Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kế hoạch giáo dục các chuyên đề mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.88 KB, 10 trang )

PHÒNG GD& ĐT CHÂU THÀNH
Trường Mầm Non Giuc Tượng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ
Năm học 2015 – 2016
Giáo dục lồng ghép các chuyên đề là một trong những nội dung quan trọng
trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, đây cũng là những quy định trong
chương trình, và góp phần hình phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, tình cảm,
thẩm mĩ và kỹ năng xã hội cho trẻ.
A. TÌNH HÌNH CHUNG:
Thực hiện theo chỉ thị số 52/2007 /CT- BGDĐT ngày 31/8/2007 của chính
phủ : Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao
thông. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, coi việc
giảm thiểu tai nạn giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân .
* Thuận lợi:
- Sân trường tương đối rộng rãi thuận tiện cho việc hướng dẫn trẻ thực hành các bài
tập thể dục sáng, có đồ chơi giúp trẻ vui chơi thoải mái ngoài trời.
- Trường có một số đồ dùng dụng cụ phục vụ cho việc dạy trẻ các bài tập vận đông
cơ bản: Băng ghế. Trang bị cho các lớp 5 tuổi đồ dùng đồ chơi phổ cập.
- Nhà trường liên hệ y tế khám sức khỏe định kì cho trẻ và giáo viên, nhân viên 2
lần/ năm.
- Chuyên đề ATGT đã được tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin
đại chúng nên giáo viên đã ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia giao
thông và hướng dẫn trẻ thực hành lồng ghép giáo dục ATGT vào các hoạt động theo
từng chủ điểm.
- Lớp có một số tranh ảnh về giáo dục ATGT cho trẻ và có đầy đủ các loại biển báo
giao thông để dạy trẻ
- Chương trình có dành riêng cho một chủ đề về ATGT phù hợp với trẻ ở các độ


tuổi.
- Có góc tuyên truyền
- Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục phối hợp tốt với phụ huynh học sinh nên
GV đã ý thức được trách nhiệm của mình khi giáo dục và hướng dẫn trẻ thực hành
lồng ghép giáo dục các kĩ năng: Nói, viết, đọc, nghe hiểu vào các hoạt động theo
từng chủ đề.
* Khó Khăn:
- Sân trường thấp hay ứ đọng nước vào mùa mưa gây khó khăn trong hoạt động của
lớp.
- Phương tiện dạy học phục vụ cho chuyên đề còn thiếu hoặc đồ dùng có nhưng
chưa đảm bảo tính sư phạm, chưa gây hứng thú cho trẻ, chưa có phòng tập chức
năng riêng, chưa có hệ thống tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ.
- Một vài giáo viên lồng ghép tích hợp chủ đề tháng vào bài tập vận động chưa tự
nhiên..
1


- Giáo viên chưa nắm chắc những điểm mới và quy định cơ bản của pháp luật về
trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật GT.
- Giáo viên ít cho trẻ ra sân thực hành.
- Một số giáo viên chưa phát âm chuẩn còn nói theo tiêng địa phương: Âm tr – ch, r
– g- n-l…
- Một số giáo viên ít cho trẻ thực hành đóng vai nhân vật khi chơi góc..
B. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁC CHUYÊ ĐỀ:
I. GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG:
- Nhằm giáo dục trẻ có ý thức tham gia giao thông ngay từ cấp học
mầm non
- Biết được tai nạn giao thông sẽ gây ảnh hưởng đến tài sản và tính
1. Mục
mạng con người

tiêu
- Hiểu biết cơ bản về một số luật giao thông khi tham gia giao thông
- Nhận biết được một số biển báo giao thông khi đi trên đường
- Giáo dục trẻ tham gia giao thông an toàn
* Quy tắc chung về giao thông đường bộ:
- Đi bên phải theo chiều đi của mình,
- Đi đúng làn đường, phần đường quy định,
- Phải chấp hành hệ thống các biển báo hiệu đường bộ.
* Hệ thống biển báo hiệu đường bộ gồm:
2. Nội
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông,
dung
biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
- Giáoviên giới thiệu những báo hiệu đường bộ thường gặp, giúp trẻ
tìm hiểu được ý nghĩa của báo hiệu đường bộ để chấp hành tốt pháp
luật giao thông đường bộ như: Hiệu lệnh của người điều khiển giao
thông, đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu đường bộ. Nhóm biển
báo cấm, nhóm biển báo nguy hiểm.
- Gíáo viên lựa chọn những kiến ,thức kỹ năng đã có của bản thân về
các phương tiện giao thông. Từ đó xây dựng môi trường học tập phù
hợp với trẻ,giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và kỹ
năng xã hôi.
3. Biện
- Lập kế hoạch dạy trẻ chủ đề giao thông và kế hoạch lồng ghép trong
pháp thực
năm học.
hiện
- Chọn lựa nội dung tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ở các góc
lớp
- Giáo viên thường xuyên dạy lồng ghép vào các tiết học như:

Chuyển đội hình theo tín hiệu đèn GT, trò chuyện giáo dục trẻ
II. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Mục
- Giáo dục bảo vệ môi trường là tạo điều kiện an toàn để trẻ sống
tiêu
trong môi trường an tòan về thể chất lẫn tinh thần. Đưa giáo dục môi
trường đến với trẻ là rất cần thiết, vì lứa tuổi này trẻ phát triển rất cao
về cảm xúc buồn, vui.... Người lớn trẻ nhỏ đều phải được giáo dục về
môi trường và biết bảo vệ môi trường mà mình đang sống (Cha, mẹ,
cô giáo và trẻ)
* Đối với người lớn:
2


Biết cách tạo dựng môi trường sống đẹp, lành mạnh cho bản thân và
gia đình .Gíáo viên và phụ huynh phải nắm vững cách hướng dẫn trẻ
về kỹ năng, hành vi bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
* Đối với trẻ:
Gíup trẻ nhận thức về môi trường (Theo lứa tuổi), hiểu biết về môi
trường và mối quan hệ giữa con người với môi trường – môi trường
với con người. Có những tình cảm, thái độ, hành vi tích cực đối với
MT, có một số kỹ năng đơn giản bảo vệ MT.
- Thường xuyên giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên khai thác
nội dung giáo dục MT một cách có chọc lọc, tập trung vào điểm quan
trọng, giáo viên phát huy vốn sống của từng trẻ, cố gắng tận dụng, tạo
điều kiện để trẻ được tiếp xúc với MT. Từ đó, trẻ nhận thức về MT
sâu sắc hơn (Cho trẻ lau lá, tưới cây, bắt sâu, nhổ cỏ…) ở các góc
thiên nhiên, vườn trường… Khuyên các bậc phụ huynh cho trẻ chơi
với cát, nước để trẻ phát triển tư duy sáng tạo, có những phản xạ thích
ứng MT.

- Giáo viên phải có kiến thức về bảo vệ MT (ích lợi, cách chăm sóc)
2. Nội
và mối quan hệ giữa chúng với nhau và với con người, với vật nuôi
dung
cây trồng. một số phương tiện giao thông, đâu là phương tiện giao
thông gây ô nhiễm, gây khói bụi. Biết một số nghề làm đẹp môi
trường (quét rác, kiểm lâm, bảo vệ làm đẹp môi trường). Hiểu biết về
các loại tài nguyên như:: Đất, nước, không khí… vai trò của chúng
đối với đời sống con người và mối quan hệ của con người đối với tài
nguyên thiên nhiên. Giup trẻ hiểu được thế nào là môi trường bẩn,
sạch. Tác động của con người làm cho môi trường bẩn, sạch.Trẻ nắm
được sự cần thiết bảo vệ môi trường, giúp trẻ biết vai trò, vị trí, của
bản thân trong môi trường.
3. Biện
- Dạy trẻ có những tình cảm, hành vi tích cực đối với môi trường
pháp thực (Qua giáo dục, nhắc nhở của cô giáo).
hiện
- Trẻ biết yêu quí về môi trường sống xung quanh như: Vật nuôi, cây
trồng, cảnh đẹp, tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, trẻ không dẫm lên cây,
hoa, không hái hoa, ngắt lá, không vứt rác bừa bãi. Dạy trẻ biết tôn
trọng, giúp đỡ những người làm sạch đẹp môi trường, biết yêu quý
các cô lao công. Ngược lại có thái độ phản ứng, phản kháng đối với
những người phá hoại môi trường.
- Dạy trẻ biết hứng thú với môi trường, tò mò, ham hiểu biết về môi
trường, tham gia tích cực vào nhận thức môi trường. Biết tiết kiệm
trong ăn uống và biết sử dụng trang phục cho phù hợp.
- Dạy trẻ có một số kỹ năng cá nhân: chăm sóc đầu tóc, mặt mũi gọn
gàng, đi đứng ngay ngắn nhẹ nhàng. Nói năng xưng hô lịch sự mọi
lúc mọi nơi, sắp xếp trang trí phòng ở và lớp học gọn gàng, ngăn nắp.
- Chăm sóc một số con vật gần gũi như: cho ăn uống nước. Biết quan

sát phân loại, nhận xét, so sánh các loài trong môi trường (động –
thực vật)
- Biết sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên làm đồ chơi, đồ dùng
- Dạy trẻ nhận biết giới tính của mình để giáo viên có cách giáo dục
3


cho phù hợp (biết trẻ là ai đối với mình, với môi trường, với xã hội)
III. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM
- Nắm được nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả
1. Mục - Nắm được nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng
tiêu
lượng tiết kiệm, hiệu quả vào chương trình giáo dục mầm non.
- Biết lựa chọn nội dung tích hợp vào trong các chủ đề, các hoạt động
trong ngày phù hợp.
2. Nội
- Lựa chọn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
dung
phù hợp với điều kiện và cuộc sống thực của trẻ.
- Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp
với nội dung giáo dục của chủ đề, của hoạt động.
- Đưa nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong
1 ngày ở trường mầm non
- Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm
non được bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ . Căn cứ vào điều
kiện, nội dung của từng hoạt động cụ thể mà giáo viên lựa chọn nội
dung phù hợp để tích hợp.
- Các nội dung giáo dục và dạy trẻ nhận biết lợi ích của năng lượng,
cách sử dụng năng lượng tiết kiệm như sau:

Lợi ích năng lượng.
* Lợi ích của điện:
- Cung cấp ánh sáng
- Giúp cho quạt, máy điều hoà hoạt động, làm mát hoặc làm ấm nhà ở.
- Giúp cho ti vi, đài hoạt động để bé và mọi người có thể nghe đài
xem ti vi.
- Giúp cho máy vi tính hoạt động để cha mẹ, cô giáo làm việc, bé chơi
trò chơi trên máy vi tính.
- Giúp cho tủ lạnh hoạt động bảo quản thức ăn không bị ôi thiu
- Điện dùng để nấu chín cơm (nồi cơm điện), nấu chín thức ăn (bếp
điện), đun sôi nước (ấm điện)…
* Lợi ích của nhiên liệu
- Xăng dầu giúp cho các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô,
tàu hoả... chuyển động.
- Xăng dầu giúp cho thuyền, tàu thuỷ hoạt động trên sông để vận
chuyển người và hàng hoá, giúp ngư dân ra biển đánh bắt tôm, cá.
* Lợi ích của năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
năng lượng nước)
Năng lượng mặt trời
- Năng lượng mặt trời có thể tạo ra điện
- Sử dụng năng lượng mặt trời làm khô quần áo
- Nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm làm cho cây cối
phát triển
- Năng lượng mặt trời có thể làm cho ô tô chuyển động
Năng lượng gió
4


- Những chiếc tuốc - bin khổng lồ có thể sử dụng năng lượng gió tạo
ra điện

- Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển
- Chúng ta dùng sức gió để diều bay trên bầu trời
Năng lượng nước:
- Sử dụng sức nước để giã gạo và cắt gỗ.
- Sử dụng sức nước để tạo ra điện
Tiết kiệm năng lượng
a) Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
- Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hoà, máy sưởi đang bật.
- Tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng
- Không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian dài, luôn đóng kín
cửa tủ
- Tắt đài khi không nghe.
- Tắt ti vi khi không xem.
- Tắt máy vi tính khi không sử dụng
b) Các nguyên tắc sử dụng điện an toàn
- Luôn luôn hỏi người lớn khi sử dụng các thiết bị liên quan đến điện.
- Không bao giờ tự cắm và rút phích điện ra khỏi ổ cắm.
- Không để nước rơi vào thiết bị điện
- Không bao giờ được chạm vào dây điện đặc biệt là các dây điện bị
đứt.
- Khi ngửi thấy mùi khét trong nhà, trong lớp học phải báo ngay cho
người lớn
c) Hình thành hành vi, thái độ tiết kiệm năng lượng
- Trẻ chú ý quan sát và bắt chước những việc làm của người lớn : khi
ra khỏi nhà thì phải tắt điện, khi không dùng quạt thì phải tắt quạt, khi
không nghe đài, xem ti vi thì phải tắt đài, ti vi.
- Có thái độ không đồng tình với những người không có ý thức tiết
kiệm năng lượng.
- Nhận ra người sử dụng năng lượng tiết kiệm, sử dụng không tiết
kiệm.

- Giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng trong các giờ hoạt động:
1. Đón trẻ - chơi tự chọn: Trò chuyện “ Bé đến trường bằng gì ?”Xem
một số hình ảnh sử dụng năng lượng trong cuộc sống hàng ngày - Cô
và trẻ trò chuyện, cho trẻ kể chuyện về : Những vật dụng trong gia
3. Biện đình và ở lớp có sử dụng điện, cho trẻ lựa chọn những đồ dùng sử
pháp thực dụng điện, xăng, dầu,gas trong đồ chơi gia đình. Xem tranh phân biệt
hiện
hành động đúng sai trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm.
2. Hoạt động học, chơi
- Thảo luận trách nhiệm của bé trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả.
- Tắt quạt, đèn, ti vi, đài, máy vi tính… khi không dùng.
- Nhắc mọi người cùng thực hiện.
- Thảo luận: theo các câu hỏi “Ai cần đến năng lượng?”, “Năng lượng
có từ đâu?”
5


- So sánh việc tiêu thụ năng lượng giữa các gia đình.
- Đếm các đồ dùng sử dụng điện,
- Trò chuyện về hoá đơn thu tiền điện hàng tháng của gia đình.
3. Hoạt động tạo hình
- Sưu tầm tranh ảnh về các công việc của các bác công nhân nhà máy
điện, nhà máy xăng dầu. Nhận biết các hành vi sử dụng điện tiết
kiệm.
- Hãy vẽ thêm miệng vào gương mặt của cô và mẹ để thể hiện thái độ
của cô và mẹ về cách các con sử dụng điện.
- Làm mô hình ngôi nhà đặc biệt : có nhiều cửa sổ, trên mái nhà có
những tấm pin thu nhận ánh sáng mặt trời
- Xây dựng một cảnh trường mầm non của bé : lớp học có nhiều cửa

sổ, có nhiều cây xanh.
4. Dạo chơi ở sân trường:
5. Vệ sinh trước khi vào lớp:
- Trước khi trẻ rửa tay vào lớp - sau khi dạo chơi, giáo viên hỏi trẻ,
cách làm thế nào để tiết kiệm nước ( vặn vòi nước vừa phải, rửa xong
vặn chặt vòi nước. Rửa gọn gàng, không làm nước vung bẩn ra ngoài
máng nước, sử dụng vừa đủ xà phòng...).
6. Hoạt động ở các góc:
- Góc gia đình: trẻ xử dụng các đồ dùng trong gia đình (đồ điện)
- Góc xây dựng: xây dụng các ngôi nhà sử dụng năng lượng tiết kiệm
- Góc tạo hình: tạo ra ô tô không chạy bằng xăng, dầu
7. Giờ ăn cơm:
- Ăn xong trẻ đánh răng, uống nước: nhắc trẻ tiết kiệm nước bằng
cách lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh
răng.Lấy nước uống vừa đủ.
8. Hoạt động chiều
- Không để nước chảy khi đang đánh răng, rửa tay bằng xà bông. Tận
dụng nước rửa rau, lau mặt, giặt khăn vào việc tưới cây, cọ rửa sân
trường, lớp học…
- Sắp xếp gọn gàng các dụng cụ và nguyên vật liệu sau khi làm.
- Hình thành thói quen sử dụng điện tiết kiệm
IV. GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO CHO
TRẺ 5 TUỔI

1. Mục
tiêu

- Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất,
những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con
người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên

tai ấy là rất lớn. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện
nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ
biển đảo, tài nguyên thiên nhiên đất nước được xem là có hiệu quả
nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dể hình thành
những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách
tốt.Trẻ biết yêu đất nước, yêu quê hương. Ngày 20/6/2012 Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam khẳng định chủ quyền của VN trên hai
6


quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp các quy định của công ước
1982.
- Giáo dục trẻ nhận biết bãi biển VN thông qua tên gọi, vị trí địa lí và
một vài đặc điểm nổi bật của một số bải biển nổi tiếng: Bãi biển Hạ
Long (Tỉnh Quảng Ninh), Biển Cửa Lò (Tỉnh Nghệ An) Biển Nha
Trang (Tỉnh Khánh Hoà)…
- Nhận biết đảo nổi tiếng VN : quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố
Đà Nẳng), quần đảo Trường Sa (thuộc Tỉnh Khánh Hoà), đảo Phú
Quốc (thuộc Tỉnh Kiên Giang)
- Ích lợi của biển, hải đảo:
+ Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người (Cá, cua,
tôm…)
+ Cung cấp nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho con người (Rong,
tảo)
+ Khu du lịch
2. Nội
+ Nghề nuôi hải sản
dung
+ Nghề đánh bắt hải sản
+ Chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh

+ Nghề làm muối từ nước biển
+ Giao thông vận tải đường biển
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm làm ảnh hướng đến môi trường
biển, hải đảo:
+ Do rác thải: Rác thải của người đi du lịch xả xuống biển, rác thải
của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân không được
xử lí đổ thẳng ra biển
+ Do tràn dẩu: Tàu bè đi lại trên biển, chìm tàu, khai thác dầu
+ Do chặt phá cây: Con người chặt phá cây trồng trên biển
+ Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: Đánh bắt cá tuỳ
tiện, khai thác các loài tảo, rong biển quá mức… làm cạn kiệt tài
nguyên biển, 1 số loài động vật, thực vật biển có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Biện
* Biện pháp 1: Đảm bảo tính mục tiêu
pháp thực Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên biển đảo được lồng ghép vào các
hiện
hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn
sống của bản thân.
Xác định rõ yêu cầu cần đặt ra đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường qua những khái niệm đơn giản và gần gũi với trẻ.
- Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường
bẩn.
- Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn
gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh
đúng nơi quy định, biết rữa tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm
nước trong sinh hoạt hằng ngày.
- Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh,
sạch, đẹp cho lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con
người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây
kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp.

7


* Biện pháp 2: Đảm bảo tính khoa học
Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tài nguyên môi trường, biển, hải
đảo tích hợp phù hợp lứa tuổi trẻ
* Biện pháp 3: Đảm bảo tính hệ thống
Nội dung giáo dục đảm bảo tính phát triển mở rộng dần theo hướng
đồng tâm phát triển từ gần đến xa từ đơn giản đến phức tạp
Khi tổ chức các hoạt động nên để trẻ trải nghiệm, trao đổi và giáo
viên lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện
cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình
V. GIÁO DỤC TRẺ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu.
- Hiểu được một số từ trái nghĩa.
- Tham gia có sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ: Kể chuyện, đọc
1. Mục
thơ, đóng kịch…
tiêu
- Nhận dạng các chữ cái và phát âm được các âm đó
- “Đọc” và sao chép được một số kí hiệu
- Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp.
* Thời đểm thực hiện các hoạt động ngôn ngữ :
Ở mọi lúc mọi nơi, trong các thời điểm sinh hoạt: Như giờ đón trả
trẻ, giờ làm vệ sinh, giờ ăn, chuẩn bị ngủ, vui chơi góc, chơi ngoài
trời.
Tích hợp vào các hoạt động khác (Thẻ dục, làm quen với toán, kể
chuyện ,đọc thơ, trò chơi luyện phát âm, trò chơi thực hiện theo yêu
cầu, trò chơi đóng kịch...)
* Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ :

- Môi trường vật chất:
2. Nội
+ Đồ chơi mẫu mã đẹp, an toàn với trẻ: Phát ra âm thanh các con vật,
dung
phương tiện giao thông, bóng, các loại quả.
+ Tranh ảnh, sách về con người, con vật, đồ chơi gần gũi với trẻ.
+ Các bộ tranh kể chuyện (Kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo tác
phẩm văn học)
+ Các loại sách tranh cho trẻ làm bằng bìa cứng, vải, ni lông.
+ Băng nhạc các bài hát ru, bài hát trẻ em.
+ Các nhạc cụ, các đồ chơi âm nhạc
- Môi trường tâm lý: Môi trường tâm lý nhẹ nhàng không làm trẻ sợ
hãi, không im lặng quá, không ồn ào quá, trẻ không nghe rõ được lời
nói của cô hoặc gây cho trẻ mệt mõi về tâm lý.
3. Biện - Thường xuyên lên mạng của trường tìm kiếm thông tin hỗ trợ việc
pháp thực soạn giảng. Phát động làm ĐDDH phục vụ cho học và chơi vào thi
hiện
đua trong năm. Tổ chức thao giảng chuyên đề phát triển ngôn ngữ.
Duy trì hội thi kể chuyện vòng trường để các lớp giáo viên và trẻ có
cơ hội giao lưu học tập lẫn nhau.
- Gíáo viên lựa chọn những kiến, thức kỹ năng đã có của bản thân về
các biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Từ đó xây dựng môi
trường học tập phù hợp với trẻ,giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trẻ nói
lưu loát nói tròn câu.
8


- Lập kế hoạch dạy trẻ phát triển ngôn ngữ và kế hoạch lồng ghép
trong năm học.
- Chọn lựa nội dung tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ở các góc

lớp, trường.
- Dự các giờ học về giáo dục phát triển ngôn ngữ và thực hiện kế
hoạch tích hợp chủ đề tháng lồng ghép giáo dục ngôn ngữ, để có
hướng điều chỉnh kịp thời.Tổ chức học tập qua dự giờ tham quan
trường bạn, tự bồi dưỡng qua hội thi giáo viên dạy giỏi vòng trường,
thao giảng chuyên đề.
VI. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
- Giúp trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức
năng của cơ thể
- Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền
- Phát triển khả năng định hướng trong không gian.
- Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn
sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ
luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận
1. Mục động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi
tiêu
của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển
thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
- Phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo
léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào
hoạt động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng trong
vui chơi, học tập, sinh hoạt.
- Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập vận động
đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
Nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm
non được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động :
- Thể dục sáng
2. Nội
- Hoạt đông chơi – tập của trẻ nhà trẻ và hoạt động học của trẻ mẫu
dung

giáo
- Các hoạt động chơi trò chơi vận động ở các thời điểm khác nhau
trong ngày.
3. Biện - Tham mưu lãnh đạo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất sân chơi, bãi tập,
pháp thực phòng giáo dục thể chất, sửa chữa mua sắm dụng cụ tập luyện vận
hiện
động cơ bản trong lớp và dụng cụ rèn luyện thể chất ngoài trời;
- Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học phục vụ cho chuyên đề
giáo dục phát triển vận động. Xây dựng môi trường thể hiện chuyên
đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ bằng các hình ảnh trực quan
sinh động ở các góc trường, góc lớp. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền
phổ biến tầm quan trọng, nội dung, phương pháp giáo dục phát triển
vận động của trẻ cho phụ huynh học sinh và cộng đồng cùng tham gia
- Ban giám hiệu bồi dưỡng kiến thức về giáo dục phát triển vận động
và chọn giáo viên tham gia cuộc thi “Tìm hiểu phát triển về thể chất
cho trẻ trong trường mầm non” qua mạng Intenet do Bộ GDĐT tổ
chức
9


- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận
động cho trẻ phù hợp độ tuổi (lồng ghép vào kế hoạch giáo dục năm
học);
- Trường tạo điều kiện để giáo viên lên mạng của trường tìm kiếm
thông tin hỗ trợ việc soạn giảng. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên qua tổ chức dự giờ, thao giảng, học tập trung tại trường, Phòng
và Sở giáo dục.
Giục Tượng, ngày 25 tháng 8 năm 2014
Giáo viên


Kim Thị Thu Oanh

10



×