Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tìm hiểu về cách bài trí công sở tại cơ quan doanh nghiệp, đánh giá xu hướng bài trí công sở hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.69 KB, 30 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhờ sự tâm huyết và tận tình của quý thầy cô cùng với sự phấn đấu không
ngừng của bản thân, đến nay em đã hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu
tại trường , em đã trao dồi kiến thức và sự trưởng thành để làm hành trang bước
vào đời qua đây em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Hải Yến đã tận tình
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và tận tình hướng dẫn em hoàn
thành bài tiểu luận này.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng song với trình độ hiểu biết
còn hạn chế, trải nghiệm thực tế chưa nhiều nên tất yếu sẽ còn nhiều thiếu sót
nhất định. Do đó rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quý
thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn..


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài viết của tôi là do bản thân thực hiện, không sao chép
các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm riêng của mình. Nếu
có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm về bài tiểu luận của mình.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VHCS
HĐH
CBCC

Văn hóa công sở
Hiện đại hóa
Cán bộ công chức




PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay cùng với xu hướng phát triển cuả xã hội và quá trình hội nhập
ngày càng mạnh mẽ, bài trí công sở được nói đến như 1 tiêu chí quan trọng đến
công việc và bộ mặt của cơ quan, doanh nghiệp. Trong công sở để có được sự
thành công không chỉ cần sự siêng năng, cần cù mà cần phải có 1 không gian
làm việc thoải mãi, khoa học thì mới đạt được hiệu quả công việc cao.
Nhận biêt được ý nghĩa trên nên em đã chọn đề tài “ tìm hiểu về cách bài
trí công sở tại cơ quan doanh nghiệp, đánh giá xu hướng bài trí công sở hiện
nay”. việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu về vấn đề này giúp em hiểu rõ hơn về tầm
quan trọng của việc bài trí nơi công sở mà trước giờ 1 số cơ quan, doanh nghiệp
chưa thật sự quan tâm
2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: bài trí công sở và xu hướng bài trí công sở
Phạm vi: tìm hiểu nghiên cứu cách bài trí công sở và đánh giá các xu
hướng đó
3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu
Việc tìm hiểu về cách bài trí không chỉ cần thiết cho cán bộ công chức
nhà nước mà đối với công dân việt nam đặc biệt là sinh viên theo học tại các
trường cao đảng, đại học để tạo nên 1 môi trường công sở khoa học và văn
minh.
Là sinh viên đang theo học nghành quản trị văn phòng trường đại học nội
vụ hà nội tương lai có thể làm việc ở cac tổ chức nhà nước vì vậy nghiên cứu
vấn đề bày trí công sở này sẽ giúp em và các bạn tìm hiểu được sâu sắc hơn
nhiều vốn kiến thức trên lý thuyết cũng như trong thực tế để giúp ích cho chúng
em trong quá trình học tập hiện nay cũng như trang bị cho mình 1 hành trang
vững chắc khi bước vào môi trường làm việc trong tổ chức sau này.
4. Phương pháp: so sánh, chứng minh, giải thích..


4


5. Kết cấu đề tài:
Phần1 : mở đầu
Phần 2: nội dung
Chương 1: khái quát chung về bài trí công sở
Chương 2: 1 số xu hướng bài trí công sở hiện nay
Chương 3: đánh giá xu hướng bài trí công sở hiện nay
Phần 3: kết luận

5


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÀI TRÍ CÔNG SỞ
1.1 Khái niệm:
Công sở là một pháp nhân công quyền, chịu trách nhiệm tiến hành một
trong các hoạt động của các đơn vị hành chính địa phương, thay mặt cho Nhà
nước, cho tỉnh, cho công xã nhưng chịu sự kiểm tra của các cấp đó”.
Các tác giả nêu ra những yếu tố để nhận biết một công sở, đó là:
+ Về tổ chức: có cơ cấu tổ chức bộ máy và phân công chức năng;
+ Về chức năng: hoạt động công ích, công vụ;
+ Vật chất: có các loại tài sản, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động;
+ Pháp lý: có thể chế, quy tắc điều chỉnh hoạt động. Còn khái niệm công
sở tự quản dùng để chỉ các tổ chức hành chính nhà nước, theo tác giả Jean
Michel De Forges: Công sở tự quản (établissement public) là quyền tự quản về
hành chính và tài chính. Theo khái niệm này công sở tự quản được hiểu là một

tổ chức hành chính của Nhà nước (trùng với khái niệm cơ quan hành chính nhà
nước) và có sự khác biệt với các tổ chức tư nhân.
Các tiêu chí dùng để nhận biết một công sở tự quản, đó là:
+ Một pháp nhân theo luật công
+ Một tổ chức gắn liền với một đơn vị hành chính lãnh thổ. Chỉ có đơn vị
hành chính lãnh thổ (dưới danh nghĩa nhà nước) tức là các cấp chính quyền mới
có thẩm quyền thành lập công sở tự quản
+ Một tổ chức chuyên môn hoá. Mỗi công sở đều gắn với một chuyên
môn riêng của mình và chỉ được làm những công việc có liên quan đến chuyên
môn được giao.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, công sở là một khái niệm
thuộc phạm trù khoa học tổ chức và hành chính học. Trong lĩnh vực tổ chức và
quản lý nhà nước, thuật ngữ công sở đôi khi được xem là đồng nghĩa với trụ sở.
Chẳng hạn:
6


“Công sở là trụ sở, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước nói chung”.
“Công sở, xét về nội dung là hoạt động thoả mãn một yêu cầu lợi ích
chung, do vậy cần được sự bảo vệ kiểm tra của bộ máy hành chính nhà nước
mới đảm bảo thoả mãn nhu cầu này; xét về hình thức tổ chức, là một tập hợp có
tổ chức, có phương tiện vật chất và người được nhà nước hỗ trợ để thực hiện
nhiệm vụ của mình”.
“Công sở là những cơ quan nhà nước hoạt động nhân danh pháp nhân
công pháp để thoả mãn các nhu cầu của nhân dân”.
Những cách hiểu nêu trên đã đề cập đến những dấu hiệu cơ bản của công
sở. Tuy nhiên, một số khái niệm còn thiếu tính bao quát, vì trong thực tế, có
nhiều cơ quan nhà nước không thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng vẫn
được coi là công sở (ví dụ: bệnh viện, trường học, học viện…).
Ngoài ra, các giải thích đó còn chưa nêu rõ được những quan điểm khác

biệt giữa khái niệm “công sở” với khái niệm “cơ quan” trong bộ máy nhà nước.
Trong thực tế, giữa hai khái niệm này có điểm khác biệt như sau: khái niệm cơ
quan chỉ một đơn vị trong cơ cấu thứ bậc và quyền hạn do luật định và các mối
quan hệ trong công tác.Trong khi đó, nói đến khái niệm công sở thì ngoài việc
nói đến nó là một cơ quan, không thể không nói đến vị trí của nó trong không
gian (địa điểm) và các điều kiện vật chất khác đảm bảo cho hoạt động của nó.
Từ các phân tích nêu trên, có thể thấy rằng, từ trước đến nay, khái niệm
công sở được hiểu theo các nghĩa sau:
-Theo nghĩa hẹp, công sở được hiểu là các cơ quan hành chính nhà nước,
chỉ bao gồm các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước đứng đầu là Chính
phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
-Trong một phạm vi hẹp hơn nữa, công sở được dùng đồng nghĩa với
thuật ngữ “trụ sở” chỉ một địa điểm cụ thể, một thực thể hiện hữu về kiến trúc và
các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động của mọt cơ quan nhà nước nói
chung.
Tuy nhiên, khái niệm công sở hiểu theo nghĩa toàn diện phải có những
đặc điểm cơ bản sau:
7


+ Công sở chỉ gắn với nhà nước và chỉ do nhà nước thành lập và quản lý
theo ý chí của nhà nước, được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật. Quy
chế hoạt động của công sở tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước. Thẩm quyền,
chức năng, nhiệm vụ của từng công sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định;
+ Công sở là một pháp nhân cụ thể có liên quan đến hoạt động công
quyền hay dịch vụ công, nói cách khác công sở có tính đặc thù gắn liền với chức
năng, nhiệm vụ được phân giao theo ngành, lĩnh vực hay lãnh thổ, được nhà
nước bảo đảm về mọi phương tiện để hoạt động đạt kết quả;
+ Công sở có tài sản công độc lập, sử dụng ngân sách nhà nước theo kế

hoạch, có trụ sở hoặc các văn phòng đại diện trong phạm vi lãnh thổ hay ngoài
lãnh thổ; được tổ chứ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế khác;
+ Công sở có tên gọi riêng được khắc vào con dấu theo quy định, có quy
chế công vụ, thực hiện đúng các bổn phận theo quy định, phải chịu trách nhiêm
pháp lý trước cơ quan tài phán hành chính có thẩm quyền;
+ Công sở có trụ sở giao dịch đặt tại các điểm trung tâm thuận tiện cho đi
lại, giao tiếp và thực hiện các mối quan hệ bên trong và bên ngoài.
Từ những điều nêu trên, có thể hiểu và sử dụng thuật ngữ công sở theo hai nghĩa
như sau:
Theo nghĩa rộng:
Công sở là thuật ngữ dùng để chỉ “Một pháp nhân công quyền và là
bộ phận quan trọng hợp thành bộ máy nhà nước được thành lập theo ý chí
của nhà nước (có tài sản và trụ sở) nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà
nước và phục vụ xã hội”
Theo nghĩa hẹp:
Công sở là thuật ngữ sử dụng thông thường khi nói về “Trụ sở-nơi làm
việc của các cơ quan nhà nước công quyền”
Theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt, công sở là nơi làm việc của
cơ quan nhà nước nói chung
8




Khái niệm văn hóa công sơ
Văn hóa công sở cũng giống như bất cứ loại hình văn hóa nào khác, là
một loại hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối
quan hệ của mình với người khác. Văn hóa công sở còn là một hệ thống được
hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị, tạo niềm tin về thái độ làm việc

của cán bộ công chức, viên chức, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp
làm việc và hiệu quả hoạt động. Loại văn hóa này bao gồm cả những quy định
chính thức ghi thành văn bản pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ
quan, đơn vị đã được thống nhất ban hành và còn có những quy định bất thành
văn mà chúng ta đúc kết bằng kinh nghiệm trong cuộc sống.
Văn hóa công sở là ăn mặc phù hợp, gọn gàng, lịch sự; là phong cách làm
việc; là ứng xử khi giao tiếp; là ý thức thực hành tiết kiệm và tự bảo vệ thương
hiệu của chính đơn vị mình. Người CBCC, viên chức có khả năng thích ứng
công việc trong các tổ chức khác nhau, có vốn kinh nghiệm văn hóa công sở thì
trong bất kỳ tình huống nào cũng tự mình điều chỉnh một cách hợp lý đạt hiệu
quả cao trong công việc.
Trong công sở, nơi làm việc có nhiều thế hệ, nhiều trình độ khác nhau,
tính cách cũng hoàn toàn khác biệt. Thời gian tiếp xúc với đồng nghiệp đôi khi
còn nhiều hơn cả với người thân trong gia đình. Bởi vậy trong cuộc sống thường
nhật xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hòa đồng với mọi người là việc làm cần thiết
và luôn giữ nguyên tắc lấy công việc làm trọng. Giúp đỡ đồng nghiệp cũng như
sẵn sàng đón nhận ý kiến xây dựng của bạn bè để mình ngày càng hoàn thiện
hơn. Trong công sở cũng luôn giữ hòa khí để tạo môi trường làm việc tích cực.
Một CBCC, viên chức tốt thì trước hết phải là đồng nghiệp tốt, biết giữ lời hứa,
biết lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, biết đón nhận ý kiến đóng góp xây dựng
để tạo nên môi trường làm việc vui vẻ, hiệu quả cao.
Theo PGS.TS Vũ Thị Phụng (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng)
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã đưa ra định nghĩa: “VHCS là
tổng hoà những giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức,
phương pháp tổ chức, quản lí, môi trường – cảnh quan, phương tiện làm
9


việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công
chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp

luật và hiệu quả cao
Còn theo Minh Phúc: “Văn hoá nơi công sở, nói một cách khái quát, là
một loạt hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối
quan hệ tương tác của mình với những người khác. Văn hoá công sở còn là
một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo
nên niềm tin giá trị về thái độ của cán bộ làm việc trong công sở, ảnh hưởng
đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó”
Qua 2 khái niệm trên ta có thể rút ra: bài trí công sở là 1 hoạt động nằm
trong văn hóa công sở, là cách tổ chức sắp xếp bố trí các công việc trong công
sở 1 cách văn minh, lịch sự và hiện đại phù hợp với điều kiện của cơ quan, tổ
chức nhằm tạo ra môi trường làm việc năng động, hiệu quả.
1.2 Mục đích, ý nghĩa
Bài trí công sở có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nó thể hiện đến chất
lượng, hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa
học của đội ngũ cán bộ công chức hay các cơ quan ngoài nhà nước nhằm góp
phần vào quá trình cải cách hành chính nhà nước.
Khơi dậy phát huy nhân lực, tạo được nét văn hóa riêng của mỗi công sở,
sự đồng thuận chung của các cá nhân trong từng tổ, nhóm nói riêng và trong
toàn tổ chức nói chung.
Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, tạo bầu không khí làm việc
khoa học, hiệu quả,
Ngăn nắp trong công việc tạo môi trường làm việc sạch sẽ, tạo nhu cầu
cho các nhân viên, tập thể cũng như các hoạt động giao lưu giữa các cá nhân,
nhóm, tổ với nhau với mục đích tăng cường sự hợp tác, trao đổi sáng kiến kinh
nghiệm…để hoàn thiện nhiệm vụ và chức năng của tổ chức. Qua đó tạo cơ hội
cho các thành viên có cơ hội khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức đáp
ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước.

10



CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU XU HƯỚNG BÀI TRÍ CÔNG SỞ HIỆN NAY
2.1 Bài trí Quốc huy, Quốc kỳ,tên biển cơ quan và khuôn viên cơ
quan
- Quốc huy: được treo trang trọng tại phía trên cổng chính của tòa nhà,
kích cỡ quốc huy phải phù hợp với không gian treo, không treo quốc huy quá cũ
hoặc hư hỏng.
- Quốc kỳ: được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc tòa nhà chính,
quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước và màu sắc đã được Hiến pháp quy
định. Việc treo quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang
tuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức lễ
tang.
-

Biển tên cơ quan:Cơ quan phải có biển tên đặt tại cổng chính, ghi rõ tên gọi đầy
đủ bằng tiếng việt và địa chỉ cơ quan. Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên

-

đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức,viên chức.
Khu vực để phương tiện giao thông: Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu vực để
phương tiện giao thông của cán bộ, công, nhân viên và người đến giao dịch tại

-

cơ quan, doanh nghiệp. không thu phí gửi của người đến giao dịch
Vệ sinh khuôn viên cơ quan và phòng làm việc: Tất cả các cán bộ, nhân viên
trong cơ quan phải có ý thức phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trong cơ quan, doanh
nghiệp

Cơ quan tổ chức lao động 2 tuần 1 lần tất cae các nhân viên phải tham gia
trừ trường hợp đi công tác hoặc có công việc đột xuất.
Tùy theo nhu cầu thực tế chi đoàn cơ quan, doanh nghiệp có thể huy động
đoàn viên thanh niên tổ chức làm vệ sinh trong khuôn viên cơ quan.
2.2 Xu hướng bài trí phòng làm việc hiện nay
Mỗi một văn phòng làm việc như là một tổ ong vò vẽ, nơi thể hiện sự gắn
kết và năng suất. Những thiết kế văn phòng hiện nay đang dần được đầu tư kĩ
lưỡng hơn để mang đến sự gọn gàng và tạo ra không gian làm việc thoải mái cho
nhân viên trong văn phòng, giúp văn phòng lam việc trở nên hiện đại hơn
11


Không gian làm việc nên thể hiện sức sống, sự tái tạo để truyền cảm ứng
cho một loạt các hoạt động thường xuyên và liên tục, thúc đẩy sự nhiệt huyết
trong suốt một ngày. Và trong đó, nhiều công ty điển hình nổi tiếng đang làm tốt
việc kết hợp một số các yếu tố này vào trong thiết kế nơi làm việc. Do vậy, một
số xu hướng dần được phát triển theo cách nhìn nhận chung về nơi làm việc lý
tưởng.
2.2.1 Thỏa mãn nhu cầu sử dụng
Thiết kế văn phòng thỏa mãn nhu cầu sử dụng là mục tiêu đầu tiên đặt ra
trong mỗi bản thiết kế, bởi văn phòng là nơi có chức năng chính là làm việc,
nhiệm vụ của nó là tạo môi trường hỗ trợ nhân viên thực hiện các công việc tốt
hơn, đồng thời kích thích khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu quả.
Ngày nay những không gian làm việc được thiết kế theo dạng mở với mô
hình bàn làm việc module đã trở thành xu hướng đi đầu, giúp việc quản lý văn
phòng trở nên linh động và hiệu quả cao. Các dạng thiết kế nội thất phòng làm
việc có thể thay đổi theo nhiều hướng khác nhau, từ làm việc cá nhân cho đến
làm việc nhóm, hoặc thậm chí là phòng họp
2.2.2 Bàn làm việc cho lãnh đạo
Việc sắp đặt bàn làm việc của lãnh đạo lý tưởng nhất là: sau bàn làm việc

văn phòng có tường chắc chắn, bên trái chỗ ngồi là cửa sổ, nhìn qua cửa sổ thấy
một phong cảnh thiên nhiên đẹp, không khí thoáng đãng. Cửa ra vào ở góc bên
phải phía trước bàn sẽ không bị tạp âm quấy nhiễu và không bị người ngoài nhìn
ngó bất thường. Cửa ra vào mở ở phía bên trái bàn làm việc có thể thay đổi vị trí
một chút, hiệu quả vẫn tốt.
Trong văn phòng ngoài bày tủ sách, máy tính, ghế ngồi cũng nên bố trí
thêm các đồ thủ công mỹ nghệ, cây cảnh tạo không gian tươi sáng, trang nhã.

12


- Ghế làm việc là món đồ nội thất có lẽ đặc biệt nhất. Ghế ngồi của lãnh
đạo bao giờ cũng là chiếc ghế bề thế nhất, chiếc ghế tượng trưng cho địa vị, cho
quyền lực nên phải to lớn và ấn tượng.
Ngoài bàn ghế thì tủ cũng đóng vị trí quan trọng đối với phòng lãnh đạo,
bởi đó là nơi lưu trữ những tài liệu, giấy tờ quan trọng của cơ quan.
2.2.3 Bố trí phòng họp
Phòng họp là nơi các thành viên trong cơ quan ngồi lại, đánh giá nhận xét
cũng như đưa ra kế hoạch,ý kiến. Tùy theo diện tích phòng họp mà có cách lựa
chọn và bố trí bàn ghế khác nhau
Trong việc chọn bàn hội nghị nên chọn hình tròn hoặc hình bầu dục.
Chúng có tác dụng giúp mọi người dễ đạt được nhận thức chung, gợi mở ý
tưởng và phát huy tinh thần đồng đội vì bàn tròn có thể giúp cho những người
tham gia hội nghị giao lưu lẫn nhau một cách dễ dàng, tạo nên một bầu không
khí giao lưu bình đẳng, hướng tâm. Bàn hình vuông về cơ bản cũng tạo nên
những cảm nhận như vậy.

13



Bố
trí kiểu

rạp

hát:

Trong phòng chia làm hai khu vực, là khu vực khách mời và khu vực cho
người diễn giả. Khu vực khách mời thì chỉ có ghế không có bàn, khu vực diễn
giả thì có thể trang bị thêm các phương tiện như bàn, máy chiếu, bục phát biểu.
Bố trí kiểu bàn ghế này thích hợp cho các chương trình ra mắt mặt hàng mới,
các buổi diễn văn nghệ, các cuộc thi.
Với kiểu sắp xếp này thì phù hợp cho các sự kiện mà số người tham gia
đông, Nên chú ý việc bố trí sắp xếp bàn ghế sao cho các khách mời có thể quan
sát người diễn giả đang nói phía trên mà không bị che khuất bởi người ghế
trước.
2.2.4 Bàn làm việc, tủ tài liệu
- Bố trí phòng ban hoặc bàn làm việc theo luồng công việc sắp xếp các
phòng ban hoặc bàn làm việc theo luồng công việc nhằm tối thiểu hóa việc di
chuyển khi chuyển giao tài liệu hoặc trao đổi công việc. Khỏang cách quá xa sẽ
làm mất rất nhiều thời gian. Ngòai ra nó còn gíup ta giảm bớt khả năng làm thất
lạc giấy tờ, gây trì trệ và gián đọan công việc.

-

Mục đích chủ yếu của tủ tài liệu chính là để lưu trữ tài liệu, giúp cho văn phòng
gọn gàng hơn. Tủ tài liệu hiện nay có rất nhiều loại phù hợp với nhu cầu từng
14



không gian văn phòng: Tủ đựng hồ sơ thông thường, tủ file, tủ tài liệu với các
ngăn có khóa (dùng để bảo mật những tài liệu quan trọng, tài sản có giá trị…), tủ
tài liệu di động…

Tủ tài liệu sẽ giúp
- Bảo quản tài liệu ngăn nắp: Mỗi ngày văn phòng của bạn có bao nhiêu
tài liệu làm việc, từng ngày sẽ chất ngất trong “núi” tài liệu. Vì thế rất cần tới tủ
tài liệu để sắp xếp chúng vào vị trí ngăn nắp nhất. Nhờ vậy mà không gian văn
phòng trở nên gọn gàng hơn, tinh thần làm việc tràn đầy hứng khởi hơn. Không
những vậy, có nội thất này còn giúp cho văn phòng trở nên quyến rũ, lộng lẫy
hơn.
- Quản lý tài liệu khoa học
- Bảo quản an toàn: Một số tủ được thiết kế chống cháy, chống ẩm. Nhờ
vậy mà tài liệu sẽ được bảo quản tốt nhất cho dù thời gian có lâu tới đâu. Chất
liệu của tủ được làm bằng sắt thì lại càng bền hơn. Còn những tủ được làm bằng
chất liệu gỗ thì có tính thẩm mỹ sang trọng, dễ kết hợp với những món đồ nội
thất khác.
2.2.5Trang thiết bị không dây
15


Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đặt ra yêu cầu ngày càng cấp thiết
trong việc kết nối linh hoạt công việc đã làm cho mạng hữu tuyến – hệ thống
mạng truyền dẫn bằng dây cáp đang được sử dụng hiện nay – không còn phù
hợp nữa. Thay vào đó, công nghệ mạng không dây đang dần thay thế công nghệ
mạng cũ, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng và trở thành sự lựa chọn
hàng đầu của các cơ quan, doanh nghiệp.
“Văn phòng không dây” là giải pháp được xây dựng trên nền tảng mạng
vô tuyến Wireless LAN - công nghệ mạng tiên tiến nhất hiện nay nhằm đáp ứng
tối đa nhu cầu sử dụng của các văn phòng. Giải pháp này hỗ trợ đồng thời các

chuẩn về Wireless, đáp ứng tốc độ truyền và tính bảo mật cao.
Lợi ích mạng không dây mang lại cho các văn phòng, cho các hoạt động
của mỗi cá nhân và cấu trúc tổng thể trong văn phòng là cực kỳ to lớn.


Khả năng di động trong văn phòng
Dù ở bất kỳ vị trí nào trong văn phòng, người sử dụng cũng có thể truy
cập mạng mà không phải phụ thuộc vào việc ở đó có hay không những ổ cắm
hay đầu chờ cho phép kết nối - một trở ngại mà các văn phòng sử dụng công
nghệ mạng truyền thống luôn phải đương đầu mỗi khi phải di chuyển hay sắp
đặt lại vị trí ngồi làm việc.



Thiết lập dễ dàng - Mở rộng linh hoạt
Thay vì việc phụ thuộc vào hạ tầng mạng từ khi xây dựng tòa nhà, mạng
không dây có thể được thiết lập một cách dễ dàng vào bất kỳ lúc nào người sử
dụng muốn có, đồng thời việc thêm các kết nối cho các nhu cầu truy cập mới
được đáp ứng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.



Tiết kiệm thời gian - Nâng cao hiệu suất công việc
Tính nhanh chóng, dễ dàng và linh hoạt của giải pháp trong thi công, cài
đặt, và trong sử dụng hàng ngày giúp cho các văn phòng tiết kiệm được rất
nhiều thời gian, tạo điều kiện làm việc tốt nhất, từ đó nâng cao rõ rệt hiệu quả
công việc.




Tính thẩm mỹ
Sử dụng giải pháp văn phòng không dây, các văn phòng sẽ không còn
16


cảnh những đường dây cáp chạy “loằng ngoằng” dưới gầm bàn hay vắt từ góc
nọ sang góc kia. Không gian văn phòng vì vậy mà trở nên thoáng đoãng hơn và
có thể dễ dàng trang trí theo yêu cầu.


Giá thành hợp lý – Tiết kiệm chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư, nâng cấp, hỗ trợ, và bảo trì công nghệ mạng không dây
thấp hơn so với mạng hữu tuyến, do vậy tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho văn
phòng.

Những vật dụng công nghệ quen thuộc tại mỗi bàn làm việc văn phòng.
2.2.6 Nội thất tối giản
Văn phòng làm việc hiện nay càng chú trọng đến việc tạo ra thật nhiều
không gian thoáng đãng để giúp giảm thiểu sự căng thẳng, stress trong môi
trường công sở áp lực. Vì vậy các món đồ nội thất đa năng, giúp tiết kiệm tối đa
diện tích là điều các không gian văn phòng theo phong cách hiện đại hướng đến.

17


2.2.7 Không gian đa năng
Không chỉ là các phòng nhỏ biến mất, các băng ghế nghỉ chân được bố trí
khắp mọi nơi, không gian đa năng có thể được sử dụng cho tất cả mọi nơi từ
phòng họpđ đến các khu vực giải lao, ăn uống. Chúng ta sẽ bắt gặp nhiều bàn
làm việc hình bầu dục mang lại vị trí thuận tiện hơn đáp ứng chỗ ngồi cho 4 đến

6 người, cũng như việc chuyển đổi không gian trong tích tắc để phục vụ cho một
cuộc họp bất thường…

Không gian mở phục vụ cho lễ tân, tiếp khách, thư giãn.
18


2.2.8 Khu vực phòng chờ
Có một động thái hướng tới việc tạo ra các không gian đối nghịch với sự
cứng nhắc, khuôn khổ vốn dĩ của văn phòng đó là xây dựng 1 phòng chờ, Nơi
tạo sự nhẹ nhàng , kích thích sự hợp tác thoải mái trong công việc. Mọi người
vừa thư giãn, vừa trao đổi, vừa đảm bảo năng suất công việc mà vẫn luôn ở
trong khuôn khổ của văn phòng cơ quan, doanh nghiệp .

Ghế sofa thư giãn, trò chuyện là một phần của không gian làm việc.
2.2.9Màu sắc có sự tổ chức
Thiết kế không gian môi trường làm việc với nhiều màu sắc sinh động sẽ
giúp suy nghĩ của bạn được tổ chức hơn và đầy sáng tạo hơn, Một số nghiên cứu
về màu sắc có thể làm tăng sự hạnh phúc, năng suất và cảm hứng... Do vậy,
nhiều nhà sản xuất nội thất văn phòng đã tích hợp nhiều gam màu nổi bật, đưa ra
một phổ màu rộng cho các phụ kiện và đồ dùng nội thất chuyên dụng.

19


Màu sắc nơi làm việc thúc đẩy tính sáng tạo và truyền cảm hứng.
2.2.10 Không gian làm việc chung
Được hình thành từ giữa những năm 2000, không gian làm việc chung là
một hình thức văn phòng kiểu mới đang phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Một trong những ưu điểm của mô hình này là người thuê có thể lựa chọn những

hợp đồng rất linh hoạt, có khi chỉ là 1-2 chỗ ngồi cho thời gian từ vài tháng cho
đến vài ngày.
Ngoài ra, những không gian làm việc chung thường là nơi mà nhiều người
hoạt động trong nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp khác biệt có thể ngồi ngay cạnh
nhau, tạo điều kiện cho những luồng tư duy và ý tưởng gặp nhau để khai sinh ra
những cơ hội và dự án mới, đồng thời tạo sự gần gũi, cởi mở, thân thiện giữa các
nhân viên.
Với ưu thế về giá cả, sự linh hoạt và khả năng kích thích sáng tạo, không
gian khởi nghiệp chung thường được những doanh nghiệp khởi nghiệp chuyên
về công nghệ hay sáng tạo lựa chọn làm nơi làm việc đầu tiên hay thậm chí là
văn phòng lâu dài của họ. Chính vì vậy, mô hình này đang phát triển và nhân
rộng mạnh mẽ khắp mọi nơi trên thế giới.

20


2.2.11Mang thiên nhiên vào văn phòng
Một trong những lý do khiến chúng ta gặp căng thẳng, stress trong cuộc
sống chính là công việc. Nhưng khi được ngồi làm việc trong một không gian
xanh, nội thất văn phòng đẹp sẽ giúp tinh thần con người được minh mẫn, tỉnh
táo và thoải mái hơn; vừa đem lại hiệu quả cao trong công việc vừa đảm bảo sức
khỏe, loại bỏ tối đa những căng thẳng.

Mang thiên nhiên vào văn phòng
Đây không phải là một xu hướng mới, nó đã xuất hiện rất phổ biến tại rất
nhiều công ty hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam do quan niệm khi
21


tạo một khoảng không gian xanh sẽ làm mất đi một diện tích nhất định nên chưa

có nhiều văn phòng làm việc áp dụng xu hướng này. Làm việc trong môi trường
có không khí của thiên nhiên sẽ giúp xua tan phần nào căng thẳng mệt mỏi khi
làm việc.

Các thiết kế văn phòng dần nghiêng về xu hướng thoải mái bằng việc phá
vỡ phân chia giữa trong nhà và ngoài trời. Điều này có thể thực hiện như kết nối
một không gian trong nhà với một khu vực ngoài trời; sử dụng các màu sắc sinh
động, tươi mát; bố trí nội thất làm tăng cảm giác như đang ở ngoài trời. Không
chỉ dừng lại ở những chậu cây kiểng lớn, bình hoa, hay dây leo, xu hướng mới
nhất làm cho văn phòng tràn đầy năng lượng với thiết kế sáng tạo hơn.

22


2.2.12 Thiết kế đơn giản tinh tế

Thiết kế đơn giản tinh tế
Xu hướng thiết kế đơn giản nhưng mang lại vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch, và
đầy sang trọng.. Đó là việc sử dụng đồ dùng nội thất đơn giản, trang trí không
quá cầu kì… Sự đơn giản với đầy đủ tiện nghi tạo môi trường làm việc thoải mái
và nhẹ nhàng cho nhân viên, tạo hứng thú làm việc và cảm hứng sáng tạo, tập
trung làm việc hiệu quả nhất.
Rất nhiều Cơ quan, doanh nghiệp đang dần chú ý tới không gian làm việc
giúp nhân viên thoải mái, giúp nhân viên có được một khu vực vui chơi giải trí
để họ bớt đi stress trong công việc. Phong cách này khiến không gian văn phòng
23


mất đi một diện tích nhất định nhưng bù lại sẽ nhận được sự nhiệt huyết của
nhân viên trong công việc.

2.2.13Phối trộn giữa các kết cấu khác nhau
Không gian văn phòng không nhất thiết chỉ có đồ dùng bằng gỗ, trang
thiết bị kim loại hay các bức tường gương, thạch cao nhàm chán. Những sản
phẩm nột thất với các chất liệu phong phú cung cấp cho các nhà thiết kế nhiều
cơ hội để phối trộn tạo nên những kết cấu bắt mắt, mang lại một môi trường làm
việc đa dạng, tràn đầy cảm hứng và nổi bật phong cách cá nhân, đặc trưng ngành
nghề.

Trang bị văn phòng làm việc hiện đại, kết hợp nhiều chất liệu phù hợp.
2.2.14 Linh hoạt
Tính linh hoạt là điều mà tất cả các chuyên gia đều đưa ra như một xu
hướng phát triển vượt bật so với không gian văn phòng truyền thống. Thay vì
cách bố trí cố định, các thiết kế chú trọng vào sự phù hợp cho nhu cầu của công
việc, hoạt động luôn thay đổi. Mọi sản phẩm được thiết kế đều có tính năng
chuyển đổi chức năng, vị trí, kết hợp lẫn nhau. Một ví dụ điển hình là thiết kế
24


phòng module, khi chúng được trộn, xếp chồng và di chuyển xung quanh, cung
cấp vô số các kết hợp cho một môi trường làm việc năng động.

2.6.13 Ứng dụng phong thủy trong bài trí công sở
Cùng với sự phát triển của xã hội, phong thuỷ đang được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực của đời sống.
Trong một tổ chức, một doanh nghiệp, vị trí và cách bài trí văn phòng làm
việc của ban điều hành cũng không thể xem nhẹ.
Nếu chiếc dầm đè bàn làm việc thì khi đó các dòng khí có sự tương tác rất
mạnh đối với người đang ngồi sử dụng bàn. Ngoài hiệu ứng trên thì người trên
bàn chịu hiệu ứng từ trường do khối lượng sắt thép bên trong dầm tương tác.
Điều này giải thích tại sao trong Phong thủy người ta kiêng không nên

hoạt động hoặc làm bất cứ việc gì trong khu vực có dầm chạy qua
Trong Phong thủy có quan điểm cho rằng ánh sáng, không khí chính là
khí của Phong thủy cho nên nhiều khi lấy tiêu chí hướng cửa sổ là hướng chính
để tính Phong thủy
Trong phong thủy yếu tố về khí được đặc biệt coi trọng. Bố trí nhà ở hay
bố trí phòng làm việc yếu tố này cũng nên đưa lên hàng đầu.
Nhất là trong việc bài trí phòng của những người giữ vai trò đầu não lấy
25


×