
mất tật mang thì sao? Nhưng mình giải thích thế nào, cô mình cũng bảo là bọn nó phân
tích hay lắm, phân tích đúng lắm. Mình cũng cạn lời!



suy nghĩ du học sinh về du học
Các bạn còn trẻ, các bạn có nhiều cơ hội, hãy tỉnh táo trước từng sự lựa chọn, đừng để trở
thành gánh nặng cho chính bản thân và gia đình với những khoản nợ nần chồng chất. Nếu
có điều kiện đi du học, tất nhiên là hãy đi. Vì du học giúp bạn mở mang tầm mắt, khám
phá môi trường và cuộc sống ở quốc gia khác với đất nước mà bạn sinh ra. Cũng như, du
học giúp bạn thu thập được kiến thức, có thêm học vị, rất tốt cho công việc sau này.
Nhưng ý mình ở đây, là đừng đánh cược tài sản, cả cuộc đời chỉ vì nghĩ du học có thể
kiếm tiền và lãi ngay lập tức. Vô hình chung, tự tạo cho những người xung quanh và bản
thân một áp lực nặng nề khi bạn thậm chí còn chưa bước chân ra đời.
Mình học chuyên Pháp, từng có ước mơ đi du học Pháp. Lúc đó còn trẻ trâu, cũng về nói

bố mẹ vay tiền đi cho con đi, nhất định con sẽ vừa đi học vừa đi làm rồi trả bố mẹ. Khi
ấy, đúng là mình suy nghĩ nông cạn. Gia đình mình chẳng khá giả gì mà mình cứ có cái
kiểu đòi vô lý ấy, bây giờ nghĩ lại cảm thấy xấu hổ vô cùng. May mắn thay, mình không
đủ quyết tâm, vì thấy các bạn mình ở Pháp quá vất vả. Đi làm thêm trong vườn nho mà
ngất xỉu mấy lần, rồi đứa nào học cũng bị kéo dài thời gian vì... mải kiếm tiền. Đáng ra
học 4 năm thì toàn 6,7 năm mới xong. Khi mình ở Việt Nam đi làm chính thức đã rất lâu,
mới thấy các bạn mình bắt đầu đi thực tập. Vì ở bên đó, phải lo kiếm sống trang trải
nhiều thứ. Việc bạn khóc lóc đòi bố mẹ vay tiền mua cho mình cái SH, với việc bạn khóc
lóc đòi bố mẹ vay nặng lãi cho mình đi du học, thực sự là giống nhau. Mục đích vẫn là
vòi vĩnh đòi hỏi bố mẹ làm một việc quá sức vì mình. Chúng ta lớn lên, trưởng thành, nếu
không giúp đỡ được gì cho đấng sinh thành, cũng đừng nỡ lòng nào trở thành gánh nặng
tuổi già của cha mẹ.

Nhưng cũng có một số trường hợp, cha mẹ vì nghe người ngoài nói nhiều nên vay mượn
cho con đi khi gia đình không đủ điều kiện. Bản thân mỗi người kể cả con cái lẫn cha mẹ
đều khổ tâm vì một đống nợ ấy thôi. Nhà có tiền thì đi đâu cũng được. Nhưng nếu nhà
mình khó khăn, thì đừng bán mạng liều lĩnh làm gì. Người Việt mình có một số thành
phần rất sính ngoại. Cứ đi Tây về là oai, đi Tây về là oách. Nhưng ở Tây có thực sự
sướng hay không? Người trong cuộc chắc hẳn biết rõ. Có tiền, có điều kiện, thì không
cần phải Tây, ở Ta các bạn cũng sướng như ông hoàng bà chúa. Còn đã vất vả, thì mỗi
nước một sắc thái. Bởi ta mới nói: Cuộc sống không dễ dàng. Mình rất thích đi đến nhiều
nước, nhưng chỉ là du lịch thôi. Mình có lần bị mỉa mai: "Chưa đi Mỹ thì không có đẳng
cấp, là đồ nhà quê! Có tiền cũng chỉ là bọn nửa mùa nếu chưa đi Mỹ "....Mình mới thấm
thía cái sự khinh Việt của một số người Việt. Vì mình thực sự thương các bạn trẻ, và gia
đình các bạn, muốn các bạn có cái nhìn khách quan trước khi bán nhà bán đất, bán tương

lai để nuôi một niềm hy vọng chưa rõ ràng ở nước ngoài, nên mình mới nói. Mình không
muốn nhiều người Việt mình sang đó sống khổ, rồi đường cùng phải chui lủi trở thành
người sống bất hợp pháp, hoặc xảy ra các tệ nạn để bị đất nước họ khinh rẻ. Vậy nên hãy
suy nghĩ thật kỹ nhé. Cách đây không lâu, mình sang Nhật có thấy biển dán ở cửa hàng
tiện lợi bằng tiếng Việt với dòng chữ: "XIN ĐỪNG ĂN CẮP, Ở ĐÂY CÓ
CAMERA!"....Tại sao ở Nhật mà biển đó lại viết tiếng Việt? Tức là họ đã bắt gặp nhiều
người Việt ăn cắp, chứ sao? Khi bạn ở nước ngoài, bạn mang trong mình không chỉ danh
dự cá nhân của riêng bạn, mà còn danh dự của cả đất nước bạn. Đừng bao giờ đẩy mình


vào đường cùng không lối thoát, để tên đất nước mình bị tổn thương dù bạn không yêu
nó chút nào đi chăng nữa. Và quan trọng hơn, dù bạn sống ở bất cứ đâu, hãy tỉnh táo

trước từng sự lựa chọn, để không bao giờ biến mình trở thành KẺ CÙNG ĐƯỜNG.
Câu chuyện ngày hôm nay, mình nói không chỉ riêng Nhật, Anh hay Pháp, Mỹ , ÚC....
Nếu bạn nào có thể tư duy một chút, thì cái mình muốn nói đó là những lựa chọn, lựa
chọn con đường đưa bạn đến cuộc sống của những người DẪN ĐẦU hay những kẻ LAO
ĐẦU, cắm mặt. Còn nếu nói về các cường quốc văn minh, nhắc lại để tránh việc nhiều
bạn cứ hiểu sai ý mình rồi xuyên tạc chửi bới. Rằng: Mình cực kỳ thích du lịch ở Nhật,
ẩm thực Nhật, văn hoá Nhật, và mình đang làm việc với 3 công ty của Nhật lận. Nên họ
có nhiều cái tốt mình biết chứ và rất yêu nó là đằng khác. Mình cũng rất thích sự phát
triển ở Hàn, cực kỳ thích châu Âu và đang rất nhớ London những ngày mình cùng chồng
ở đó.... Mình không hề ghét, thậm chí rất ngưỡng mộ những quốc gia này. Tuy nhiên,
những gì cần nói, mình đã nói rồi. Sau này, những comment chê bai Việt nam bẩn thỉu, ca
ngợi các nước khác tốt hơn, mình sẽ không đôi co nữa.

Đừng so sánh cơ sở vật chất ở Việt Nam với ở Mỹ, Anh, hay Nhật. Vì số tiền mỗi lần các
bạn trả cho phương tiện giao thông công cộng ở các quốc gia này cao gấp mấy chục lần
dịch vụ tương tự ở Việt nam. Đi từ Zone 1 ra sân bay Heathrow ở London có giá tương
vé máy bay khứ hồi Hà Nội - Sài Gòn đó. Mua 1 nhúm rau mùi ở Nhật tính ra tiền Việt là
100k cơ....Vẫn là mức sống khác nhau, thứ bạn trả khác nhau. Thử nói xem, ở Việt Nam
bỏ 100k ra mua rau mùi có phải sẽ mua được 1 rổ rau mùi thượng hạng không? Vậy nên
chúng ta đừng so sánh, đừng chê bai. Chúng ta cố gắng cải thiện những gì chưa tốt nhé!
Các bạn cũng nên nhớ, người ta ( người nước ngoài ) họ không dành sự tôn trọng cho
những người chửi bới quốc gia của chính mình đâu.
Dù các bạn lựa chọn thế nào thì cũng mong các bạn văn minh và tỉnh táo. Chúc các bạn
sẽ thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Trở thành ai đó rất đặc biệt truyền cảm hứng
cho những thế hệ tiếp theo nhé!

1. Thực trạng
- Đã từ lâu , du học đã trở thành con đường được giới trẻ quan tâm và chọn lựa để trau
dồi thêm hành trang kiến thức cho tương lai sau này
- Vấn đề bằng cấp được đẩy mạnh trong những năm gần đây hơn bao giờ hết , bằng ngoại
là một ví dụ điển hình cho phong trào du học trong giới trẻ hiện nay
- Số đông những gia đình có ĐK đều muốn hướng con mình những ĐK học tập tốt nhất ,
nhất là được tiếp thu với lần tri thức nước ngoài
- Bằng ngoại = khả năng mở rộng tương lai việc làm sau này
2 . Nguyên nhân chính
- Đa số giới trẻ hiện nay đều có mơ ước được có một vé trong suất học bổng ở nước
ngoài
- Trào lưu du học ko còn là khái niệm xa lạ và mới mẻ trong giới trẻ nữa

- Nhiều năm trở lại đây , các yếu tố như : Thời gian học và học phí bao nhiêu? Điều kiên
nhập học là như thế nào? Trình độ ngoại ngữ luôn được giới trẻ quan tâm


- Bởi lẽ du học là con đường ngắn nhất để thực sự nâng cao tầm hiểu biết của mình trong
các lĩnh vực chuyên môn đang theo đuổi , những tri thức mới mẻ , sự vận dụng thực hành
trong các trường nước ngoài mà có lẽ là với những trường ĐH trong nước là chưa đủ ĐK
- Nói rằng chính kiến thức đem lại cho bạn cuộc sống tốt đẹp quả thật ko ngoa chút nào :
"Bạn phải xác định rõ ràng rằng kiến thức, học tập và ứng dụng kiến thức vào công việc
là cái đem lại cho bạn một cuộc sống tốt , và ảnh hưởng bởi các yếu tố dân chủ trong các
trường ĐH nước ngoài thật sự đem lại một moi trường dân chủ và tự lập cho mỗi SV
- Hơn nữa sống xa nhà , xa quê hương chính là cách giúp bản thân mỗi SV vững bước

hơn trên con đường mình đã chọn , nhất là trong cs sau này
- Nếu như các trường ĐH ở trong nước thường trú trọng những lí luận trong sách vở và
đôi khi cách tiếp thu kiến thức cho SV còn hạn chế thì ở nước ngoài lại trú trọng thực
hành , làm bài tập theo nhóm , theo khả năng chuẩn bị của mỗi người , sv phải chủ động
trong cách học , cách sáng tạo trong việc thu nhận kiến thức
3 . Dẫn chứng một trường đại gọc của nước ngoài tiêu biểu
Hệ thống GDĐH Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả. Vậy thì
VN có thể học được gì từ hệ thống này? Để có lời giải đáp đúng đắn, có lẽ trước hết cần
nhớ một câu danh ngôn của cổ nhân, ý nói: "Cây cam sẽ là cây cam khi trồng nó ở phía
nam sông Dương Tử, nhưng nó có thể trở thành cây khác khi trồng ở phía bắc con sông
ấy".
Đối với VN, điều kiện kinh tế xã hội nước ta có nhiều khác biệt so với Hoa Kỳ, do đó để

học tập kinh nghiệm của hệ thống GDĐH Hoa Kỳ không phải dễ dàng. Tuy hệ thống
GDĐH đổi mới của chúng ta về hình thức có đôi nét gần với mô hình của Hoa Kỳ, nhưng
vận hành hệ thống GDĐH của chúng ta còn rất kém năng động so với hệ thống GDĐH
Hoa Kỳ.
Vì đâu có sự chênh lệch đó? Phải chăng vì giữa hai hệ thống GDĐH của hai nước có sự
khác biệt cơ bản: Ở Hoa Kỳ, tính thị trường tác động mạnh mẽ lên mọi khía cạnh trong
sự vận hành hệ thống và sự điều chỉnh của nhà nước, nếu có, thường chỉ là gián tiếp. Còn
ở nước ta, thói quen theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp cũ vẫn còn khá nặng
nề, tác động của Nhà nước trong điều hành GDĐH vẫn thường là áp đặt trực tiếp?
VN và Hoa Kỳ khác nhau về nhiều mặt quan trọng và những mặt khác biệt này có nghĩa
là những gì có thể học tập được từ Hoa Kỳ chắc chắn sẽ cần phải cải biến cho phù hợp
với tình hình thực tế của VN. Mỗi một quốc gia phải xây dựng một hệ thống GDĐH cho

riêng mình dựa trên thực tế và nhu cầu. Sao chép những thiết chế từ nước ngoài hiếm khi
áp dụng có hiệu quả và cần phải suy nghĩ thấu đáo về những gì hữu ích cũng như những
gì không phù hợp từ những kinh nghiệm của nước khác.
4. Tổng kết
- Phong trào du học của giới trẻ hiện nay là một con đường mới mẻ để phát huy khả năng
sáng tạo
- Tri thức được nâng cao , ĐK tương lai phát triển , con đường việc làm rộng mở


- Tuy nhiên , ngoài khả năng trau dồi kiến thức , một câu hỏi được đặt ra là : liệu sau khi
những sv giỏi và có đầy đủ tố chất của một người trẻ tài năng , sau khi học tập ở nước
ngoài , liệu họ có muốn trở lại xây dựng đất nước hay ko => chảy máu chất xám

1) Mở bài:
- Giới thiệu chung về hiện tượng gia tăng số lượng học sinh VN đi du học nước ngoài
trong những năm gần đây
- Chúng ta cần có cách nhìn nhận đúng đắn và toàn diện trước hiện tượng đó.
2) Thân bài:
a) Giải thích:
Du học là việc đi học ở một nước khác nhằm bổ sung thêm kiến thức, ngành nghề nhằm
thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức tài trợ.
b) Nêu hiện trạng vấn đề:
- Ở đâu: hiện tượng học sinh VN đi du học đã trở thành phong trào sôi nổi ở tất cả các
vùng miền trên cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn như HN và TP HCM.
- Ai: đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên ở các bậc học- từ trung học đến cao đẳng,

đại học, sau đại học
- Như thế nào: Có nhiều loại du học, trong đó có hai kiểu chính là du học du học tự túc và
du học do nhận được học bổng (bao gồm học bổng bán phần, học bổng toàn phần và học
bổng do sự hợp tác của chính phủ)
c) Những lợi ích và hạn chế:
* Những lợi ích:
Sự gia tăng số lượng du học sinh là một tín hiệu đáng mừng cho tương lai đất nước vì:
- Du học mang lại cơ hội cho các bạn trẻ tiếp xúc với những nền giáo dục tiên tiến trên
thế giới, các bạn có điều kiện giao lưu và học hỏi bạn bè quốc tế. Rất nhiều du học sinh
đã đạt được thành tích cao trong các trường trung học, đại học và sau đại học ở nước
ngoài, làm rạng danh cho đất nước
- Nhiều du học sinh VN sau khi học xong đã trở về góp phần xây dựng phát triển đất

nước. Họ là nguồn nhân lực vô cùng quý giá cho xã hội
* Những hạn chế:
- Du học không phải là con đường bằng phẳng mà ai đặt chân lên đó cũng đều tới đích:
+ Trong thực tế, không ít bạn trẻ chưa được chuẩn bị tốt đã vội vã “lên đường”, khiến bản
thân phải gánh những áp lực quá lớn, có người phải bỏ cuộc giữa chừng
+ Cũng có nhiều bạn chỉ dựa vào tiềm lực kinh tế của gia đình, coi chuyện du học như
một kì nghỉ dài để tự do hưởng thụ cuộc sống. Khi đó, đi du học sẽ mang lại những hậu
quả đáng tiếc
- Việc gia tăng số lượng du học sinh cũng có thể là một hiện tượng đáng lo ngại cho nền
giáo dục và kinh tế VN:
+ Nó có thể làm tăng tình trạng chảy máu chất xám khi học sinh sau khi du học không
muốn trở về mà tìm cách ở lại các nước du học vì điều kiện sống tốt hơn.

+ Một thực tế không thể phủ nhận là một dòng tiền không nhỏ đang chảy đến các nước
phát triển theo con đường du học của học sinh.
d) Nguyên nhân:
* Chủ quan:
Các bạn trẻ háo hức muốn được mở rộng tầm mắt, muốn được thử sức, muốn được khẳng
định mình.


* Khách quan:
- Nền giáo dục ở các nước tiên tiến hiện đại, hoàn thiện hơn, tạo cơ hội cho học sinh được
phát huy tối đa năng lực của bản thân và hỗ trợ tối đa cho việc hành nghề sau khi tốt
nghiệp. Trong khi đó nền giáo dục trong nước còn lạc hậu, nhiều hạn chế. Vì vậy nhiều

bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư một số kinh phí lớn để cho con du học và các bạn trẻ sẵn
sàng chấp nhận vất vả gian khó hơn để được học tập trong môi trường quốc tế
- Đất nước ta đang phát triển, kinh tế của mỗi gia đình đều có sự gia tăng, có thể đảm bảo
cho con mình đi du học theo hình thức tự túc
- Xu thế hội nhập toàn cầu đang ngày càng được khẳng định
- Nhiều tổ chức quảng cáo việc du học đưa ra thông tin mập mờ để thu hút học sinh, vì
lợi ích trước mắt mà bất chấp những hậu quả gây ra cho các học sinh du học và cho xã
hội.
e) Giải pháp:
- Giải pháp để việc du học gia tăng những hiệu quả tích cực: khuyến khích học sinh trở
về xây dựng quê hương
- Giải pháp để hạn chế những tác hại của việc du học:

+ cải tiến nền giáo dục trong nước
+ tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh hiểu rõ những tác dụng và tác hại của việc du
học trước khi quyết định
+ quản lí các đơn vị tổ chức du học
f) Liên hệ bản thân- Bài học nhận thức và hành động:
- Bản thân anh/ chị có ý định đi du học không, vì sao?
- Cách nhìn nhận đúng đắn và toàn diện với vấn đề du học của anh/ chị như thế nào?
3) Kết bài:
- Du học nước ngoài vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thử thách lớn
- Mỗi bạn trẻ cần xuất phát từ điều kiện cụ thể của bản thân và xác định cho mình mục
đích đúng đắn để lựa chọn.
Trọng tâm cần bàn luận là quan niệm, thái độ đúng đắn đối với vấn đề du học của thanh

niên hiện nay. Có thể tham khảo gợi ý sau:
- Giới thiệu chung về hiện tượng gia tăng số lượng HS Việt Nam đi du học nước ngoài
trong những năm gần đây. Đây cũng là một hiện tượng cần được nhìn nhận, đánh giá một
cách đúng đắn và toàn diện.
-

Khái quát tình hình và quan niệm chung của xã hội về vấn để du học:

+ Trong những năm gần đây, số lượng HS Việt Nam đi du học nước ngoài tăng nhanh
ởtất cả các bậc - từ trung học đến cao đẳng, đại học, sau đại học và với nhiều hình thức
phong phú (hoặc tự túc, hoặc bằng học bổng của nhà nước, của các trường...).
+ Nhìn chung, dư luận xã hội Việt Nam đề cao chuyện du học, coi đó là cơ hội tốt cho

các bạn trẻ.
-

Bàn luận, mở rộng vấn đề:


+ Sự gia tăng số lượng du học sinh trước hết là một "tín hiệu" đáng mừng cho tương lai
của đất nước. Vì du học mang lại cơ hội cho các bạn trẻ tiếp xúc với những nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới; các bạn có điều kiện giao lưu và học hỏi bạn bè quốc tế. Rất nhiều
du học sinh đã đạt được thành tích cao trong các trườngtrung học, đại học nước ngoài,
làm rạng danh cho đất nước. Nhiều du học sinh Việt Nam sau khi học xong đã trở về góp
phần xây dựng, phát triển đất nước. Họ là nguồn nhân lực vô cùng quý giá cho xã hội...

Vì vậy, nếu có điều kiện, các bạn trẻ rất nên lựa chọn hướng đi này.
+ Nhưng du học không phải là con đường bằng phẳng mà ai đặt chân lên đó cũng đều tới
đích. Trên thực tế, không ít bạn trẻ chưa được chuẩn bị tốt đã vội vã "lên đường", khiến
bản thân phải gánh những áp lực quá lớn. Cũng có nhiều bạn chỉ dựa vào tiềm lực kinh
tế, hoặc coi chuyện du học như một kì nghỉ dài để tự do "hưởng thụ cuộc sống"... Rốt
cuộc, bản thân họ và gia đình có thể phải nhận những hậu quả đáng tiếc...
+ Sự gia tăng số lượng du học sinh, nhìn từ một góc độ khác, cũng có thể là một hiện
tượng đánglo ngại cho nền giáo dục và kình tế Việt Nam. Nó có thể làm tăng tình trạng
"chảy máu chất xám" và làm giảm thu nhập chung của xã hội. Vì sao nhiều bậc phụ
huynh sẵn sàng "đầu tư" một số kinh phí lớn để cho con du học? Vì sao nhiều bạn trẻ sẵn
sàng chấp nhận vất vả hơn, gian khó hơn khi quyết định học tập trong môi trường quốc
tế?

+ Chúng ta cần phải làm gì để cân bằng vấn đề này và biến nó thành điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của xã hội?
- Bản thân anh (chị) có ý định du học không? Vì sao? Theo anh (chị), cách nhìn nhận
đúng đắn và toàn diện đối với vấn đề du học là gì?
- Từ hiện tượng trên, có thể rút ra những kết luận gì? (Du học nước ngoài vừa là cơ hội
nhưng cũng vừa là thử thách lớn. Mỗi bạn trẻ cần xuất phát từ điều kiện cụ thể của bản
thân và cần xác định cho mình mục đích đúng đắn để lựa chọn.)
Với quá trình phát triển, hội nhập không ngừng của nền kinh tế nước nhà. Đất nước đang
không ngừng chuyển mình trước thế giới thì việc du học nước ngoài đã chẳng còn gì là
xa lạ. Xã hội càng phát triển, con người càng hướng ra ngoài thế giới nhiều hơn. Để khám
phá thế giới, tìm hiểu những miền đất mới. Hay để học tập những tư tưởng tiến bộ nước
ngoài. Mà giới trẻ là điển hình cho phong trào ấy.

Du học nước ngoài chẳng còn là vấn đề gì mới nữa cả. Nó đã trở thành một trào lưu lan
rộng khắp cả nước và độ tuổi du học nhiều nhất là những học sinh , sinh viên. Bởi nó là
một trào lưu, nên hiện tượng này diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Rất nhiều công ty du học,
tư vấn du học mọc ra ở khắp mọi nơi. Mời chào với đủ biển hiệu bắt mắt. Việc du học


nước ngoài đã trở thành “ cơn sốt” của các bậc phụ huynh. Khi mà họ đã xác định con
đường tương lai cho con mình từ khi còn nhỏ.
Thực trạng của trào lưu này là rất nhiều phụ huynh đã lo trước , lo sau. Chuẩn bị chu đáo
cho con của mình ngay từ khi còn bé. Để rồi chỉ cần lúc con mình đủ tuổi là có thể đi du
học ngay. Biết bao nhiêu tiền phải bỏ ra, chỉ để cho con mình được đi du học. Có nhiều
gia đình khá giả, có điều kiện thì không sao. Còn có nhiều gia đình khó khăn nhưng vẫn

muốn con được đi du học cho “ bằng bạn, bằng bè” thì đi vay mượn, thế chấp tài sản. Tất
cả chỉ vì mục tiêu cho con được đi du học.

Ng
hị luận xã hội về phong trào du học nước ngoài của học sinh hiện nay
Nguyên nhân của trào lưu, cơn sốt du học này có thể phải nói tới nền giáo dục đại học
nước nhà. Nền giáo dục đại học mang nặng tính lí thuyết, thiếu kĩ năng , thiếu thực tiễn.
Một nền giáo dục đào tạo ra những con người công cụ chứ không phải những con người
sáng tạo. Một nền giáo dục còn nhiều bất cập như vậy, học giả thi giả. Bằng cấp thì lộn
xộn, có thể mua được bằng tiền và không có tính thực dụng. Một sinh viên đại học ra
trường không hề được chào đón bằng một người ra trường từ các cơ sở dạy nghề phổ
thông. Tính lí thuyết trong học tập quá nhiều dẫn đến sinh viên khi ra trường chẳng biết



xoay sở sao cho vừa. Họ không có tính sáng tạo trong việc sử lí công việc, dẫn đến hiệu
quả công việc kém.
Trong khi đó, du học nước ngoài lại mở ra một con đường tươi sáng cho học sinh bước
vào đời. Du học giúp các du học sinh tiếp thu một nền giáo dục hiện đại , tiên tiến và hàn
lâm. Ở những môi trường này, họ sẽ được rèn luyện kĩ năng, học tập tốt để sau này thành
công. Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành công, đó là lí do vì sao du học lại trở
thành một trào lưu như vậy. Và quả thực, du học mang lại cho họ những giá trị không
nhỏ. Họ được rèn luyện sự tự tin, khả năng chịu được áp lực. Những học sinh ra nước
ngoài, họ sẽ mang những tư duy, suy nghĩ mới mẻ. Việc tự lập được nâng cao, khả năng
sáng tạo của bản thân được thúc đẩy. Họ không còn thụ động tiếp thu tri thức giáo dục

như ở trong nước nữa mà trở thành chủ động tiếp thu. Tự mình tìm tòi và khám phá, sáng
tạo là một mặt tích cực của việc du học nước ngoài.
Lợi ích của việc du học thì rất rõ , còn tác hại của và những hệ lụy của nó thì cũng rất
nhiều. Nhiều gia đình bị lừa mất số tiền rất lớn vì ước mơ cho con đi du học không thành.
Chưa kể đến, những học sinh du học lại không bằng chính năng lực của bản thân mình ,
mà bởi vì sự lo liệu của cha mẹ. Những học sinh đi du học bằng tiền của gia đình như
vậy, họ tiếp thu được bao nhiêu tri thức nhân loại. Hay chỉ toàn sự thụ động, lười nhác
hay sĩ diện bản thân vì mình hơn bạn hơn bè. Gia đình thì được thể diện, được một bao
bọc bởi một vỏ bọc hào nhoáng. Nhưng ẩn sâu trong đó là những mất mát chẳng thể ai
ngờ. Một số tiền lớn phải bỏ ra, nhưng liệu con mình có thành công như mình mong
muốn.
Du học không phải là con đường duy nhất để thành công trong cuộc sống. Chỉ khi bạn du

học bằng chính năng lực, khát vọng của bản thân. Từ những xuất học bổng của nhà nước
hay quốc tế. Bạn mới gặt hái được thành quả như mong muốn. Một người chủ động và
một người thụ động khác biệt rất lớn. Con đường thành công của con người thì rất nhiều,
có nhiều người có khi còn chẳng học qua đại học. Nhưng họ vẫn thành công, vẫn có một
sự nghiệp lẫy lừng vang danh khắp chốn. Như nhà tỉ phú hàng đầu thế giới, Bill Gates,
ông đã bỏ học đại học giữa chừng và vẫn thành công.Vẫn trở thành một trong mười
người giàu nhất thế giới.


Con đường dẫn đến thành công, chính là sự nỗ lực không ngừng của bản thân, chứ không
liên quan gì đến đại học, bằng cấp. Không có một con đường nào thành công nếu chúng
ta không tự mình cố gắng. Dù có đi du học ở bất cứ đâu, nhưng chúng ta vẫn thụ động,

không chịu tìm tòi, tiếp thu kiến thức mới. Thì việc du học, cũng chẳng có ích gì cả. Về
lợi ích trước mắt, có thể được người khác kính nể, nhưng về sau này, cuộc sống của
chúng ta sẽ thật sự bấp bênh.Có nhiều bạn trẻ du học về nước và làm cao. Coi rằng mức
lương trả mình chưa phù hợp, cũng nhiều bạn lại nói những điều xa vời thực tiễn của đất
nước. Chẳng ai khớp vào thực tế cuộc sống.
Du học, là con đường đi đến tương lai. Là mở ra trang sách mới cho cuộc đời. Giúp
chúng ta hiểu nhiều hơn, tiếp nhận một nền giáo dục tiên tiến hơn. Và là một con đường
dẫn đến thành công. Nhưng nếu chúng ta có nghị lực, có quyết tâm. Thì ở đâu đi chăng
nữa,dù có bỏ học hay chỉ học một trường đại học ở trong nước. Chúng ta vẫn có thể làm
được. Vẫn có thể vươn mình lên trong ban mai rực rỡ của cuộc đời.




×