Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Can phong nho (The little room)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 17 trang )

CĂN PHÒNG NHỎ
(THE LITTLE ROOM)
TRẦN MINH TÂN
TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC HÒA NHẬP
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TP.HCM

LÝ DO THỰC HIỆN:
Trong một số tài liệu chuyên gia nước ngoài đưa tôi dịch thường có nói đến “The Little
Room” (Căn phòng nhỏ) - được coi như một đồ dùng không thể thiếu để kích thích và phát
triển các giác quan của trẻ nhỏ bị khuyết tật. Tôi nghĩ, một đồ dùng như thế có thể có ích
cho công tác can thiệp sớm trẻ khuyết tật ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
cho người khuyết tật của chúng tôi. Lên mạng internet (www.lilliworks.org), tôi biết một
“Căn phòng nhỏ” có giá từ 900 USD đến 1.750 USD. Đắt quá. Tôi cũng biết “Căn phòng
nhỏ” là công trình nghiên cứu của bà Lilli Nielsen, được trình bày trong quyển “Spatial
Relations in Congenitally Blind Infants” (Các mối quan hệ không gian ở trẻ mù bẩm sinh”.
Ngoài ra, quyển sách trên cũng đề cập đến Sàn cộng hưỡng (Resonance Board) và ích lợi
của nó. Tôi đọc sách và làm theo. Tôi giới thiệu cho giáo viên tài liệu nói trên và một mẫu
căn phòng nhỏ ban đầu để giáo viên nghiên cứu, cho trẻ khuyết tật sử dụng và rút kinh
nghiệm để điều chỉnh các thông số cho phù hợp với từng trẻ: kích thước của căn phòng
nhỏ, của sàn cộng hưởng; các loại vật kích thích nào là phù hợp, khi nào cần thay đổi; v.v.
Căn phòng nhỏ + sàn cộng hưởng do tôi làm chỉ tốn khoảng 600.000 VNĐ. Tôi chú ý sử
dụng những vật liệu dễ tìm, dễ thi công (ống nhựa PVC, giấy các tông từ các loại bao bì,
v.v.), để mỗi phụ huynh đều có thể làm một cái tại nhà trong khi rảnh rổi – sau khi được
giáo viên hướng dẫn cách sử dụng cho trẻ tại Trung tâm.
“Căn phòng nhỏ” là công trình nghiên cứu của một người nước ngoài, chỉ phù hợp với
người nước ngoài. Chúng ta có thể coi đó như một gợi ý để tiến hành một công trình nghiên
cứu phục vụ trẻ khuyết tật Việt Nam.

NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ CĂN PHÒNG NHỎ TỪ SÁCH “SPATIAL
RELATIONS IN CONGENITALLY BLIND INFANTS” CỦA BÀ LILLI


NIELSEN
Kiến thức về các mối tương quan trong không gian là một phần quan trọng trong sự phát
triển của trẻ, vì kiến thức đó cho phép trẻ tập hợp những thông tin về thế giới bên ngoài.
Trẻ mù bẩm sinh gặp khó khăn trong việc phát triển sớm các mối tương quan trong không
gian.
Từ năm 1980, Lilli Nielsen (người Đan Mạch) đã thiết kế “Căn phòng nhỏ” để giúp trẻ mù
và chậm phát triển trí tuệ có được kiến thức về các mối tương quan trong không gian. “Căn
phòng nhỏ” gồm một bộ khung làm bằng ống kim loại, các tấm vách để tạo sự cách ly với
môi trường bên ngoài và những đồ vật bên trong để kích thích sự hoạt động và sự phát
triển cho những trẻ mù và chậm phát triển nặng nhất, thụ động nhất.
1


Ngay từ khi chào đời, trẻ mù bẩm sinh đã bị hạn chế rất nhiều trong việc thu thập thông tin
từ môi trường bên ngoài. Trong vài tuần đầu, trẻ sáng đã bắt đầu liên hệ đồ vật và các sự
kiện từ môi trường bên ngoài với âm thanh do chúng tạo ra. Trẻ mù không có khả năng hiểu
được mối tương quan giữa âm thanh và đồ vật, thậm chí sự tiếp xúc xúc giác với đồ vật
cũng chỉ cho trẻ những thông tin rất rời rạc về chúng. Khi sờ hay đẩy một đồ vật, trẻ mù
không cảm thấy sự liên quan giữa đồ vật đó với những đồ vật khác. Khi đã biết nắm giữ và
buông rơi đồ vật trẻ mù không biết rằng âm thanh tạo ra khi đồ vật rơi xuống có liên quan
đến hành động buông rơi của mình. Trẻ mù cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát những
cữ động của mình và trong việc phối hợp hai tay.
Như vậy, khi thiếu thị giác trẻ sẽ không sử dụng được nhiều thông tin ở môi trường bên
ngoài và vì vậy mà thiếu cơ sở để khám phá và trải nghiệm những điều có thể giúp trẻ hiểu
biết về các mối tương quan trong không gian.
Mục đích của Lilli Nielsen khi nghiên cứu “Căn phòng nhỏ” là:

- Tìm hiểu xem một môi trường được thiết kế đặc biệt có tạo điều kiện thuận tiện để phát
triển các mối tương quan trong không gian lúc ban đầu hay không;
- Quan sát để biết những tính chất nào của môi trường được thiết kế đặc biệt này sẽ cải thiện

sự phát triển các mối tương quan trong không gian rất sớm trong cuộc đời những trẻ mù
bẩm sinh.
(Không đề cập đến các mặt phát triển khác như vận động, xã hội, cảm xúc, tri giác và nhận thức;
cũng không đề cập đến sự tương tác quan trọng giữa trẻ và cha mẹ hoặc giữa trẻ và những người
chăm sóc khác.)

Thuật ngữ “các mối tương quan có trong không gian” đề cập tới những mối quan hệ giữa
trẻ mù với thế giới bên ngoài mà trẻ có khả năng nhận biết thông qua cơ giác (kinesthesia),
thính giác và xúc giác; kể cả vị trí của các đồ vật trong mối tương quan với nhau, với trẻ và
với môi trường xung quanh trẻ – là những kinh nghiệm cung cấp cho trẻ một khung không
gian.

2


SÀN CỘNG HƯỠNG
Năm 1976, Lilli Nielsen làm ra sàn cộng hưỡng cho trẻ mù và chậm phát triển trí tuệ.
Sàn cộng hưỡng khuếch đại những âm thanh
do trẻ tạo ra từ những cữ động của cơ thể,
những hoạt động với đồ chơi xung quanh trẻ.
Mục đích của sàn cộng hưỡng là cung cấp
cho trẻ mù những âm thanh phản hồi những
hoạt động của các em.
Trong những năm 1976 – 1978, sàn cộng
hưỡng đã được sử dụng cho hầu hết trẻ mù và
chậm phát triển trí tuệ nặng. Kết quả là
những trẻ này vốn gần như hoàn toàn thụ
động đã trở nên hoạt động rõ rệt: trẻ bắt đầu cào và sau đó đập chân lên bề mặt của sàn cộng
hưỡng, tỏ ra thích thú với các hoạt động của chúng. Trẻ bắt đầu đẩy đồ chơi xung quanh
chúng và di chuyển theo cách nào đó. Từng chút một, trẻ nhận biết âm thanh do mình tạo ra

khi đẩy, cầm lấy và buông rơi đồ chơi.
Năm 1979, Windahl đã so sánh các hoạt động của một trẻ trai mù và chậm phát triển trí tuệ
nặng được đặt lần lượt trên nệm và trên sàn cộng hưỡng và kết luận rằng trong trong tương
lai sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng nệm khi làm việc với trẻ đa tật nặng.
Từ năm 1979, sàn cộng hưỡng đã được dùng không chỉ cho trẻ mù chậm phát triển trí tuệ
mà còn cho trẻ mù có tiềm năng phát triển bình thường.

3


CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG THẤY CỦA TRẺ
KHI Ở TRONG “CĂN PHÒNG NHỎ”
Để đánh giá phản ứng của trẻ, Lilli Nielsen đã soạn ra một danh sách được lựa chọn từ
những hoạt động thông thường nhất từ băng vidéo quay tất cả 20 trẻ trong tổng số thời gian
là 54 giờ.
A1: Bú tay
A2: Dụi mắt (một hoặc hai tay)
A3: Chơi với các ngón tay
B1:
B2:
B3:
B4:
B5:
B6:
B7:
B8:
B9:

Nắm và buông đồ vật
Nắm và giữ đồ vật

Ngậm đồ vật
Chuyển đồ vật từ tay này qua tay kia
Xoay, vặn đồ vật bằng hai tay
Đập đồ vật vào người
Đập đồ vật vào vách / xuống sàn
Nhặt đồ vật lên
Nhặt đồ vật vừa rơi lên

C1: Khám phá cảm giác xúc giác khi tiếp
xúc với đồ vật
C2: Sờ đồ vật để tìm lại cảm giác xúc
giác
C3: Sờ vách / trần
C4: Sờ tìm vật rơi
C5: Sờ tìm hiểu chi tiết đồ vật
C6: Sờ tìm hiểu bề mặt vách
C7: So sánh các kinh nghiệm xúc giác

D1: Phản ứng với âm thanh do mình tạo
ra
D2: Đẩy đồ vật để tạo âm thanh
D3: Lắc cái lúc lắc để tạo âm thanh
D4: Nắm chặt một vật ngay sau khi nghe
âm thanh do mình tạo ra
D5: Biết nguồn gốc của âm thanh do
mình tạo ra
D6: So sánh các âm thanh do mình tạo ra
E1:
E2:
vật

E3:
E4:
E5:

Chơi trò chơi sắp xếp với 2 đồ vật
Chơi trò chơi sắp xếp với nhiều đồ
Lặp lại trò chơi sắp xếp
Trò chơi số lượng
So sánh các trò chơi

F1: Khoát tay vòng tròn thể hiện “có khả
năng kiểm soát”
F2: Sờ kiểm soát vị trí của đồ vật
F3: Nhận thức vị trí của đồ vật đặc biệt
F4: So sánh vị trí của các đồ vật
G1: Lặp lại một hoạt động ngay lập tức
G2: Gián đoạn hoạt động trong vài giây

Chúng ta giải thích các hoạt động của trẻ dựa trên các biểu lộ và các phản ứng của trẻ
như lanh lợi, ngạc nhiên, thất vọng, lắng nghe, tập trung lắng nghe, vẻ mặt hài lòng, lời nói
bập bẹ, tiếng reo vui, và cách trẻ cầm nắm, sờ mó đồ vật.. Chúng ta chỉ cho điểm những
hoạt động nằm trong danh sách các hoạt động thường thấy (ở trang trên) và phải được lặp
lại 5 – 6 lần.
Các hoạt động được chia làm 3 loại.
1) Loại 1 gồm 3 hoạt động (A1 – A3) liên quan đến những hoạt động của hai bàn tay
không (không có đồ vật). Điểm ở loại này có thể cho chúng ta thấy trẻ có hay không có chú
ý đến hai bàn tay khi không thực hiện các hoạt động nào khác.
2) Loại 2 gồm 5 nhóm hoạt động, mỗi nhóm đề cập đến một loại hoạt động có liên quan
đến không gian.


4


a) Nhóm 1 gồm 9 hoạt động (B1 – B9) đề cập đến các hoạt động tiền-cơ giác (prekinesthetic activities), nghĩa là chỉ có các hoạt động vận động, không có bất kỳ phản ứng
thính giác hay xúc giác đặc biệt nào.
b) Nhóm 2 gồm 7 hoạt động (C1 – C7) đề cập đến các hoạt động xúc giác, từ việc
chỉ khám phá cảm giác xúc giác do tiếp xúc với một vật nào đó trong tầm tay, tới việc tìm
kiếm một cảm giác xúc giác khác biệt hơn vàso sánh các cảm giác xúc giác đã trải qua.
c) Nhóm 3 gồm 6 hoạt động (D1 – D6) đề cập đến thính giác.
“Phản ứng với âm thanh do mình tạo ra” nghĩa là trẻ có phản ứng rõ rệt với âm thanh,
nhưng không có nghĩa là trẻ biết rằng chính trẻ thực sự tạo ra âm thanh đó.
“Đẩy đồ vật để tạo ra âm thanh” nghĩa là trẻ đẩy đồ vật là lắng nghe âm thanh, nhưng
không có nghĩa là trẻ biết rằng âm thanh là kết quả của hành động của trẻ.
“Lắc cái lúc lắc để tạo ra âm thanh” cũng có nghĩa là trẻ biểu lộ thái độ lắng nghe mà
không biết chắc là âm thanh đó do chính mình tạo ra.
“Nắm chặt ngay sau khi nghe âm thanh do mình tạo ra” nghĩa là trẻ tạo ra một âm thanh
(bằng cách đẩy hay chạm một vật nào đó chẳng hạn) rồi lắng nghe và ngay lập tức nắm chặt
vật đó.
“Biết nguồn gốc của âm thanh do mình tạo ra” nghĩa là trẻ chủ động tạo ra âm thanh với
các đồ vật hoặc cào vào bảng chữ Braille bằng nhựa chẳng hạn và phản ứng của trẻ cho thấy
rõ rằng trẻ biết đó là âm thanh do chính mình tạo ra. Nhưng điều này không có nghĩa là trẻ
hiểu rằng tất cả đồ vật tạo ra âm thanh đều nằm trong tầm tay của trẻ.
“So sánh âm thanh do mình tạo ra” nghĩa là trẻ thử nghiệm bằng cách tạo ra các âm thanh
khác nhau với cùng một đồ vật hay tạo ra một âm thanh với 2 hay nhiều đồ vật lần lượt như
là muốn so sánh tính chất của các âm thanh.
d) Nhóm 4 gồm 5 hoạt động (E1 – E5) đề cập đến các hoạt động liên quan đến khái
niệm nhiều hơn.
“Chơi trò chơi sắp xếp với 2 đồ vật” nghĩa là trẻ thay đổi trò chơi này theo một cách sắp
xếp đơn giản với 2 vật đặt ở các vị trí khác nhau trong mối tương quan với cơ thể của trẻ,
hoặc thực hiện một cách sắp xếp đặc biệt với hai cái dĩa chẳng hạn. Nếu trẻ chơi trò chơi

sắp xếp này với nhiều hơn 2 đồ vật thì ta cho điểm hoạt động “Chơi trò chơi sắp xếp với
nhiều đồ vật”. Nếu trẻ lặp lại một trò chơi sắp xếp đã được thực hiện trước đó theo những
cách khác thì ta cho điểm mục “Lặp lại trò chơi sắp xếp”.
“Các trò chơi số lượng” nghĩa là trẻ tách ra hay nhập vào, chẳng hạn nắm lấy cả 4 chìa
khoá rồi dùng tay kia lấy ra ba chìa từng chìa một, hay cầm lấy cái muỗng, cái lúc lắc hay
cái hộp nhỏ theo cách cho thấy là trẻ biết chúng có nhiều hơn một.
“Trò chơi so sánh” nghĩa là trẻ chơi hai trò chơi khác nhau với ý định rõ ràng là để so sánh
các hoạt động về mặt tính chất xúc giác hay tính chất âm thanh của chúng.
e) Nhóm 5 gồm 4 hoạt động (F1 – F4) đề cập đến sự hiểu biết về vị trí của đồ vật ở
môi trường xung quanh.

5


“Khoát tay thể hiện khả năng kiểm soát” nghĩa là trẻ trong khi đang làm một việc gì đó
thì dừng lại một hay hai giây chỉ để khoát bàn tay trái hay bàn tay phải một vòng như thể để
kiểm soát môi trường xung quanh.
“Dùng xúc giác kiểm soát vị trí của đồ vật” nghĩa là trẻ sờ một đồ vật và tập trung chú ý
vào hành động này để chắc chắn rằng đồ vật vẫn còn ở đó.
“Nhận thức rõ vị trí của một vật nào đó” nghĩa là trẻ hoàn toàn biết chắc vị trí của một đồ
vật trẻ đặc biệt quan tâm.
“So sánh vị trí của các đồ vật” nghĩa là trẻ sờ nhiều đồ vật lần lượt theo những hướng
khác nhau để so sánh thật cẩn thận vị trí của các đồ vật quen thuộc lúc đó. Điều này được
thể hiện một phần từ cách trẻ nắm những đồ vật trong khi chơi các trò chơi thực nghiệm,
một phần từ vẻ hài lòng của trẻ khi lần lượt sờ vào các đồ vật và một phần từ vẻ thất vọng
của trẻ khi phát hiện một vật đã bị lấy đi không còn ở chỗ cũ nữa.
3) Loại 3 có 2 hoạt động (G1 – G2) đề cập đến những việc chỉ xảy ra trong một thời gian
ngắn. Phần này được đưa thêm vào để thấy các yếu tố nhất thời có quan trọng đối với trẻ
hay không.
“Lặp lại cùng hoạt động ngay lập tức” nghĩa là khi đang chơi trẻ bỏ một vật ra chỉ để sờ

hay nắm lại ngay để lặp lại trò chơi.
“Dừng hoạt động trong vài giây” nghĩa là trẻ dừng trò chơi trong vài giây mà không
buông rơi đồ vật.

6


VÀI NHẬN XÉT
Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng tiến bộ như trẻ chỉ bị mù, nhưng các em cần ở trong “Căn
phòng nhỏ” lâu hơn.
Trẻ nam và trẻ nữ tiến bộ như nhau.
Trẻ dưới 10 tháng tuổi tiến bộ gần bằng trẻ trên 10 tháng tuổi.
Trẻ biểu lộ rõ sự thích thú đối với những đồ vật có tính chất đặc biệt như những vật có bề
mặt bén nhọn (cái lúc lắc), những vật có hình dáng có thể thay đổi được (miếng cao su có
gai) hoặc có thể tách ra được (hai cái dĩa kim loại).
Môi trường bên trong “Căn phòng nhỏ” phải ổn định.

VÀI ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Trẻ mù bẩm sinh có khả năng hiểu biết về những mối tương quan trong không gian rất sớm
nếu được sinh hoạt trong một môi trường đặc biệt. Khả năng hiểu biết này xuất hiện như là
kết quả của một tiến trình phát triển bắt đầu bằng sự hiểu biết những phản hồi xúc giác và
thính giác trên những vận động tiền-cơ giác. Năng lực tiền-cơ giác rất cần thiết để cải thiện
các lĩnh vực thính giác và xúc giác. Sự tiến bộ trong trò chơi sắp xếp và trong việc hiểu vị
trí của đồ vật tùy thuộc vào sự tích hợp các giác quan.
Sự tiến bộ của trẻ trong “Căn phòng nhỏ” tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
- Sự cách ly âm thanh với thế giới bên ngoài.
- Tiếng vang trong “Căn phòng nhỏ” .
- Những đồ vật được yêu thích.
- Khả năng lặp lại một hành động ngay lập tức.
- Khả năng so sánh các kinh nghiệm giác quan.

- Tính ổn định của “Căn phòng nhỏ”.
- Không có sự can thiệp của người khác.
Tất cả những yếu tố trên dẫn tới sự tích hợp các giác quan và cho trẻ biết rằng trẻ có thể tự
mình tạo ra âm thanh từ những đồ vật./.

7


SÀN CỘNG HUỞNG, CĂN PHÒNG NHỎ VÀ CÁC VẬT KÍCH THÍCH
Theo Lilli Nielsen
trong quyển “Spatial Relations in Congenitally Blind Infants”

Bắt chước theo Lilli Nielsen, thực hiện tại Trung tm hỗ trợ pht triển
hịa nhập cho người khuyết tật Tp.Hồ Chí Minh

SÀN CỘNG HƯỞNG

SÀN CỘNG HƯỞNG

“Căn phòng nhỏ” được đặt trên sàn cộng hưởng. Để đạt hiệu quả cộng
hưởng tốt nhất, mặt sàn nên được làm bằng ván ép và cách mặt đất khoảng
2cm (chân hoặc bánh xe bằng gỗ gắn ở 4 góc ở mặt dưới của tấm ván ép).
Kích thước thông thường của mặt sàn là 120 cm X 120 cm (với trẻ lớn, kích
thước có thể là 150 cm X 150 cm).

Sàn cộng hưởng được làm bằng ván ép, hình vuông 1m X 1m, dày
10cm. Mặt trên dán đề-can để không thấm nước; mặt dưới có gắn
4 bánh xe. Mặt ván cách mặt đất 2,5cm.
Sàn cộng hưởng có thể dùng riêng biệt hoặc dùng chung với căn
phòng nhỏ.


Mặt trên sàn
cộng hưởng

Hai bản viết chữ Braille bằng nhựa

8


Sàn cộng hưởng dùng trong công trình nghiên cứu của Lilli Nielsen được
làm theo cách như trên nhưng có kích thước 65 cm x 90 cm.
Hai bản viết chữ Braille bằng nhựa được gắn chặt vào sàn cộng hưởng một bản với những chóp nhọn, một bản với những nốt nhỏ – để hai bên cơ
thể của trẻ có thể chạm vào chúng khi trẻ nằm hay ngồi trên sàn cộng
hưởng. Hai bản này cung cấp các bề mặt nhám.

Bánh xe

Mặt dưới sàn
cộng hưởng

CĂN PHÒNG NHỎ
Bộ khung

CĂN PHÒNG NHỎ
9


“Căn phòng nhỏ” có bộ khung bằng các ống kim loại có đường kính 1,5
cm; vách và trần làm bằng ván ép. Mỗi tấm ván ép này có kích thước 30
cm X 60 cm. Mặt trong các tấm vách có cấu trúc khác nhau.

Ở mặt trong của tấm vách bên phải của trẻ (khi trẻ nằm ngữa, đầu hướng
vào trong) là tấm lưới mắt vuông cách mặt ván 1 cm.
Mặt trong của tấm vách bên trái của trẻ được phủ cỏ nhân tạo.
Ở mặt trong của tấm vách phía sau trẻ là các song sắt tròn thẳng đứng
cách nhau 4 cm và cách mặt ván 1 cm.

Vách sau gồm 2 lớp:
- Lớp song sắt
- Lớp giấy các tông

Vách trái gồm 2 lớp:
- Lớp lưới ô vuông
- Lớp giấy các tông

Vách phải là giấy các
tông có phủ lớp cỏ
nhân tạo

CĂN PHÒNG NHỎ 1 – DÙNG CHO TRẺ ĐÃ BIẾT NGỒI

10


CĂN PHÒNG NHỎ 2 – DÙNG CHO TRẺ
CHƯA BIẾT NGỒI

Trần của “căn phòng nhỏ” gồm 2 tấm mica trong suốt (plexiglass)
để ta có thể quan sát hoặc quay vidéo các hoạt động của trẻ.
12 cục nam châm
Mỗi tấm mica có gắn 6 cục nam châm; chúng được dùng để giữ các vật gây

kích thích trong “căn phòng nhỏ”. Như vậy, mỗi vật kích thích đều có
mang một miếng sắt nhỏ để hít chặt vào nam châm; 7 trong số các vật kích
thích có khoảng cách đến miếng sắt là 10 cm (vật kích thích ở một đầu dây,
miếng sắt ở một đầu dây).

- Ong nhựa (27): căn phòng nhỏ 1 có (7 + 4) ống nhựa dài
50cm; căn phòng nhỏ 2 có 7 ống nhựa dài 50cm + 4 ống nhựa
dài 20cm. Các ống nhựa được kết nối bằng các co vuông góc
(10 cái) và các co chữ T (6 cái) để làm thành bộ khung căn
phòng nhỏ. Bắt vít ở các vị trí kết nối để các chổ đó không sút
ra.
- Lớp song sắt: gồm 10 thanh sắt - dài 55cm cho căn phòng
nhỏ1, dài 25cm cho căn phòng nhỏ nằm (làm từ gọng vè xe
đạp), gắn trực tiếp trên các ống nhựa, cách nhau 4cm.
- Lớp lưới ô vuông: được đan trên khung giấy các tông trước khi
lắp vào sườn từ bên trong; được bắt vít vào khung ống nhựa
- Các lớp giấy các tông (làm từ thùng giấy; cắt ra và dán lại để có
kích thước như ý muốn) được lắp vào từ bên ngoài, được bắt
vít vào các ống nhựa.

Lý do dùng nam châm là để trẻ có thể lấy vật kích thích xuống dễ dàng và
11


điều này có thể sẽ khuyến khích trẻ tìm kiếm đồ vật sau khi đã buông nó ra.
“Căn phòng nhỏ” có kích thước:
30 cm (cao) X 60 cm (ngang) X 60 cm (sâu) cho trẻ chưa biết ngồi

60 cm (cao) X 60 cm (ngang) X 60 cm (sâu) cho trẻ đã biết ngồi.


Tấm mica trong suốt 30 X 61cm, có gắn 6 cục nam châm

(1)

(2)
Tấm mica trong suốt 30 X 61cm, có gắn 6 cục nam châm

Các vật kích thích trong “căn phòng nhỏ”
Gồm có:
Một khung thêu được cột chặt vào thanh trên của khung, ở bên phải của
trẻ. Khung thêu này căng một miếng giấy dầu vuông, phần giấy ngoài
khung thêu được giữ nguyên để trẻ dễ nắm lấy. Khung thêu có đường kính
18 cm. Đoạn dây từ khung thêu đến khung sắt dài 6 cm.

“Căn phòng nhỏ” có kích thước khoảng:
25 cm (cao) X 55 cm (ngang) X 55 cm (sâu) cho trẻ chưa biết ngồi

55 cm (cao) X 55 cm (ngang) X 55 cm (sâu) cho trẻ đã biết ngồi.


Hai cái dĩa được treo vào thanh trên của khung, ở bên trái của trẻ. Dĩa có
đường kính 14 cm, có một lỗ ở vành dĩa. Xỏ dây vào lỗ để cột hai dĩa dính
nhau, cách nhau bởi một hột bẹt có đường kính 1,5 cm (để trẻ có thể đưa
tay vào khoảng giữa hai dĩa và nắm lấy dĩa). Đoạn dây từ dĩa đến khung
sắt dài 14 cm.
Các vật kích thích trong “căn phòng nhỏ”
12


Trẻ không thể lấy khung thêu và dĩa xuống, nhưng có thể xoay chúng.


Gồm có:

Khung thêu căng với
bao xốp

Ba cục nam châm ở hàng trong cùng:
- Cục bên phải treo một bó các băng giấy kim tuyến dài 25 cm;
- Cục ở giữa treo một lon nhựa có miệng hướng xuống dưới;

Hai cái dĩa nhôm

- Cục bên trái treo một cái bong bóng được thổi hơi phồng lên với hai
hột đậu bên trong.

Ba cục nam châm ở hàng trong cùng:
Ba cục nam châm ở hàng thứ hai:
13


- Cục bên phải treo hai cái muỗng nhỏ bằng kim loại;
- Cục ở giữa treo một cái chuông nhỏ bằng kim loại;

- Cục bên trái treo hai cái lúc lắc Trung quốc được buộc vào nhau.
Hai cái lúc lắc này được bện bằng cói, có nhiều gai ở bề mặt.

Ba cục nam châm ở hàng thứ hai:

Ở hàng nam châm thứ ba:
- Cục bên phải treo một xâu chìa khoá bằng kim loại có 4 chìa;

- Cục ở giữa treo một miếng lót bằng cao su, bề mặt có gai;

- Cục bên trái treo hai cái hộp nhỏ có kích thước 3 cm X 4 cm, bên
trong có mỗi hộp có một viên bi thuỷ tinh.

Ở hàng nam châm thứ ba:

14


Ở hàng nam châm phía trước:
- Cục bên phải treo một cái ca nhựa;
- Cục ở giữa không treo gì cả;
- Cục bên trái treo một xâu hạt bẹt và vòng nhựa dài 35 cm.

Lý do chọn vật kích thích

Ở hàng nam châm phía trước:

Xâu ngắn cho CPN 2

Những vật được chọn sẽ cho trẻ cơ hội trải qua nhiều kinh nghiệm thính
giác và xúc giác. (Không vật nào có mùi đặc biệt vì như thế sẽ có quá
nhiều biến số, không thể đưa tất cả vào công trình nghiên cứu này.)
Hai cái lúc lắc, tấm giấy dầu, mấy dãi giấy kim tuyến, xâu hạt bẹt với
vòng và hai cái hộp có chứa bi bên trong sẽ cho các âm thanh có tần số
thấp; chúng có nhiều hình dáng và cung cấp những cảm giác xúc giác rất
khác nhau.

Xâu dài cho CPN 1


Quả bong bóng cho cả âm thanh tần số cao và âm thanh tần số thấp tuỳ
thuộc vào cách trẻ sờ mó hay cầm nó.
Tấm lót bằng cao su không phát ra nhiều âm thanh, nhưng nó có thể thay
đổi hình dáng và cung cấp một cảm giác xúc giác rõ rệt.

Căn phòng nhỏ cho trẻ chưa biết ngồi

Hai cái dĩa cho cả âm thanh tần số cao và âm thanh tần số thấp tuỳ thuộc
vào cách trẻ sờ mó hay cầm nó; hình dáng của chúng có thể thay đổi từ lồi15


lõm sang lồi hoặc úp vào nhau khi hai cái dĩa được xoay; chúng cũng có
thể được tách ra từng cái.
Muỗng, chuông và chìa khoá tạo âm thanh có tần số cao; hai cái muỗng
và 4 cái chìa khoá có thể tách ra hay nhập vào.
Lon nhựa cho âm vang khi trẻ phát âm hướng vào nó.
Ca nhựa cũng cho hiệu ứng vang. Nó cũng được chọn vì qua nó trẻ sẽ làm
quen với ly uống nước.
Am thanh phát ra từ chìa khoá, muỗng và dĩa được coi là quen thuộc với
trẻ.
Xâu hạt bẹt và vòng được chọn vì có vòng dễ cho trẻ nắm; và vì dài chạm
vào sàn cộng hưỡng nên chỉ cần đẩy nó là nó phát ra âm thanh.
Các đồ vật khác cũng được chọn nhằm mục đích cho trẻ có cơ hội trải
nghiệm qua nhiều nhiệt độ của các đồ vật.
Với những trang bị như trên, “Căn phòng nhỏ” được dành cho tất cả trẻ
nhỏ.

Căn phòng nhỏ và trẻ có khó khăn về nhìn đã biết ngồi


16


17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×