Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tiểu luận Thực trạng công tác hòa nhập trẻ khiếm thính trên địa bàn tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.09 KB, 40 trang )

Thực trạng công tác hòa nhập trẻ khiếm thính trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk
Xem kết quả: / 12
Bình thườngTuyệt vời Bình chọn
Viết bởi Administrator | 30 Tháng 3 2011
Thực trạng công tác hòa nhập trẻ khiếm thính trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk
TÓM TẮT

Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em
thiệt thòi. Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm: trẻ
khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về
vận động, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng
khuyết tật khác.
Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm
khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp
khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và
học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Việt Nam có gần 1
triệu trẻ khuyết tật từ 0-16 tuổi, vẫn có
hơn 800 nghìn trẻ khuyết tật chưa được đến trường. Số trẻ khuyết
tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học, còn khoảng 2,57% số
trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật, trong đó trẻ
khiếm thính chiếm hơn 12%. Nước ta hiện có hơn 100.000 trẻ
khiếm thính trong độ tuổi đi học.Với số lượng lớn như vậy, giáo
dục cho trẻ khiếm thính là điều trăn trở lớn; Thế nhưng, việc giáo
dục các em trở thành người có ích vẫn chưa được chú trọng và
chưa có hệ thống toàn diện.
Công tác giáo dục hòa nhập ( GDHN )cho trẻ khiếm thính là điều
trăn trở đối với những người làm công tác hỗ trợ phát triển giáo
dục hòa nhập trẻ khuyết tật hiện nay. Công tác giáo dục hòa nhập
cho trẻ khiếm thính đóng vai trò quan trọng và mang nhiều ý




nghĩa không chỉ đối với trẻ khiếm thính mà còn cả với gia đình
các em và toàn xã hội. Đề tài này nghiên cứu thực trạng công tác
giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thính tại các trường phổ thông và đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo
dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính trên địa bàn TỈnh Đăklăk.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các
mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ
không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng
nói, do đó không hình thành được ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ khiếm
thính nếu được quan tâm hỗ trợ với phương pháp, cách thức đặc
biệt sẽ càng có cơ hội phát triển và phát huy hết khả năng mà trẻ
có thể.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giáo dục nói
chung, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan
trọng về nhiều mặt, việc giáo dục người khuyết tật nói chung và
sự phát triển ngành giáo dục đặc biệt nói riêng đang được các cơ
quan, tổ chức trong và ngoài nước chú trọng phát triển. Nhiều
trường Đại học, Cao đẳng bắt đầu mở các khóa đào tạo chính
quy và không chính quy chuyên ngành Giáo dục đặc biệt để đáp
ứng việc đáp ứng đội ngũ giáo viên cho các trường chuyên biệt
và nhu cầu về trường hoà nhập ngày càng gia tăng nhằm hoà
nhập cho học sinh có nhu cầu đặc biệt mà trước đây những học
sinh này được học riêng biệt trong trường chuyên biệt. Mạng
lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho
giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các
chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai

thực hiện cùng với các phương thức phù hợp đang ngày càng
được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng.


Đến nay có hơn 269 nghìn trẻ khuyết tật được đi học trong các
trường, lớp hòa nhập và bảy nghìn trẻ trong các trường chuyên
biệt trên toàn quốc.
Giáo dục hòa nhập cũng đứng trước những thời cơ lớn, hàng loạt
các thành tựu trong nhiều lĩnh vực từ hệ thống quản lý, chính
sách đến các giải pháp kỹ thuật trong dạy học. Từ những hoạt
động giáo dục mang tính thử nghiệm cho đến tính phổ thông
rộng rãi trong toàn quốc.
Ở Đăklăk công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính đang
triển khai trong quy mô của chương trình giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật. Từ hình thức giáo dục trường chuyên biệt ban đầu vào
năm 2001 với số lượng trẻ khuyết tật ít ỏi, cho đến nay với quy
mô là đơn vị Trung tâm cũng đã áp dụng nhiều mô hình giảng
dạy và hỗ trợ trẻ, đã có trên 6 lượt trẻ khiếm thính từ Trung tâm
ra học ở các trường phổ thông với số lượng trên 150 em. Trên địa
bàn tỉnh, nhiều trường đã thành công trong việc hòa nhập học
sinh khuyết tật về mặt thể chất, cùng những yêu cầu trong kế
hoạch chống phân biệt đối xử với người khuyết tật được ghi
nhận. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa được triển khai rộng rãi
và hiệu quả chưa cao, một số cán bộ quản lý , giáo viên các nhà
trường, cha mẹ trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công
tác giáo dục hòa nhập, chưa có kiến thức về tật điếc, về trẻ khếm
thính và khả năng tham gia hòa nhập của các em. Nhiều trẻ
khiếm thính chưa được hỗ trợ hòa nhập từ phía giáo viên và bạn
bè trong nhà trường, các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống,
sinh hoạt và học tập.

Là cán bộ quản lý đơn vị dạy trẻ khuyết tật và tham mưu tổ chức
hoạt động hỗ trợ hòa nhập trẻ khuyết tật của tỉnh Đăklăk, Tôi
thấy rõ nhu cầu được phát triển mọi mặt của trẻ khuyết tật, nhất
là trẻ khiếm thính ngày càng cao; trong khi lượng trẻ khuyết tật
ra lớp ngày một nhiều, các đơn vị có trẻ khiếm thính học hoà
nhập còn lúng túng trong công tác quản lý, hỗ trợ các em học
tập. Ở đây Tôi muốn đề cập đến việc làm sao công tác giáo dục


hòa nhập đã, đang và sẽ luôn làm tiền đề để trẻ khiếm thính cũng
có cơ hội, khả năng phát triển một phần như trẻ bình thường
khác.
Vì những lí do trên, nên Tôi chọn đề tài “Thực trạng giáo dục
hoà nhập trẻ khiếm thính trên địa bàn tỉnh Đăklăk”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm
thính tại các trường phổ thông, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm thính
học tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, áp dụng thực hiện công
tác tham mưu cho Sở Giáo dục và đào tạo chỉ đạo tập trung, hiệu
quả hơn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục trẻ khiếm thính từ
Trung tâm HTPT GDHN trẻ khuyết tật Đăklăk và thời gian đưa
các em tham gia học hoà nhập tại các trường phổ thông trên địa
bàn tỉnh.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác GDHN cho trẻ khiếm thính ở
10 đơn vị các Huyện Krông Pách, CưMgar, Eahleo, Krông năng,
Eaka, Krông Buk, Buôn Ma Thuột và Huyện ĐăkMin của tỉnh
Đăknông..

4. Giả thuyết khoa học:
Trẻ khiếm thính trong dộ tuổi phổ thông như trẻ bình thường
khác cũng có sự phát triển đạt tốc độ nhanh nhất về tất cả mọi
mặt. Đây cũng là thời gian hình thành nền tảng cho cuộc sống
tương lai của trẻ.
Công tác GDHN trẻ khiếm thính trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn
chế: Về công tác nghiên cứu, kỷ năng sư phạm để dạy trẻ có nhu
cầu đặc biệt một số quan niệm về vấn đề Giáo dục hòa nhập và
thông tin để đáp ứng nhu cầu của học sinh có nhu cầu giáo dục


đặc biệt chưa đầy đủ, phong cách học tập của trẻ khác nhau, chưa
hình thành được các mối quan hệ phối hợp hữu cơ chặt chẽ, giáo
dục trẻ khuyết tật khiếm thính ở bậc học cao dần lên chưa có giải
pháp. Do cha mẹ trẻ không quan tâm hoặc không hiểu biết gì về
chương trình và công tác giáo dục hòa nhập; do kinh tế của gia
đình... Nếu công tác giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thính được
quan tâm, phát triển đúng mức sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ
khiếm thính, tạo tiền đề cho trẻ khiếm thính được đi học, học tốt
và hoà nhập xã hội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về công tác GDHN trẻ khiếm
thính.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác GDHN trẻ khiếm thính ở
10 huyện có học sinh khiếm thính học hòa nhập ở bậc học tiểu
học và trung học cơ sở
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển công tác GDHN trẻ
khiếm thính trên địa bàn .
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Thực trạng công tác GDHN trẻ khiếm thính ở Đăklăk.

7. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập tài liệu
tiến hành đọc, phân tích tổng hợp hệ thống hoá, khái quát hoá,
phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp
quan sát, điều tra, phỏng vấn, thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu


Hiện nay, mô hình giáo dục hoà nhập dành cho trẻ khuyết tật nhẹ
và vừa, có khả năng theo học tại các trường phổ thông cơ sở ở
cộng đồng cùng với trẻ em bình thường đang được tiến hành ở
hơn 40 tỉnh, thành trong nước
thu hút hơn 50.000 trẻ em khuyết tật. Đây là hình thức giáo dục
trẻ khuyết tật đỡ tốn kém kinh phí đầu tư và đem lại hiệu quả xã
hội tốt. Hình thức giáo dục này giúp được rất nhiều trẻ khuyết tật
đến trường, được vui chơi với các bạn, được hoà nhập cộng
đồng, xoá đi những mặc cảm, có ý thức vươn lên tự lập trong
cuộc sống và nhiều em đã trưởng thành. Trẻ khuyết tật đã phát
triển tốt hơn khi được sống trong môi trường gia đình, không bị
tách rời khỏi cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội giáo dục
cho trẻ em bình thường bài học về lòng nhân ái, biết thông cảm
với những mất mát thiệt thòi của bạn mình, từ đó có hành động
giúp đỡ thiết thực.
Cũng còn có nhiều ý kiến về việc đưa học sinh khuyết tật vào
học hòa nhập có làm tăng hiệu quả giáo dục hay không và thiếu
dẫn chứng về sự thành công của chính sách đưa trẻ vào học hòa
nhập như vậy. Giáo viên các trường phổ thông tỏ rõ nghi ngờ,

yêu cầu bổ sung thêm nguồn lực đáng kể trong các trường có học
sinh học hòa nhập và chỉ ra rằng phần lớn giáo viên chưa qua đào
tạo cho việc áp dụng những phương pháp hiệu quả về mặt sư
phạm để dạy học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Ngoài ra còn
có áp lực giữa động cơ hòa nhập với trọng tâm hiện tại là chỉ tiêu
“đầu ra” đơn giản.
1.2. Lợi ích của "Giáo dục hòa nhập: Có rất nhiều lợi ích của
việc giáo dục hòa nhập – những lợi ích ảnh hưởng đến cả trẻ
khuyết tật và trẻ bình thường cũng như phụ huynh và giáo viên
của trẻ. Ở đây Tôi xin đề cập đến 2 lợi ích lớn nhất: Đó là lợi ích
ảnh hưởng đến trẻ khuyết tật và trẻ bình thường
trong lớp học chung với trẻ khuyết tật.
+ Giáo dục hòa nhập giúp trẻ khuyết tật:


Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên được tiếp đón ân
cần dạy cho trẻ có những nhu cầu đặc biệt tính tự lực và giúp
chúng nắm vững những kỹ năng mới. Đối với một số trẻ, đó có
thể là lần đầu tiên trong đời chúng được mong đợi và khuyến
khích là những điều chúng có thể làm cho bản thân. Làm việc và
vui chơi với những trẻ khác khuyến khích trẻ khuyết tật phán đấu
để đạt được những thành tích lớn hơn. Do đó chúng phát triển
được ý thức cái tôi khỏe mạnh và tích cực.
Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật trong môi
trường chuyên biệt, trẻ sẽ không bao giờ khám phá ra những khả
năng tiềm tàng mà chúng có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp
hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực
của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm
năng này và tự phát triển. Điển hình: một trẻ khiếm thính sẽ rất
khó phát hiện ra khả năng nhận biết từ ngữ diễn đạt bằng việc

mấp máy môi, hay mình có thể không làm giàu được vốn ngôn
ngữ ký hiệu của bản thân nếu không sinh hoạt với trẻ bình
thường cùng tuổi. Việc hòa nhập trẻ khuyết tật giống như một
thứ nhớt làm trơn quá trình lĩnh hội kỹ năng sống của chúng. Khi
trẻ gia nhập trường tiểu học, Giáo viên có thể quan sát và so sánh
nhiều trẻ cùng độ tuổi, cùng lớp học. Điều này làm cho việc phát
hiện những vấn đề cho thấy khả năng nào đó trở nên dễ dàng
hơn. Đó có thể là cơ hội mà một só trẻ nhận được để phát triển
những khả năng
mà chúng cần.
+ Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường:
Việc hòa nhập giúp đỡ cả trẻ không khuyết tật nữa. Chúng học
cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người.
Thái độ của trẻ bình thường đối với trẻ khuyết tật có thể trở nên
tích cực hơn khi chúng có cơ hội chơi chung với nhau một cách
thường xuyên. Chúng học được rằng trẻ khuyết tật, cũng như


chúng, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác. Trong
một lớp hòa nhập, chúng có cơ hội làm bạn với nhiều trẻ khác
nhau.
Chúng ta biết rằng, sự thân ái là viên gạch đầu tiên giúp xây
dựng lòng nhân hậu và vị tha cho trẻ. Do đó, khi học trong cùng
một lớp với trẻ khuyết tật, trẻ bình thường sẽ học được cách nhìn
nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với trẻ khuyết tật.
Cũng chính vì vậy, chúng sẽ làm giàu được vốn sống của mình.
Đôi khi phụ huynh trẻ khuyết tật có thể lo lắng rằng con họ sẽ
không được những trẻ khác thích và chấp nhận, có khi còn bị ăn
hiếp, đối xử thô bạo hay trêu chọc. Tuy nhiên chúng ta cũng biết
rằng, một trong những điểm mạnh của trẻ em là chúng rất dễ

thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới nên lo lắng này có thể khắc phục
được.
Thực tế, một số trẻ không tỏ ra thân thiện, nhưng đây không phải
là vấn đề chỉ xảy ra với trẻ khuyết tật. Đó không phải là lý do để
né tránh lớp học, lại càng không phải lý do để lẩn tránh cả thế
giới còn lại. Dù sao đi nữa thì trẻ khuyết tật rất cần được tiếp cận
với cuộc sống bình thường bởi vì một lẽ: “Cuộc sống là một món
quà phải được mở bởi chính đôi bàn tay của các em.”
1.3. Một số vấn đề chung về trẻ khiếm thính
* Khái niệm trẻ khiếm thính: Trẻ khiếm thính là những trẻ bị mất
hoặc suy giảm về sức nghe kéo theo những hạn chế về phát triển
ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp.
1.2.1 Nguyên nhân gây ra khiếm thính
Trước khi sinh: Nhiễm độc: khi mang thai người mẹ bị nhiễm
độc, dùng thuốc sai; Những bệnh do virus gây nên do quai bị,
cúm, sởi; Bẩm sinh: mất hoặc giảm khả năng do khiếm khuyết về
cấu trúc cơ quan thính giác, di truyền
Sau khi sinh: Do di chứng của viêm não, viêm màng não, sởi, các
bệnh khác như quai bị, cúm; do chấn thương: va đập, tiếng động


quá lớn; sử dụng thuốc không đúng: nhiễm độc, thuốc kháng
sinh; do bị còi xương nặng...
1.2.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ khiếm thính
- Cảm giác và tri giác: Qúa trình nhận thức thiếu sự tham gia của
thính giác. Thị giác tinh nhạy do có sự bù trừ. Ngoài ra cảm giác
vận động, cảm giác xúc giác trở nên quan trọng, là nền tảng cho
trẻ học ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của trẻ điếc nghèo nàn, đơn điệu.
- Trí nhớ: Ghi nhớ máy móc, không bền vững

- Tư duy: đơn giản, rập khuôn
- Về tưởng tượng: Khả năng tưởng tượng hạn chế. Trẻ không
hiểu được các ý ẩn dụ, nghĩa bóng của từ, những biểu thị tượng
trưng.
Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính, sở thích, thị hiếu khác
nhau, trẻ khiếm thính cũng thế, chúng cũng có cách học khác
nhau. Giáo viên và các bậc phụ huynh cần hiểu biết và đánh giá
đúng những sự khác biệt này. Thông qua quan sát, các bậc cha
mẹ, thầy cô có thể biết được con mình, học trò mình có dạng nổi
trội về mặt nào theo Lý thuyết đa trí tuệ và chúng ta có thể phát
triển các hoạt động phù hợp để phát triển khả năng của trẻ.
1.2.3 Đặc điểm phát triển thính giác và ngôn ngữ của trẻ khiếm
thính:
Đã từ rất lâu, nhiều phương pháp giao tiếp dùng cách ra dấu bằng
tay, nhìn môi người đang nói, cùng nhiều kiểu luyện nghe, luyện
phát âm mang tính chất áp đặt đã được áp dụng trong các trường
chuyên biệt dành riêng cho trẻ khiếm thính. Xu hướng hiện nay
lấy phương pháp khẩu truyền với sự hỗ trợ của máy trợ thính làm
phương tiện chủ yếu giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe-nói.
Bên cạnh đó, cơ cấu giáo dục hòa nhập cũng bảo đảm cho trẻ
khiếm thính có thể vào học chung trong những trường, lớp dành
cho trẻ em bình thường với cùng một giáo trình như nhau. Điều


khác biệt cơ bản là trẻ khiếm thính cần nhiều thời gian hơn để
tiếp thu và cần có thêm sự hỗ trợ từ phía các giáo viên chuyên
ngành, nhà thính học và chuyên viên chỉnh âm.
Trẻ khiếm thính cần được thông cảm và được yêu thương, và cần
được cư xử như những con người bình thường. Không những chỉ
giúp trẻ học ngôn ngữ, chúng ta còn phải chú trọng tất cả các mặt

phát triển khác của trẻ về thể chất, tinh thần, trí thông minh và kỹ
năng giao tiếp xã hội. Tuỳ theo khuynh hướng và khả năng, trẻ
có thể được tiếp tục học lên các bậc cao đẳng, đại học hoặc được
đào tạo một nghề nghiệp thích hợp để sau này tự nuôi sống bản
thân, có ích cho gia đình và xã hội. Ở các nước, luật pháp có
những điều qui định cụ thể bảo đảm cho trẻ khiếm thính, cũng
như những trẻ khuyết tật khác, có quyền học tập và sau này tham
gia các ngành nghề lao động như những người bình thường.
Hầu hết các bậc phụ huynh khi có con bị khiếm thính đều có
chung tâm lý chấp nhận và khư khư giữ con ở nhà, “Chỉ mong
muốn một điều duy nhất đó là con chăm ngoan và khỏe mạnh,
còn việc học tập thì quá xa vời”. Cũng có nhiều phụ huynh lo
ngại con mình sẽ bị bạn bè khinh thị khi học chung với các bạn
bình thường. Khi đó, các em có thể trở nên mặc cảm, tự ti và khó
tiếp xúc với mọi người xung quanh hơn. Do đó, nhiều người ủng
hộ cách cho trẻ học ở trường chuyên biệt với các bạn bè đều là
trẻ khiếm thính. Thế nhưng, theo các chuyên gia, trẻ khiếm
thính vẫn có thể học tập và làm việc như người bình thường nếu
được dạy dỗ đúng cách. Bỏ qua những khó khăn như thiếu thốn
vật chất và giáo viên của ngành giáo dục đặc biệt. Nếu được học
hòa nhập, trẻ khiếm thính sẽ tự tin hơn và có điều kiện học cao
hơn.
Hiểu tiếng nói trước hết là hiểu được âm phát ra, trẻ điếc không
thể nghe hết được. Nhưng trẻ có khả năng đặc biệt để đọc hình
miệng,
Qua hình miệng của người nói, trẻ có thể hiểu được nội dung câu
nói chính xác đến 70-80%. Tùy theo trẻ được tập luyện nhiều hay


ít, khả năng này mỗi ngày một phát triển và hoàn thiện. Sau khi

ra trường hầu hết trẻ điếc có thể đọc được hình miệng thành thạo
và tương đối chính xác.
Mặt khác, muốn hiểu được câu nói thì trẻ phải hiểu được nghĩa
của từ, cụm từ, câu. Điều này trẻ sẽ được rèn luyện trong suốt
quá trình học tập và giao tiếp với mọi người. Cách dạy trẻ hiểu
nghĩa của từ ngữ, của câu nói, phải căn cứ vào những tình huống
cụ thể. Tránh bắt trẻ học hiểu một cách máy móc, trẻ sẽ mau
quên và sẽ không sử dụng được. Thông qua những tình huống cụ
thể, xuất hiện những nhu cầu cần hiểu biết từ ngữ. Để thỏa mãn
yêu cầu đó, từ ngữ xuất hiện, lúc này từ ngữ( chữ viết, tiếng nói)
được gắn liền với ý nghĩa, cách dùng từ sẽ tạo cho trẻ hứng thú
và tự trẻ ghi nhớ nó.
Đầu tiên là thời kỳ tiền ngôn ngữ, trẻ chỉ phát ra những âm chưa
phải là ngôn ngữ nhưng nó thể hiện một nội dung nhất định nào
đó. Tiếp đến là giai đoạn bập bẹ, trẻ phát ra những âm gần với
ngôn ngữ. Cuối cùng, ngôn ngữ mới được hình thành: lúc đầu trẻ
có thể nói chưa đúng, nhưng trong quá trình phát triển những lời
này được hoàn thiện, chính xác dần.
Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ điếc không thể nằm ngoài quy luật
đó. Lúc đầu, ta không nên yêu cầu trẻ phảii nói đúng, cần có
những châm chước nhất định. Đôi khi âm của từ phát ra, làm
người nghe rất khó hiểu. Nhưng về sau, quá trình luyện tập, trẻ
sẽ nói được. Khác với trẻ bình thường, trẻ điếc khong thể nói đúg
như ngôn ngữ chuẩn mực được. Ta chỉ yêu cầu trẻ nói sao cho
người nghe có thể phân biệt được, hiểu được nội dung câu nói.
1.3. Công tác GDHN cho trẻ khiếm thính
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết
tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay
tại nơi trẻ sinh sống. Giáo dục hòa nhập hỗ trợ mọi học sinh,
trong đó có trẻ khuyết tật, phát triển hết khả năng của mình, có

cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần


thiết được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ
dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc
thù trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống
nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội.
1.3.1 Khái niệm GDHN trẻ khiếm thính:
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính là chương trình hướng
dẫn hỗ trợ cho trẻ tham gia học hòa nhập trong các trường phổ
thông, giúp các trường biết cách trực tiếp phối hợp giúp đỡ trẻ
phát triển khả năng giao tiếp, khả năng nghe và nói tham gia học
tập với cùng một giáo trình như nhau với trẻ bình thường cùng
lớp.
Chương trình GDHN bảo đảm cho trẻ khiếm thính có thể vào
học chung trong những trường lớp dành cho trẻ em bình thường.
Trẻ khiếm thính phải được đưa vào các trường hòa nhập. Điều
này làm cho các em nhận ra sự khiếm khuyết của mình và từ đó
cố gắng hết sức để huy động sức mạnh của các cơ quan khác để
đạt được những cái mà bình thường bạn đồng trang lứa của
chúng làm được. Hơn nữa, ở trường hòa nhập chúng còn học
được những kỹ năng sống thiết yếu của một người bình thường,
chứ không phải của một người khuyết tật. Điều đó là vô cùng
quan trọng.
1.3.2 Ý nghĩa của GDHN trẻ khiến thính:
- Đối với bản thân trẻ : Có thể ngăn ngừa những nhân tố nguy
hiểm tới đứa trẻ, thực hiên chức năng chữa bệnh; ngăn cản việc
chậm phát triển cũng như những khuyết tật khác gia tăng.
- Việc trẻ khuyết tật học hòa nhập ở trường phổ thông không chỉ
tạo điều kiện giúp trẻ khuyết tật phát triển khả năng, mà còn là

nơi giáo dục nhân cách và ý chí phấn đấu cho học sinh toàn
trường.
- Đối với cha mẹ trẻ: Giảm bớt căng thẳng về vấn đề tình cảm
của mình, cải thiện mối quan hệ cha mẹ và trẻ


- Đối với gia đình: Làm cho các thành viên trong gia đình ngày
càng gắn bó, đoàn kết hơn, giảm nhẹ gánh nặng đối với vấn đề
chăm sóc- giáo dục trẻ.
- Đối với xã hội : Có quan điểm, thái độ đúng đắn đối với trẻ
khiếm thính nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung.
1.3.3 Qui trình GDHN trẻ khiếm thính.
- Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ
- Bước 2: Xây dựng mục tiêu, đánh giá ban đầu, xây dựng
chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân, thực hiện chương trình.
- Bước 3: Thực hiện kế hoạch giáo dục
- Bước 4: Đánh giá kết quả tập trung vào các hệ thống chuyển
tiếp cho trẻ từ chương trình CTS tới những bậc học tiếp theo.
1.3.4 Các mức độ hòa nhập
- Mức độ 1: Cơ học: là trẻ KT có mặt cùng các bạn khác
- Mức độ 2: xã hội: là trẻ có thể chơi cùng các bạn khác
- Mức độ 3: Văn hóa và học lực: Là trẻ khuyết tật có thể học
cùng với các bạn khác( là mức độ cao nhất, là mục tiêu phấn đấu
của quá trình GDHN)
1.3.5Trong việc tổ chức GDHN cần lưu ý một số vấn đề hỗ trợ
trẻ:
- Trẻ phải được hỗ trợ máy trợ thính để đeo thường xuyên.
- Đóng đế cao su vào chân bàn chân ghế cho trẻ ngồi.
- Bỏ dầu vào quạt máy trần, quạt đứng ở lớp để tránh tiếng ồn
của động cơ.

- Bố trí chỗ ngồi phù hợp với trẻ.
- Chú ý độ sáng trong lớp (trẻ khó khăn nhìn hình miệng GV nếu
phía sau lưng GV quá sáng)
- Xây dưng đôi bạn cùng học, cùng tiến, hoạt động vòng tay bè
bạn.
- Trẻ học khái niệm, không đơn giản là ghi chép (hiểu)


1.4. GDHN cho trẻ khiếm thính tại các trường phổ thông.
Thuyết đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết
nhằm kêu gọi nhà trường và giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí
tuệ ở mỗi học sinh: mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học
sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác
nhau. Nhà trường phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo
điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các chủ nhân
tương lai của xã hội. Làm được điều đó, chúng ta sẽ giúp mỗi
học sinh tỏa sáng và thành công trong cuộc sống của chúng.
Ảnh hưởng của tật điếc đối với sự phát triển ngôn ngữ nói rất
lớn, trẻ khiếm thính bị suy giảm khả năng hoạt động ngôn ngữ,
do vậy các hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó
khăn so với trẻ bình thường. Các em thường mặc cảm về khuyết
tật của mình, ít giao tiếp. Điều khác biệt cơ bản là trẻ khiếm
thính cần nhiều thời gian hơn để tiếp thu và cần có thêm sự hỗ
trợ từ phía các giáo viên chuyên ngành. Nếu trẻ khiếm thính
được trang bị những kỹ năng cần thiết từ trường chuyên biệt
cùng với ý chí của bản thân thì vẫn có thể theo kịp và hòa nhập
tốt.
Biết trước rất vất vả và khó khăn song với nhiều học sinh khiếm
thính có khả năng giao tiếp tốt thì học ở trường hòa nhập sẽ là cơ
hội để các em phát triển hết khả năng, sau khi được dạy cách

phát âm, nhìn môi đoán tiếng để có thể giao tiếp với người bình
thường thì một số trẻ khiếm thính học hòa nhập được tốt hơn.
Sau quá trình học hòa nhập với các học sinh bình thường khác,
các em này đều có những tiến bộ rõ nét về nhận thức và suy
nghĩ.
Phần lớn học sinh tại trường chuyên biệt không thể nói được ước
mơ tương lai của minh. Nhưng sau khi học hòa nhập trở về, các
em đã biết được mình sẽ làm gì. Điều đó có ý nghĩa rất lớn từ
môi trường hòa nhập.
Cũng chính nhờ nỗ lực đưa các em
tham gia học hòa nhập tại cộng đồng nơi sinh sống của gia đình


các em mà thời gian qua, Tỉnh Đăklăk đã có 20 em khiếm thính
có năng lực vào cấp II tiếp thu trình độ giảng dạy ở các các khối
lớp đạt chất lượng, trên 40 em tham gia học nghề trưởng thành
và đi làm việc tại các cơ sở ngoài cộng đồng. Có em tâm sự:
“Học khó lắm. Phải chú ý vào môi thầy cô phát âm để nhận biết.
Muốn bạn bè hiểu ý mình phải tự tập nói thật nhiều”.
Quan điểm ở các trường, cơ sở dạy người khiếm thính của nước
ta là cấm các em sử dụng ngôn ngữ kí hiệu; mà khuyến khích các
em tập nói với hy vọng sẽ giúp các em giao tiếp được với xã hội.
Nghĩa là giáo viên sẽ giảng bằng miệng giống như là giảng cho
học sinh nghe bình thường”(Đối với trẻ có hỗ trợ của máy trợ
thính. Riêng ở tỉnh Đăklăk, số trẻ khiếm thính được hỗ trợ máy
rất ít do kinh tế gia đình khó khăn nên các em được khuyến khích
sử dụng ngôn ngữ kí hiệu của riêng người khiếm thính, ngôn ngữ
nói chỉ được sử dụng để ghi chép mà thôi.
Thời gian đầu, các thầy cô được tập huấn phải dành thời gian để
học ngôn ngữ kí hiệu của các em. Sau đó, giáo viên sử dụng

ngôn ngữ kí hiệu của các em để giảng bài nhưng chỉ áp dụng
cách dạy này hết sức hiệu quả. Tại Trung tâm, các trường phổ
thông có trẻ khiếm thính giáo viên vẫn còn lúng túng khi giao
tiếp với trẻ, trong giờ học các em buộc phải theo các bạn trong
lớp chỉ quan sát cô và thao tác của bạn để sao chép nên kết quả
không đạt.

1.4.1 Vai trò và trách nhiêm của Giáo viên trong GDHN
Trẻ khiếm thính cần được thông cảm và được yêu thương, và cần
được cư xử như những trẻ bình thường khác. Không những chỉ
giúp trẻ học ngôn ngữ, Giáo viên dạy hòa nhập còn phải chú
trọng tất cả các mặt phát triển khác của trẻ về thể chất, tinh thần,
trí thông minh và kỹ năng giao tiếp xã hội. Tuỳ theo khuynh


hướng và khả năng, trẻ có thể được tiếp tục học lên các bậc cao
đẳng, đại học hoặc được đào tạo một nghề nghiệp thích hợp để
sau này tự nuôi sống bản thân, có ích cho gia đình và xã hội. Ở
các nước, luật pháp có những điều qui định cụ thể bảo đảm cho
trẻ khiếm thính, cũng như những trẻ khuyết tật khác, có quyền
học tập và sau này tham gia các ngành nghề lao động như những
người bình thường.
Nguồn lực quan trọng nhất giúp trẻ khuyết tật chính là năng lực
chuyên môn nghề nghiệp của giáo viên, cả giáo viên GDHN và
giáo viên hỗ trợ, những người vốn chưa được đào tạo về giáo dục
đặc biệt hoặc rất ít người được đào tạo cơ bản.
Trong số trẻ khuyết tật đang học hoà nhập tại các trường phổ
thông trong tỉnh hiện nay Trung tâm đang hỗ trợ hoà nhập nhiều
và khó nhất là trẻ khiếm thính, mà đội ngũ giáo viên trực tiếp
giảng dạy có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục hoà nhập:

* Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy trẻ hòa nhập(các bộ
môn)
Mất hoặc giảm đi khả năng nghe nên trẻ khiếm thính tiếp thu
thông tin chủ yếu bằng thị giác, tư duy của trẻ khiếm thính mang
tính trực quan nên trong quá trình học tập, giao tiếp tổng hợp trẻ
phải vận dụng rất nhiều kỹ năng bổ trợ, người giáo viên trong
quá trình giảng dạy cũng phải vận dụng nhiều phương pháp cũng
như yếu tố tác động hỗ trợ khác, khái niệm ở trẻ khiếm thính có
sự thiếu hụt đáng kể ( nhất là những khái niệm trừu tượng, tượng
thanh)
- Giáo viên là người trực tiếp điều hành hoạt động dạy học hoà
nhập nên giáo viên hiểu rõ nhất nhu cầu và năng lực của từng trẻ
khuyết tật để xây dựng mục tiêu giáo dục phù hợp với từng trẻ.
- Cần phương pháp giáo dục dặc biệt phù hợp với trẻ và dành
nhiều điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Biết sử dụng ký
hiệu ngôn ngữ kí hiệu ngôn ngữ làm phương tiện trao đổi và giúp
trẻ nắm được nội dung bài, kết hợp nói với hình vẽ, tranh ảnh


trong phần giải thích từ, nắm nội dung để trẻ đọc được và đọc
nội dung cô truyền đạt. huy hết sức nghe của học sinh để kết hợp
nói - nghe phát trong quá trình theo dõi sức học của trẻ
- Có thêm dữ liệu cùng gia đình hỗ trợ trẻ trong quá trình nghe
nói khi thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, tạo niềm tin cho trẻ,
khuyến khcíh trẻ tích cực học tập
- Giáo viên tổ chức và điều hoà các hoạt động học của học sinh,
đặc biệt là học hợp tác nhóm.
- Trẻ khiếm thính: cần môi trường yên tĩnh, vì mọi âm thanh đều
được khuyếch đại, làm đau tai( khi các em đeo máy trợ thính).
- Giáo viên làm hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của HS gồm( Sổ theo

dõi, sơ yếu lý lịch, phiếu tìm hiểu KN-NC, kế hoạch GDCN).
- Làm sổ liên lạc với gia đình học sinh.
- Xây dựng vòng tay bạn bè, nhóm bạn cùng học… ngay đầu
năm học.
- Biết điều chỉnh nội dung, chương trình và yêu cầu phù hợp với
khả năng của học sinh.
- Tổ chức cho trẻ KT học tập với trẻ bình thường thoải mái, nhẹ
nhàng.
- Phát hiện những điểm tiến bộ hằng ngày của trẻ để động viên
kịp thời, gây hứng thú cho trẻ tham gia học tập tốt hơn.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đồng nghiệp trong
trường trao đổi học tập kinh nghiệm của nhau.
- Thường xuyên báo cáo kết quả với BGH, đặc biệt là HT để
tranh thủ sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện quản
lý lớp học tốt hơn.

*Giáo viên hỗ trợ cấp tỉnh
- Hỗ trợ Giáo viên đánh giá trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục cá
nhân và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho các em có nhu
cầu giáo dục đặc biệt. Hỗ trợ Giáo viên GDHN điều chỉnh
chương trình học của trẻ, phù hợp với kế hoạch GD cá nhân


- Trực tiếp dạy tiết cá nhân cho trẻ tại trung tâm, tại lớp học hoặc
tại nhà, hướng dẫn, giám sát hỗ trợ các Giáo viên thực hiện tiết
học cá nhân.
- Quan sát trẻ học hoà nhập và nhận xét, giúp giáo viên dạy trẻ
hiệu quả hơn(qua dự giờ trao đổi...)
- Thực hiện tư vấn phụ huynh.
- Thu thập và ghi chép thông tin về thực hiện GDHN và về sự

phát triển của trẻ tại các trường để tổng kết thành kiến thức
chuyên môn.
- Phát hiện vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện GDHN
để đề xuất giải pháp tháo gỡ.
- Tham gia đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của Giáo viên GDHN
các cấp.
*Giáo viên hỗ trợ cấp huyện: Thực hiện các nội dung được
hướng dẫn từ Giáo viên cấp tỉnh , còn tham gia một số nội dung:
- Trực tiếp dạy và quản lý trẻ KT
- Giúp trường vệ tinh, trường HN xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý
hs KT
- Tham gia và duy trì sinh hoạt chuyên môn định kỳ với Giáo
viên của trung tâm.(Sinh hoạt chuyên môn cùng nhau để học hỏi
nâng cao trình độ, làm phong phú kinh nghiệm GDHN, phụ
huynh, cán bộ y tế..)
- Tham gia phát hiện các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực
hiện GDHN và phản ánh lên cấp tỉnh.
1.4.2 Nội dung hỗ trợ hòa nhập trẻ khiếm thính:
Giáo dục hòa nhập thừa nhận mọi trẻ em là khác nhau, và nhờ sự
khác nhau đó có thể đóng góp để tạo ra một môi trường nhà
trường tốt hơn cho tất cả mọi trẻ. Điều này khẳng định rằng sự
khác biệt giữa các cá nhân là bình thường và nhấn mạnh tính đa
dạng. Do đó, công tác giáo dục và dạy học cần được điều chỉnh
cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng cá nhân.
*Sở GD ĐT:


- Tiếp nhận sự chỉ đạo hướng dẫn của Bộ GD ĐT về thực hiện
GDHN trong đó có trẻ khếm thính
- Quản lý chỉ đạo (lập kế hoạch, triển khai, giám sát, đánh giá),

xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện GDHN
- Quản lý cơ sở dữ liệu về trẻ KT và GDHN của tỉnh. (bao nhiêu
em, phân bổ theo huỵên và loại tật, % đi học)
* Phòng GD ĐT:
-Tiếp nhận sự chỉ đạo hướng dẫn của Sở GD ĐT về thực hiện
GDHN
- Quản lý việc thực hiện GDHN, theo dõi việc thực hiện các
hướng dẫn của Sở và phản hồi
- Quản lý thông tin về trẻ KT đi học hoà nhập và chưa đi học
(bao nhiêu em, học trường nào, loại tật gì)
- Tổng kết kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên môn
cho giáo viên GDHN
- Thực hiện chuyển giao chuyên môn kỹ thuật về giáo dục trẻ
khuyết tật
- Quản lý hoạt động của giáo viên hỗ trợ cấp tỉnh
- Tham gia quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin về trẻ khuyết tật
đang theo học hòa nhập của cả tỉnh.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho gv hỗ trợ cấp tỉnh và huyện
- Phát hiện vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện GDHN,
đề xuất giải pháp, hoặc thảo luận để tìm giải pháp.
- Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên GDHN, giáo viên hỗ
trợ cấp huyện và các trường có trẻ học hòa nhập, xây dựng kế
hoạch phát triển phát triển các kiến thức chuyên môn về GD trẻ
khuyết tật.
- Thay mặt Sở GD& ĐT làm việc các bên liên quan ngoài ngành
và Phòng GD&ĐT, các trường về thực hiện GDHN
*Gia đình trẻ khiếm thính:


- Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đứa trẻ.

Đây là môi trường phù hợp với sự phát triển của trẻ., ở đó trẻ có
được cảm giác an toàn, trẻ được lớn lên trong tình thương của
những người ruột thịt; được nuôi dưỡng theo phương thức đặc
biệt. Gia đình còn là môi trường phong phú tạo nhiều cơ hội để
trẻ học tập được những kinh nghiệm sống cần thiết.
Đầu năm học các năm, bộ phận làm công tác chuẩn bị kỹ năng
cho trẻ khuyết tật hòa nhập vào các bậc học từ lớp một, đồng thời
bàn về sự chuẩn bị hồ sơ, kết quả học tập và các bước chuyển
giao trẻ về các trường học. Phụ huynh tìm hiểu và lựa chọn
trường cho trẻ làm sao thuận lợi cho vịêc chăm sóc và phối hợp
cùng nhà trường giúp trẻ tham gia học và được
hỗ trợ tốt nhất. Cả quá trình ghi nhớ và so sánh sự tiến bộ của trẻ
theo thời gian mà trẻ trãi qua. Đó chính là hạnh phúc của gia
đình, là niềm vui và sự
phát triển của trẻ.
Trước khi đến trường, do khả năng giao tiếp bị hạn chế, trẻ
khuyết tật thính giác thường có rất ít bạn đồng lứa. Để tránh
những mặc cảm ban đầu, ngoài việc chuẩn bị học cụ cần khuyến
khích, động viên trẻ. Trong quá trình tổ chức hỗ trợ các giáo viên
và gia đình giúp cho trẻ tìm những bạn gần nhà để cùng đi học và
giúp đỡ trẻ mỗi khi đến trường.
*Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân”.
Không phải mọi trẻ KT đều có thể đạt được tới mức độ hòa nhập
cao, cho nên không thể đồng nhất chất lượng của GDHN với
mức độ hòa nhập. Chất lượng của GDHN là khả năng đáp ứng
nhu cầu giáo dục đặc biệt của trẻ và mức độ hiện thực hoá tiềm
năng của trẻ thành khả năng thực tế của trẻ.
Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân là việc làm
rát quan trọng trong GDHN trẻ khiếm thính. Để làm được việc
này, trước hết cần cơ chế để tập hợp các nguồn lực cần thiết thực

hiện đồng bộ, sát sao nội dung được đúc rút trong thời gian qua


về dạy các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ khiếm thính, tạo
tiền đề giúp đỡ các em học tốt, thực hiện tốt việc xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch cá nhân cho từng trẻ, giúp trẻ khuyết tật
từng bước hòa nhập được với môi trường sinh hoạt tập thể. Một
số trường tại huyện Krông Năng, CưMgar, Lăk không có phòng
hỗ trợ đặc biệt đã tận dụng các phòng chức năng, phòng bộ môn
hoặc phòng ban giám hiệu để thực hiện tiết cá nhân cho trẻ.
Đối với trẻ em điếc, khả năng ngôn ngữ hạn chế dẫn đến sự kém
phát triển của tư duy và do đó các em không thể tiếp thu được
các khái niệm trừu tượng, mặc dù về tiềm nằng nhiều em rất
thông minh. Nếu được giáo dục tốt, nhiều trẻ em điếc vẫn có thể
trở thành nhà văn, bác sĩ. Trong trường hợp đó có thể nói là
GDHN thành công, có chất lượng. Kết quả giáo dục được đo
bằng mức độ hiện thực hoá khả năng của từng cá nhân trẻ KT.
Nếu chúng ta phát triển tối đa các tiềm năng của các em, có thể
nói là em đã được giáo dục có chất lượng.
*Điều chỉnh mục tiêu giáo dục cho trẻ khuyết tật không thể
giống như mục tiêu giáo dục chung, không thể chỉ tính đến số
lượng kiến thức khoa học mà trẻ khuyết tật có thể thu nhận được
mà còn phải tính đến cả kinh nghiệm, kỹ năng sống cần thiết các
em có thể và chỉ có thể học được khi
được giáo dục trong nhà trường.
*Thay đổi lại tiêu chí đánh giá và xây dựng kế hoạch đánh giá
định kỳ.
Hiện nay chỉ có một tiêu chí đánh giá chung cho cả hai loại lớp
có trẻ khuyết tật và lớp học bình thường. Song thực tế thì các lớp
có trẻ khuyết tật thường mất thành tích do chỉ số thi đua thường

đạt thấp hơn những lớp học sinh bình thường. Điều đó cho thấy
cần phải thay đổi tiêu chuẩn đánh giá đối với các lớp, trường
nhận trẻ khuyết tật. Nên có sự khuyến khích các lớp có trẻ
khuyết tật mặc dù một số tiêu chí có thể thấp hơn các lớp bình
thường.
Cần xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ về sự phát triển các


chức năng tâm lý của trẻ khuyết tật, trên cơ sở đó điều chỉnh kế
hoạch giáo dục chức năng. Tạo những điều kiện thuận lợi về môi
trường giáo dục, chương trình học tập, những thiết bị hỗ trợ cần
thiết cho trẻ tiếp cận được với các dịch vụ giáo dục hoà nhập tuỳ
thuộc theo năng lực của trẻ. Đây là khâu cuối cùng trong một
chuỗi liên hoàn tác động của các yếu tố nhằm mục tiêu tạo cuộc
sống độc lập cho khuyết tật. Cần phải có chính sách trợ giúp cho
trẻ, trên cơ sở xây dựng chương trình chuyển tiếp cho trẻ khuyết
tật.
1.4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hòa nhập
cho trẻ khiếm thính: Môi trường hòa nhập, nhận thức của cha mẹ
trẻ khiếm thính; nhận thức về giáo dục hòa nhập của quản lý và
giáo viên các trường phổ thông. Công tác chăm sóc thính học;
Khả năng của trẻ khiếm thính Điều kiện kinh tế .. Nếu được học
hòa nhập, trẻ khiếm thính sẽ tự tin hơn và có điều kiện học cao
hơn.
Hỗ trợ của giáo viên cho trẻ khiếm thính trong giờ học.
2. Thực trạng công tác giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thính tại
Đăklăk:
Tháng 12 năm 1999 viện chiến lược và chương trình Giáo dục
đến DakLak tập huấn cho 29 giáo viên chủ chốt thuộc TP Buôn
Ma Thuột, Huyện Cưjut, Huyện DakNông, Huyện Krông Păk.

Năm 2001 – 2004 Giáo dục hòa nhập mở rộng đến Huyện Lăk.
GDHN có nhiều ưu việt, được cộng đồng tích cực hưởng ứng,
quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho GDHN hoạt động, đưa trẻ
khuyết tật ra trường số trẻ khuyết tật ra lớp ngày càng đông.
Trong giai đoạn này, trường Hy Vọng ra đời, môi trường giáo
dục, trường tạo nguồn trung bình hàng năm tiếp nhận khoảng
100 trẻ khuyết tật thính giác nặng, khiếm thị nặng. Tại đây các
em được học tập theo chương trình phổ thông. Ngoài việc học


tập các em còn được bồi dưỡng về môn mĩ thuật, âm nhạc, được
phục hồi chức năng luyện nghe, nói, có phương tiện kĩ thuật hỗ
trợ, được rèn kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ …v…v…
Sau một thời gian được luyện tập, các em có khả năng học tập tốt
được trường Hy Vọng chuyển về học hòa nhập tại các trường
phổ thông gần nơi các em sinh sống Hằng năm có khoảng từ 20 –
30 em được chuyển sang học trường hòa nhập.
Để tránh sự ngỡ ngàng và để giải quyết những bất cập, thời gian
đầu khi trẻ vào học hòa nhập, trẻ vẫn được giáo viên chủ nhiệm
trẻ ở trường Hy Vọng đến thăm trẻ, đến trao đổi, giúp giáo viên
chủ nhiệm lớp hòa nhập giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ.
Năm 2005 GDHN mở rộng đến Huyện KrôngBông, Huyện
CuMnga, Năm 2006 tiến hành mở GDHN thêm các huyện
MaDrak, huyện Buôn Đôn.
Hiện nay hiệu quả GDHN tỉnh DakLak được cộng đồng đánh giá
rất cao, được các tỉnh bạn đến tìm hiểu, học tập kinh nghiệm,.
Đối với trẻ khiếm thính tỉnh Đăklăk , Trung tâm hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh được giao nhiệm vụ như
trung tâm nguồn để làm nhiệm vụ đo thính lực, cấp máy trợ
thính, sửa chữa máy trợ thính hỏng cho TKT ở tất cả huyện, thị

trong tỉnh. Để tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi, học hỏi
chuyên môn GDHN qua hoạt động các chuyên đề. Hằng quý, các
giáo viên cốt cán của các trường vệ tinh trong 5 huyện dự án
tham gia sinh hoạt chuyên môn, tổ chức sinh hoạt các chuyên đề
dưới hình thức trực tiếp , có bổ sung, góp ý, rút kinh nghiệm về
phương pháp giảng dạy, phương pháp giao tiếp tổng hợp, sử
dụng đồ dùng dạy học, về khả năng phát âm, nói, nhận biết ngôn
ngữ qua hình miệng của GV.... nhằm điều chỉnh hoạt động dạy
học, đánh giá trẻ khuyết tật học hòa nhập.
Song bên cạnh đó, cán bộ trung tâm còn tổ chức hướng dẫn GV,
phụ huynh, học sinh khiếm thính và bạn thân của các em về khả
năng giao tiếp, thực hành các phương pháp giúp trẻ khiếm thính
học ở lớp học và tại nhà. Với những hoạt động trên, từ năm học


2003 đến nay đã có 150 trẻ khiếm thính được hỗ trợ hòa nhập
với kết quả khả thi.
Qua 10 năm thực hiện dự án Đăklak có 233 Trẻ khiếm thính
được đến trường. phát huy kết quả trên, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo
thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong đó có
trẻ khiếm thính vào cộng đồng trên toàn tỉnh và cũng đã có
những hỗ trợ tích cực tạo sự đồng bộ trong công tác chỉ đạo
trong toàn ngành.
Phần lớn học sinh học tại Trung tâm không thể nói được ước mơ
tương lai của minh. Nhưng sau khi tham gia học hòa nhập trở về,
các em đã biết được mình sẽ làm gì. Điều đó có ý nghĩa rất lớn từ
môi trường hòa nhập.
Năm học 2005 – 2006, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã
chỉ đạo thực hiện chủ trương đưa tất cả các trẻ khuyết tật vào học
tập, hòa nhập trong các trường phổ thông hoặc trường chuyên

biệt theo địa bàn cư trú.
Theo đó, các trường phổ thông tăng cường vận động trẻ khuyết
tật đi học, không được từ chốI tiếp nhận học sinh khuyết tật cư
ngụ trên địa bàn của trường khi chưa có ý kiến của Phòng GDĐT và Sở GD-ĐT.
Tuy vậy, khác với mô hình giáo dục hoà nhập, mô hình giáo dục
chuyên biệt lại có một số hạn chế: Chi phí xây dựng, trang thiết
bị, bộ máy tổ chức cho các trường chuyên biệt dạy trẻ em khuyết
tật lớn, nhưng chỉ thu hút được một số lượng quá ít trẻ em khuyết
tật (khoảng 0,3% trong tổng số trẻ khuyết tật).
Thực hiện quyết định số 2646/ QĐ/UBND ngày 19 tháng 10 năm
2007 của Uỷ ban nhân dânTỉnh Đăklăk, Trường nuôi dạy trẻ
khuyết tật Hy vọng nay có tên mới là Trung tâm hỗ trợ phát triển
giáo dục hoà nhập trẻ
khuyết tật. Trung tâm bắt đầu tham mưu cho Sở Giáo dục Đào
tạo chi đạo về GDHN của Tỉnh Đăklăk và được Bộ GD ĐT đánh
giá là một trong những tỉnh làm tốt công tác giáo dục cho trẻ


khuyết tật trong cả nước
Theo thống kê hiện nay: Đăklăk có số trẻ khuyết tật được huy
động đến trường cao so với con số trung bình của cả nước, trong
đó trẻ khiếm thính chiếm 40% và có tổ chức mạng lưới hỗ trợ
hòa nhập cùng đội ngũ giáo viên chuyên làm công tác hỗ trợ hòa
nhập.
Từ năm học 2009-2010 đã có số học sinh khiếm thính hộc hòa
nhập ở bậc học Trung học cơ sở mà việc thí điểm triển khai mô
hình vệ tinh chỉ đến tiểu học và số đơn vị vệ tinh chỉ nằm ở 5
đơn vị tham gia dự án. Đây là một thách thức lớn với công tác
GDHN của tinh.
Cơ chế hoạt động hỗ trợ GDHN hiện nay của tỉnh đã thực hiện

trên 5 năm nhưng vẫn còn là vấn đề mới mẻ, trên cơ sở những
kinh nghiệm đã có trong thực tế làm việc tại các trường phổ
thông và công tác can thiệp sớm chưa đủ để khẳng định lộ trình
nào là đúng nhất, là kim chỉ nam để áp dụng GDHN cho trẻ
khiếm thính ở các bậc học trên địa bàn của tỉnh. Krông Păk và
Buôn Ma thuột là những đơn vị có rất nhiều trường thực hiện và
làm tốt công tác hỗ trợ trẻ khuýet tật học hòa nhập.
3.Kết quả quá trình khảo sát.
Tâm lý của trẻ khiếm thính rất bất ổn, một giáo viên bình thường
phải được học đủ 4 năm mới có thể dạy được trẻ khuyết tật chứ
không phải các lớp học bồi dưỡng trong thời gian hết sức ngắn
ngủi 1-2 ngày tại Trung tâm như hiện nay. Có cô hiệu phó
chuyên môn phát biểu:"Tôi rất thương giáo viên khi chứng kiến
cô giáo sau khi đã qua khoá học bồi dưỡng rồi vẫn bất lực, bật
khóc vì không sao có thể dạy được trẻ khiếm thính, chúng Tôi
không có đủ giáo viên và điều kiện nhưng thiết nghĩ để dạy được
các em cần phải có thêm một số chứng chỉ như: tâm lý trị liệu,
giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, thổ ngữ Việt Nam...
Ngoài những chính sách ưu đãi cho trẻ khuyết tật, cũng cần phải
có những chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với giáo viên dạy trẻ


×