Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SHARING 99 bai hoc giao tiep co ban nen biet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.63 KB, 13 trang )

/>
1

NỘI DUNG
1. 14 nguyên tắc cơ bản để bớt ngu đi - khôn ngoan hơn ............................................................... 3
1.1. Cứ làm tới đi ........................................................................................................................ 3
1.2. Nói "Cảm ơn" ...................................................................................................................... 3
1.3. Đúng giờ .............................................................................................................................. 3
1.4. Sử dụng ngữ pháp thành thạo.............................................................................................. 3
1.5. Học cách nói xin lỗi ............................................................................................................. 3
1.6. Hãy chủ động ....................................................................................................................... 3
1.7. Đặt câu hỏi Tại sao? ........................................................................................................... 4
1.8. Biến im lặng thành bản chất ................................................................................................ 4
1.9. Đặt kỳ vọng .......................................................................................................................... 4
1.10. Nhận trách nhiệm .............................................................................................................. 4
1.11. Nói Không .......................................................................................................................... 4
1.12. Học, học nữa, học mãi ....................................................................................................... 4
1.13. Hướng tới sự đơn giản ....................................................................................................... 4
1.14. Mường tượng ra những viễn cảnh ..................................................................................... 5
2. Rèn luyện tư duy phản biện ........................................................................................................ 5
2.1. Dấu hiệu kỹ năng tư duy phản biện tốt ................................................................................ 5
2.2. 18 website hữu ích để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện ................................................. 5
3. 7 bước quản trị cảm xúc .............................................................................................................. 6
3.1. Nhận thức vấn đề ................................................................................................................. 6
3.2. Đặt tên cho cảm xúc ............................................................................................................ 7
3.3. Chịu trách nhiệm ................................................................................................................. 7
3.4. Hướng đến một ý nghĩa khác ............................................................................................... 7
3.5. Chấp nhận cảm xúc ............................................................................................................. 7

1



/>
2

3.6. Cảm xúc là sự chỉ dẫn 

 .................................................................................................... 8
3.7. Thay đổi cảm xúc 

 ............................................................................................................ 8
4. 10 nguyên tắc khi cãi nhau.......................................................................................................... 8
5. 7 kỹ thuật lắng nghe hiệu quả ..................................................................................................... 9
5.1. Focus – Tập trung............................................................................................................... 9
5.2. Put away your phone – Dẹp điện thoại ............................................................................... 9
5.3. Ask good questions – Hỏi câu hỏi liên quan ....................................................................... 9
5.4. Practice reflective listening – Diễn giải điều người khác nói ............................................. 9
5.5. Use positive body language – Sử dụng ngôn ngữ hình thể tích cực .................................... 9
5.6. Don’t pass judgement – Đừng phán xét .............................................................................. 9
5.7. Keep your mouth shut – Im lặng ........................................................................................ 10
6. 40 mẹo đọc vị kẻ đối diện ......................................................................................................... 10
6.1. Khuôn mặt.......................................................................................................................... 10
6.2. Hành vi .............................................................................................................................. 11
6.3. Tư tưởng ............................................................................................................................ 12
7. 5 video hữu ích.......................................................................................................................... 13
7.1. Ngôn ngữ cơ thể hình thành con người bạn ...................................................................... 13
7.2. Nói thế nào để người khác muốn nghe .............................................................................. 13
7.3. Why we do what we do ...................................................................................................... 13
7.4. Trí tuệ cảm xúc .................................................................................................................. 13
7.5. Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh ............................................................................... 13

LƯU Ý: KIẾN THỨC TỔNG HỢP MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, GIÁ TRỊ
LÀ KHI MỖI CÁ NHÂN TRAU DỒI, HỌC HỎI KHÔNG NGỪNG VÀ HÀNH
ĐỘNG TÍCH CỰC CHO NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP!
2



/>
3

1. 14 nguyên tắc cơ bản để bớt ngu đi - khôn ngoan hơn
1.1. Cứ làm tới đi
Chỉ cần làm những điều bạn nói. Nếu bạn kết cái gì đó, hãy chăm chú vào nó. Nếu bạn hứa
điều gì, hãy thực hiện nó.
1.2. Nói "Cảm ơn"
Cuộc sống rất công bằng vì thế đừng hành động như thể thế giới này nợ bạn. Nếu ai đó
giúp đỡ bạn, hãy “cảm ơn” họ.
1.3. Đúng giờ
Luôn nhớ về câu nói: Đến sớm 5 phút là đúng giờ, đến đúng giờ đã là muộn, và đã muộn
thì không thể chấp nhận được.
1.4. Sử dụng ngữ pháp thành thạo
Đây là lời cảnh báo rất rõ ràng! Nếu ai đó không thể đánh vần chính xác, chấm phẩy câu
hợp lý, hoặc cấu trúc một câu như thế nào thì rất có thể anh ta:
- Chưa được dạy dỗ tốt.
- Thiếu sự tập trung đến các chi tiết nhỏ.
- Không để tâm đến công việc.
Với bất kỳ cách cắt nghĩa nào, sai ngữ pháp vẫn là một vấn đề thực sự cần cải thiện.
1.5. Học cách nói xin lỗi
Có sai sót mới là con người. Chỉ cần bạn nhận ra nó, mọi người sẽ chẳng để bụng. Lời xin
lỗi cho thấy bạn:
- Có để tâm đến sự việc
- Khiêm tốn.
- Biết tự nhận thức.
Thật khó để diễn tả chính xác từ "xin lỗi" có giá trị như thế nào! Hãy thử nghiệm nó!
1.6. Hãy chủ động

Chúng ta đều có cùng một lượng thời gian như nhau, một ngày 24 tiếng. Bạn có thể may
mắn hoặc ngẫu nhiên có được tiền bạc, tình yêu, tình bạn hoặc những cơ hội. Hoặc bạn có
thể cố ý tạo ra chúng và thực hiện chúng. Đó là sự lựa chọn mỗi ngày của bạn!

3


/>
4

1.7. Đặt câu hỏi Tại sao?
Những người thông minh nhất trên thế giới biết rằng họ chẳng biết gì, và họ không sợ việc
trông mình ngu dốt thế nào. Nếu bạn không hiểu, hãy hỏi "Tại sao?" cho đến khi bạn hiểu
nó. Kỹ thuật đơn giản này là thuốc giải lớn nhất cho sự phi lý và những thứ không thể giải
thích được.
1.8. Biến im lặng thành bản chất
Đó là lý do bạn có hai tai và chỉ có một miệng. Nếu bạn không có điều gì ý nghĩa để nói,
hãy ngậm miệng lại.
1.9. Đặt kỳ vọng
Công thức rất đơn giản: Hạnh phúc = Thực tế - Kỳ vọng. Thay đổi thực tế là việc rất khó.
Đặt kỳ vọng là việc dễ dàng. Đừng hứa suông và hãy lấp đầy thực tế bằng sự hạnh phúc.
1.10. Nhận trách nhiệm
Việc chứng minh rằng người khác sai không phải là phương pháp hiệu quả để tìm ra chân
lý. Khi bạn giành chiến thắng trong trò chơi mang tên đổ lỗi, thực tế bạn đang tự đánh mất
giá trị của bản thân mình.
1.11. Nói Không
Cuộc sống là một trò chơi chi phí cơ hội. Nếu bạn nói "có" với thứ này, bạn đang nói
"không" với một thứ khác. Có các ưu tiên rõ ràng, hãy theo đuổi cơ hội bạn lựa chọn, và
nói "không" với những thứ khác.
1.12. Học, học nữa, học mãi

Nếu bạn thức dậy sớm mỗi ngày để cố gắng để có được một chút kiến thức, chẳng bao lâu
sau, bạn sẽ thấy mình tiến bộ. Đọc, hỏi, và lắng nghe. Nếu điều gì đó mâu thuẫn với thế
giới quan của bạn, hãy đào sâu hơn và xác định xem bạn nên nắm lấy nó hay loại bỏ nó.
1.13. Hướng tới sự đơn giản
Một chút, một chút đơn giản hợp lại sẽ thành thứ phức tạp. Một lời nói dối trắng trợn có
thể khiến bạn bị sa thải. Một ít tin đồn có thể làm hỏng một tình bạn. Một nụ hôn nhẹ có
thể kết thúc một cuộc hôn nhân. Có đủ các vụ tư lợi nhỏ có thể dẫn đến phá sản. Nếu được
một lựa chọn, hãy luôn chọn sự đơn giản.

4


/>
5

1.14. Mường tượng ra những viễn cảnh
Khi mọi thứ đều thay đổi đến chóng mặt, thì nhiều điều bất ngờ sẽ xảy ra. Sớm đọc được
những dấu hiệu về số phận của bạn là rất quan trọng, để bạn có thể chủ động thay đổi theo
tình hình mới, tránh lâm vào tình cảnh “chết đứng như Từ Hải.”
2. Rèn luyện tư duy phản biện
2.1. Dấu hiệu kỹ năng tư duy phản biện tốt
 Khả năng quan sát: Nhìn và hiểu, tuy nhiên không đơn giản chỉ nhìn thấy những đặc
điểm ở bề ngoài mà phải hiểu sâu về bản chất của sự vật, hiện tượng, vấn đề mà
người bình thường khó có thể nhận ra được.
 Tò mò và chủ động tìm kiếm câu trả lời: Luôn đặt câu hỏi tại sao trước mọi vấn đề
nhưng không phải chỉ hỏi, ngược lại, chủ động tìm lời giải phù hợp nhất cho vấn đề
đó.
 Luôn nghi ngờ: Không dễ dàng tin vào những lời nói của người lạ và những người
bản thân không tin tưởng. Ngược lại, luôn soi xét kỹ vấn đề trước khi ra quyết định.
 Có tư duy logic: Có khả năng kết nối, xâu chuỗi các ý lại với nhau để tìm câu trả lời

và giải quyết vấn đi lái xe kia
đã không chỉ lấy đi sức mạnh, sự tự chủ của bạn mà còn điều khiển cảm xúc của chính bạn.
Vì thế, hãy chịu trách nhiệm với chính cảm xúc của mình; khi đã xác định được điều này,
cảm xúc và suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi theo một chiều hướng khác.
3.4. Hướng đến một ý nghĩa khác
Bước thứ tư để làm chủ cảm xúc bản thân là tìm ra một ý nghĩa khác. Giả sử bạn đưa ra
yêu cầu công việc dọn nhà với con bạn, nếu bạn yêu cầu chúng làm đến lần thứ ba hoặc
thứ tư nhưng chúng vẫn có “trơ ra” không làm gì cả, lúc này bạn có thể cảm thấy tức giận
và quát tháo chúng… Nhưng cảm xúc tức giận này hoàn toàn có thể chỉ là biểu hiện của
việc bạn cảm thấy chúng không tôn trọng, không lắng nghe ý kiến của bạn. Khi đã xác định
được vấn đề như thế, bạn có thể xử lý vấn đề một cách đúng đắn hơn.
3.5. Chấp nhận cảm xúc
Bước thứ năm để làm chủ cảm xúc là chấp nhận cảm xúc đó. Mỗi cảm xúc có thể là một
thông điệp từ thế giới xung quanh hoặc phản ánh những trải nghiệm trước đây. Vì thế, cảm
xúc có thể không sai nhưng hành động phản ứng lại với thông điệp đó chưa chắc đã đúng
đắn. Chấp nhận cảm xúc mình đang có và sau này có thể kiểm tra lại nó và điều chỉnh nếu
cần thiết.

7


/>
8

3.6. Cảm xúc là sự chỉ dẫn 


Bước thứ sáu, bạn có thể xác định với bản thân, cảm xúc luôn mang lại cho bạn một điều
gì đó hữu ích. Khi bạn đi vào con đường vắng vẻ, cảm xúc lo lắng, bất an sẽ xuất hiện.
Ngược lại, khi đi qua con phố đông đúc có cả camera an ninh… bạn sẽ thấy yên tâm hơn.
Rõ ràng, trong tình huống này, cảm xúc là một thông điệp giúp bạn xác định tốt hơn về
tình trạng bản thân và môi trường xung quanh.

3.7. Thay đổi cảm xúc 


Nếu bạn đang phải trải qua cảm xúc tiêu cực như sắp phải bước vào kỳ thi và bạn thực sự
lo lắng, căng thẳng. Điều này tạo ra sự cản trở không nhỏ cho bạn trong quá trình chuẩn bị
cho kỳ thi. Để làm thay đổi cảm xúc này, bạn có thể đặt mình vào tình huống tâm lý khác
như hồi tưởng lại kỳ thi trước mà bạn đã trải qua và đạt được kết quả tốt. Khi đó, những
cảm xúc khi bạn vượt qua kỳ thi như sự tự tin, niềm vui… sẽ tràn ngập trong bạn. Như vậy,
chiến lược ở đây là đưa mình vào trạng thái khác bằng việc nghĩ đến những trải nghiệm
tích cực trước đây để thay đổi cảm xúc hiện tại của bạn. 


4. 10 nguyên tắc khi cãi nhau
Có cãi nhau đến long trời lở đất cũng không được quên 10 quy tắc này!
4.1. Có thể làm ầm ĩ nhưng không được chiến tranh lạnh.
4.2. Có thể cãi nhau kịch liệt nhưng được động tay động chân.
4.3. Tuyệt nhiên không được đem chuyện cũ ra nói.
4.4. Đặc biệt không được to tiếng với nhau ở nơi công công, nơi có mặt người nhà, bạn bè
và trước mặt trẻ con.
4.5. Nên sử dụng những lời lẽ văn minh, tránh sử dụng những từ ngữ thô tục.
4.6. Chuyện hôm nào thì giải quyết hôm ấy, không nên kéo dài.
4.7. Biết sai thì phải nhận, sai không nên cố cãi.
4.8. Nhẹ nhàng chỉ lỗi sai, không được chỉ trích nhau.
4.9. Trong lúc cãi không được nói đến vẫn đề chia tay hoặc ly hôn.
4.10. Tốt nhất hai bên nên thay phiên nhau nhận lỗi sau đó.

8


/>
9

5. 7 kỹ thuật lắng nghe hiệu quả
5.1. Focus – Tập trung

Muốn nghe thì phải tập trung nghe, và tập trung vào người đang nói nhe, đừng cứ tập trung
vào những gì mình đang suy nghĩ, chuẩn bị nói, chuẩn bị phản biện, vv. Cứ bình tĩnh tập
trung nghe người ta nói gì và nói thế nào đã chứ. Có như vậy bạn mới biết ngôn ngữ của
họ là gì.
5.2. Put away your phone – Dẹp điện thoại
Giờ bạn lắng nghe những cảm xúc thật hay bạn ghiền emoji ảo trên điện thoại của mình?
5.3. Ask good questions – Hỏi câu hỏi liên quan
Khi lắng nghe mình mới biết hỏi gì và hỏi để tìm hiểu sâu hơn, làm rõ hơn những gì người
khác nói. Hỏi cũng là cách để tạo nguồn cảm hứng cho câu chuyện. Nếu cứ ngồi đó gật gật
chẳng nói gì, người ta sẽ hiểu rằng bạn chẳng quan tâm.
5.4. Practice reflective listening – Diễn giải điều người khác nói
Nghe là một chuyện, hiểu đúng ý người nghe không là chuyện khác. Có nhiều khi người ta
diễn tả chưa hết ý, chưa rõ, hay có nhiều khi bạn trong một phút sao lãng nghe không hết,
không rõ, nên hiểu sai ý của người ta. Khi cảm thấy cần hỏi lại, làm rõ, tốt nhất là bạn tìm
cách diễn giải lại ý người ta vừa nói theo cách của mình. Như vậy bạn vừa kiểm tra hiểu
biết của mình, vừa làm cho người đối diện cảm thấy bạn đang lắng nghe tích cực.
5.5. Use positive body language – Sử dụng ngôn ngữ hình thể tích cực
Việc bạn lắng nghe được diễn tả nhiều nhất bằng ngôn ngữ hình thể, cách bạn nghiêng
người về phía trước, cách bạn chăm chú nhìn người nói, cách bạn diễn tả cảm xúc theo nội
dung nghe, vv. Ngôn ngữ hình thể tích cực là nội dung đối thoại quan trọng để người khác
biết bạn đang lắng nghe tích cực.
5.6. Don’t pass judgement – Đừng phán xét
Nghe đã nhé, đừng có chưa nghe hết đã lắc đầu, cau mày tỏ vẻ chẳng hài lòng, không đồng
ý, xem thường người khác. Người ta chưa nói hết thì bạn hiểu gì mà phán xét người ta?
Không nghe thì không hiểu. Không hiểu thì làm sao biết ngôn ngữ cần sử dụng để giao tiếp
với người ta là gì?

9



/>5.7. Keep your mouth shut – Im lặng
Muốn nghe thì phải im cho người khác nói. Người ta chưa nói mình đã nhảy vào thì ai nói
ai nghe? Người ta nói nửa câu mà bạn nghĩ bạn biết hết rồi thì chẳng còn ai muốn nói.
Nghe chưa hết, nghe nửa vời mà đã áp đặt người ta rồi thì làm sao hiểu họ, hiểu ngôn ngữ
của họ mà giao tiếp?
Nên em ạ, muốn người ta nghe mình, trước hết hãy nghe họ, hiểu cách họ diễn đạt, hiểu
ngôn ngữ họ sử dụng, hiểu cách họ tư duy. Nghe đã rồi mới nói chuyện của mình theo ngôn
ngữ của người ta nhé!
6. 40 mẹo đọc vị kẻ đối diện
6.1. Khuôn mặt
 Người thích để lộ răng khi chụp ảnh: có tính cách cởi mở, đơn thuần.
 Thích chớp mắt: loại người này có bụng dạ hẹp hỏi, khó khiến người ta tin tưởng.
Nếu thương lượng hoặc nhờ vả kiểu người này, tốt nhất là nên đi thẳng vào vấn đề.
 Thích dùng tay che nụ cười: mồm miệng kín kẽ, là một người đáng để nhờ vả những
chuyện quan trọng.
 Dùng bàn tay che lông mày: bày tỏ sự xấu hổ, day dứt.
 Khi biểu cảm ở hai bên mặt không đối xứng: biểu cảm ấy thường là giả tạo.
 Người có khuôn mặt hình tròn: kiểu mặt này vĩnh viễn không lộ tuổi, có thể gọi là
gương mặt trẻ con, kiểu người có gương mặt này thường lạc quan, cởi mở, nho nhã
lễ độ, dễ tiếp xúc, bởi vậy mối quan hệ với mọi người vô cùng tốt.
 Người có gương mặt dài, hình dạng gương mặt và ngũ quan tương đối lớn, đường
nét gương mặt nhẹ nhàng, chín chắn: kiểu người này làm việc tương đối tự tin, ít để
tâm đến cảm nhận của người khác.
 Người có mặt hình vuông, hình dạng gương mặt và cơ nhai ở cằm tương đối rõ ràng:
kiểu người này đi đứng một mình, không a dua theo mọi người, có trí tuệ và khả
năng quan sát nhạy bén, thậm chí có giác quan thứ sáu hơn người bình thường.
 Khi chóp mũi toát mồ hôi hột: chứng tỏ đối phương đang lo lắng hoặc căng thẳng.
 Lấy tay chống cằm: có ý đồ che đậy điểm yếu.
 Cằm rung mạnh: thể hiện đối phương đang tức giận.
10


10


/> Biểu cảm kinh ngạc vượt quá một giây: là giả vờ kinh ngạc.
 Hung thủ thực sự khi nhìn thấy bức ảnh của người bị hại: sẽ thể hiện ra vẻ buồn nôn,
khinh thường, thậm chí là sợ hãi, nhưng tuyệt đối không kinh ngạc.
 Mắt nhìn về bên trái: là đang nhớ lại.
 Mắt nhìn về bên phải: là đang suy xét lời nói dối.
 Khi cười giả tạo: khóe mắt không có nếp nhăn.
 Bĩu môi: là biểu cảm phạm lỗi kinh điển, hành vi này tiết lộ người nói không tự tin
vào lời nói của mình.
 Người mở miệng là “nói thật”: có lẽ là người không thành thật nhất.
 Hai câu nói khiến người ta xa cách: Tôi đúng, bạn sai; Tôi là muốn tốt cho bạn.
Người nói hai câu này, thông thường tư tưởng không thông qua não.
 Một người càng khoe khoang cái gì, thì càng thiếu thốn cái đó. Một người càng che
đậy cái gì, thì càng tự ti về cái đó.
 “Anh đến nhà cô ấy bao giờ chưa? Chưa, tôi chưa đến nhà cô ấy bao giờ”: sự nhắc
lại không tự nhiên về câu hỏi là lời nói dối điển hình.
 “Cái này”, “cái đó”, “a”, “hả”, “ừm”: người thích sử dụng những câu cửa miệng này
có thể chia làm hai loại: Loại 1, phản ứng tư duy tương đối chậm, khi họ nói chuyện
tư duy không rõ ràng, nên thường dùng ngữ khí ngừng ngắt. Loại 2, kiểu người này
lại hoàn toàn ngược lại, làm việc thận trọng, thâm sâu khó lường.
 Người nói dối thường có các động tác nhỏ như nghịch ngón tay, sờ tai, nhún vai. Ví
dụ, trong mũi của nam giới có mô xốp, khi họ muốn che giấu điều gì, mũi sẽ bắt đầu
ngứa, lúc này họ sẽ sờ mũi theo bản năng.
 Người thích nói những câu cửa miệng như “bạn nên”, “bạn bắt buộc phải”: đa phần
đều tương đối cố chấp.
6.2. Hành vi
 Thông thường người không tin vào tình yêu sét đánh sẽ không tự tin lắm về diện

mạo của bản thân.
 Người thích dùng não phải để suy nghĩ: khá nghèo.

11

11


/> Cách tốt nhất để người khác thích bạn không phải là bạn đi giúp đỡ người khác, mà
là để người khác giúp đỡ bạn.
 Người để món ăn mình yêu thích tới cuối cùng: yêu cầu đối với bản thân khá nghiêm
khắc, làm việc yêu cầu sự hoàn mỹ, thích dựa theo tiến độ.
 Khi một người đàn ông cùng lúc có thiện cảm với hai cô gái, anh ta yêu ai hơn được
quyết định bởi việc ai yêu anh ta ít hơn.
 Nếu đối phương bày tỏ sự khinh thường về lời chất vấn của bạn, thông thường lời
chất vấn của bạn là sự thật.
6.3. Tư tưởng
 Phụ nữ thích khoác túi khoác chéo: thông thường nội nhu ngoại cương, bề ngoài tự
tin, nội tâm không có cảm giác an toàn.
 Một người nói với bạn rằng “anh yêu em”, bạn cho anh ta một cái bạt tai, nếu anh
ta vẫn yêu bạn, chứng tỏ tình yêu của anh ta thật lòng.
 Khi chụp ảnh, thích làm mặt quỷ: có tính cảnh giác cao độ, đôi khi rất thích thể hiện.
 Người thích nuôi mèo: tôn sùng sự độc lập tự chủ, trước giờ không ép dạ cầu toàn.
Người thích nuôi chim: tính cách tinh tế, bụng dạ hẹp hòi.
 Nếu một người đàn ông giúp bạn xách túi, giúp bạn gọi đồ, giúp bạn kéo ghế: chứng
tỏ anh ta từng có bạn gái, hơn nữa không chỉ có một cô.
 Người thích nuôi chó thường có tính cách ôn hòa, thân thiện, nhưng họ thường nước
chảy bèo trôi, gặp sao hay vậy, luôn thuận theo ý nghĩa của người khác để làm việc.
Người thích nuôi cá thường có lòng yêu cuộc sống, là người lạc quan, tự tin.
 Một bên vai rung: đôi khi, không tự tin càng dễ làm xuất hiện tình trạng một bên vai

rung.
 Chăm chú vào mắt của đối phương: khi con người chuẩn bị xong lời nói dối, càng
dễ chăm chú đến mắt đối phương, để đối phương tin tưởng hoặc quan sát xem đối
phương có tin mình hay không. Tuy nhiên, không phải cứ chăm chú vào mắt đối
phương là nói dối.
 Tay đặt trên đùi: khi căng thẳng, chúng ta sẽ bất giác để hai tay lên đùi, ma sát qua
lại, nhằm bình ổn cảm xúc. Vai phải của đàn ông khẽ nhún: anh ta đang nói dối.
12

12


/> Sờ cổ: khi con người ta nói dối sẽ sờ cổ, hành vi cưỡng ép điển hình, thuộc phản
ứng máy móc.
7. 5 video hữu ích
7.1. Ngôn ngữ cơ thể hình thành con người bạn
/>cript?language=vi
7.2. Nói thế nào để người khác muốn nghe
/>/transcript?language=vi
7.3. Why we do what we do
/>7.4. Trí tuệ cảm xúc
/>7.5. Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh
/>
13

13




×