Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề đáp án HSG văn 9 vĩnh phúc 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.14 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2017 – 2018
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (4,0 điểm)
Xác định và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Đồng chiêm phả nắng lên không,
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
(Trích Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy)
Câu 2 (6,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều
lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt
chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con
kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
(Quà tặng cuộc sống, quyển 5)
Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
Câu 3 (10,0 điểm)
“Tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người
nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo”.
(Nguyễn Minh Châu)
Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe
không kính (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) để thấy được những đóng góp sáng tạo
của Phạm Tiến Duật đối với thơ ca Việt Nam.
-------------HẾT-----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



Họ và tên thí sinh:.............................................................................; SBD:.............................


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2017 - 2018
-HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Gồm 05 trang)

A. YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận
dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc,
có chất văn, có những suy nghĩ và cách trình bày sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt
vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu Ý
Nội dung
Điểm
1
Xác định và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
4,0
a Xác định các biện pháp tu từ
2,0
* HS tìm được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Nhân hóa: Đồng chiêm phả nắng; cánh cò dẫn gió; gió nâng tiếng hát; lưỡi hái
0,5
liếm ngang.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng hát chói chang
0,5
- Đảo trật tự từ: Long lanh lưỡi hái
0,5
- Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
0,5
(Nếu HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể, cho 1,0 điểm)
b Hiệu quả của các biện pháp tu từ
2,0
HS phân tích cụ thể tác dụng của các biện pháp tu từ nêu trên để hướng tới các ý
chính sau:
- Các biện pháp tu từ trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh đẹp với màu sắc
0,5
tươi tắn rực rỡ, với cách sử dụng nhiều động từ độc đáo, nhà thơ đã khắc họa bức
tranh về mùa vàng bội thu.
- Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, sống động; có niềm vui,
0,5
sự lạc quan, hăng say của người lao động.
- Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau; tầm vóc con người lao động lớn lao
0,5
ngang tầm vũ trụ.
Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội
0,5
thu.
2
Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện
6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống, con người cần phải có ý 0,25

chí, nghị lực, sự sáng tạo và bản lĩnh, dũng cảm đối mặt với khó khăn thử thách, học
cách sống biết vươn lên bằng chính khả năng của mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động:
a

Giải thích, xác định vấn đề nghị luận
- Chiếc lá và vết nứt: biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến
cố có thể xảy đến với con người bất cứ lúc nào.



1

1,5
0,5


b

c

3

- Con kiến dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách
bò lên chiếc lá: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì,
sáng tạo, bình tĩnh, dũng cảm vượt qua khó khăn, thử thách bằng chính khả năng
của mình.
=> Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống: con
người cần phải có ý chí, nghị lực, sự sáng tạo và bản lĩnh, dũng cảm đối mặt với khó

khăn thử thách, học cách sống biết vươn lên bằng khả năng của chính mình.
Bình luận, chứng minh vấn đề
Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong
cuộc đời. Bởi vì:
- Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan
tính và dự định của con người. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống mà con người
phải đối mặt. Vì vậy, mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để
đứng vững trong cuộc đời; phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sự kiên trì,
sáng tạo để vượt qua.
- Khi đứng trước thử thách cuộc đời, con người cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén để
tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
- Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện thêm ý chí, là cơ hội
để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó con người sẽ trưởng thành hơn, sống
có ý nghĩa hơn.
- Không phải ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió của cuộc đời. Có
người nhanh chóng bi quan, chán nản; có người than vãn, buông xuôi; có người ỷ
lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận,…Với những con người có lối
sống như vậy sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống, ta cần phê phán.
(Học sinh làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu)
Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được khó khăn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt,
mỗi chúng ta cần có thái độ sống tích cực, không đầu hàng, không gục ngã, không
mặc cảm, tự ti, trông chờ vào người khác trước khó khăn, thử thách.
- Cần rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống để tạo nên
thành quả cho cuộc đời.
d. Sáng tạo

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu


0,25

“Tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của
người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo”
Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe
không kính (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) để thấy được những đóng góp
sáng tạo của Phạm Tiến Duật đối với thơ ca Việt Nam.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm văn học là một công trình sáng
tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo; làm sáng
tỏ qua hai bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; đánh giá khái quát vấn đề nghị luận:



2

0,5

0,5

2,5

1,0

0,5
0,5


0,5

1,0
0,5

0,5

10

0,25
0,25


3.1

3.2

3.3

Giải thích ý kiến
- Tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật: Tác phẩm văn học ra đời là
kết quả của một quá trình tìm tòi, sáng tạo ra cái mới có giá trị.
- Lao động của nghệ sĩ là lao động sáng tạo: Người nghệ sĩ luôn phải tìm tòi,
nghiên cứu, có những khám phá riêng về hình thức và nội dung để mang đến cái
mới cho văn học.
=> Nhận định đề cao vai trò sáng tạo của người nghệ sĩ trong sáng tác nghệ thuật.
Lí giải
- Bản thân nghệ thuật là sáng tạo, làm nghệ thuật tức là làm công việc tìm tòi, sáng
tạo không ngừng để tìm ra phong cách. Sáng tác văn học cũng là một hoạt động
nghệ thuật. Bởi vậy, nó đòi hỏi mỗi nhà văn luôn phải có sự sáng tạo, “khơi những

nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Mỗi tác phẩm là một phát minh
về hình thức và một khám phá về nội dung. Nói cách khác, tác phẩm văn học là một
công trình sáng tạo cả về hình thức và nội dung.
- Sáng tạo là thôi thúc bên trong một lý tưởng, lẽ sống, một nhu cầu tự thân của
người nghệ sĩ. Sáng tạo như một nguyên lý bất thành văn, một cam kết vô tư thầm
lặng, tự nguyện của người nghệ sĩ. Bởi vậy, lao động của người nghệ sĩ đúng là lao
động sáng tạo.
- Người đọc tìm đến tác phẩm văn học là để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp
và những sáng tạo của người nghệ sĩ. Đồng thời sáng tạo trong văn học đánh dấu
bước phát triển của lịch sử văn học.
Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính để thấy những đóng góp
sáng tạo của Phạm Tiến Duật đối với thơ ca Việt Nam
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Phạm Tiến Duật (1941-2007) là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ
các nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Phạm
Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được
tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969, về sau được in trong tập
“Vầng trăng quầng lửa” (1970). Được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến
chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Với âm điệu hào hùng, khỏe khoắn bài thơ
đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam
thời kì chống Mĩ. Thi phẩm thể hiện rõ những đóng góp sáng tạo của Phạm Tiến
Duật đối với thơ ca Việt Nam cả về phương diện nội dung và hình thức.
b Những sáng tạo của Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
* Về nội dung:
- Sáng tạo trong cách nhìn, cách cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng những người lính
lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:
+ Những người lính lái xe ra chiến trường với tư thế hiên ngang, ung dung, tự tin,

tâm hồn lãng mạn, yêu đời: Trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa những
người lính lái xe ra chiến trường với tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin. Trong tư thế
ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực
tiếp với thiên nhiên bên ngoài, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm,
chiêm ngưỡng thế giới qua những chiếc xe không kính. Có rất nhiều cảm giác thú vị
đến với người lính trên những chiếc xe không có kính. Thiên nhiên, vạn vật dường
như cũng bay theo ra chiến trường. Những điều này giúp người đọc cảm nhận được



3

1,0
0,25
0,25

0,5
1,5
0,5

0,5

0,5

5,0

0,25

0,25


0,5


nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người lính trẻ. Tất cả là hiện
thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.
+ Họ là những chiến sĩ lái xe với tinh thần lạc quan, trẻ trung, sôi nổi, bất chấp khó
khăn, nguy hiểm: Các anh nhìn vào khó khăn, gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ,
né tránh với một bản lĩnh vững vàng. Niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên
một cách tự nhiên giữa gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến. Trước mọi khó khăn,
nguy hiểm, các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần bận tâm, lo lắng, các anh sẵn sàng
chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất yếu. Các anh lấy cái bất biến của
lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường
sinh tử gian khổ, ác liệt.
+ Tình đồng chí, đồng đội sâu đậm: Tình đồng chí, đồng đội là một trong những
phẩm chất cao đẹp của những người lính cách mạng nói chung, trong bài thơ của
Phạm Tiến Duật, vẻ đẹp ấy của người lính được thể hiện một cách tự nhiên, dung dị.
Sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên tiểu đội xe không kính. Những chiếc xe từ
khắp mọi miền Tổ quốc về đây họp thành tiểu đội. Cái “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
của những chiếc xe không kính lại trở thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện
tình cảm, niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu
thốn về vật chất mà người lính phải chịu đựng. Tình đồng chí, đồng đội còn được
thể hiện một cách ấm áp, giản dị qua những giờ phút sinh hoạt của họ. Gắn bó trong
chiến đấu, họ càng gắn bó trong đời thường. Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc
và bữa cơm hội ngộ, những người lính lái xe đã xích lại thành gia đình “chung bát
đũa nghĩa là gia đình đấy”. Đó là gia đình của những người lính cùng chung nhiệm
vụ, lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh
vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Sức mạnh của
người lính thời đại Hồ Chí Minh là vẻ đẹp kết hợp truyền thống và hiện đại. Họ là
hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là hình tượng đẹp nhất của thế kỷ
“Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu).

+ Họ là những người lính có lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam:
Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm
chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước. Bởi trong
những chiếc xe tàn dạng vẫn băng băng ra chiến trường ấy có “một trái tim” vì miền
Nam yêu thương. Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt. Trái tim ấy
luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mỹ bạo tàn. Ý thơ còn muốn hướng con người về
chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không chỉ là sức
mạnh của vũ khí mà còn là sức mạnh của lòng yêu nước, của ý chí, niềm lạc quan
tin tưởng, tinh thần quyết chiến quyết thắng của con người.
- Sáng tạo trong thể hiện, khẳng định tiếng nói, cảm xúc của cái tôi cá nhân:
+ Đó là một cảm xúc chân thành, dạt dào tình cảm yêu nước, một giọng điệu ngang
tàng, nghịch ngợm, tếu táo đậm chất lính.
+ Giọng điệu vui tươi, sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, dí dỏm mà sâu sắc ấy
làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày nhưng vẫn
thú vị và giàu chất thơ.
* Về nghệ thuật:
- Đặt nhan đề bài thơ độc đáo, khác lạ: Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như
có chỗ thừa nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của
nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không
kính. Tác giả thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ” như nói lên cách nhìn, cách khai
thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là
cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện
thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu
thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.


4

0,5


0,5

0,5

0,25
0,25

0,5


3.4

- Sáng tạo hình ảnh những chiếc xe không kính: Xưa nay, hình ảnh tàu xe vào thơ
thường được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn
là tả thực. Ở bài thơ này, Phạm Tiến Duật đưa vào hình ảnh những chiếc xe không
kính được miêu tả cụ thể, chi tiết, thực đến trần trụi và thường gặp trên tuyến đường
Trường Sơn. Phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàng như
Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng độc
đáo của thơ ca thời chống Mĩ.
- Giọng điệu và ngôn ngữ: Ngôn ngữ bài thơ giản dị, ngồn ngộn chất sống, đời sống
chiến trường, vừa làm giàu thêm chất điệu thơ ca vừa thể hiện chân thực hình ảnh
người lính lái xe. Giọng thơ, lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói
thường nhưng vẫn giàu chất thơ. Đây chính là nét độc đáo tạo nên một giọng điệu
ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, tự nhiên, thể hiện cái hiên ngang, bất
chấp mọi khó khăn, nguy hiểm của các anh lính lái xe Trường Sơn.
- Thể thơ: kết hợp linh hoạt giữa thể 7 chữ với thể 8 chữ, có chỗ 6 hay 10 chữ tạo
cho bài thơ một điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động, góp phần tạo nên chất
thơ mới, giọng điệu mới của thơ ca chống Mỹ.
Đánh giá
- Về đóng góp sáng tạo của Phạm Tiến Duật trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

Trên cơ sở kế thừa những nét đẹp truyền thống của hình tượng người lính trong văn
học, với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của
cuộc sống”, Phạm Tiến Duật đưa tất cả những chất liệu hiện thực của cuộc sống
chiến trường vào trong thơ. Cách tiếp cận hiện thực ấy đã đem lại cho thơ Phạm
Tiến Duật một giọng điệu mới sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch
mà sâu sắc.
- Về nhận định: đặt ra vai trò cho người nghệ sĩ và người tiếp nhận văn chương.
+ Với người nghệ sĩ: Phải dám sáng tạo dẫu đôi khi sáng tạo là sự dấn thân vào
những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm bởi đó là thiên chức cao quý của người cầm
bút. Sáng tạo trên cơ sở kế thừa và phát huy. Sự sáng tạo góp phần làm nên gương
mặt tinh thần riêng của mỗi nhà văn, diện mạo của nền văn học, thúc đẩy sự phát
triển của nghệ thuật.
+ Với người đọc: Thưởng thức và trân trọng những sáng tạo nghệ thuật của người
nghệ sĩ với tất cả tâm hồn của người đồng sáng tạo.
d. Đúng chính tả, dung từ, đặt câu
e. Sáng tạo
------ HẾT -----



5

0,5

0,5

0,5

1,5
0,5


0,5

0,5
0,25
0,25



×