Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội trần thị minh đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.91 KB, 28 trang )

Gây hấn là một hiện tượng tâm lý tiêu cực, với những biểu hiện đa dạng và gây
những hậu quả đôi khi rất nặng nề về mặt xã hội. Những năm gần đây hành vi gây
hấn có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Những biện pháp chế tài, những khung văn
bản pháp lý về vấn đề này cũng còn nhiều bất cập; những phân tích mang tính
chuyên môn từ góc độ tâm lý xã hội về vấn đề xã hội nóng bỏng này còn rất ít.
Cuốn chuyên khảo “Hành vi gây hấn – phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội” này
của PGS. TS. Trần Thị Minh Đức là một bước đi mạnh dạn và là một đóng góp
quý báu. Dưới đây là nội dung tóm tắt một số chương.

Chương I
Nhìn ra tầm vi mô với những cuộc chiến tranh, tranh giành…giữa các quốc gia
đang diễn ra trên khắp thế giới này; rồi chúng ta có thể thấy ngay trong cộng đồng
nơi ta đang sống, trong những sinh hoạt đời thường…Hành vi gây hấn luôn là một
điều nhức nhối không chỉ của riêng ai, riêng thời khắc, không gian nào. Chương
đầu của cuốn sách “ghé qua” các loại hành vi gây hấn trong bức tranh toàn cảnh tới
thời điểm đầu thế kỷ XX, đến muôn mặt của hành vi gây hấn trong cuộc sống nhân
sinh, phơi bày những kiểu cách gây tổn thương nhau mà loài người đã và đang sử
dụng để xâm kích nhau, qua đó vẽ nên một diện mạo khái quát, phác nên những
hậu quả tàn tệ của hành vi gây hấn, đó như là một lời cảnh báo với những phân tích
nhận định từ góc nhìn chuyên môn của các nhà tâm lý học xã hội.

I.

– Từ những cuộc chiến, tội ác diệt chủng trong lịch sử nhân loại đến gây
hấn ngoài đời:
1. Các cuộc chiến và tội ác diệt chủng trong lịch sử:
Những xung đột bất tận từ khi con Người xuất hiện và thiết lập những lực
lượng bản chất người trên hành tinh này không những không giảm hạ, mà theo
sự phát triển mạnh mẽ của tồn tại nhân sinh, những cuộc chiến tranh, những
cuộc gây hấn mang tính quốc tế…ngày càng tăng về mọi mặt và để lại những
hậu quả đáng kinh sợ. Đỉnh điểm là vào thế kỷ XX, trong chưa đầy một thế kỷ




đã diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới, mà những hậu quả khủng khiếp mà nó
gây ra không thể đo đếm được, cả về vật chất lẫn tinh thần. Như cuộc chiến
Việt Nam – Mỹ đã để lại biết bao nhức nhối trong lòng người. Tiếp đó, thế kỷ
XXI trở thành thế kỷ của chủ nghĩa khủng bố, của sự mất ổn định an ninh
mang tính toàn cầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh luôn tiềm ẩn trong mỗi lời
phát biểu, trong từng động thái của các chính khách trong những tình huống
chính trị nhạy cảm; mà nguy cơ chiến tranh hiện thời đồng nghĩa với sự hủy
diệt luôn sự sống trên hành tinh này.
2. Gây hấn trong chính trường và bạo lực trong cuộc sống:
2.1. Nghị sĩ “choảng nhau” ở quốc hội:
Ngày 22/7/2009, xảy ra vụ việc hàng trăm nghị sỹ đua nhau la hét vật lộn với
nhau trong phiên họp Quốc hội Hàn Quốc. Hỗn loạn, ẩu đả, cãi nhau, dùng vũ khí
thô sơ tấn công…Nơi biểu hiện cao nhất của hệ thống thượng tầng kiến trúc xã hội
đã trở thành chốn “chợ búa”.
2.2. Tuyên bố gây hấn của lãnh đạo và biểu tình, bạo loạn của người dân:
Những quan điểm chinh trị của các nhà cầm quyền được cụ thể hóa theo nhiều
cách trong đời sống nhân dân. Khi gặp phải vấn đề, việc giải quyết lại dùng tới
bạo lực thì khi đó người dân sẽ tham chiến, dù phải đổ máu để đạt được lý tưởng.
Vấn đề là đặt ra llý tưởng nào và cho ai mà thôi. Những vụ căng thẳng leo thang
trên chính trường quốc tế đều có nguy cơ dẫn tới bùng nổ bạo lực, khi đó mỗi bên
tham chiến đều có lý của mình, và xung đột chẳng bao giờ có một cái kết có hậu.
2.3. Gây hấn học đường:
Đây là một hiện tượng gây hấn được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới và hiện
đang là một vấn nạn tại các trường học ở Việt Nam, với những biểu hiện đa dạng
và ở đủ mọi cấp học, ở mọi cấp độ.
2.4. Gây hấn nơi công sở:
Hiện tượng “ma cũ bắt nạt ma mới” nơi công sở thực chất là một hình thức gây
hấn, “vũ khí” là ngôn từ, thái độ, hành vi gây khó dễ…



Quấy rối tình dục nơi công sở cũng được coi là một dạng bạo lực nơi công sở. Tệ
nạn này luôn tồn tại ở nhiều công sở.
2.5. Bạo lực gia đình:
Theo quỹ phát triển phụ nữ của LHQ (UNIFEM 1998), cứ ba phụ nữ trên thế giới
thì có ít nhất một người bị đánh đập, ép buộc quan hệ tình dục hoặc bị lạm dụng…
2.6. Gây hấn ở các khu vực khác:
Hỗn chiến trên sân chơi bóng đá. Đánh nhau trong các hộp đêm. Đánh nhau trong
giới ca sĩ. Ẩu đả và chòng gẹp trên đường. Người đẹp cũng đánh nhau. Bạo lực
trên phim ảnh và game oline.
II.

– Khía cạnh văn hóa trong gây hấn:

Các nhà dân tộc học đưa ra nhận định rằng cá nhân sống trong nền văn hóa hoặc
cộng đồng “hiếu chiến” sẽ có xu hướng thích gây hấn nhiều hơn. Theo đó, những
quy cách ứng xử trong cộng đồng gây ra tình trạng thiếu hụt tình cảm dành cho trẻ
em thuộc cộng đồng đó, và phần nào cũng tạo nên sự tập nhiễm xã hội từ lối sống,
phong tục, quan niệm… mang tính riêng biệt của từng cộng đồng.
Gây hấn có thể biểu hiện ra ở lời nói, việc làm; bắt nguồn từ các yếu tố văn hóa,
niềm tin, quy chuẩn chung. Như nghi thức tự mổ bụng (Harakiri hay Seppuku) của
các chiến binh (Samurai) Nhật Bản, không chỉ là khía cạnh ý thức về văn hóa danh
dự, mà sâu hơn còn ẩn chứa cái khoái cảm hủy diệt cái đẹp-mà thân thể con người
là biểu trưng cho cái đẹp đó.
Ngoài những nguyên do văn hóa, danh dự, ghen tuông; hành vi gây hấn còn có
nguyên nhân từ đói nghèo, bất công, định kiến…Tất cả những điều này đều đe dọa
cá nhân về mặt bản năng sinh tồn mang tính sinh học hoặc sâu xa hơn là đe dọa về
mặt tâm lý, về sự phá vỡ hoặc bất toàn của cấu trúc nhân cách của từng cá thể.


III.

– Khía cạnh giới trong gây hấn:

Theo David Buss và Todd Shackelford (1997), hành vi gây hấn của con đực
thường nhằm bảo vệ lãnh thổ hoặc để được quyền giao phối với con cái. Trong xã
hội loài người thì hành vi này ở nam giới như một dạng vũ khí phòng thủ để bảo vệ


gia đình khỏi những nguy cơ từ bên ngoài, hoặc như một chiến lược nhằm chiếm
đoạt tài nguyên. Các lý do này có thể dùng để lý giải những hành vi gây hấn của
nam giới.
Theo quan điểm sinh học sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà trong hành vi gây
hấn bắt nguồn từ việc lượng hormone kích tố dục nam – testosterone có trong mỗi
giới. Do cánh mày râu thường có lượng hormone này trong máu cao, nên dễ hiểu
khi họ có xu hướng gây hấn hay xung đột cao hơn phụ nữ. Lượng kích tố dục nam
này tăng lên khi chủ thể rơi vào căng thẳng (khi đó cơ thể tiết thêm chất cortisol).
Tuy nhiên theo cách nhìn của các nhà tâm lý học xã hội, lượng testosterone
không chiếm vai trò quyết định duy nhất trong các hành vi gây hấn, mà nguyên
nhân còn bắt nguồn từ địa vị xã hội, từ mức độ được giáo dục của mỗi cá nhân.
Hành vi gây hấn không chỉ tàn phá người hay vật khác, mà đôi khi xung năng xâm
kích còn chuyển hướng vào chính bản thân mình, gây ra những hiện tượng tự gây
hại cho bản thân mình.
Nhìn toàn diện, hành vi gây hấn không đơn thuần là người đó là “anh ta” hay
“chị ta”, không chỉ là sự phóng xuất hormones, mà còn là vấn đề giáo dục, về
khuôn mẫu, về vai trò xã hội của mỗi tồn tại cá thể.


Chương II
Các quan điểm tiếp cận về hành vi gây hấn

Gây hấn là một hiện tượng xã hội diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi nền văn hóa và có
ở tất cả mọi người. Đây cũng là một chủ để được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất
trong tâm lý học xã hội. Để làm sáng tỏ loại hành vi có xu hướng tấn công người
khác hay tự xâm hại bản thân, chương này sẽ xem xét cách chúng ta hiểu như thế
nào về gây hấn. Qua đó phân tích các quan điểm nhìn nhận khác nhau về gây hấn ở
con người.Một số các thực nghiệm về hành vi gây hấn và các kết quả điều tra của
chúng tôi về mức độ hiểu biết của học sinh phổ thông trung học đối với hành vi
gây hấn cũng như những bài báo trên mạng về nguồn gốc của hành vi gây hấn
cũng được phân tích và giới thiệu trong chương này.
I.Bản chất của hành vi gây hấn:
1. Xung quanh khái niệm gây hấn:
Từ những thập niên 60 của thế kỷ XX, các nhà Tâm lý học xã hội đã tranh cãi gay
gắt về bản chất của gây hấn, nhưng cùng đồng thuận rằng gây hấn là một khái niệm
khó nắm bắt một cách chính xác nhất. Dù có nhiều quan điểm, nhưng các nhà tâm
lý học xã hội đều thống nhất một cách hiểu về khái niệm hành vi gây hấn như là
cách cư xử có chủ ý, gây tổn thương cho người khác, nhờ đó quá trình nghiên cứu
phân tích và đưa ra các giải pháp được dễ dàng và cụ thể hơn, giảm thiểu các hiệu
quả tiêu cực do hành vi gây hấn mang lại.
Về mặt thuật ngữ, danh từ tiếng Anh “Aggression” có thể được dịch sang nhiều
từ tiếng Việt tương đương, linh hoạt tùy theo tình cảnh cụ thể nhằm chuyển tải sát
nghĩa nhất. Aggression có thể hiểu là: xâm kích; gây hấn; hung tính; gây sự; hành
vi lấn át…hoặc có thể hiểu theo cách là những người có chung kiểu khí chất mạnh
mẽ, sôi nổi, quyết đoán..còn việc có thuộc gây hấn hay không lại phụ thuộc vào
cách thức và đối tượng mà chủ thể xuất tâm những năng lực hay phẩm chất của
mình vào. Những người có xu hướng gây hấn thường do trạng thái tâm lý gây ra dễ
có vẻ “bốc đồng”.
Có thể chốt lại khái niệm gây hấn bằng một định nghĩa được nhiều nhà tâm lý
học sử dụng: Gây hấn được hiểu là hành vi có chủ ý, có ý thức nhằm gây tổn hại
hoặc gây thương tích cho người, vật, cho dù mục đích có đạt được hay không.



Để tránh sa vào từ ngữ rắc rối khi xác định khái niệm, chúng tôi cho rằng phạm
trù “đạo đức” cần đặt ra ngoài khi phân tích theo góc nhìn khoa học về khái niệm
gây hấn. Định nghĩa về gây hấn cần được làm sáng tỏ qua hai tiêu chí cơ bản sau:
- Hành vi có cố ý, chủ thể có ý thức không?
- Mục đích nhắm tới của hành vi có gây hại, hay gây thù hận cho người khác
không?
2. Các biểu hiện gây hấn:
Hành vi gây hấn có thể gây tổn hại về mặt vật chất hoặc tinh thần, với những “vũ
khí” cụ thể theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng là những thái độ, ngôn từ…gây tổn
thương tới người khác.
Các biểu hiện gây hấn tinh thần thường được chỉ ra ở những hành động như chửi
mắng, nói xấu, lăng mạ, la hét dọa nạt, chơi khăm, tạo áp lực, xúc phạm hay hạ
thấp người khác trước mặt mọi người, phớt lờ, từ chối, ủng hộ chiến tranh…đến
việc lạm dụng tình dục, khủng bố hay tạo không khí căng thẳng, gây lo sợ cho đối
tượng. Ngoài ra còn là sự xúi giục hay cưỡng ép người khác thực hiện những hành
vi không phù hợp, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường về mặt cảm xúc của họ.
Trong khi đó, gây hấn thể chất thường thể hiện ở những hành vi sử dụng sức
mạnh cơ bắp hoặc công cụ. Hành vi biểu hiện như là tát, đấm, xô đẩy..hay những
hành vi dùng công cụ như roi, gậy, súng…ở mức cao hơn đó là những hành động
gây chiến tranh giữa các quốc gia với nhau.
Gây hấn cũng được coi như một xu hướng tính cách của con người, còn gọi là tính
hiếu chiến. Theo Freud lý giải về gây hấn như một xung năng bên trong cơ thể, khi
nguồn xung năng này kích thích nó sẽ “trào” ra bên ngoài, phóng thích vào một đối
tượng nào đó và sau đó tạo nên một cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng hơn cho chủ
thể của hành vi gây hấn. Vì vậy, gây hấn thường được nhấn mạnh đến ý đồ của
mục đích nằm phía sau hành vi.
3. Phân loại hành vi gây hấn:
Các nhà tâm lý học chia tính chất gây hấn ở con người thành hai kiểu: gây hấn
thù địch (hostile aggression) và gây hấn phương tiện (Instrunmental aggression).



Ở con người, gây hấn thù địch xuất phát từ sự giận dữ hay căng thẳng nội tại,
hành vi gây hấn được thực hiện nhằm thỏa mãn hay giải tỏa cơn giận, sự căng
thẳng, mục đích có thể nhắm vào ai đó, vật nào đó hay đôi khi chuyển ngược vào
chính bản thân mình.
Còn đối với gây hấn phương tiện, hành vi gây hấn chỉ mang ý nghĩa như một
phương tiện, một công cụ nhằm đạt được những mục đích khác mà không phải là
sự giải tỏa trực tiếp những giận dữ hay căng thẳng nội tại như trên.
Trong nhiều nền văn hóa, nam giới có nhiều khả năng thể hiện sự gây hấn trực
tiếp, đặc biệt là bạo lực thể chất. Trong khi đó phụ nữ có nhiều khả năng thể hiện
sự gây hấn gián tiếp, hoặc gây hấn phi bạo lực như là qua lời nói, qua kiểu bắn tin,
nói xấu sau lưng…
Gây hấn không đồng nhất với bạo lực. Trong khi bạo lực thường được nhắc tới
như là những hoạt động thiên về thể chất như “thượng cảng chân, hạ cẳng tay”, hay
ám chỉ cách ứng xử, những hành động mang tính phi pháp, thù địch mang sắc thái
tiêu cực; thì gây hấn mang trường nghĩa rộng hơn: có thể mang tính bạo lực hoặc
cũng có thể không mang sắc thái thù địch trong hành vi gây hấn, khi đó hành vi
gây hấn chỉ là công cụ giúp chủ thể của hành vi nhận được một kết quả khác khi
thực hiện hành vi gây hấn đó. Hành vi bạo lực thường được xem xét ở mức độ hậu
quả đã gây ra, nếu chưa gây hậu quả “đáng tiếc” thì chưa gọi là hành vi baoh\j lực;
còn hành vi gây hấn lại được chú ý tới nhiều hơn ở mặt bản chất của hành động, kể
cả khi chưa gây ra hậu quả đáng tiếc hay tổn hại nào thì cũng vấn được xem là có
biểu hiện của hành vi gây hấn.
II. Các quan điểm tiếp cận về gây hấn:
Nhân tính con người là một chủ đề được bàn luận từ xưa tới nay, từ phương
Đông cho tới phương Tây, trong nhiều ngành học khác nhau: triết học, tâm lý học,
xã hội học…
Ở phương Đông thì có quan niệm về “nhân chi sơ tính bản thiện”: tức bản tính
nguyên sơ của con người vốn thiện lương, sự tập nhiễm xã hội dần mang lại những

dữ dằn, hung bạo…Ngược lại, Tuân Tử lại cho rằng “nhân tính bản ác”, rằng con
nguời vốn có bản tính ác từ khi mới sinh nên cần phải dùng Pháp trị để giáo hóa.


Phương Tây cũng đề cập tới chủ đề này, qua các tác phâm hoặc quan điểm của
các nhà triết học như Thomas Hobbes; Jean Jacques Rousseau…của nhà tâm lý
học Sigmund Freud; của Konrad Lorenz…
Tựu chung lại, khi đi phân tích nguyên nhân của hành vi gây hấn, các nhà tâm lý
học xã hội đặt ra các câu hỏi xung quanh nguồn gốc của nó: Liệu hành vi gây hấn
là do bẩm sinh hay do học hỏi từ xã hội mà có? Hành vi gây hấn có nguồn gốc từ
những căng thẳng tâm lý nội tại hay do bên ngoài? Khuynh hướng chung khi đi
phân tích vấn đề này hiện nay tập trung vào các quan điểm: Nguồn gốc sinh học
của hành vi gây hấn; nguồn gốc tâm lý và sự tập nhiễm xã hội của hành vi gây hấn.
1.Thuyết bản năng về gây hấn:
Gây hấn có nguồn gốc là bẩm sinh? Quan điểm tự nhiên về hành vi gây hấn được
Darwin đưa ra trong thuyết tiến hóa của loài người, căn cứ trên nguyên lý chọn lọc
tự nhiên. Đấu tranh sinh tồn theo sự chọn lọc tự nhiên sẽ theo xu hướng kẻ mạnh
lấn át kẻ yếu, khi xảy ra các tình trạng đói khát, khan hiếm thức ăn.
Thuyết bản năng của Sigmund Freud (1920) và Konrad Lorenz đã xem gây hấn
như là một bản năng bẩm sinh của con người. S. Freud cho rằng con người bị thúc
đẩy bởi hai bản năng chính yếu nhất: bản năng chết (Thanatos) và bản năng sống
(Eros). Với bản năng sống, cá nhân có những nhu cầu cần thiết cho hoạt động sống
của mình như ăn uống, tình dục, được bảo vệ, được yêu thương…con người sẽ tìm
các cách thức khác nhau nhằm thỏa mãn những ham muốn này, sẽ có xu hướng
gây hấn một khi những nhu cầu này bị cản trở thỏa mãn, bị đe dọa…; ngược lại,
với bản năng chết được xem như khát vọng vô thức mong muốn thoát ra khỏi
những lo lắng, thất vọng, căng thẳng của cuộc sống đem lại, của nội giới phát
ra…để đi tới sự chấm dứt cuộc sống, khi đó cá nhân sẽ được giải thoát, bản năng
này trước hết hướng vào sự tự hủy hoại bản thân, sau đó là hướng tới, phóng chiếu
ra những đối tượng khác.

2. Thuyết động lực về gây hấn:
Các thuyết động lực (drive theories) quan tâm đến động cơ gây tổn hại cho người
khác nhấn mạnh rằng nguồn gốc của gây hấn không phải do bản năng sống, do gen
hay do đặc điểm giải phẫu cơ thể quy định. Thuyết này loại bỏ cái nhìn thuần túy
về bản năng gây hấn mà Freud và Lorenz đưa ra. Theo họ, gây hấn bắt nguồn từ sự


đáp ứng lại với hẫng hụt và đau đớn, bắt nguồn từ động cơ chống đối. Tiếp cận gây
hấn từ thất vọng được nghiên cứu khá nhiều trong tâm lý học lâm sàng.
Thất vọng được định nghĩa như là sự cản trở hay ngăn chặn một số hành vi định
hướng đến mục tiêu. Khi điều ta mong muốn sắp trở thành hiện thực mà bị ngăn
trở thì sẽ dẫn tới động cơ gây hấn do thất vọng gây ra.
Các lý thuyết về động lực quan niệm nguồn gốc gây ra gây hấn là từ bên ngoài
vào, tạo nên những thất vọng hoặc sự chống đối lại ngoại lực đó.
3. Thuyết hành vi về gây hấn:
Đại diện cho trường phái tâm lý học hành vi cổ điển là J. B. Watson, Thorndike
và Skinner. Thuyết này nghiên cứu hành vi bên ngoài mà bỏ qua việc khám phá
những hiện tượng tâm lý bên trong như cảm xúc, ý thức..Công thức nổi tiếng của
thuyết hành vi là khi có kích thích từ môi trường bên ngoài sẽ có phản ứng của cơ
thể:
S - R
4. Thuyết học tập xã hội về gây hấn:
Các lý thuyết hiện đại theo quan điểm của tâm lý học xã hội về gây hấn được
Anderson & Bushman (2002); Berkowitz (1993)…chỉ ra mô hình gây hấn chúng
và muộn hơn là thuyết học tập xã hội của Bandura (1997). Các thuyết này không
tập trung vào một nhân tố riêng lẻ (bản năng, động lực, sự chống đối) như là
nguyên nhân của gây hấn.
III. Nhận thức của học sinh về nguồn gốc của hành vi gây hấn – Những nghiên cứu
từ thực tiễn:
Nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh về các biểu hiện của hành vi gây hấn,

chúng tôi đã đưa ra một bộ câu hỏi bao gồm 23 câu của BenJamin (1985), yêu cầu
771 học sinh PTTH ở 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình lựa chọn
những hành vi được coi là gây hấn.
1.Nhận thức của học sinh về hành vi gây hấn thể chất:
1.1. Gây hấn làm tổn hại về thể chất có nguồn gốc bản năng, tự vệ.


1.2. Gây hấn làm tổn hại về thể chất có nguồn gốc từ sự giận dữ, thất vọng.
1.3. Gây hấn làm tổn hại về thể chất có nguồn gốc từ sự quan sát, học hỏi.
2. Nhận thức của học sinh về hành vi gây hấn tinh thần:
3. Nhận thức của học sinh về những hành vi không phải là hành vi gây hấn:
IV. Một số câu chuyện gây hấn đăng tải qua mạng:
1.Các biểu hiện gây hấn do hậu quả của rượu và tức giận.
2. Nỗi khổ khi yêu phải…Trương Phi.
3. Gây hấn do ghen tuông.
4. Thất vọng – gây hấn.


1

Chương III.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn
Chương này tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sinh học xã hội đến
hành vi gây hấn của con người, trong đó chỉ ra hoạt động của vùng hưng phấn
khiến cho hành vi của con người trở nên hung hãn, cũng như sự biến thể của gen
MAOA gây ra xu hướng thích bạo lực ở một số người. Lượng một số loại hormone
trong máu, điều kiện sống, nhiệt độ hay tình huống bị sỉ nhục, mất mặt…cũng là
những nguyên nhân dẫn tới hành vi gây hấn. Ngoià ra chương này còn đề cập tới
những yếu tố ảnh hưởng từ văn hóa xã hội (ví dụ như game bạo lực, văn hóa phẩm
khiêu dâm…).

I. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học xã hội đến hành vi gây hấn:
1. Ảnh hưởng của hệ thần kinh.
Các nhà khoa học nghiên cứu về cấu trúc và cơ chế hoạt động cảu hệ thần kinh
người đã chỉ ra trung khu điều phối các xúc cảm gây hấn, đó là vùng hạch hạnh
nhân (Amygdala), khi vùng này bị kích thích làm cho hưng phấn hoặc ức chế,
những hành vi hay thái độ mang tính gây hấn xuất hiện nằm ngoài ý thức chủ quan
của chủ thể. Một số khác biệt khác của cấu trúc não cũng có khả năng gây ra
khuynh hướng gây hấn. Tính cách riêng nhất của mỗi cá nhân còn chịu sự chi phối
của hệ thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh giao cảm.
2. Ảnh hưởng của gen.
Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng hành vi bạo lực của con người chịu sự điều
khiển của một gen (hoặc nhóm gen nào đó). Những người mang gen này có xu
hướng dễ bùng phát hành vi bạo lực hơn người khác khi bị kích thích. Tuy nhiên
các nhà khoa học chưa xác định chính xác được loại gen nào. Trong nghiên cứu
của các nhà khoa học thuộc Đại học Florida đã chỉ ra rằng những người ưa thích
bạo lực đều sở hữu một biến thể của gen MAOA, gen này làm tăng hoặc giảm
nồng độ của nhiều chất dẫn truyền thần kinh như dopamine hay serotonin, dẫn tới
sự thay đổi tâm trạng và hành vi.
3. Ảnh hưởng của hormone.


2

Một loại hormone là Serotonin có thể gây cảm giác vui vẻ, phấn chấn nhưng
ngưn chặn những hành vi có xu hướng xâm kích. Nghiên cứu chỉ ra cho thấy lượng
chất hormone này ở những tên tội phạm thường thấp. Ngược lại những nghiên cứu
trên nhóm trẻ 15 – 17 ở Thụy Điển, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa
nồng độ của kích tố dục nam testosterone với xu hướng hung tính, hormone này tác
động tới khả năng hoạt động, cảm giác hưng phấn cao độ hoặc xâm kích.
4. Ảnh hưởng của khí chất.

Khí chất mỗi người được hình thành từ tuổi ấu thơ và tônf tại tương đối vững
chắc. Những người có hệ thần kinh không cân bằng, trong đó hưng phấn mạnh hơn
ức chế - kiểu khí chất hướng ngoại, sẽ dễ phát triển các hành vi mạnh mẽ hơn
những trẻ có kiểu khí chất hướng nội. Sự xung đột giữa khí chất của trẻ và bố mẹ
đôi khi là nền tảng cho hung tính nghiêm trọng và kéo dài.
II. Những ảnh hưởng của điều kiện sống xã hội và tâm lý tới gây hấn:
1.Ảnh hưởng của điều kiện sống.
1.1. Gây hấn do ảnh hưởng của sức nóng.
Những cụm từ như: nóng giận, nóng bừng bừng, điên sôi máu…cho thấy có thể
có mối liên hệ giữa nhiệt độ và gây hấn của con người, Trong thực tế, nhiều người
cho biết họ thường cảm thấy cáu kỉnh vào những ngày nóng và có độ ẩm cao.
Quan sát trên loài vật cho thấy khi thời tiết quá nóng chúng thường cảm thấy khó
chịu, chúng có xu hướng tấn công các loài vật khác hoặc bất kỳ đồ vật nào trong
tầm mắt. Tương tự như vậy, với các dạng khó chịu khác mà cơ thể con người phải
chịu đựng, như nóng nực, ẩm ướt, không khí ô nhiễm, mùi khó chịu…có thể làm
gia tăng tính gây hấn của con người.
…Như vậy, trời càng nóng hoặc quá lạnh khiến con người cảm giác khó chịu thì tỷ
lệ gây gổ, cãi vã, bạo lực càng tăng. Nếu sự khó chịu này kéo dài khiến hành vi gây
hấn thường xuyên được củng cố, nó sẽ làm cho hành động của họ có xu hướng tấn
công nhiều hơn và sẽ trở thành một nét tính cách trong con người họ. Và, cách
hành xử này sẽ được áp dụng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi họ không còn sự khó chịu
nữa.


3

1.2. Ảnh hưởng của các chất kích thích.
Các bà mẹ thường xuyên dùng rượu hoặc sử dụng ma túy trong lúc mang thai sẽ
thúc đẩy những trận cãi vã, gây hấn thường xuyên.
Quan sát đời sống xung quanh có thể nhận thấy rằng rượu và các chất kích thích

có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi hung tính của con người.
2. Ảnh hưởng của kinh tế xã hội.
Các giai đoạn thoái trào kinh tế dẫn đến đói nghèo cũng dẫn đến sự gây hấn.
3. Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý.
3.1. Nhận thức và xúc cảm liên quan đến hành vi gây hấn.
Ở loài người, sự xuất hiện của hình thức tư duy trí tuệ tạo ra nhiều hình thái tấn
công đa dạng liên quan đến gây hấn, đặc biệt là hình thức gây hấn tinh thần.
3.2. Gây hấn do bị sỉ nhục, bị tấn công.
Bị tấn công hoặc bị sỉ nhục bởi người khác là một con đường đặc biệt dẫn tới gây
hấn…Có thể nói, việc bị tấn công hay bị lăng mạ luôn mang đến những ảnh hưởng
tiêu cực và sự báo thù với lý do khiêu khích luôn là nguồn gốc chủ yếu của hành vi
hiếu chiến.
3.3. Gây hấn do đau đớn và khó chịu.
Sự đau đớn và khó chịu cũng có tác động kích thích nâng cao trạng thái gây
hấn…Nếu sự khó chịu này kéo dài, hành vi gây hấn thường xuyên được củng cố,
nó trở thành một nét nhân cách của con người.
3.4. Sự hiếu chiến và chống đối.
Thuyết động lực gây hấn (Dollard và cộng sự, 1939) khẳng định rằng sự chống
đối luôn dẫn đến một vài kiểu gây hấn và gây hấn luôn luôn bắt nguồn từ chống
đối.
3.5. Sự khiêu khích trực tiếp.


4

Quan sát thực tế cho thấy những khiêu khích bằng ngôn ngữ và hành vi bạo lực
từ người khác là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến gây hấn.
III. Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến gây hấn.
Ở Việt Nam, hành vi gây hấn ở tuổi vị thành niên đã được “báo động đỏ” trên
các báo in và báo mạng. Điều này khiến chúng ta tự hỏi vì sao các phương tiện

truyền thông như radio, sách báo, tranh khiêu dâm, tivi, phim ảnh, đặc biệt là
games trực tuyến lại khiến bạo lực mọc lên như nấm.
1.Sách báo, tranh ảnh khiêu dâm và hành vi gây hấn.
Việc thưỡng xuyên xem các sách báo, tranh ảnh khiêu dâm liên quan đến bạo lực
liệu có làm “chai sạn” nhận thức và cảm xúc của người xem?
2. Ti vi với hình ảnh bạo lực.
Một nghiên cứu của Huston và cộng sự (1992) cho thấy kết thúc tiểu học, tính
trung bình ở Mỹ trẻ em xem khoảng 8000 chương trình ti vi liên quan đến giết
người và 100.000 chương trình có bạo lực.
3. Video game và gây hấn.
Không chỉ xem tivi có ảnh hưởng đến tính cách hay mức độ hài lòng về cuộc
sống của người xem, mà các trò chơi điện tử cũng ảnh hưởng…
4. Vũ khí thúc đẩy gây hấn.
…Hành vi gây hấn bị kích thích bởi tính hung hăng và nó sẽ tăng lên khi có những
yếu tố kích động hoặc lời kích bác của ai đó trong cơn tức giận…Bị người khác tấn
công cũng là một yếu tố kích động gây hấn…
IV. Một số thực nghiệm về gây hấn.
1.Phim khiêu dâm và bạo lực đối với phụ nữ.
Do Neil Malamuth, Edward, Donnerstein (1981) thực hiện.
Bình luận: Xem phim khiêu dâm bạo lực đối với phụ nữ tạo ra xu hướng tập
trung mọi thù hận vào đối tượng là phụ nữ.


5

2. Xem ti vi bạo lực và hành động bạo lực của người xem.
Tác giả: Leyens và cộng sự.
Kết quả thực nghiệm tại hiện trường ở Bỉ cũng tương đồng với kết quả nghiên
cứu trong phòng thí nghiệm của Liebert và Baron. Điều này khẳng định rằng việc
xem những chương trình truyền thông đại chúng có tính chất bạo lực thật sự xúi

bẩy ứng xử bạo lực.
3. Phản ứng chủ quan của cơ thể khi bị kích thích.
Tác giả: Russel Geen và các đồng sự (1972).
Thực nghiệm cho thấy, việc đọc sách khiêu dâm và gây giật điện đối với các
nghiệm thể đều tạo nên những kích thích cơ thể như nhau.
4. Đau đớn về thể chất kích thích sự gây hấn.
Tác giả: Leonard Berkowitz và các cộng sự (1978, 1983), đại học Wisconsin,
Mỹ.
Những người ngâm tay trong nước lạnh nói rằng họ cảm thấy dễ bực tức và cáu
giận hơn và họ sẽ dễ dàng sỉ vả ai đó với những lời lẽ khó ưa.
5. Tiếp xúc với khiêu dâm và xu hướng hành xử khiêu dâm.
Tác giả: Dolf Zillmann và Jennings Bryant (1984).
Những người xem sáu phim khiêu dâm một tuần đã nhanh chóng nhất trí đưa ra
các quan điểm về nhu cẩu tình dục và mức án đưa ra chỉ bằng một nửa thời gian so
với người khác.
V. Một số câu chuyện games bạo lực đăng tải qua mạng.
1. Chết vì chơi điện tử 12 tiếng liên tục.
Theo thông tin của cơ quan y tế ở thành phố Ekaterinburg (Nga), bi kịch xảy ra
sau khi cậu bé ngồi chơi games suốt 12 tiếng. Các bác sĩ kết luận, trò chơi điện tử
là nguyên nhân làm phát triển các bệnh về não bộ, từ đó dẫn tới đột quỵ.
2. Ngăn chặn game bạo lực đang đầu độc giới trẻ.


6

3. Những hệ lụy từ game bạo lực.
4. Trẻ em và game bạo lực.
5. Bạo lực trò chơi ngoài đời.
6. Sex và bạo lực đang đầu độc con trẻ.



Chương IV
Gây hấn học đường
Gây hấn học đường hiện nay đang là một vấn nạn mang tính toàn cầu.
Thuật ngữ gây hấn học đường là một thuật ngữ chung nhất, ngoài ra
những hành vi gây hấn trong môi trường học đường còn có thể được gọi
bằng những thuật ngữ khác cụ thể hơn trong từng tình huống, như bắt nạt
học đường chỉ hiện tượng học sinh lớn đe doạ học sinh yếu hơn; trừng
phạt học đường khi đề cập tới mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh;
xâm hại học đường dùng nói tới tình huống các đối tượng học sinh nhỏ
tuổi bị người lớn xâm hại.
Trong chương này, ngoài những con số thống kê về tình hình gây hấn
học đường trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi tập trung phân tích thực
trạng gây hấn học đường ở Việt Nam. Những số liệu trình bày trong
chương này được phân tích từ kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học của
chúng tôi dưới sự tài trợ của Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu châu Á và quỹ
Giáo dục cao học Hàn Quốc, ĐHQGHN (2008-2010). Phần cuối chương
điểm qua một số bài báo trên Internet phản ánh về tình trạng gây hấn học
đường hiện nay ở Việt Nam.
I.Cái nhìn bao quát về thực trạng gây hấn học đường trên thế giới.
Mặc dù hầu hết các trường học trên thế giới bằng cách này hay cách
khác đều có những quy định cấm trừng phạt học sinh, tuy nhiên, tình
trạng gây hấn học đường vẫn không ngừng gia tăng và đạt đến mức báo
động cấp quốc gia. Ở Nhật Bản, báo cáo của chính phủ cho thấy tình hình
bắt nạt hiện rất phổ biến trong trường học mà hầu hết học sinh từng trải
qua – hoặc là nạn nhân hoặc là thủ phạm. Báo cáo cho biết tình trạng bắt
nạt xảy ra hầu hết ở mọi học sinh bất kể thành phần gia đình xuất thân và
đặc trưng cá nhân.
Ở Châu Âu, vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được quan tâm từ rất
sớm. Hiện tượng bắt nạt học đường xảy ra thường xuyên ở trường tiểu

học.
Ở Vương quốc Anh, một cuộc điều tra Chính phủ trong năm 1989 thấy
rằng cứ 2/100 giáo viên đã có báo cáo về việc phải đối mặt với gây hấn
thể chất…Trung bình một ngày các trường học ở Anh xảy ra khoảng 40
vụ gây gổ buộc cảnh sát phải can thiệp.
Ở Đức, từ sau vụ tấn công ở thành phố Erfurt năm 2002, độ tuổi được
phép sử dụng súng cho các mục đích giải trí, thể thao…tăng thêm 3 năm
nữa, lên mức 21 tuổi. Các nhà sản xuất trò chơi máy tính cũng được yêu
cầu giới hạn các nhóm tuổi cho mỗi trò chơi.
…Các chuyên gia tâm lý của Đức cho rằng, nguyên nhân là các em bị ức
chế tâm lý do sức ép phải đạt kết quả cao trong học tập và phải tham gia
một khối lượng lớn các hoạt động ngoại khóa.


Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho thấy cứ 7 phút lại có một trẻ em
bị bắt nạt. Cứ 4 trẻ lại có một trẻ thừa nhận đã bị bắt nạt. và cứ 5 trẻ, có
một trẻ thừa nhận đã từng bắt nạt những trẻ khác.
Những tranh cãi xung quanh chủ đề trừng phạt trẻ em ở trường học luôn
mang tính quốc tế. Ở Thụy Điển, người ta đã tranh luận một cách rộng rãi
và sôi nổi về dự thảo luật cấm đánh đập trẻ em và nghiêm cấm cha mẹ
lăng mạ hoặc ngược đãi dẫn đến mức trẻ rối loạn tinh thần. Trong khi đó,
ở Hoa Kỳ, hiện nay mới chỉ có 8 bang ban hành luật tuyệt đối cấm trừng
phạt thân thể trong trường học.
II. Thực trạng gây hấn học đường ở Việt Nam.
1.Hiện tượng bắt nạt trong trường học.
Hiện tượng gây hấn học đường thường được nhìn nhận theo nghĩa bắt
nạt học đường – một hình thức của gây hấn hay bạo lực ở trường học. Bắt
nạt thể hiện ở 3 dạng hành vi lạm dụng, đó là: lạm dụng tâm lý, lạm dụng
thể chất và lạm dụng lời nói. Trong bắt nạt, tính chất cưỡng chế, gây áp
lực thể hiện qua các đặc điểm tâm lý sau:

1. Người có hành vi bắt nạt cố ý gây hại cho người bi bắt nạt.
2. Hành vi bắt nạt được lặp đi lặp lại, vì thế thường làm cho nạn nhân
căng thẳng, lo âu, dẫn đến rối loạn tâm lý hoặc tự hủy hoại bản thân,
hoặc trở thành kẻ gây hấn người khác.
3. Mối quan hệ giữa kẻ bắt nạt và người bị bắt nạt thể hiện ở sự chênh
lệch về quyền lực. Trong đó, người bị bắt nạt thường khó có khả
năng tự vệ.
2. Nghiên cứu về gây hấn học đường ở Việt Nam.
Hiện nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hành vi gây hấn của thanh
thiếu niên nói chung và trong môi trường học đường, mặc dù tình trạng
bạo lực, gây hấn trong trường học giữa học sinh và học sinh với thầy cô
giáo đã được báo chí phản ánh khá nhiều…Vì vậy gây hấn học đường vẫn
còn đó.
2.1. Chân dung bao quát về kẻ gây hấn và nạn nhân.
Trong nghiên cứu của chung tôi, như đã nhắc tới ở chương II, cho thấy
hiện tượng gây hấn học đường luôn bao gồm tối thiểu hai đối tượng cơ
bản, đó là: người gây hấn (thủ phạm) và nạn nhân (người bị gây hấn,
người bị bắt nạt).
Nạn nhân của bắt nạt học đường thường là một học sinh có xu hướng
sống khép mình. Các em có ít bạn bè nên dễ trở thành nạn nhân của nạn
bạo lực học đường…Tuy mô hình các thành phần tham gia khá phức tạp ,
nhưng chủ yếu có hai nhóm đối tượng chính tham gia vào hành vi gây
hấn là thủ phạm – người đi gây hấn, và nạn nhân – người bị gây hấn. cả
hai nhóm đối tượng này đều có những khó khăn tâm lý cần được giúp đỡ
nhiều nhất.
Tại một số trường, các đại ca còn thành lập thành băng nhóm, trong cặp
sách, ba lô còn thủ sẵn hung khí như dao, mã tấu, côn, kiếm, ống nước…


“Học sinh bây giờ về nhà đồ đạc lấm lem, bố mẹ hỏi thì nói đánh nhau.

Trong mắt học sinh bây giờ đánh nhau giống như một môn ngoại khóa
chả có gì sợ mà che giấu gia đình. Cứ mỗi lần đi học bên cạnh việc soạn
bài còn soạn thêm một khúc sắt để có cái mà đi đánh nhau. Trường nào
cũng có những chuyện như thế cả.”
Kẻ bắt nạt (và cả kẻ bị bắt nạt – nạn nhân) có xu hướng ít quý trọng bản
thân mình hơn người khác. Kết quả là họ thường có hành vi gây hấn để
xây dựng hình ảnh bản thân…Cuối cùng kẻ bắt nạt và cả kẻ bị bắt nạt tin
rằng cách tốt nhất để đáp trả lại bắt nạt là gây hấn; Vì nghĩ rằng gây hấn
với người khiêu khích mình sẽ lấy được sự tôn trọng của người khác và
như thế họ cảm thấy tốt hơn (Ireland & Archer, 2002).
2.2. Đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh thực hiện bắt nạt.
Người có tính cách bắt nạt thường là người độc đoán…Trong nghiên
cứu của chúng tôi, giáo viên chủ nhiệm cho biết những điểm chung trong
tính cách của các em học sinh hay gây hấn là thích được khẳng định bản
thân, thích mình trở nên nổi bật…Về tính cách, các em thường đua đòi,
chạy theo vật chất, thích làm người lớn, thích học tập những nhân vật anh
hùng trong phim hành động. Các em cũng là những đứa trẻ có đặc tính
bốc đồng, thống trị, thiếu sự cảm thông, muốn trở thành trung tâm gây sự
chú ý, có những thái độ không lành mạnh về bạo lực.
2.3. Đặc điểm tâm lý – xã hội của học sinh bị gây hấn.
Thông thường những em là nạn nhân của tình trạng gây hấn trong
trường học là những em yếu đuối về thể chất, rụt rè, nhút nhát, không có
kỹ năng giao tiếp hay kết bạn nên ít bạn bè…
Địa điểm nơi các hành vi gây hấn học đường có thể là những nơi trong
trường học: sân trường, toilet, phòng thể dục…hoặc cũng có thể là những
địa điểm ngoài trường học như cổng trường, để tránh bị nhà trường kỷ
luật.
…Nói xấu là một hình thức gây hấn mà các em học sinh thường gặp
nhiều nhất vưois tỷ lệ 78.1 % học sinh thường xuyên bị bạn nói xấu sau
lưng hoặc dựng chuyện.

Với sự phát triển của công nghệ viễn thông, nạn “khủng bố” qua điện
thoại di động và Internet cũng gia tăng. Tại Mỹ, nghiên cứu của Hội đồng
phòng chống tội phạm quốc gia (NCPC) khẳng định 43 % học sinh cả
nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13 – 17 tuổi từng bị dọa nạt hoặc chế giễu
trên Internet.
2.4. Khác biệt giới trong hành vi gây hấn.
Qua những phỏng vấn đã thực hiện, giáo viên và học sinh cho biết tình
trạng học sinh nữ gây hấn, sử dụng bạo lực giờ không còn là hiện tượng
hiếm trong các trường phổ thông. Nữ sinh được nhận xét là cũng quậy
phá, ghê gớm như nam sinh.
Khác với học sinh nam, học sinh nữ thường không sử dụng phương tiện
nào khi đánh nhau, nhưng các em có hành vi nhục mạ hoặc túm tóc, cào


cấu, xé áo đối phương…Những hành vi trên có thể ít gây hại về mặt thể
chất nhưng lại gây nên những tổn thương về tâm lý, tinh thần…
3. Hậu quả của hành vi gây hấn đối với học sinh.
3.1. Những tổn thương về sức khoẻ, thể chất.
Qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc trường Y tế
Cộng đồng Harvard (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng những người có tính
cách hay gây hấn và cả nạn nhân của tình trạng bị gây hấn thường phải
trải nghiệm những cảm xúc âm tính như: giận dữ, thù địch..những cảm
xúc tiêu cực này sẽ đẩy con người vào nguy cơ cao mắc chứng tim mạch
và làm giảm tính hiệu quả của hệ miễn dịch trong cơ thể. Sự tức giận
được cơ thể “hormone hóa” qua việc tiết ra một lượng lớn cortisol,
adrenalin vào máu..gây mệt mỏi, căng thẳng, kiệt quệ…
3.2.Những tổn thương về tâm lý.
Với những em đi gây hấn, một số nhận ra lỗi lầm của mình, ý thức được
về hậu quả mình gây ra, các em cảm thấy xấu hổ với thầy cô, bạn bè, ngại
ngùng tham gia vào hoạt động tập thể; hành vi gây hấn của các em cũng

làm các bạn bè xa lánh, không muốn chơi cùng. Cá biệt, có những em vẫn
không ý thức được hậu quả do mình gây ra thì vẫn nhởn nhơ, tiếp tục có
hành vi vi phạm tiếp.
Đối với nạn nhân, nếu không được chuẩn bị tinh thần để chống lại kẻ
hay gây hấn với mình, các em thường dùng các phương án tiêu cực như
bỏ học, giả vờ ốm, điểm số học tập sút kém và sống thu mình.
3.3. Ngăn chặn nạn gây hấn học đường.
G.K.Chesterton nói về gây hấn cho rằng: Vấn đề không phải là chúng ta
không thể tìm ra giải pháp mà ở chỗ chúng ta không nhìn ra bản chất của
sự việc.
Đối với tệ bắt nạt học đường, có những nguyên nhân mang tính gốc rễ
xã hội và để loại trừ hoàn toàn tệ nạn này trong trường học là rất khó.
Vấn đề là cần tăng cường mối quan hệ gia đình, cộng đồng, nhà trường và
xã hội trong việc giáo dục ngăn chặn sự manh nha của hành vi bắt nạt
trước khi nó gây ra bi kịch.
III. Một số câu chuyện bạo lực học đường đăng tải qua mạng.
1.Sốc vì video một nhóm học sinh đánh bạn học tới chết.
Đoạn video quay bằng điện thoại về cuộc “hành quyết” cậu học sinh
danh dự 16 tuổi D.A., của trường Trung học Fenger, Chicago, Mỹ, đã
xuất hiện trên khắp các hãng tin địa phương. Hơn 30 học sinh đã bị giết
hại trong năm học vừa qua, và dự tính con số này trong năm nay còn
tăng…
2. Thiện, ác và học làm người có ích.
Một trong những lý giải được đưa ra về hiện trạng bạo lực học đường là
một phần do các em học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu năng lực xác đinh
giá trị,..
3.Những kiểu “đánh ghen” của học sinh phổ thông.


Với một số teen girl “cá tính”, nếu một ai đó “dám” cướp lấy tình yêu

của mình thì các bạn ấy không hè ngần ngại trong chuyện “Đánh tơi bời
con nhỏ đó cho tao, cái tội dám cướp người yêu của chị mày hả?”.
Khi phát hiện ra sự việc, những em học sinh này có thể kéo cả nhóm
bạn đi đánh “hội đồng”, hoặc đánh ghen âm thầm. Có những trường hợp
người bị đánh ghen hoàn toàn vô tội và đôi khi bị chặn đánh mà còn
không biết tại sao mình bị đánh.
4. Nữ sinh đánh nhau trong WC.
5. Bạo lực học đường.
Bạo lực học đường là chuyện nghiêm trọng và nan giải, nhưng đôi khi
nảy sinh với những lý do rất bâng quơ, “củ chuối”: Những mà chào đón
học sinh mới nhập trường như bắt lau sàn, làm vệ sinh chỗ ngồi cho các
đại ca…
Xin đểu: hiện tượng các học sinh cá biệt thường chặn đường bắt các
“nạn nhân” phải nộp tiền…
Tẩy chay, Đánh ghen…
6. Một số câu chuyện giáo viên bạo lực với học sinh.
7. Bảo mẫu bạt tai, chửi thề, bắt trẻ ăn lại đồ ói.
8. Lãnh đạo bàn về vấn đề bạo lực “càn quét” cổng trường học.
9. Hạ lương cô giáo đánh 6 học sinh.
10. Bàn luận về việc “bó tay” trước nạn bạo lực với học trò.
Đã có nhiều bài viết của các tác giả về việc bất lực trước nạn bạo lực với
học trò. Theo phó cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD – ĐT) Trương Đình
Mậu thì: không thể nói là các vụ việc bạo lực gần đây mới nở rộ. Do hiện
nay, khi báo chí và các loại hình thông tin mạng phát triển, dân trí được
nâng lên, nên số vụ bạo lực “được” phát hiện nhiều hơn.
Các hình thức xử lý kỷ luật giáo viên vi phạm đạo đức thường không
được xử lý theo quy định “cứng” nào mà chủ yếu xử lý theo hình thức
“nóng”.
Sự lúng túng trong việc giải quyết tình trạng bạo lực học đường là do
khi văn bản, quy định của Bộ ban hành luôn “chậm chân” sau tiêu cực.

Liệu đến nay (2010) chúng ta đã có chuẩn mực về sự trừng phạt học
sinh dành cho cả giáo viên và học sinh?


Chương V.
Bạo lực gia đinh.
Một trong những hình thức gây hấn “thân thương nhất, đáng trách nhất” là nạn
bạo lực gia đình, trong đó chủ yếu là vợ - chồng đánh chửi nhau, chồng bạo lực với
vợ và cha mẹ con cái hục hặc nhau, cha mẹ gây tổn thương cho con cái. Chương
này đề cập đến những khía cạnh pháp lý từ các văn bản liên quan đến bạo lực gia
đình; những quan điểm lý thuyết nhìn nhận về bạo lực gia đình, cũng như những
tổn thương tâm lý mà phụ nữ và trẻ em phải chịu đựng do bạo lực gia đình gây ra.
Cuối chương giới thiệu về những bài báo mạng nói về thực trạng bạo lực gia đình
ở Việt Nam.
I.Những văn bản pháp lý về bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi tấn công, đe dọa thể chất
và tinh thần của một thành viên đối với các thành viên khác trong cùng một gia
đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng. Bạo lực giữa cha mẹ
với con cái, hay ông bà, anh em ruột với nhau, hoặc giữa mẹ chồng nàng dâu…
Bạo lực giới không được đề cập một cách chi tiết trong Hiệp định ký kết năm
1979 về việc loại trừ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW –
Công ước Liên hiệp quốc chống mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ), do
phần lớn các chính phủ coi bạo lực với phụ nữ là vấn đề riêng tư giữa các cá nhân
trong gia đình.
Hội nghị thế giới về nhân quyền tổ chức ở Vienna (1993) đã công nhận các
quyền của phụ nữ và trẻ em gái là “một phần không thể thiếu của vấn đề nhân
quyền nói chung”. Đại hội đồng Liên hợp quốc (tháng 12 năm 1993) đã thông qua
Tuyên bố về việc loại trừ bạo lực đối với phụ nữ. Tuyên bố này được xem như là
văn kiện quốc tế đầu tiên về nhân quyền để giải quyết một cách hiệu quả nạn bạo
lực chống lại phụ nữ.

Pháp luật Việt Nam (hiến pháp, luật hôn nhân gia đình, luật hình sự…) cũng đã
có những quy định về bảo vệ người phụ nữ. Luật bình đẳng giới đã được Quốc hội
thông qua năm 2006. Năm 2007 luật phòng chống bạo lực gia đình cũng đã ra đời,
đồng thời nhà nước và chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật, chế tài
xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm đến quyền phụ nữ.


II. Các lý thuyết tiếp cận về bạo lực gia đình.
1.Tiếp cận sinh học xã hội về bạo lực gia đình.
Các nhà sinh học xã hội tìm kiếm câu trả lời cho sự khác biệt về vai trò xã hội
giữa phụ nữ và nam giới từ những nguyên nhân sinh học. Ví dụ như tính hung
hăng của đàn ông và chức năng sinh dưỡng ở đàn bà là kết quả của những dị biệt di
truyền (Wilson, 1978).
Trong nhiều năm qua, quan điểm sinh học cho rằng chu kỳ kinh nguyệt và lưu
lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân chính gây nên mọi đặc tính
tiêu cực ở nữ giới, từ tính cách nông nổi cho tới bản chất bị coi là tội lỗi, dâm ô
(Dolaney, Lupton và Toth, 1988).
Cũng từ góc độ sinh học, Sigmund Freud – một đại diện của trường phái Phân
tâm học công bố rằng giải phẫu của người phụ nữ quyết định số mệnh của họ.
Theo ông, đặc điểm sinh học của phụ nữ quyết định tâm lý, năng lực và vai trò của
họ trong xã hội.
Trên thực tế, có sự khác biệt sinh học giữa phụ nữ và nam giới, nhưng sự khác
biệt đó không thể là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp…Vấn đề bạo lực với phụ nữ
có liên quan tới nền tảng văn hóa và giáo dục.
2.Tiếp cận tâm lý học về bạo lực gia đình.
Tiếp cận từ góc độ Tâm lý học nhấn mạnh đến yếu tố động cơ – cảm xúc và yếu
tố nhận thức trong quá trình hình thành xu hướng bạo lực. Theo đó:
Lý thuyết nhận thức nhấn mạnh rằng sự khác nhau về hành vi ứng xử của nam
giới và nữ giới tùy thuộc vào cách mỗi người nhận thức về một “hoàn cảnh” cụ thể
là thuận lợi hay bất lợi cho hành vi ứng xử đó diễn ra.

Lý thuyết học tập xã hội mà trọng tâm là quá trình xã hội hóa thời thơ ấu được
nhắc đến như là lý thuyết cơ bản lý giải sự hình thành các bạo lực giới và phân biệt
đối xử của mỗi cá nhân… Thuyết học tập xã hội cho rằng cá nhân bắt chước hành
vi bạo lực từ trong gia đình.
3. Tiếp cận xã hội học về bạo lực gia đình.


Các nhà nghiên cứu xã hội học cho rằng hoàn cảnh xã hội là yếu tố khách quan
tác động đến việc cá nhaancos hành vi bạo lực đối với các thành viên trong gia
đình (Loseke, 2005).
Lý thuyết căng thẳng xã hội cho rằng những khó khăn trong cuộc sống có thể
khiến cá nhân có hành vi bạo lực đối với người thân trong gia đình.
Lý thuyết vai trò được đề cập nhiều nhất khi giải thích về các vấn đề giới. Quan
điểm này nhấn mạnh rằng những hành vi ứng xử của con người chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi các vai trò xã hội mà họ đóng.
Lý thuyết trao đổi xã hội dựa trên nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác
giữa các cá nhân. Đó là việc thực hiện cơ chế cho – nhận, tức là trao đổi mọi thứ
“ngang giá” theo kiểu kinh tế học.
Lý thuyết nguồn lực giải thích bản chất của bạo lực gia đình từ góc độ nguồn lực
của con người. Trong đó nguồn lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất.
4. Tiếp cận văn hóa về bạo lực gia đình.
Lý thuyết văn hóa xem xét bạo lực gia đình như một tiểu văn hóa tương tác, ứng
xử của một xã hội rộng lớn hơn…Khhi con người có xu hướng thỏa hiệp các hành
vi bạo lực ngoài xã hội thì trong gia đình họ cũng có xu hướng sử dụng bạo lực với
các thành viên khác.
5. Tiếp cận khoa học giới về bạo lực gia đình.
Một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết giới là hệ thống lý luận xoay quanh
một số câu hỏi cơ bản: Nguồn gốc nào tạo nên bạo lực giới? Cơ chế nào đang duy
trì hinhfh thức bạo lực giới, cũng như làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giới, hay
xóa bỏ những bất bình đẳng giới đang tồn tại?

III. Một số thống kê về bạo lực gia đình.
1.Bạo lực gia đình mang tính toàn cầu.
Bản báo cáo toàn cầu đầu tiên về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ do
một nghiên cứu quốc tế (của tổ chức Y tế thế giới, 1998), cho rằng bạo lực gia đình
là dạng bạo lực phổ biến nhất đối với phụ nữ, và nó đang tác động tới khoảng 20
đến 50 % phụ nữ trên toàn thế giới.


Ở nhiều quốc gia, việc đánh đập phụ nữ vẫn được coi là bình thường như một
phần trong cuộc sống vợ chồng.
Một số nghiên cứu về bạo lực hôn nhân cũng đã phát hiện ra rằng: ngày càng có
nhiều phụ nữ tham gia vào bạo lực nhiều hơn. Nhưng, người phụ nữ bị lạm dụng
dẫn đến bị tổn thương lại cho thấy nghiêm trọng hơn. Bạo lực thể chất cao nhất
trong các mối quan hệ vợ chồng. Sự lạm dụng vợ chồng được kết hợp với sự tăng
căng thẳng, địa vị xã hội thấp và sự lớn lên trong gia đình bạo lực.
2. Vài con số thống kê về bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Thống kê của tòa án nhân dân tối cao cho thấy hậu quả nghiêm trọng của bạo lực
gia đình: năm 1998 có 55.419 vụ ly hôn, trong đó 28.686 vụ bạo lực (chiếm 52
%)…Năm 2000 có 51. 361 vụ ly hôn, trong đó có 32. 164 vụ bạo lực, chiếm 62 %.
Riêng năm 2005 cả nước có 65. 929 vụ ly hôn, thì có tới 39. 730 vụ ly hôn do bạo
lực gia đình, chiếm 60 %. Như vậy từ năm 2000 tới năm 2005, bạo lực gia đình có
chiều hướng gia tăng gây ra tỷ lệ ly hôn cao.
Theo thống kê của Công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt, sáu tháng đầu
năm 2007 có 82 % trong số 702 khách hàng nữ đến tư vấn là nạn nhân của bạo lực.
Trong đó chỉ có 28 % là bạo lực hành vi, còn lại 72 % là bạo lực tinh thần – kiểu
bạo lực „hộp đen”.
Các nghiên cứu về bạo lực ở Việt Nam thường chỉ ra 3 hình thức bạo lực cơ bản,
đó là: bạo lực về thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục. Ngoài ra một số tài
liệu còn nhắc đến hình thức bạo lực kinh tế và bạo lực xã hội.
IV. Tổn thương tâm lý trong chu trình bạo lực gia đình.

Có nhiều kiểu bạo lực gia đình, nhưng phổ biến nhất vẫn là vợ (hoặc chồng) bị
bạn đời hay bạn tình bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần hay bạo lực tình dục (ép,
cưỡng…). Một số chuyên gia cho rằng cái gốc của bạo lực gia đình ở Việt Nam
xuất phát từ bất bình đẳng giới…Các nhà tư vấn cũng đặc biệt lưu ý đến giai đoạn
“trăng mật”. Đây là giai đoạn người bạo lực tỏ ra hối hận, muốn chuộc lỗi, có
những biểu hiện quan tâm chăm sóc mang tính bù đắp; chính điều này làm nhiều
nạn nhân của nạn bạo lực gia đình bị cuốn vào vòng xoáy không dứt ra được: từ
bạo lực, rồi bất bình vị bị hành hạ, rồi lại đến sự an ủi thỏa mãn trong giai đoạn


×