Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ và ngân hàng nhà nước nên phá giá Việt Nam đồng. Hãy bình luận ý kiến trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.99 KB, 31 trang )

ĐỀ CƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU
A. Cơ sở lí thuyết
1.Cán cân thương mại và các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân hương mại
2. Phá giá đồng nội tệ và ảnh hưởng của nó tới cán cân thương mại
3. Hiệu ứng tuyến J
4. Điều kiện phá giá thành công
B. Thực tế trong điều kiện kinh tế Việt Nam
1. Đặc điểm thị trường tài chính Việt Nam
2. Ảnh hưởng của phá giá VNĐ đến cán cân thương mại
3.Nhận xét và đánh giá
KẾT LUẬN

1


LỜI MỞ ĐẦU
Cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động kinh tế đối
ngoại của một nước với các nước khác trên thế giới. Thực trạng cán cân bộ phận
cũng như cán cân tổng thể của một quốc gia sẽ có tác động trực tiếp đến cung cầu
ngoại hối, đến dự trữ quốc gia, đến tỉ giá hối đoái và qua đó tác động đến các hoạt
động kinh tế đối ngoại của quốc gia đó.
Nếu cán cân thương mại của quốc gia liên tục thặng dư, sẽ làm cho cung ngoại hối
và dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng lên, làm cho ngoại tệ có xu hướng giảm giá
so với nội tệ, từ đó có tác động kích thích nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, kích thích
xuất khẩu vốn ra nước ngoài…Ngược lại, khi cán cân thườn mại liên tục bị thâm
hụt sẽ làm cho cầu ngoại tệ tăng lên, dự trữ ngoại hối của quốc gia giảm xuống,
làm cho ngoại tệ có xu hướng tăng giá so với nội tệ, từ đó có tác động kích thích
xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, kích thích nhập khẩu vốn vào trong nước.
Ảnh hưởng của đồng tiền giảm giá đối với cán cân thương mại thực ra không đơn
giản. Một trong những giải pháp nhằm khuyến khích xuất nhập khẩu cải thiện cán


cân thương mại là phá giá đồng nội tệ. Đẩy mạnh xuất khẩu là giải pháp cơ bản
nhất để cải thiện cán cân thương mại nói riêng cũng như cán cân thanh toán quốc tế
nói chung. Để làm rõ điều này nhóm 4 đã đi đến nghiên cứu đề tài: “Có ý kiến cho
rằng: “Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ và ngân hàng nhà nước nên phá giá
Việt Nam đồng” Hãy bình luận ý kiến trên?”

2


A. Cơ sở lý thuyết
1. Cán cân thương mại & Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
1.1 Cán cân thương mại
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán
quốc tế. Cán cân thương mại phản ánh các khoản thu chi từ hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa giữa người cư trú và người không cư trú. Cán cân thương mại ghi
lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu
trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương
mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại
có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng không thì cán cân là thăng bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại.
Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang
giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư
thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy
nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng
dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách
xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa
lẫn dịch vụ.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
- Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn.

Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước
và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với

3


giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Nhập khẩu tăng lên
làm tăng cung về ngoại tệ.
- Xuất khẩu : chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác
vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu
phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong
các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
- Tỷ giá hối đoái : là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng
đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường
quốc tế. Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ làm cho sức mua
của đồng ngoại tệ tăng lên từ đó giá cả của hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ đi, thúc đẩy
việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và giảm việc nhập khẩu hàng hóa dẫn tới
xuất khẩu ròng. Ngược lại, khi tỷ giá giảm đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại
tệ sẽ thúc đẩy việc nhập khẩu hàng hóa vào trong nước và giảm nhập khẩu hàng
hóa dẫn tới nhập khẩu ròng.
- Lạm phát : Khi lạm phát tăng làm cho giá cả hàng hóa trong nước tăng lên làm
gia hàng xuất khẩu tăng hạn chế xuất khẩu đây là tác động trong ngắn hạn…trong
dài hạn lạm phát tăng làm nội tệ mất giá tỷ giá tăng làm tăng xuất khẩu hàng hóa
(tác động theo chiều ngược lại).
- Thu nhập của người không cư trú : nếu có nhu cầu hàng nhập khẩu tăng thì làm
tăng nhập khẩu.
- Chính sách thương mại quốc tế : là các chính sách liên quan đến thuế quan hạn
ngạch hàng rào phi thuế quan.
- Tâm lý người tiêu dùng có ưa thích hàng nhập khẩu hay không.
- Tình hình kinh tế chính trị xã hội.

4


Cán cân thương mại ảnh hưởng rất lớn đến Cán Cân tiền tệ quốc tế đồng thời ảnh
hưởng trực tiếp đến cung cầu giá cả hàng hóa và sự biến động tỷ giá từ đó ảnh
hưởng đến cung cầu nội tệ và lạm phát trong nước.
2. Phá giá đồng nội tệ và ảnh hưởng của nó tới cán cân thương mại


Cơ sở lý luận của phá giá đồng nội tệ

-

Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các ngoại tệ so với

mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá
giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó với các ngoại tệ khác như USD, EUR…
-

Tác động của việc phá giá tiền tệ:

Trong ngắn hạn: Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức
phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh
tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi
một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối
tại thị trường nội địa. Trong ngắn hạn, số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh
và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong
nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng
nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên.
Trong trung hạn: Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ

điều chỉnh đó là:
+ Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi
sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
+ Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy
động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng
5


cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh cho việc
phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục
tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách thắt chặt.
Trong dài hạn: các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu
trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí
sản xuất tăng lên dẫn đến việc phải tăng giá. Người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu
với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực tiền lương.
-

Lý do chính phủ phá giá tiền tệ:
Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để nâng cao năng lực cạnh tranh

một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh
theo hướng suy thoái, đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực
cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh
tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một
cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
Mục tiêu của phá giá tiền tệ là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa và
từ đó cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Khi đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng tỷ
giá danh nghĩa, kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính
phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dự trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và

đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác chính phủ phải phá
giá tiền tệ.


Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ với cán cân thương mại.

Do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn nên phá giá tiền tệ làm cho tỷ giá
thực tăng, tỷ giá thực tăng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối
6


lượng nhập khẩu, nghĩa là cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Căn cứ
vào điều này nhiều người đã nhầm tưởng và cho rằng cán cân thương mại cũng
được cải thiện khi phá giá tiền tệ.
-

Phá giá tiền tệ dễ gây phi mã lạm phát: do giá cả nhập khẩu tăng nên giá cả

nội địa cũng thường tăng lên sau khi thực hiện phá giá tiền tệ. Ảnh hưởng này sẽ
càng lớn nếu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu dùng nội địa và nếu nhà xuất
khẩu đặt giá nội địa cao bằng với giá xuất khẩu sang nước ngoài. Việc tăng giá
hàng nội địa sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giá cả- lương. Ảnh hưởng của phá
giá tiền tệ gây nên lạm phát có thể kiểm soát được bằng cách giảm tín dụng kinh tế
và giảm thâm hụt ngân sách.
-

Khi xem xét có nên phá giá tiền tệ hay không, các nhà hoạch định chính sách

cần cân nhắc cẩn trọng các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của phá giá tiền tệ.
Xuất khẩu sản phẩm có nhiều nguồn gốc nhập khẩu: trong trường hợp này phá giá

tiền tệ làm tăng giá thành sản xuất hàng xuất khẩu, làm hạn chế cơ hội có giá cả
cạnh tranh hơn so với những hàng xuất khẩu mà đầu vào chỉ bao gồm hàng hóa
trong nước.
Chi phí sản phẩm thiết yếu: Các nước đang phát triển đặc biệt phụ thuộc vào một
số sản phẩm nhập khẩu, đầu tư, năng lượng và sản phẩm y tế. Phá giá tiền tệ làm
giá thành các sản phẩm này tương đối đắt đỏ và có thể tác động tiêu cực đến tăng
trưởng và đời sống nhân dân.
Nợ nước ngoài: một số nước nghèo luôn trong tình trạng vay nợ nước ngoài nhiều.
Việc phá giá đồng nội tệ làm tăng nợ nước ngoài. Điều này đặt ra việc chính phủ
cần thay đổi thuế và chi tiêu.

7


Mục tiêu của phá giá là cải thiện cán cân vãng lai, nghĩa là góp phần vào làm giảm
sự mất cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư. Nhưng đối với Việt Nam, liệu phá giá có
cải thiện được cán cân thương mại hay không khi hầu hết các mặt hàng sản xuất
trong nước đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (90% tổng giá trị hàng
nhập là nguyên vật liệu sản xuất), ngay cả khi hàng xuất khẩu cũng 70% là giá trị
hàng nhập. Bên cạnh đó năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng
hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam còn hạn chế. Phá giá tiền tệ không chỉ ảnh
hưởng đến vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng đến những vấn đề mang tính chính trị,
xã hội. Cho nên các nước nên xem xét kĩ lưỡng và cân nhắc trong việc phá giá tiền
tệ trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.
3. Hiệu ứng tuyến J:
Đường cong J:
Đường cong J là một hiện tượng tài khoản vãng lai của quốc gia sụt giảm ngay sau
khi quốc gia này phá giá tiền tệ của mình và phải một thời gian sau tài khoản vãng
lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho một
hình giống chữ cái J.


 Đường cong J cho thấy sự xấu đi lúc đầu và sự cải thiện sau đó của cán cân
thương mại dưới tác động của đồng tiền giảm giá.
8


Các lý luận kinh tế nói rằng: khi phá giá tiền tệ, giá hàng xuất khẩu định danh bằng
ngoại tệ trở nên thấp đi trong khi giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ tăng
lên. Vì thế, đất nước sẽ tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Kết quả là cán cân vãng
lai (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, trong thực tế, về phía cầu, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dựa trên
các hợp đồng, vì thế lượng hàng xuất khẩu không thay đổi đồng thời với thay đổi
giá cả (do tỷ giá thay đổi). Còn về phía cung, việc điều chỉnh trang thiết bị sản xuất
để sản xuất thêm hàng xuất khẩu cần thời gian.
Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng tuyến J:
 Phản ứng người tiêu dùng diễn ra chậm, hay cầu nhập khẩu không giảm
ngay trong ngắn hạn.Cần có thời gian nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên
hành hóa sử dụng sau khi phá giá.
̶̶ Đối với trong nước:
Quá trình sử dụng hàng ngoại chuyển sang sử dụng hàng nội không diễn ra ngay
lập tức sau khi phá giá, mà thường sau một thời gian nhất định. Người tiêu dùng
còn lo lắng về: chất lượng hàng hóa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địa…
chứ không đơn thuần là giá. Do đó, không vì giá hàng hóa nhập đắt lên mà họ giảm
dùng hàng ngoại thay thế bằng hàng nội địa
 Khối lượng nhập khẩu không thể giảm ngay lập tức, điều này lại càng đúng đối
với các quốc gia có đầu vào kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu và tâm lý ưa dùng
hàng ngoại như Việt Nam. Tuy nhiên, trong dài hạn hàng hóa nội địa rẻ hơn sẽ dần
thay thế hàng nhập đắt hơn, làm cho khối lượng nhập khẩu giảm ngay trong dài
hạn.


9


̶̶ Đối với nước ngoài: Tuy giá xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn song không vì
thế mà người nước ngoài chuyển ngay sang dùng hàng Việt Nam, vì họ cần có
một thời gian để tìm hiểu và an tâm mua hàng Việt Nam.
 Do đó, trong ngắn hạn khối lượng xuất khẩu không tăng nhanh trong ngắn hạn,
mà chỉ tăng từ từ trong dài hạn.
 Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm, hay cung xuất khẩu không tăng
nhanh trong ngắn hạn. Do nhà sản xuất không thể lập tức mở rộng sản xuất,
mở rộng nhà xưởng, tuyển dụng thêm nhân viên… dù phá giá tiền tệ cải
thiện điều kiện cạnh tranh cho xuất khẩu. Các hợp đồng nhập khẩu ký kết từ
trước không dễ gì huỷ bỏ ngay.
 Cạnh tranh không hoàn hảo
- Đối với nhà kinh doanh nước ngoài, quá trình chiếm lĩnh thị phần đã tiêu tốn
nhiều thời gian và tiền bạc, do đó họ có thể:
+ Hạ giá hàng hóa xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh, nhằm duy trì thị phần của
mình ở nước có đồng tiền phá giá, làm cho nhu cầu nhập khấu ở nước có đồng tiền
phá giá giảm chậm.
+ Hạ giá hàng hóa bán trên thị trường trong nước để tăng tính cạnh tranh với hàng
nhập rẻ hơn từ nước có đồng tiền mất giá, là cho năng lực xuất khẩu của nước có
đồng tiền phá giá tăng chậm.
=> Với những phân tích trên cho thấy, sau khi phá giá, hiệu ứng giá cả có tác dụng
làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi ngay lập tức, trong khi đó khối lượng
xuất khẩu và nhập khẩu chỉ cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn.
+ Mức độ và thời gian kéo dài thâm hụt cán cân thương mại phụ thuộc vào nhiều
yếu tố.
10



- Đối với các nước công nghiệp phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng chủ
yếu bởi những hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, nên khi
phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng nhanh, khối lượng nhập khẩu
giảm nhanh trong ngắn hạn, do đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng tích cực
ngay trong ngắn hạn dẫn đến cán cân thương mại chỉ xấu đi tạm thời trong
ngắn hạn, và sẽ được cải thiện rõ rệt trong dài hạn.
- Đối với các nước đang phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng bởi những
hàng hóa không đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, nên khi phá giá
làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm và khối lượng nhập khẩu giảm
chậm, do đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng mờ nhạt, dẫn đến cán cân
thương mại bị xấu đi rõ rệt trong ngắn hạn. Mức độ và thời gian kéo dài
trạng thái thâm hụt trong ngắn hạn cũng như khả năng có được cải thiện
vững chắc trong dài hạn của cán cân thương mại phụ thuộc vào các điều
kiện:
 Tỷ trọng hàng hóa ITG có sẵn trong nền kinh tế.
 Tiềm năng và tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang xuất khẩu.
 Năng lực sản xuất thay thế hàng nhập.
 Tâm lý sùng bái hàng ngoại có giảm, và người nước ngoài đã thực sự tin
tưởng và an tâm mua hàng hóa từ nước có đồng tiền phá giá.
 Tỷ trọng hàng nhập cấu thành đầu vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu là như
thế nào. Nếu tỷ trọng này lớn sẽ làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng
xuất, bởi vì sau khi phá giá giá hàng nhập tăng làm tăng chi phí đầu vào
của hàng xuất.

11


 Mức độ linh hoạt của tiền lương. Sau khi phá giá, giá hàng nhập tăng làm
tăng chỉ số giá tiêu dùng; nếu tiền lương là linh hoạt thì nó sẽ tăng để đáp
ứng nhu cầu tăng giá, lương tăng kích thích nhập khẩu và làm tăng chi phí

đầu vào sản xuất nói chung và hàng hóa xuất khẩu nói riêng, làm triệt tiêu
ưu thế cạnh tranh từ phá giá, kết quả là cán cân thương mại không được cải
thiện rõ rệt trong dài hạn.
Tóm lại, phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu
giảm, nhưng không vì thế mà cán cân thương mại được cải thiện. Trong ngắn hạn,
hiệu ứng giá cả có tính trội hơn so với hiệu ứng khối lượng làm cho cán cân
thương mại bị xấu đi; trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng
giá cả nên cán cân thương mại được cải thiện đây chính là nguyên nhân tạo nên
hiệu ứng tuyến J. Hơn nữa, phá giá dễ thành công đối với các nước công nghiệp
phát triển, nhưng lại không chắc chắn đối với các nước đang phát triển; chính vì
vậy đối với một nước đang phát triển, trước khi chọn giải pháp phá giá cần thiết
phải tạo ra được các điều kiện tiền đề để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế
mà phá giá đem lại, có như vậy cán cân thương mại mới được cải thiện chắc chắn
trong dài hạn.
4. Điều kiện để phá giá thành công
Khi xem xét có nên phá giá tiền tệ hay không, các nhà hoạch định chính sách cần
cân nhắc cẩn trọng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phá giá tiền tệ:
- Xuất khẩu sản phẩm có nhiều nguồn gốc nhập khẩu: Một số lĩnh vực sản xuất tại
một quốc gia, cần thiết phải nhập nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế làm đầu
vào cho sản xuất xuất khẩu. Trong trường hợp này, phá giá tiền tệ làm tăng giá
thành sản xuất hàng xuất khẩu, và làm hạn chế cơ hội có giá cả cạnh tranh hơn so
với những hàng xuất khẩu mà đầu vào chỉ bao gồm hàng hoá trong nước. Do đó
12


phá giá tiền tệ đặc biệt thuận lợi cho các ngành sản xuất mà nguyên liệu đầu vào là
các hàng hoá nội địa – ví dụ khoáng sản và nông nghiệp.
- Chi phí sản phẩm thiết yếu: Các nước đang phát triển đặc biệt phụ thuộc vào một
số sản phẩm nhập khẩu, đầu tư, năng lượng và sản phẩm y tế. Phá giá tiền tệ làm
giá thành các sản phẩm này tương đối đắt đỏ và có tác động tiêu cực đến tăng

trưởng và đời sống nhân dân.
- Nợ nước ngoài: Một số nước nghèo luôn trong tình trạng vay nợ nước ngoài
nhiều. Việc phá giá danh nghĩa đồng tiền nội tệ làm tăng nợ nước ngoài tính bằng
đồng nội địa. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cho ngân sách nhà nước, do phải trả lãi,
và các khoản trả góp nước ngoài cao do đồng ngoại tệ tăng giá. Trong những
trường hợp này, cần thay đổi thuế và chi tiêu chính phủ. Các công ty tư nhân có nợ
nước ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng lớn đặc biệt nếu sản phẩm của các công ty
này hướng vào thị trường nội địa.
- Vấn đề cơ cấu chính sách: Khi có tác động của những chính sách như trợ giá,
kiểm soát giá hoặc hạn ngạch xuất khẩu, sẽ làm cản trở sự cân bằng các nhân tố
bên ngoài theo qui luật kinh tế. Những vấn đề này cần được xử lý ngay nếu không
phá giá tiền tệ sẽ không có ý nghĩa.
Phá giá tiền tệ không chỉ tác động đến những vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng đến
những vấn đề mang tính chính trị, xã hội. Vì thế để thực hiện chính sách phá giá
đồng nội tệ, các nước đều phải xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng các mặt lợi
và hại của biện pháp này dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế.
B. Thực tế trong điều kiện kinh tế Việt Nam
1. Đặc điểm thị trường tài chính Việt Nam

13


Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên có nhu cầu lớn
về nhập khẩu thiết bị máy móc để đổi mới công nghệ và nhập khẩu nguyên, vật
liệu để sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Thứ hai, trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản, thủy sản
và tài nguyên như: cao su, dầu thô…Thêm vào đó, trong cấu thành mặt hàng xuất
khẩu nguyên liệu nhập khẩu chiếm 70% giá trị hàng xuất khẩu.
Bảng 1: Tỷ trọng giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu so với tổng sản phẩm
trong nước.

Đơn vị: %

2005 2009 2010 2011 Sơ
bộ
2012
XUẤT KHẨU

56.3

57.2

65.3

72.7

73.8

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

20.3

17.7

20.3

26.1

33.3

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp


23.1

25.6

30.1

30.3

25.2

Hàng nống sản

7.7

8.4

9.6

10.8

11.4

Hàng lâm sản

0.4

0.5

0.7


0.9

0.0

Hàng thủy sản

4.7

4.2

4.5

4.6

3.9

Vàng phi tiền tệ

0.0

0.8

0.0

0.0

0.0

NHẬP KHẨU


63.8

70.1

76.6

80.1

73.3

Phân theo nhóm mình

14


Phân theo nhóm hàng
Tư liệu sản xuất

57.2

63.2

68.2

71.0

68.3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng


16.1

22.1

22.7

23.7

27.0

Nguyên, nhiên, vật liệu

41.1

41.1

45.5

47.3

41.3

Hàng tiêu dùng

5.2

6.5

7.6


7.6

5.0

Lương thực

0.0

0.0

0.0

0.0

Nguồn: Tổng cục thống kê
Thứ ba, lạm phát ở Việt Nam tuy đã được kiểm soát ở mức dưới hai con số, nhưng
tính ổn định chưa cao, còn tiềm ẩn những yếu tố gây áp lực tăng giá. Bên cạnh đó
thâm hụt ngân sách kéo dài, nợ nước ngoài để bù đắp ngày càng tăng.
Bảng 2: Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP (%)

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

31.2

31.4

32.5

29.8

39

41.5

42.2

Nguồn: Bộ tài chính
Thứ tư, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO từ năm 2007, kéo theo
đó là dòng vốn nước ngoài chảy vào nhiều, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng như hầu
hết các nước khi mới mở cửa hội nhập, Việt Nam phải ổn định tỷ giá, tự do hóa
dòng vốn và có chính sách tiền tệ độc lập theo quy định của WTO. Đó là những
đặc điểm của nền kinh tế và thị trường tài chính chịu ảnh hưởng nhiều từ chính
sách tỷ giá.

15



2. Ảnh hưởng của phá giá VNĐ đến cán cân thương mại
Mục tiêu của phá giá là cải thiện cán cân vãng lai, nghĩa là góp phần vào giảm sự
mất cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư. Nhưng đối với VN, liệu biện pháp phá giá
có cải thiện được cán cân thương mại hay không khi hầu hết các mặt hàng sản xuất
trong nước đều phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu (90% tổng hàng nhập là
nguyên liệu sản xuất). Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu
và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam còn hạn chế.Thâm hụt cán cân
thương mại trở thành một hiện tượng thường nhật trong cán cân thanh toán tổng
thể của Việt Nam nhiều năm gần đây. Thực trạng này bắt nguồn sâu xa từ chính sự
mất cân đối trong cơ cấu xuất nhập khẩu.
Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2008-2014
Bảng: Tình hình xuất nhập khẩu tỷ giá VND/USD từ năm 2008-2014

Cán cân

Tỷ giá

Xuất khẩu

Nhập khẩu

(USD/VND)

(tỷ USD)

(tỷ USD)

2008

16.302


62,685

80,714

-18.029

2009

17.066

57,096

69,949

-12.853

2010

18.605

72,237

84,839

-12.602

2011

20.389


96,900

106,750

-9.844

2012

20.828

114,570

113,790

0.780

2013

20.932

132,135

132,125

0.010

Năm

16


thương mại (tỷ
USD)


2014

21.141

150,190

148,050

2.140

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Năm 2008, mức thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam lên tới 18,02 tỷ USD.
Trong 2 năm tiếp theo là 2009 và 2010 cán cân tiếp tục thâm hụt nhưng có chiều
hướng giảm nhẹ hơn. Sang năm 2011, mức thâm hụt giảm mạnh một nửa so với
năm 2008 và chỉ ở mức 9,8 tỷ USD. Nhưng sang năm 2012, cán cân đã thặng dư
0,78 tỷ USD và năm 2013 mức thặng dư thương mại tiếp tục đạt được với con số
0,01 tỷ USD; đặc biệt trong năm 2014 cán cân thương mại thặng dư lên 2,14 tỷ
USD. Như vậy, trong ba năm là 2012, 2013 và 2014 cán cân thương mại Việt Nam
đã liên tiếp thặng dư cho dù nền kinh tế thế giới chưa thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008. Đây là một tín
hiệu tốt cho nền kinh tế Việt Nam và để đạt được những tín hiệu này Chính phủ và

17



Ngân hàng Nhà Nước đã đưa ra nhiều giải pháp đặc biệt là việc điều chỉnh linh
hoạt tỷ giá hối đoái tích cực nhằm tác động tới cán cân thương mại.

Biểu đồ biến động tỷ giá VND/USD giai đoạn 2008-2014
20.93

20.39
16.3

2008

17.07

2009

18.61

2010

20.83

2011

2012

2013

21.14


2014

Nhìn từ bảng số liệu trên có thể thấy tỷ giá VNĐ có xu hướng tăng qua các năm.
Nhưng giá trị tăng lên từ năm 2008-2011 cao hơn so với giá trị tăng lên từ năm
2012-2014. Năm 2008-2010: sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD. Đánh
dấu sự biến động trong các phản ứng chính sách tỷ giá ở Việt Nam với sự tăng
mạnh: cụ thể năm 2008: tăng 6,31%; 2009: tăng 10,07%; năm 2010: tăng
9,68%. Giai đoạn 2011-2014 tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh linh hoạt, đô la
hóa giảm, kiềm chế lạm phát (26/11/2009 tỷ lệ phá gía 5,44%, thu hẹp biên độ của
tỷ gía từ 5% -> 3% (11/2/2010) tỷ giá VND/USD tăng thêm 3,36%. Tỷ giá tăng
chậm vào năm 2011 (tăng 2,24%), giảm vào 2012 (giảm 0,96%) và tăng thấp trong
2013 mặc dù giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới. Ngày 11/2/2011,
Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 lên
20.693 (tương đương với việc VND bị phá giá 8,5%). Nếu như trước đây tỷ giá
giữa thị trường chính thức và tự do chênh lệch đáng kể (tháng 12/2010 chênh lệch
18


đến 2.000 đồng, tương đương hơn 10%), thì từ những tháng cuối năm 2011, tỷ giá
được duy trì khá ổn định, sự hoạt động công khai của thị trường ngoại tệ tự do đã
bị thu hẹp do Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra cam kết điều chỉnh tỷ giá không quá
1% trong các tháng cuối năm 2011.Tỷ giá bình quân liên ngân hàng được duy trì
ổn định với mức biến động không quá 1% trong quý IV năm 2011, không đổi ở
mức 20.828 VND/USD trong cả năm 2012 và tăng 1% trong 9 tháng đầu năm
2013. Tỷ giá mua trung bình của các Ngân hàng Thương mại năm 2012 ở mức
20.836 VND/USD, giảm 1,02% so với năm 2011; tỷ giá thị trường tự do luôn dưới
mức 21.000 VND/USD, giảm hơn 1,62% so với năm 2011.Trong cả năm 2012, tỷ
giá thị trường tự do thường xuyên ngang bằng thậm chí thấp hơn tỷ giá bán của các
Ngân hàng Thương mại và lần đầu tiên trong nhiều năm qua có mức giảm mạnh
hơn tỷ giá chính thức. Trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước cân nhắc chuyển đổi

sang chế độ tỷ giá linh hoạt và chính sách mục tiêu giảm lạm phát để phù hợp
với sự tự do hóa thị trường vốn trong những năm tới bằng việc điều hành lãi suất
theo định hướng củng cố giữ vững giá trị đồng nội tệ. Năm 2014, Ngân hàng Nhà
nước điều chỉnh tỷ giá đợt đầu tiên diễn ra vào trung tuần tháng 6/2014, sau khi
liên tục duy trì sự ổn định trong suốt quý I cũng như tháng 4, thị trường ngoại hối
có dấu hiệu nóng lên và đã có sự lên xuống khá mạnh. Ngân hàng Nhà nước đã chủ
động điều chỉnh tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng, và đây là đợt điều chỉnh
duy nhất trong năm 2014. Đợt thứ hai vào đầu tháng 10/2014, sau khi Ngân hàng
Nhà nước đề cập đến khả năng nếu có điều chỉnh tỷ giá thì năm nay ở khoảng 11,43%; tức vẫn còn 0,43% chưa dùng tới. Từ ngày 7/1/2015, Ngân hàng Nhà nước
điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ (USD),
từ mức 21.246 VND/USD lên 21.458 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với biên
độ +/-1% so với tỷ giá bình quân liên Ngân hàng, tỷ giá trần là 21.673 VND/USD,
tỷ giá sàn là 21.243 VND/USD. Đây là lần điều chỉnh đầu tiên trong năm 2015,
trước đó nhiều chuyên gia đã dự báo tỷ giá sẽ được điều chỉnh ngay trong quý
19


I/2015. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2015 cuối tháng
12 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Mục tiêu
trong năm 2015 điều chỉnh tỷ giá không quá 2%, nhưng cũng không dễ khi nhìn dự
báo xuất khẩu tăng 10%, thâm hụt cán cân thương mại 5%.... Ba năm qua, Ngân
hàng Nhà nước đã thực hiện đúng cam kết ổn định tỷ giá, mức biến động không
quá 2%.
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt may, thủy sản và
gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng gần 40%), mà giá trị xuất khẩu của các
mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm
lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Do vậy, việc giảm giá VND không
chắc đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất khẩu ở Việt Nam

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ giá đến việc tăng khả năng xuất khẩu của Việt
Nam còn có những hạn chế nhất định, do trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu là hàng nông thủy sản, sản phẩm tài nguyên, như dầu thô, cao su...
20


Thêm vào đó, trong cấu thành các mặt hàng xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu
chiếm tỷ trọng đến 70% là giá trị hàng nhập khẩu. Vì thế, sẽ có hiệu ứng trung
chuyển của tỷ giá vào hàng hóa được sản xuất để xuất khẩu.
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt may, thủy sản và
gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng gần 40%), mà giá trị xuất khẩu của các
mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm
lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Do vậy, việc giảm giá VND không
chắc đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu bởi năng lực cạnh tranh
chịu tác động bởi nhiều yếu tố đan xen nhau. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng
hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn
hạn chế. Có thể thấy rõ điều này trong cơ cấu tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu
của Việt Nam thời gian gần đây.
Nhận xét, đánh giá:
Có thể thấy rằng, nếu phá giá VND không chắc giúp Việt Nam tăng được xuất
khẩu mà còn tạo ra nguy cơ nhập khẩu lạm phát, đối với những hàng hóa được sản
xuất cho mục đích sử dụng trong nước nhưng phải nhập khẩu nguyên vật liệu.
Trong trường hợp cần thiết phải phá giá VND thì phải tính đến yếu tố tâm lý – yếu
tố luôn mang tính quyết định tại Việt Nam. Làm sao để các thành phần kinh tế thấy
được việc phá giá là cần thiết và sẽ không kỳ vọng việc tiếp tục phá giá.
Cầu của thế giới đối với những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tương đối ổn
định và sẽ không tăng đột biến nếu giá của những hàng hóa này giảm, vì cầu của
thị trường thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam có độ co giãn thấp về giá.
Việt Nam là nước chấp nhận giá, không phải là người định giá cho các hàng hóa
trên thị trường thế giới.

21


Ngoài ra, giá thế giới tăng cao, cầu nước ngoài đối với hàng hóa của chúng ta tăng
thì chúng ta cũng khó tăng được lượng cung vì việc mở rộng sản xuất chỉ có thể
hoàn thành trong dài hạn, trong khi chúng ta đã đạt đến sản lượng tiềm năng trong
một số lĩnh vực chính trong xuất khẩu (gạo, dầu thô, cao su…). Đây là yếu tố mà
phá giá tiền tệ khó tác động được.
Việc điều chỉnh tỷ giá thường tác động ngay đến chi phí nhập khẩu và có độ trễ
nhất định đối với giá xuất khẩu. Hàm lượng nhập khẩu trong hàng xuất khẩu của
Việt Nam là 70% thì khi tỷ giá tăng sẽ làm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu đầu
vào tăng, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng, đưa đến tăng giá thành sản xuất, làm mặt
bằng chung của giá cả trong nước tăng theo, điều này làm giảm sức cạnh tranh của
hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, khi mức tăng xuất khẩu và mức giảm nhập khẩu không đủ để bù đắp cho
việc phải trả giá cao hơn cho hàng nhập khẩu sẽ dẫn đến thâm hụt lớn hơn trên cán
cân thương mại, làm gia tăng áp lực lạm phát trong nền kinh tế. Không thể giảm
nhập khẩu và tăng xuất khẩu trong khi nguyên vật liệu đầu vào chiếm 70% giá trị
hàng xuất khẩu và là nhân tố quan trong để sản xuất hàng xuất khẩu.

22


Trong trường hợp cần thiết phải phá giá VND thì phải tính đến yếu tố tâm lý – yếu
tố luôn mang tính quyết định tại Việt Nam. Làm sao để các thành phần kinh tế thấy
được việc phá giá là cần thiết và sẽ không kỳ vọng việc tiếp tục phá giá. Trong năm
2010, NHNN đã tiến hành phá giá hai lần với biên độ nhỏ đã tạo ra kỳ vọng sẽ có
đợt phá giá tiếp theo. Điều này đã tạo ra ảnh hưởng xấu không những đối với thị
trường ngoại hối mà còn cả thị trường hàng hóa.
Tuy nhiên, đợt phá giá năm 2011 với biên độ lớn lại không tạo hiệu ứng tâm lý như

vậy. Các thành phần khác trong nền kinh tế sau đợt phá giá này không kỳ vọng
trong ngắn hạn NHNN sẽ tiếp tục phá giá. Đây là một trong những nhân tố giúp ổn
định tỷ giá trong cả năm 2011 và 2012. Do đó, việc phá giá tiền tệ một lần với biên
độ lớn sẽ khiến nền kinh tế phải điều chỉnh để thích nghi và quan trọng hơn cả là sẽ
không tạo ra tâm lý chờ đợi có sự phá giá tiếp trong ngắn hạn để có thể gây ra lạm
phát kỳ vọng.
3. Nhận xét và đánh giá
Lý thuyết về tỷ giá khi cho rằng phá giá nội tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu cũng có những giả định nhất định về điều kiện thị trường tài chính, điều
kiện về hệ số co giãn giữa tỷ giá với xuất nhập khẩu. Hơn nữa, việc điều hành tỷ
giá mà chỉ dựa vào cơ sở duy nhất là tình hình thương mại với một quốc gia riêng
lẻ hay chỉ dựa trên tình hình xuất nhập khẩu là phiến diện và thiển cận. Chính vì
vậy, trong hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá không chỉ đơn giản là phá giá
đồng tiền để đạt được mục tiêu “tăng xuất khẩu”, nhất là đối với nền kinh tế Việt
Nam có nhiều đặc thù riêng. Để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, các mặt
lợi và hại của phá giá phải được xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng dựa trên
tất cả các khía cạnh của nền kinh tế; phải đảm bảo nền kinh tế đã có đủ các điều
kiện để có thể phát huy tốt mặt tích cực và hạn chế được những mặt tiêu cực của
23


việc phá giá. Những điều này đã giải thích “vì sao, với một động tác đơn giản là
điều chỉnh tỷ giá công bố lên cao mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không thực
hiện”.
Những yếu tố để đánh giá việc có nên phá giá đồng nội tệ trong tình hình như
hiện nay hay không.
Đối với thực tế của Việt Nam, có 5 đặc điểm kinh tế và thị trường tài chính cần
được nhấn mạnh xem xét trong việc có nên phá giá đồng nội tệ hay không, đó là:
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên có nhu cầu lớn về nhập
khẩu thiết bị máy móc để đổi mới công nghệ và nhập khẩu các nguyên, vật liệu sản

xuất các sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trên thực tế, nhiều mặt hàng
sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Theo số liệu thống
kê của Tổng cục Thống kê, hiện nay, khoảng 90% tổng giá trị hàng nhập là nhập
thiết bị máy móc và nguyên, vật liệu sản xuất. Vì vậy, việc tăng hay giảm giá trị
nhập khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào chu kỳ tăng trưởng kinh tế hơn là tỷ giá hối
đoái.
- Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông thủy sản, sản
phẩm tài nguyên, như dầu thô, cao su... Thêm vào đó, trong cấu thành các mặt
hàng xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng đến 70% là giá trị hàng
nhập khẩu. Mặt khác, xuất khẩu của Việt Nam cũng như các nước khác chịu tác
động rất nhiều của các yếu tố như: Thuế xuất khẩu, mức giá cả hàng hoá trong
nước và nước ngoài, năng suất lao động của ngành hàng xuất khẩu, cơ cấu hàng
xuất, chất lượng và mức độ đa dạng hoá chủng loại, công tác tiếp thị, xúc tiến
thương mại... Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt
may, thủy sản và gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng gần 40%), mà giá trị
24


xuất khẩu của các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và
khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Do vậy, một sự giảm
giá VND không chắc đã làm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Bởi năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu chịu tác động bởi nhiều yếu tố đan xen
nhau. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế.
- Lạm phát của Việt Nam tuy đã được kiểm soát ở mức 1 chữ số, nhưng tính ổn
định chưa cao, còn tiềm ẩn những yếu tố gây áp lực tăng giá. Bên cạnh đó, thâm
hụt ngân sách kéo dài, vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngày càng tăng.
- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang bị “đô la hóa”, trong suốt thời kỳ cải
cách, mức độ đô la hóa tính theo tiêu chí của IMF có giảm dần, song so với các
nước trên thế giới Việt Nam vẫn là nước bị đô la hóa. Với một nền kinh tế đô la

hóa, nếu các biện pháp chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái thiếu thận trọng, không
cân nhắc đến tất cả các khía cạnh của vấn đế thì hậu quả của bất ổn vĩ mô là rất
nặng nề, khi đó thì không thể nói đến vấn đề tăng trưởng kinh tế cũng như đẩy
mạnh xuất khẩu được:
Sự dịch chuyển từ VND sang ngoại tệ và ngược lại, có thể sẽ gây mất cân đối
nguốn vốn và với sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM), gây mất an
toàn hoạt động của các NHTM - một sự đổ vỡ của 1 ngân hàng có thể là ngòi nổ
cho sự bất ổn kinh tế vĩ mô trầm trọng.
-Thêm vào đó, từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO,
một biểu hiện rõ nét nhất ngay sau khi hội nhập, đó là dòng vốn nước ngoài chảy
vào nhiều, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng như hầu hết các nước khi mở cửa hội
nhập, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng “Bộ ba bất khả thi”. Đó là, khi
25


×