Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phát triển nhóm 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.72 KB, 8 trang )

Nhóm thực hiện: Nhóm 12.
1. Lưu Đức Mạnh
2. Lê Doãn Thái
3. Hà Văn Việt
4. Nguyễn Thị Yến (Nhóm trưởng).

Toán học – Định hướng tương lai
1. Tìm hiểu thực trạng
Tổ chức hoạt động trải nghiệm: hoạt động định hướng cho học sinh lớp 12A2 – Trường
THPT Phụ Dực-Thái Bình.
* Thuận lợi
- Lớp 12A2 là lớp chọn ban tự nhiên, các em đều có lực học tốt, sự chênh lệch về trình
độ, năng lực là không cao.
- Qua quá trình tìm hiểu nguyện vọng và định hướng của các em sau khi tốt nghiệp THPT
thì có 2 hướng:
• Các em phần lớn đều thi đại học và chọn các trường đại học tốp đầu trong nước.
Trong các môn bắt buộc cho kì thi đều có môn Toán.
• Một số còn lại thì có dự định đi du học.
 Với những định hướng riêng cho bản thân thì các em đều có tinh thần học tập, tích cực
chuẩn bị kiến thức cho bản thân một cách tốt nhất.
- Trường THPT Phu Dực là một ngôi trường có bề dày thành tích và sự quan tâm của nhà
trường tới các em cũng được chú trọng.
* Hạn chế


- Mặc dù các em thấy được việc học Toán rất quan trọng đối với bản thân nhưng những
suy nghĩ của các em còn phiến diện: học để thi đại học, để được điểm cao vào trường
mong muốn Dẫn đến các em học Toán một cách máy móc, áp dụng công thức  Đôi
lúc dẫn đến sự chán nản bởi vì môn toán quá khô khan.
- Các em phần lớn đều không thấy sự liên kết giữa môn Toán và cuộc sống dẫn tới những
tư tưởng: “Học môn Toán theo kiểu bắt buộc”, và theo bản thân các em cũng chưa thấy


được sự quan trọng của môn Toán cho việc học sau này và những gì môn toán đem lại
cho bản thân các em.
- Sự thay đổi về hình thức thi tốt nghiệp và đại học của Bộ GD và ĐT như hiện nay gây
đến những bất lợi cho học sinh. Đề thi với ngân hàng câu hỏi đa dạng, không phải là chỉ
những câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn những câu hỏi thực tế cuộc sống. Mà khả
năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, học đi đôi với của học sinh Việt Nam còn hạn chế,
thụ dộng. Chính vì vậy khi làm những câu hỏi kiểu vận dụng học sinh còn hoang mang.
2. Những thông tin liên quan
Trước những tình hình nhất định, giáo viên bộ môn Toán đã tổ chức hoạt động trải nghiệm này
để đưa Toán học gần với học sinh hơn.
Giáo viên đã chọn 3 chủ đề để học sinh trải nghiệm thực tế:
 Ứng dụng của phương trình và hệ phương trình vào những bài toán cuộc sống.
Ứng dụng của những bài toán xác suất thống kê vào những bài toán cuộc sống đặc biệt là
những bài toán kinh tế
 Ứng dụng của tích phân vào tính diện tích, thể tích của một số hình, vật xung quanh
chúng ta.
- Nguyên nhân chọn 3 chủ đề:


• Đây là các phần kiến có trong quá trình học tập của học sinh, những phần kiến thức
khô khan nhưng mối liên hệ của nó với thực tế là rất lớn và trong ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm thì không thể thiếu.
 Qua đây giáo viên muốn giúp cho học sinh thấy môn Toán thực sự cần cho cuộc
sống, nó giải quyết được những vấn đề cuộc sống gặp phải.
• Học sinh chủ yếu là con nhà nông dân, 3 chủ đề trên sẽ khá gắn bó, gần với cuộc
sống của các em. Trường THPT Phụ Dực nằm trong khu vực đông dân cư, xung
quanh có rất nhiều đồng ruộng, có chợ, có nhiều nhà máy, có ngân hàng,.. nên các
học sinh có điều kiện để tìm hiểu.
- Giáo viên cần luôn quan sát học sinh để kịp thời giúp đỡ các em thực hiện chủ đề của mình.
Gợi ý hướng đi cho học sinh, giúp các em những tài liệu cần thiết, giải đáp những thắc mắc

cho các em.
• Phạm vi để thực hiện chủ đề?
• Tìm hiểu như thế nào? ( Giáo viên có thể lấy ví dụ cho HS).
• Viết báo cáo ra sao? ( Có thể báo cáo bằng trình chiếu, thông qua văn nghệ,... ).
3. Cấu trúc
(1) Tên hoạt động: TOÁN HỌC – ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI.
(2) Mục tiêu hoạt động.
- Kiến thức:
+ Giúp học sinh tổng hợp, hiểu rõ hơn những kiến thức cơ bản trên lớp.
+ Giúp học sinh có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về môn Toán, về các chủ đề mình tìm hiểu, thấy
được môn Toán xuất phát từ cuộc sống và phục vụ cho cuộc sống.
- Kĩ năng:


+ Nâng cao năng lực làm việc nhóm, hợp tác.
+ Tăng khả năng đặt và giải quyết vấn đề cho học sinh.
+ Kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, khám phá, tránh tính thụ động của học sinh.
+ Tăng kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, hùng biện: bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào
đó.
+ Giúp học sinh nâng cao kĩ năng toán học: Tính toán. Tư duy,...
- Thái độ:
+ Giúp học sinh có hứng thú với môn Toán, không còn thấy Toán khô khan, thiếu tính thực tế,
ngược lại nó còn rất quan trọng với cuộc sống và phục vụ cho chính bản thân các em.
+ Thay đổi thái độ, suy nghĩ tiêu cực của bản thân học sinh, giúp các em lấy lại tinh thần ôn
tập cho kì thi Đại học: “ Học bản chất, thi thật sự”.
+ Giúp các em có thái độ làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác trong bất kì công việc
hay hoạt động nào.\
(3) Thời gian: 2 tiết toán ( 90'), thứ 7, ngày..., tháng...., năm....
Địa điểm: Tại lớp học 12A2.
Thành phần tham gia: 45 học sinh lớp 12A2- chia làm 3 đội chơi.

GVCN lớp 12A2, GV bộ môn Toán, các GV khác (Nếu có).
(4) Hình thức hoạt động:
Tổ chức dưới hình thức một Gameshow: “ Toán học – định hướng tương lai”.
(5) Các hoạt động:
Game show gồm 3 phần thi:
- Phần 1: Toán học và cuộc sống.


+ Mỗi đội sẽ trình bày kết quả thu được sau 1 tuần nghiên cứu, tìm hiểu chủ đề của mình.
Dưới những hình thức khác nhau: Trình chiếu powerpoint, báo cáo bằng văn nghệ (kịch,
hát,...), báo cáo bằng hình ảnh, tranh vẽ,...
+ Các đội còn lại sẽ lắng nghe và đặt những câu hỏi để đội bạn giải quyết.
+ Kết quả: Do giám khảo đánh giá về những tiêu chuẩn: Nội dung ( 35đ), hình thức ( 25 đ), Sự
tích cực trong hoạt động nhóm ( 20 đ), câu trả lời cho câu hỏi của đội bạn và giám khảo ( 20
đ).
Số điểm mỗi đội có thể nhận được trong phần thi 1 này là 100đ.
- Phần 2: Kiến thức Toán học:
BTC sẽ đưa ra 10 câu hỏi cho 3 đội, các đội sẽ đưa ra câu trả lời trong vòng 30s. Mỗi câu trả
lời đúng được 5đ.
Các câu hỏi:
Câu 1: Số 0 hay số 1 ra đời trước?
A. Số 0
B. Số 1 
C. Cả 2 số đều ra cùng một thời điểm.
Câu 2: Tập hợp các hình vuông là giao của tập hợp các hình ... và hình ...?
A. Hình thoi, hình bình hành
B. Hình chữ nhật, hình bình hành
C. Hình chữ nhật , hình thoi. 
Câu 3: Ai được xem là cha đẻ của môn Hình học?
A. Pitago



B. Euclid 
C. Talet
Câu 4: Số nguyên tố lớn nhất có hai chữ số là số nào?
A. 97
B. 91
C. 95
Câu 5: Mỗi đỉnh của khối đa diện phải là giao của ít nhất mấy mặt?
A. 3 
B. 4
C. 5
Câu 6: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi điểm sẽ có hoành độ âm và tung độ dương khi nó
nằm ở góc phần tư thứ mấy?
A. 4
B. 3
C. 2 
Câu 7: Đâu là ý nghĩa vật lý của đạo hàm?
A. Tính tiếp tuyến của đường cong phẳng
B. Tính gia tốc tức thời 
C. Tính cực trị của hàm số.
Câu 8: Số tự nhiên nhỏ nhất chia hết cho 2, 3, 5 và 8 là số mấy?
TL: Số 0.


Câu 9: Phép tính ngược của phép lũy thừa?
TL: Phép khai căn.
Câu 10: Ai là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải toán học Fields?
TL: Ngô Bảo Châu.
- Phần 3: Toán học và tương lai

+ Mỗi đội cử 1 thành viên lên hùng biện cho câu hỏi: “ Toán có thực sự cần cho công việc của
bạn sau này hay không?”.
Với câu hỏi này, các đội sẽ cùng nhau tranh luận, đưa ra ý kiến và những dẫn chứng bảo vệ ý
kiến của mình. Câu hỏi không có câu trả lời đúng là “ cần thiết” hay “không cần thiết” mà ở
khả năng biện luận của các bạn để bảo vệ ý kiến của mình, thuyết phục người khác.
+ BGK sẽ nhìn vào sự thể hiện của các bạn để đánh giá cho điểm. Số điểm cao nhất mà mỗi
đội có thể nhận được là 50đ. Sau đó, BGK sẽ cúng các em đưa ra những suy nghĩ về toán học.
Giúp các em thấy được dù chọn con đường nào thì Toán học cùng luôn bên cạnh chúng ta.
 Kết thúc và trao thưởng.
(6) Sự chuẩn bị
- MC: Chọn 1 HS có khả năng dẫn chương trình, tạo không khí.
- Thư kí: 2 HS
- BGK: GV bộ môn Toán, GVCN lớp ( Những người có khả năng giúp các em nhận thức được
tầm quan trong của Toán và giúp các em định hướng tương lai của mình).
- GV hỗ trợ HS trong việc tìm hiểu chủ đề, những thiết bị, phương tiện cần thiết.
- HS tích cực chuẩn bị cho phần thi của đội mình.
(7) Tổ chức hoạt động


Lên kịch bản.
(8) Kết thúc hoạt động
- Rút ra những điều đã và chưa đạt được.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×