Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thực trạng mối quan hệ giữa tiền lương và tham nhũng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.14 KB, 16 trang )

Tiền lương không chỉ là phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của các chính sách
xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống cán bộ, công chức, viên chức.Tiền lương tác động
đến việc quản lý kinh tế tài chính, quản lý lao động. Trong bối cảnh hiện nay tham nhũng
đang gia tăng, chính sách tiền lương đang thể hiện nhiều bất cập,đời sống của cán bộ,
công chức, viên chức gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều năm qua, ngân sách Nhà nước
đều bố trí hàng chục tỷ đồngđể cải cách chế độ tiền lương nhưng chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức không được nâng cao. Thu nhập ngoài lương ở nhiều ngành
nghề, vị trí công tác ngày một tăng cao và phức tạp. Mộ bộ phận cán bộ trở nên giàu có
và chênh lệch thu nhập ngày càng lớn, vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước mối quan
hệ giữa tiền lương và tham nhũng ngày càng phức tạp. Vì vậy, em chọn đề tài “ Thực
trạng mối quan hệ giữa tiền lương và tham nhũng ở Việt Nam ” và đưa ra một số giải
pháp, khuyến nghị nhằm đẩy lùi tham nhũng.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tiền lương
Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO cho rằng: “ Tiền lương là số tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số
giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng”.
Cũng có khái niệm cho rằng: Tiền lương, là một thành phần của thù lao lao động.
Đó là phần thù lao cố định(thù lao cơ bản) mà người lao động nhận được một cách
thường kỳ thông qua quan hệ thuê mướn giữa họ với tổ chức. Trong đó tiền lương là số
tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện công việc một
cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian, có thể là lương tuần hay lương
tháng.
Hiểu một cách chung nhất tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành
trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp
đồng lao động(bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao
dộng trên thị trường lao động và phù hợp với quy định tiền lương của pháp luật lao động.
Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên,
ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng lao động( tuần, tháng, năm...)



1.1.2. Khái niệm tiền lương khu vực công
Tiền lương khu vực công là số tiền do nhà nước trả cho cán bộ, công chức, viên
chức hoạt động trong khu vực công, căn cứ vào số lượng, chất lượng phù hợp với khả
năng ngân sách quốc gia và các quy định của pháp luật.
1.1.3. Khái niệm tham nhũng
- Theo nghĩa rộng: Tham những được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có
chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ , quyền hạn
được giao để vụ lợi. Theo từ điển Tiếng Việt:” Tham nhũng là lợi dụng quyền hành để
nhũng nhiễu nhân dân lấy của”.
- Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định( tại Luật phòng
chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn
những người làm việc trong cơ quan tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách
khác là các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của nhà nước.
1.2. Nguyên nhân của hành vi tham nhũng
1.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng trong khu vực công nói
riêng và tham nhũng nói chung là: lòng tham của con người. Lẽ dĩ nhiên đam mê lợi ích
không phải lúc nào cũng xấu, nhưng để lòng tham dẫn dắt, che mờ lý trí, điều khiển,
kiểm soát hành động của bản than và vì lợi ích bản than, của nhóm lợi ích mà chà đạp lên
lợi ích của tập thể, của cộng đồng và quần chúng nhân dân thì không thể chấp nhận được.
Mọi hành vi tham nhũng dù có dưới hình thức nào chăng nữa dều quy về lợi ích cá nhân,
lợi ích nhóm cũng từ lợi ích cá nhân mà ra. Nếu không vì lợi ích bản thân thì chẳng ai
còn muốn tham nhũng nữa.Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi
hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật hay vi phạm nghiêm
trọng kỷ luật Đảng.
Thứ hai, là do lối sống lười lao động, thích hưởng thụ của một bộ phận cán bộ, công
chức, viên chức. Chính lối sống này kết hợp với bản chất ích kỷ, đam mê lợi ích vật
chất...cống hiến thì ít mà muốn hưởng thụ thì nhiều, nên sách nhiễu, làm khó để vòi vĩnh.

Thứ ba, là do cuộc sống, áp lực công việc, do môi trường xung quanh, do cơ chế và do
chính bản thân mà đạo đức con người ngày càng bị suy thoái, tha hóa. Hiện tượng đút
lót, quà cáp để vụ lợi trong các cơ quan công quyền không phải là điều quá xa lạ và diễn
ra ở hầu hết mọi nơi.Khi có thanh tra, kiểm tra thì bao che lẫn nhau, dẫn đến khó khăn
trong việc phòng chống tham nhũng.


1.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống thang lương, bảng lương bất nhất về cơ sở lý luận xác định mức lương
ngạch, bậc, chức vụ, quân hàm, nặng về bằng cấp, chưa theo trình độ, chất lượng công
việc theo yêu cầu hoặc chức vụ đảm nhận. Quan hệ tiền lương của lực lượng vũ trang
vượt xa so với tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đã được xác định.
- Các chế độ phụ cấp lương và chế độ nâng ngạch, bậc bổ sung, chắp vá, ngày càng vô
lý, phá vỡ quan hệ tiền lương chung. Chế độ nâng ngạch, bậc, xếp lương quá bất cập
không gắn với trình độ chuyên môn của công việc, chức vụ yêu cầu. Chức danh, tiêu
chuẩn cán bộ, công chức, viên chức với công tác đào tạo, bồi dưỡng thi nâng ngạch công
chức, viên chức không gắn với yêu cầu trình đọ chuyên môn, nghiệp vụ công việc đảm
nhận, vừa hình thức vừa gây lãng phí lớn cho ngân sách và chi phí doanh nghiệp nhà
nước.
1.3. Vai trò của tiền lương
1.3.1. Về mặt kinh tế
Tiền lương đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế
gia đình. Nếu tiền lương không đủ trang trải, mức sống của người lao động giảm sút, họ
phải kiếm thêm việc làm ngoài doanh nghiệp như vậy có thể làm ảnh hưởng đến kết quả
làm việc tại doanh nghiệp ngược lại nếu tiền lương trả cho người lao động lớn hơn hoặc
bằng mức lương tối thiểu thì sẽ khiến cho người lao động yên tâm , phấn khởi làm việc,
dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích của chính
bản thân, có như vậy dân mới giàu, nước mới mạnh.
1.3.2.Về mặt chính trị xã hội
Có thể nói tiền lương là một nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ nhất đến chính

trị - xã hội, nếu như tiền lương không gắn chặt với chất lượng, hiệu quả công tác, không
theo giá trị sức lao động thì tiền lương không đủ để đảm bảo sản xuất, thậm chí tái sản
xuất giản đơn sức lao động đã làm cho đời sống của đại bộ phận người lao động, không
khuyến khích họ nâng cao trình đọ nghiệp vụ, tay nghề. Vì vậy, tiền lương phải đảm bảo
các yếu tố cấu thành để đảm bảo ngườn thu nhập, là nguồn sống chủ yếu của người lao
động và gia đình họ, là điều kiện để người lao động hưởng lương và hòa nhập vào thị
trường lao động xã hội.


1.4. Mối quan hệ giữa tiền lương với tham nhũng
1.4.1. Tiền lương trong khu vực công tác động đến tham nhũng
Tiền lương có tác động tiêu cực đến tham nhũng. Tiền lương thấp chưa gắn với
nhu cầu sống tối thiểu, chưa khuyến khích được cán bộ, công chức, viên chức trong thực
thi công việc, nhiệm vụ của mình.
Điều này dẫn đến hệ quả tiêu cực là người hưởng lương không sống được bằng
lương, thu nhập ngoài lương ở nhiều ngành nghề, vị trí công việc, chức vụ ngày một cao,
phức tạp, vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước, gây nên các hiện tượng tiêu cực, tham
nhũng.
1.4.2 Tham nhũng tác động đến tiền lương trong khu vực công
Tham nhũng diễn ra ngày một phổ biến trên hầu hết các mặt của đời sống, điều
này có ảnh hưởng không tốt đến tiền lương trong khu vực công. Tham nhũng diễn làm
thâm hụt ngân sách nhà nước, tiền của nhà nước đều bị chuyển đến các dự án, công trình
làm giàu cho các cá nhân. Đây là một trong những nguyên nhân làm ngân sách nhà nước
( nguồn chi trả chính cho cán bộ công nhân viên chức) ngày một thiếu hụt, từ đó làm cho
tiền lương trong khu vực công thấp, không đủ đáp ứng đời sống của cán bộ công nhân
viên chức.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN LƯƠNG VÀ THAM
NHŨNG Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng tiền lương trong khu vực công ở Việt Nam

Trong các thời kỳ phát triển đất nước, Việt Nam đã nhiều lần cải cách chính sách
tiền lương để phù hợp với xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Công đoàn viên chức Việt Nam, mức
lương cứng của cán bộ công viên chức hiện nay vẫn khá thấp, phần lớn là hưởng lương
ở mức cán sự và chuyên viên, chiếm khoảng 73% (Cán sự chiếm 32%, chuyên viên
chiếm 41%), còn ở mức chuyên viên chính là 24% và chuyên viên cao cấp là 3%.
Bảng 1: Mức lương tối thiểu trong khu vực công từ năm 2005-2016 ( ĐVT: Nghìn đồng)
STT
1

Năm
2005

Mức tiền lương
350.000


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

2006

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

450.000
450.000
540.000
650.000
730.000
830.000
1.050.000
1.150.000
1.150.000
1.150.000
1.210.000

Với chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do giá cả leo thang, lạm phát, những cải cách tăng
lương của nhà nước vẫn như “muối bỏ bể”, nếu chỉ căn cứ vào mức lương hiện nay thì
không đủ chi phí cho từng cá nhân chứ chưa nói đến chuyện lo lắng cho gia đình, con cái.
Thực tế cán bộ công chức đa phần đều có thu nhập ngoài lương và mức thu nhập này
cũng không thể kiểm soát được.
Trên thực tế thì tốc độ tăng lương tối thiểu vùng ở Việt Nam trong thời gian qua là rất
cao. Các số liệu cho thấy, tiền lương tối thiểu vùng tăng từ 350.000 đồng/tháng vào năm

2005 lên mức 2.150.000 đồng/tháng vào năm 2015( đối với vùng 4). Tổng mức tăng
chung trong cả giai đoạn là 6,14 lần, tương đương mức tăng trung bình khoảng 20%/năm.
Trong khi đó, mức tăng năng suất lao động kể từ năm 2005 đến năm 2016 trung bình chỉ
khoảng 3%/năm. Nếu cộng thêm mức độ trượt giá của tiền trong giai đoạn 2005-2016 ở
mức gần 10%/năm, khoảng cách giữa tốc độ tăng lương và tốc độ tăng năng suất lao
động vẫn là một con số rất lớn.
Trong khi đó lương của một cán bộ, nhân viên các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập
được tính theo hệ số(lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp ở cấp bậc) khác. Theo đó Mức
lương sẽ bằng hệ số lương x mức lương cơ bản( năm 2016 là:1.210.000 đồng/tháng). Cụ
thể một sinh viên tốt nghiệp trung cấp ra trường được tính bằng cách: 1,86x 1.210.000 =
2.250.600 đồng/tháng, tương tự với bậc cao đẳng: 2,1 x 1.210.000 = 2.541.000
đồng/tháng và bậc Đại học: 2,34 x 1.210.000 = 2.831.400 đồng/tháng. Mức tính trên
chưa tính phụ cấp.
Chắc chắn là các cơ quan, tổ chức trong khu vực công ở Việt Nam không thể chịu đựng
được một mức tăng lương cao và kéo dài như vậy. Các số liệu về việc làm tại Việt Nam
cho thấy các tác động tiêu cực của việc tăng lương cao và kéo dài ngày càng lớn, đặc biệt
là vấn đề tham nhũng.


Mức lương tối thiểu của công chứng tuy đã được nâng lên 1.210.000 đồng theo
Nghị định 47/2016/NĐ-CP song vẫn là mức thấp. Tiền lương tối thiểu khu vực công chỉ
mới đạt 38,56% so với khu vực doanh nghiệp, không đảm bảo được đời sống vật chất
cho cán bộ công chức viên chức, người lao động hưởng lương ở ngân sách Nhà nước.
Biểu 3.1. Khảo sát về những công việc làm thêm nếu bạn là công chức và lương
không đủ sống

Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy hiện nay, khi tiền lương thấp, công chức sẽ không
chủ yếu sống hằng lương mà còn bằng thu nhập ngoài lương. Các khoản thu nhập ngoài
lương có thể khác nhau giữa các cơ quan nhà nước và giữa các vị trí công chức, nhưng

nhìn chung nhà nước chưa quản lý được. Điều này dẫn đến hiện tượng không công
bằng trong chính sách tiền lương và thu nhập của công chức, đồng thời nảy sinh tâm lý
sẵn sàng lợi dụng chức quyền, vị trí công việc của mình để “làm thêm”. Nhược điểm
này không những là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà
nước mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực tham nhũng (cả về vật
chất và thời gian), hối lộ, biến chất của một số cán bộ công chức. Cùng với đó, khi tiền
lương không còn là thu nhập chính, thì sẽ dần mất đi động lực thúc đẩy công chức thực
thi công vụ tốt, khiến không ít công chức chỉ làm việc chiếu lệ chỉ để giữ chỗ trong cơ
quan nhà nước, dành sức làm ngoài hoặc lợi dụng vị trí mà mình đang đảm đương để
làm ngoài. Trong nhiều trường hợp, công chức bỏ hẳn cơ quan nhà nước ra làm cho các
tổ chức ngoài khu vực nhà nước với mức lương hấp dẫn hơn. Đây chính là một trong
những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”.

2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa tiền lương và tham nhũng ở Việt Nam
Biểu 3.2. Ngành tham nhũng nhất theo quan điểm của cán bộ công chức, doanh nghiệp và
người dân (tỷ lệ phần trăm số ý kiến chọn là 1 trong 3 ngành tham nhũng nhất)


Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học
Trong cuộc điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê
10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong đó có 4 cơ quan dẫn đầu là:
1.
2.
3.
4.

Cảnh sát giao thông
Quản lý đất đai
Xây dựng
Hải quan


Theo khảo sát của Tổ chức minh bạch Quốc tế, Cảnh sát về ảnh hưởng của tham nhũng
đến công chúng, 3 cơ quan dẫn đầu là:
1. Công an
2. Giáo dục
3. Cán bộ, công chức
Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ về tham nhũng.
Ngày 25 tháng 1 năm 2017, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận
Tham nhũng (CPI) 2016, xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của
các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công.
Năm nay, Việt Nam được 33/100 điểm, đứng thứ 113/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Như vậy, lần đầu tiên sau 4 năm, điểm số của Việt Nam tăng nhẹ (tăng 2 điểm so với mức


điểm 31/100 trong suốt các năm từ 2012 đến 2015). Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT)
– cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam – tin rằng đây là một dấu hiệu đáng
mừng đối với những nỗ lực phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Nhà nước và xã hội.
Trong năm 2016, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể
chế và chính sách liên quan đến phòng chống tham nhũng: thông qua Luật Tiếp cận thông
tin, hoàn thành công tác đánh giá 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và
triển khai sửa đổi toàn diện Luật phòng chống tham nhũng, tiếp tục nội luật hóa quy định
của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hợp quốc (UNCAC) về hành vi tham nhũng
trong khu vực ngoài nhà nước trong Bộ Luật Hình sự sửa đổi. TT cũng đánh giá cao việc
Chính phủ tiếp tục kiện toàn công tác chuẩn bị để thực thi các hiệp định thương mại quốc
tế đã được ký kết.
Mặc dù điểm số tăng nhẹ, nhưng xét trên thang điểm từ 0 -100 của CPI, trong đó 0 là
tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch, điểm số 33/100 năm nay cho thấy Việt
Nam chưa tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá trong cảm nhận về tham nhũng trong khu
vực công và tiếp tục nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng được cho là nghiêm
trọng. Kết quả này cũng tương đồng với nhận định của Chính phủ và ý kiến đánh giá của

Ủy ban Tư pháp Quốc hội về báo cáo tổng kết công tác phòng chống tham nhũng 2016
của Chính phủ.
Bảng 2: Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam giai đoạn 2012-2016
Năm

Điểm

Xếp hạng

2016

33/100

113/176

2015

31/100

112/168

2014

31/100

119/175

2013

31/100


116/177

2012

31/100

123/176

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc Tế
Theo bảng 2, số liệu thống kê khoảng 5 năm trở lại đây (từ 2012-2016) cho thấy tình
trạng tham nhũng ở nước ta ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong xã hội hiện nay
việc “bôi trơn”, quà cáp đã trở thành thói quen có tính “quy luật” là hầu như ai cũng ít
nhất một làn nghĩ đến và thực hiện để được thiên vị, ưu tiên. Mặc dù Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản về phòng, chống tham nhũng, nhưng cho đến nay vẫn
chưa đẩy lùi được tham nhũng.
Hiện nay, tình hình tham nhũng thông qua lợi dụng cơ chế chính sách, tình trạng
lợi ích nhóm đang diễn ra, kìm hãm sự phát triển của đất nước.


Một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, viên chức trong đó có những người
lãnh đạo, quản lý ở các cấp có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, sa vào chủ
nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo tiền tài, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng
phí, tùy tiện, vô nguyên tắc.
Báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, thì
trong 10 năm qua thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng được phát hiện gần
60.000 tỷ đồng và trên 400 ha đất. Đến nay số tiền đã thu hồi cho nhà nước là gần
5.000 tỷ đồng và hơn 200 ha đất. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hàn năm đều
tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tài sản bị chiếm đoạt.
Trong 10 năm qua, tỷ lệ kê khai tài sản đạt 99,5%, đã xác minh được gần 5.000

trường hợp trong đó đã phát hiện xử lý, kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung
thực. Ngoài ra, số lượng người đứng đầu các cơ quan, tổ chức để xảy rat ham nhũng bị
xử lý còn ít so với các vụ tham nhũng bị phát hiện, một số vụ án lớn chưa có quy trách
nhiệm và xử lý người đứng đầu.
Năm 2014, các cơ quan hành chính Nhà nước đã triển khai 7.596 cuộc thanh tra
hành chính và 193.508 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó phát hiện vi
phạm 31.885 tỷ đồng, 4.717 ha đất; kiến nghị thu hồi ngân sách Nhà nước 27.109 tỷ
đồng và 3.661 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm
quyền xem xét xử lý 4.776 tỷ đồng, 1.056 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với
1.688 tập thể, 2.989 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 61 vụ.
Không chỉ nghiêm trọng, mà theo Tổng Thanh tra Chính phủ: “Tham nhũng ngày
càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn,
có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích.
Tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán
tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Thiệt hại do tham
nhũng gây ra đối với ngân sách Nhà nước, tài sản của nhân dân, doanh nghiệp rất lớn,
nhưng giá trị tài sản thu hồi thấp”.
Ở ngành giáo dục công tham nhũng diễn ra trên rất nhiều các mặt và xảy ra rất phức
tạp và khó kiểm soát. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Cử năm 2007 xác định chín
hình thức tham nhũng cơ bản trong ngành giáo dục Việt Nam đó là:
1. Chạy trường
2. Chạy điểm
3. Tham nhũng qua dạy thêm


4. Lạm thu phí giáo dục
5. Đọc quyền xuất bản sách giáo khoa
6. Tham nhũng trong tuyển dụng, đề bạt và luân chuyển giáo viên
7. Rút ruột các công trình xây dựng
8. Xà xẻo khi mua thiết bị dạy học

9. Xà xẻo kinh phí dự án giáo dục

Trong lĩnh vực y tế, người dân lao động mỗi khi đi khám, chữa bệnh họ đều phải lo
lót từ y tá đến bác sĩ. Việc này dẫn đến một số trường hợp không có tiền “ đút lót”
người mắc bệnh không dám đến bệnh viện hoặc có đến thì phải chờ đợi rất lâu.
Bảng 3: Số tiền đưa biếu theo tuyến khám chữa bệnh và loại hình điều trị
Khoa/ phòng

Bệnh viện huyện

Bệnh viện tỉnh

Ngoại

50.000-500.000VNĐ 200.000 – 2.000.000
VNĐ
(Trung bình 400.000
–500.000 VNĐ )
(Trung bình 500.000
– 1.000.000 VNĐ )

Bệnh
ương

viện

trung

500.000 – 5.000.000
VNĐ

Có trường hợp biếu
hàng chục triệu
đồng tại TPHCM
(Trung
bình
1.000.000–
3.000.000 VNĐ )

Sản

100.000–600.000
VNĐ

200.000 – 3.000.000 1.000.000–
VNĐ
2.000.000
VNĐ
(
Trung
bình
(Trung
bình (Trung
bình 1.000.000 VNĐ)
200.000-500.000
500.000-1.000.000
VNĐ)
VNĐ)

Cấp cứu


Không đề cập

Không đề cập

200.000–300.000
VNĐ


Vệ sinh

Không đề cập
Không đề cập
Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc Tế

5.000 –20.000 VNĐ

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hệ thống bệnh viện công từ trung ương đến địa
phương ở hầu hết các khoa và phòng ban đều tham nhũng dưới dạng “ đưa, biếu”. Số tiền
đưa biếu tăng dần theo tuyến, nhiều nhất là bệnh viện tuyến trung ương và tùy vào loại
hình điều trị ( cao nhất là khoa ngoại). Nhưng ta vẫn thấy một thực tế đáng buồn là mặc
dù đã nhận “phong bì” của người nhà bệnh nhân nhưng vẫn còn có nhiều trường hợp
bệnh nhân không được chăm sóc tốt là do số tiền đó chưa đủ “nhiều” không đáp ứng
mong muốn của cán bộ y bác sĩ.
Trong lĩnh vực mua sắm công đánh giá tình hình quản lý và sử dụng ngân sách
nhà nước năm 2012, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng
phản ánh một số biểu hiện thất thu khác đó là tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế còn
lớn và tiếp tục gia tăng. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình hình khó khăn chung
cố tình chây ỳ không nộp đầy đủ tiền thuế.
Chi ngân sách còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính không nghiêm, sai phạm
vẫn còn nhiều, gây thất thoát, lãng phí ở các mức độ khác nhau. Tình trạng sử dụng ngân

sách sai mục đích, vượt mục đích, tiêu chuẩn, dự toán vẫn tồn tại khá phổ biến và chậm
được khắc phục. Trong 7 tháng đầu năm 2012, Kho bạc Nhà nước phát hiện trên 31.300
khoản chi thường xuyên chưa thực hiện đúng thủ tục. Cơ quan thanh tra nhà nước đã kiến
nghị thu hồi trên 3.529 tỷ đồng và kiến nghị xử lý trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân vi
phạm chế độ quản lý, sử dụng ngân sách.
2.3. Đánh giá chung
Tiền lương trong khu vực công và tham nhũng có mối quan hệ, tác động qua lại
với nhau. Tiền lương của cán bộ công chức, viên chức còn thấp không đủ đáp ứng được
đời sống của họ vì vậy họ cần làm thêm nhiều việc, sử dụng chức quyền của mình để
nhận quà biếu xén, tham nhũng của công…Ngược lại, hiện nay tham nhũng đang diễn ra
trên tất cả các mặt trận, lĩnh vực trong đời sống nhưng ta có thể thấy trong khu vực công
tham nhũng diễn ra “sôi nổi” nhất, trong hầu hết các mặt, các ngành: cảnh sát giao thông,
y tế, giáo dục công…Tham nhũng làm ngân sách nhà nước bị thâm hụt, xảy ra tình trạng
bội chi, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế- xã hội, chính trị của nước ta và
trực tiếp ảnh hưởng đến tiền lương trong khu vực công vì ngân sách nhà nước là nguồn
chi trả chính cho lương của cán bộ công nhân viên. Vì vậy muốn cải thiện tiền lương
trong khu vực công việc quan trọng cần làm đó là đẩy lùi được nạn tham nhũng, quan
liêu, tìm thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước…


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
3.1.Một số khuyến nghị
Để tạo ra chuyển biến tích cực và thay đổi rõ rệt hơn nữa về cảm nhận tham nhũng trong
khu vực công tại Việt Nam, Nhà nước và xã hội cần thực hiện đồng bộ một số khuyến
nghị sau:
Đối với Nhà nước:
-

Tăng cường tính liêm chính trong hệ thống tư pháp để đảm bảo các nguyên tắc độc
lập trong công tác xét xử của tòa án và thẩm phán.

Áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách triệt để và có hệ thống đối với các
hành vi tham nhũng, không khoan nhượng với tham nhũng.
Xây dựng và đảm bảo việc thực thi các quy định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện
đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, hướng tới tạo dựng môi trường khuyến
khích và bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh liêm chính.

Đối với doanh nghiệp trong khu vực công:
-

-

Áp dụng các chuẩn mực và thông lệ tốt về liêm chính trong hoạt động của doanh
nghiệp đồng thời khuyến khích các đối tác kinh doanh cùng tuân thủ các chuẩn
mực này để đạt được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác và các bên liên quan, ủng hộ và
tham gia các sáng kiến phòng chống tham nhũng.

Đối với báo chí, các tổ chức xã hội và người dân:
-

-

Thực hiện quyền và trách nhiệm tham gia phòng chống tham nhũng bằng cách tích
cực đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng Dự thảo Luật phòng chống tham
nhũng sửa đổi, Luật Tố cáo sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Tiếp
cận thông tin thông qua các diễn đàn, hội thảo tiếp xúc cử tri hay các phương tiện
thông tin đại chúng.
Báo chí và các tổ chức xã hội tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, phổ biến kiến thức,
cung cấp thông tin để lôi cuốn người dân cùng lên tiếng về nhu cầu, nguyện vọng
liên quan đến phòng chống tham nhũng. Đồng thời, tích cực phối hợp với các cơ



-

quan có thẩm quyền để trực tiếp khuyến nghị các giải pháp phòng chống tham
nhũng và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của các biên liên quan.
Người dân nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống tham
nhũng trong đời sống, tham gia giám sát xã hội và sẵn sàng tố cáo phát hiện ra các
hành vi tham nhũng.

3.2.Một số giải pháp
Thứ nhất, cải cách chính sách tiền lương:
-Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương đảm bảo yêu cầu phù hợp với cơ chế thị trường,
định huớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
-Tiền lương phải đảm bảo đủ sống của bản thân cán bộ, công chức, viên chức và gia đình,
được hình thành theo quy luật của thị trường và do thị trường quyết định. Tiền lương phải
trả đúng giá trị sức lao động tren cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí lao động, phản ánh quan
hệ cung – cầu lao động và được xác định thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa
thuận giữa các bên trong quan hệ lao động.
-Tiền lương và thu nhập trả cho người lao động phải đảm bảo đủ sống, tái sản xuất được
sức lao động. Nhà nước quy định mức tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu mức sống tói
thiểu của cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với mặt bằng tiền lương trên thị trường
và trình độ phát triển của nền kinh tế làm căn cứ để trả lương.
Thứ hai, thực hiện nguyên tắc công bằng trong phân phối tiền lương và thu nhập. Tiền
lương và thu nhập trả cho cán bộ, công chức, viên chức phải tương xứng với sự đóng góp
của họ. Từng bước thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động.
Thứ ba, chính sách tiền lương phải đảm bảo tiền lương là thu nhập chính và mức sống
của cán bộ, công chức trên mức trung bình của xã hội để họ gắn bó với khu vực nhà nước
và làm tròn trách nhiệm công vụ của mình, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng. Cụ thể
là:

-

-

Tách chính sách tiền lương khu vực hành chính nhà nước thành hệ thống tiền
lương riêng có nguồn từ ngân sách nhà nước, từng bước thực hiện trả lương theo
vị trí, chức danh công việc trong hệ thống hành chính nhà nước và hiệu quả công
tác;
Tiếp tục thực hiện tiền tệ hóa những khoản chi công vụ có thể đưa vào lương(đất,
nhà ở, phương tiện đi lại, xăng xe...) để xóa bao cấp, tiết kiệm chi tiêu công;
Nhà nước quy định mức lương thấp nhất cho khu vực Hành chính Nhà nước cao
hơn mức lương tối thiểu chung, đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ tiền lương( bội
số lương trong thang bảng lương) để đạt mức bình quân của khu vực này cao hơn


-

-

-

-

-

-

mức tiền lương bình quân trong xã hội. Nghiên cứu xây dựng thang bảng lương
công chức theo mức lương để khắc phục việc gắn hệ số lương với mức lương tối
thiểu chung;

Trong điều kiện kinh tế thị trường, phải có chính sách phân phối tiền lương trong
khu vực này hợp lý trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương khu vực thị
trường, đặc biệt phải có chính sách thu hút và giữ chân nhân tài cho khu vực hành
chính nhà nước;
Đổi mới cơ chế phân phối tiền lương và thu nhập khu vực hành chính nhà nước
theo hướng bảo đảm tiền lương là thu nhập chính của cán bộ, công chức; trao
quyền cho người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức trong việc
tuyển dụng và trả lương theo vị trí công việc, tiêu chuẩn chức danh và hiệu suất
công tác; gắn việc trả lương với tinh giản bộ máy, cải cách hành chính, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Gắn chặt tiền lương công chức với xây dựng nền công vụ quốc gia để xác định rõ
và quản lý chặt đối tượng trả lương. Cần phải xây dựng một nền công vụ, hệ thống
công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, từng bước ngang tầm trình độ khu vực và thế
giới, trong đó xác định rõ từng vị trí làm việc với chức danh tiêu chuẩn rõ ràng. Từ
đó, chuyển dần từ trả lương theo người sang vị trí công việc và hiệu quả công việc,
đồng thời thực hiện đúng chế độ thủ trưởng trong thực thi công vụ, trao quyền cho
thủ trưởng quyết định việc trả lương cho công chức.
Điều chỉnh chi tiêu công, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước; trong đó tăng huy
động các nguồn ngoài ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng
ngân sách nhà nước trong tổng mức đầu tư toàn xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, cung cấp dịch vụ công, giảm dần tỷ
trọng chi từ ngân sách nhà nước cho đầu tư cơ sở vật chất, tăng bộ máy biên chế...
Tách dần tổng quỹ lương từ ngân sách nhà nước và quỹ Bảo hiểm xã hội, nguồn
chi trả chính sách ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội theo một cơ chế tạo nguồn
và chi trả tương đối độc lập với nhau, giảm dần áp lực tăng kinh phí từ ngân sách
nhà nước.
Thiết kế lộ trình hợ lý cải cách chính sách tiền lương phù hợp với khả năng tạo
nguồn, theo hướng tăng dần, tránh những đột biến gây sốc về nguồn và tác động
mạnh tiêu cực đến các quan hệ kinh tế - xã hội vĩ mô.



KẾT LUẬN
Tiền lương công chức hiện nay không phản ánh đúng giá trị sức lao động của họ, một
loại lao dộng đặc biệt. Việc làm này làm chọ giá trị xã hội của công chức giảm xuống
dẫn đến hiệu lực thực thi công việc thấp, dễ bị tổn thương và là mảnh đất cho tình
trạng quan liêu, tham nhũng có cơ hội phát triển. Chính sách tền lương, thu nhập thấp
sẽ dẫn đến cán bộ, công chức, viên chức phải tìm nguồn thu nhập khác để bổ sung
tiền của tham ô tham nhũng.
Nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng và sự nguy hại của tham nhũng, Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp tích cực thông qua hệ thống
tiền lương để phòng chống và đạt được kết quả khả quan, góp phần tích cực vào ngăn
chặn và đẩy lùi tham nhũng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Tiệp(2010), Đại học Lao động – xã hội, giáo trình Tiền lương –
Tiền công, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.
2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân(2012) và ThS. Nguyễn Văn Điềm, giáo trình Quản trị
nhân lực, Nhà xuất bản Đaị học Kinh tế quốc dân.
3. T.S Lê Thanh Hà(2011), giáo trình Quản trị nhân lực tập 2, Nhà xuất bản Lao động
– xã hội.
4. />5. />6. />7. />8. />9. />%E1%BB%87t_Nam


10. />%20thuc%20trang%20van%20de_Nguyen%20Huu%20Dung.pdf



×