Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Phát triển Kỹ năng thuyết trình cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lần đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên Ths. NCS.
Đoàn Văn Tình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.
Xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên trường Đại học Nội vu
Hà Nội đã tận tình giúp đỡ để tôi có thể khảo sát nghiên cứu thực
trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên tại trường có cơ sở lý luận
và thực tiễn phuc vu đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Phát triển Kỹ năng thuyết trình cho
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa
học của Ths. NCS. Đoàn Văn Tình. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này
là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung đề tài nghiên cứu của mình. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN




DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Số thư


Từ viết tắt

1

DHNVHN

Đại học Nội vu Hà Nội

2

KNTT

Kỹ năng thuyết trình

3

KNM

Kỹ năng mềm

4


CLB

Câu lạc bộ

5

SV

Giải nghĩa

Sinh viên


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng vô cùng quan
trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người. Thuyết trình được hiểu
một cách đơn giản, đó là diễn đạt để cho người khác hiểu rõ được nội
dung mình muốn truyền tải. Một người diễn đạt tốt là một người mất
ít thời gian nhất để truyền tải thông tin nhưng người khác vẫn hiểu
được cặn kẽ và rõ ràng thông tin được truyền tải đó.
Con người nói chung được coi là thực thể của xã hội, nghĩa là
hoàn toàn độc lập, riêng biệt. Mỗi người đều có những năng lực và
phẩm chất khác nhau. Những giá trị mà con người chủ động tích luỹ
trong môi trường xung quanh đã tạo nên những năng lực và phẩm
chất. KNTT được tạo dựng dựa trên cả hai yếu tố đó, là sự kế thừa và
phát huy những gì đã học được rèn luyện được trong môi trường, tình
huống cu thể.
Một SV cho dù có thành tích học tập tốt vẫn không được đánh

giá cao nếu SV ấy không thể tự trình bày ý tưởng và kiến thức của
mình trước mọi người. Đối với SV các cơ sở giáo duc đại học nói
chung, SV của DHNVHN nói riêng đa số vẫn chưa có phương pháp
thuyết trình hiệu quả hoặc chưa đủ tự tin để đứng trước đám đông
bày tỏ quan điểm. Việc thiếu kỹ năng thuyết trình làm nảy sinh tâm
lý thiếu tự tin, sợ đám đông, ảnh hưởng đến quá trình học tập và
công việc của SV. Do đó, phát triển kỹ năng thuyết trình cho SV
trường DHNVHN đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua đó, SV hiểu
được sự cần thiết của việc thuyết trình hiệu quả, phát triển tư duy
sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, kỹ năng nói, sự tự
tin và giúp SV chủ động phát triển bản thân.
Đối với thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay, SV
ngoài việc rèn luyện thể chất, tinh thần, trang bị kiến thức, kinh
nghiệm và có thái độ, phẩm chất tốt thì cần phải có những kỹ năng
để hội nhập. Đối với kỹ năng mềm nói chung và KNTT nói riêng đã
đem lại những thành công không nhỏ đối với SV. Trang bị KNTT là
6


việc vận dung tổng hợp nhiều kỹ năng trong những tình huống
chuyên biệt, tạo phản xạ cho SV dễ dàng vượt qua những tình huống
khó. Không những vậy, KNTT là hành trang đi suốt cuộc đời mỗi
người, là vốn quý tạo lập giá trị cho con người. Vì thế, việc trang bị
KNTT không chỉ dừng lại ở mức độ tiếp nhận, nhân thức trên phương
diện lý thuyết mà còn là quá trình rèn luyện lâu dài, gian khổ để kỹ
năng này không bị mất đi mà ngày càng phong phú và thuần thuc.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu: "Phát triển kỹ năng thuyết trình cho sinh viên Trường Đại học
Nội vụ HN". Chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
giúp cho Nhà trường nói chung và các bạn SV trường DHNVHN nói

riêng có những kiến thức, kỹ năng thuyết trình để từ đó tích lũy
những kiến thức có ích nhất cho chính bản thân mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cưu
2.1. Trong nước
Tham khảo các tài liệu tại Việt Nam, có rất nhiều sách hướng
dẫn, nhiều cẩm nang nói về kỹ năng thuyết trình. Các tài liệu này có
một điểm chung đó là đều hướng tới đối tượng SV và thanh niên.
Nâng cao khả năng thuyết trình cho các đối tượng trên để thúc đẩy
khả năng thuyết trình một cách hiệu quả.
Đề tài nghiên cứu “Nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên
tiếng Anh Thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng”
của tác giả Phạm Thị Thanh Thùy – SV Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân chỉ ra phương pháp nhằm nâng cao năng lực thuyết trình chinh
phuc nhà tuyển dung. Người đọc được cung cấp lý thuyết về cách
thuyết trình như mở đầu một buổi thuyết trình, kỹ năng phát triển bài
thuyết trình, ngôn ngữ thuyết trình phù hợp với đối tượng phù hợp, kỹ
năng xử lý trôi chảy các câu hỏi trong buổi thuyết trình và sau buổi
thuyết trình. Do đó, người đọc ý thức được việc nâng cao kỹ năng
thuyết trình và giải pháp để cải thiện khả năng thuyết trình cho bản
thân.
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình
7


cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội - cơ sở miền Trung” của
nhóm tác giả Trần Thị Ngọc - Phạm Thị Như Quỳnh - Phạm Thị Thắm
chỉ ra mối quan hệ giữa hai đối tượng là người thuyết trình và người
nghe, cung cấp giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình như tạo một
gương mặt, cử chỉ, hành động thân thiện; sử dung ngôn ngữ, từ ngữ
và ngữ điệu nhằm tăng hiệu quả bài thuyết trình.

Đề tài nghiên cứu “Kỹ năng thuyết trình củíinh viên năm 2
trường Đại học Hồng Đức – Thực trạng và giải pháp” của các tác giả
Lê Thị Hà – Trịnh Thị An – Nguyễn Thị Quỳnh đưa ra các phương pháp
xác định muc tiêu cho bài thuyết trình và các nguyên nhân khách
quan ảnh hưởng đến nhận thức về KNTT đối với SV.
Đề tài nghiên cứu “Phân tích thực trang sử dụng kỹ năng
thuyết trình của sinh viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh” của tác giả Trần Thái An chỉ ra một số hạn chế chung của SV
trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra các phương
pháp để khác phuc. Bên cạnh đó, đề tài còn chỉ ra tính cấp thiết của
việc phát triển KNTT đối với SV.
2.2. Trên Thế giới
Trong cuốn “Bí quyết thuyết trình của Steve Jos” của tác giả
Carmine Gallo nhấn mạnh những bí quyết, thủ thuật của Steve Jobs
khi thuyết trình giúp bạn lên kế hoạch, báo cáo và tinh chỉnh để có
được những bài thuyết trình tốt. Trên hết, đó là những nguyên tắc,
những cảm hứng đã tạo nên một huyền thoại. Cuốn sách sẽ vô cùng
hữu ích và mang lại cảm hứng cho những ai đang muốn có một bài
thuyết trình hay.
Trong cuốn “Cẩm nang quản lý hiệu quả - kỹ năng thuyết trình”
của Tim Hindle đã cung cấp giải pháp tức thời cho những thách thức
thường gặp trong công việc mà các nhà quản lý phải đối mặt hằng
ngày. Tim Hende đã phân tích các kỹ năng như chuẩn bị về hình thức
và tâm lý, trình bày hiệu quả bài thuyết trình, khả năng kiểm soát cử
tọa. Cuốn sách cũng đã xác định muc tiêu và đưa ra giải pháp nhằm
nâng cao kỹ năng thuyết trình cho người đọc.
8


Trong cuốn “Kỹ năng thuyết trình” của Richard Hal giúp người

đọc xác định muc tiêu và thách thức trong một buổi thuyết trình.
Richard Hal chỉ ra “ thách thức lớn nhất ở giai đoạn chuẩn bị là cần
phải tránh để cho mình quá ít thời gian chuẩn bị, tránh dung túng
bản thân, tránh bị quá căng thằng và tránh tự mãn”. Richerd Hall
còn cung cấp những thủ thuật để phát triển kỹ năng thuyết trình như
kỹ thuật lôi cuốn người nghe, thể hiện hình ảnh năng động, xác định
thời gian thích hợp cho việc hỏi đáp. Cuốn sách còn phát triển kĩ
năng tự đánh giá khái quái kết quả thực hiện bài thuyết trình của
mình để rút kinh nhiệm cho bài thuyết trình kế tiếp.
Mặc dù có rất nhiều các công trình nghiên cứu, tài liệu nghiên
cứu trong nước và nước ngoài đề cập đến KNTT. Tuy nhiên, các tài
liệu đa phần chỉ đưa ra việc phát triển KNTT nói chung hoặc thực
trạng sử dung KNTT mà chưa đi sâu vào việc phát triển KNTT cho SV.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cưu
3.1. Muc tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, đề tài nhằm
đề xuất các giải pháp để phát triển kỹ năng thuyết trình của SV
trường DHNVHN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà
trường và giúp phát huy năng lực của SV.
3.2. Nhiệm vu nghiên cứu
Một là, phân tích và làm rõ cơ sở lí luận về việc phát triển kĩ
năng thuyết trình của SV và sự cần thiết phát triển kĩ năng thuyết
trình cho SV các trường đại học nói chung và SV trường DHNVHN nói
riêng.
Hai là, khảo sát và đánh giá đúng thực trạng kĩ năng thuyết
trình của SV trường DHNVHN.
Ba là, Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao kĩ
năng thuyết trình của SV trường DHNVHN. Qua đó, khuyến nghị với
Nhà trường, các khoa và các bộ phận liên quan về việc phát triển kĩ
năng thuyết trình cho SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường,

qua đó góp phần nâng cao thương hiệu Nhà trường trong quá trình
9


đào tạo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cưu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là kĩ năng thuyết
trình của SV trường DHNVHN.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian nghiên cứu: từ 01 tháng 7 năm 2014 đến 01
tháng 09 năm 2016.
+ Về không gian : Trường Đại học Nội vu HN.
+ Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lí luận về kĩ năng thuyết trình
cho SV trường DHNVHN. Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng kĩ
năng thuyết trình của SV trường DHNVHN như: Kĩ năng giao tiếp
trước đám đông, kĩ năng nói, kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng nhận
diện tình hình và vượt qua khó khăn trước những câu hỏi của đối thủ
và giáng viên, kĩ năng thể hiện bản thân bài thuyết trình,… Đề xuất
những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kĩ năng thuyết trình
của SV trường DHNVHN.
5. Phương pháp nghiên cưu
5.1 Phương pháp phân tích tài liệu
- Tìm hiểu thông tin về một bài thuyết trình một cách chính xác
và đầy đủ.
- Thông tin của đề tài có thể tìm kiếm tài liệu từ các trang
mạng, các bài báo cáo, các bài viết có liên quan rồi tiến hành phân
tích đối chứng tài liệu sao cho phù hợp với nội dung của đề tài.
5.2. Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp phỏng vấn SV: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp
các SV trong trường để nắm rõ được thực trạng kĩ năng thuyết trình

của SV như: họ gặp khó khăn gì trong việc thuyết trình hay có cách
nào để nâng cao kĩ năng thuyết trình để từ đó đưa ra được những
giải pháp để nâng cao kĩ năng thuyết trình cho SV trường DHNVHN.
- Phỏng vấn giảng viên: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các
giảng viên giảng dạy tại trường về các kĩ năng thuyết trình mà SV
còn đạt được và các mặt hạn chế có trong bài thuyết trình. Đồng thời
10


cũng xin ý kiến đánh giá của giảng viên cùng về phát triển kĩ năng
thuyết trình của SV trường DHNVHN. Qua những ý kiến đánh giá đó
để SV tiêp thu và rút kinh nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Xây dựng bảng
hỏi và tiến hành khảo sát với đối tượng là SV trường DHNVHN để thu
thập dữ liệu cu thể nhằm nâng cao tính thuyết phuc cho đề tài.
- Phương pháp quan sát tham dự: Quan sát các buổi thuyết
trình của SV để phân tích và đánh giá kết quả đạt được sau các buổi
thuyết trình nhằm rút kinh nghiệm và phát triển kỹ năng thuyết
trình.
6. Giả thuyết nghiên cưu
- KNTT của SV trường DHNVHN tuy còn một số hạn chế nhất
định nhưng ít nhiều SV đã ý thức được tầm quan trọng cũng như việc
đinh hướng để phát triển kỹ năng nói trên.
- Để nâng cao kĩ năng thuyết trình của SV trường DHNVHN cần
nâng cao nhận thức và năng lực tự hoàn thiện của SV. Về phía Nhà
trường cần tạo môi trường rèn luyện cho SV.
7. Đóng góp mới của đề tài
7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận:
Cung cấp cơ sở lý luận về KNTT và phát triển KNTT giúp SV
nhận thức rõ được về khái niệm và vai trò kỹ năng thuyết trình. Từ

đó SV có thể trau dồi thêm kiến thức cho việc học ngay khi còn ngồi
trên ghế nhà trường.
7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn.
- Giúp cho SV thấy rõ được tầm quan trong của kĩ năng thuyết
trình trong học tập cũng như trong công việc để SV chuẩn bị sẵn tinh
thần trau dồi cho mình những kĩ năng thuyết trình cần thiết giúp ích
cho công việc sau này.
- Giúp cho SV và Nhà trường nhận thấy rõ vai trò quan trọng
của kĩ năng thuyết trình để từ đây SV chịu khó rèn luyện cải thiện
nâng cao trình độ bản thân và Nhà trường sẽ có những giải pháp, cơ
hội để giúp SV có nhiều cơ hội thể hiện bản thân nâng cao kĩ năng
11


của mình.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO
SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm kỹ năng
Trong từ điển tiếng Việt, kĩ năng được định nghĩa như sau: “Kỹ
năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó
vào thực tế” [8,238].
Theo từ điển Giáo duc học “kỹ năng là khả năng thực hiện
đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện
cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay
hành động trí tuệ”[9,114]
Tác giả Đổng Quân cho rằng: “Kỹ năng là khả năng thực hiện
có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri

thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những
điều kiện cho phép” [7,9]
Theo PGS.TS. Ngô Kim Thanh: “Kỹ năng là kinh nghiệm được hình
thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học
được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất
định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng”. [2,10]
Như vậy, xét theo các định nghĩa thì có thể thấy: Kỹ năng là
năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân sử dụng năng
lực, tri thức, kỹ xảo hay cách thức giải quyết tình huống hay công
việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng này được tạo ra bởi
con người thông qua quá trình rèn luyện. Bản chất kĩ năng là sự vận
dụng kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống, học tập, công tác.
Có nhiều loại kĩ năng, nhưng đối với SV có thể chia 02 nhóm: kĩ
năng cứng (gắn với chuyên môn nghiệp vu) và kỹ năng mềm (còn
gọi là kĩ năng sống, kỹ năng xã hội, kĩ năng tương tác,...).
Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và
12


thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được
cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết lôgich chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có được kỹ năng
cứng thường rất dài, hàng chuc năm, bắt đầu từ những kiến thức kỹ
năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp như: Tư duy hình
học, tư duy ngôn ngữ - văn phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết
cơ bản vật lý hóa học sinh học toán học... và những kiến thức kỹ
năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua
giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên
môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên
môn. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến

thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng
mềm họ được trang bị. Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng
thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không
thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt.
1.1.2. Khái niệm thuyết trình
Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu một số khái niệm về kỹ năng
thuyết trình như sau:
PGS. TS Dương Trần Liễu có định nghĩa như sau: “Thuyết trình
là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm
cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người
nghe”. [1,14]
Theo nhà báo Hồ Nhật Hà: “Thuyết là thuyết phục, trình là trình
bày. Thuyết trình là trình bày một nhận định, một quan điểm, một
định hướng... nhằm thuyết phục người nghe đồng ý, chấp nhận và
hành động theo điều mình muốn”
Trong từ điển tiếng Việt từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa. Chúng
ta sẽ hiểu từ “thuyết trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là
“đưa cho ai đó một cái gì đó - nói điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai
đó. “Thuyết trình” là một hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy
ở dưới nhiều hình thức khác nhau.
13


Từ các khái niệm trên, nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm
chung nhất về kỹ năng thuyết trình như sau: Kỹ năng thuyết trình là
một loại kỹ năng hình thành trong quá trình truyền tải thông tin một
cách có phương pháp nhằm muc đích trình bày một vấn đề có hiệu
quả. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu để có thể
đạt được muc đích của giao tiếp.
1.1.3. Khái niệm phát triển kỹ năng thuyết trình

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm “phát triển” dùng để
chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ
thấp lên trình độ cao hơn.
Từ khái niệm kỹ năng, khái niệm thuyết trình và khái niệm phát
triển như đã trình bày phía trên, nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm
về phát triển kỹ năng thuyết trình như sau: Phát triển kỹ năng thuyết
trình là việc sử dụng tổng thể các phương pháp một cách có hiệu
quả để đưa kỹ năng thuyết trình đến mức thuần thục hơn và đạt
được mục đích của người nói. Phát triển KNTT nhằm muc đích giúp
người thuyết trình trình bày một vấn đề trở nên khoa học, dễ hiểu
mang tính thuyết phuc và đem lại hiệu quả trong giao tiếp.
1.2. Vai trò của kỹ năng thuyết trình đối với SV
Trong xã hội ngày nay, con người là thực thể của xã hội và luôn
có xu hướng vận động để phát triển bản thân. Bên cạnh các yếu tố
về thể chất thì các kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng. Việc phát
triển các kỹ năng tạo tiền đề quan trọng để con người tạo ra giá trị
cho xã hội.
Thuyết trình đóng vai trò to lớn trong sự thành công của cá
nhân. Lịch sử và thực tế hiện tại đã chứng minh những người thành
công trong công việc và cuộc sống thường là những chuyên gia trong
thuyết trình. Điều đó giải thích vì sao kỹ năng trình trở thành kỹ năng
rất quan trọng đối với sự thành công của mỗi người. Với SV, cần
trang bị kỹ năng thuyết trình ngay từ ghế giảng đường để rèn luyện,
biến kỹ năng thuyết trình thành hành trang cho công việc sau này.
Trong học tập, thuyết trình là yêu cầu bắt buộc đối với SV ở một
14


số môn học mà giản viên áp dung phương pháp thuyết trình, đồng
thời thuyết trình là cơ hội để SV rèn luyện khả năng trình bày trước

đám đông của mình, tạo điều kiện tích cực cho quá trình học tập
hiệu quả hơn, kết quả học tập cao hơn.
Thông qua quá trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình, SV sẽ học
được một số kỹ năng như nói trước đám đông; áp dung thuyết trình
trong hội thoại, đàm phán; phát triển kỹ năng giao tiếp khi đi xin
việc, tuyển dung; cơ hội thực hành và tích lũy kinh nghiệm; có thêm
tự tin và vốn sống,…
Để trở thành một SV năng động, sáng tạo, có tâm trong trí
sáng,... phát triển một cách vượt trội nhất về cả thể chất, năng lực
và tinh thần thì cần có khả năng ăn nói, phong cách đĩnh đạc trước
mọi người, đặc biệt là muốn trở thành nhà quản lý hay lãnh đạo.
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình, SV sẽ được rèn luyện
những yếu tố cần thiết để thành công, không chỉ trong công việc,
học tập cũng như trong cuộc sống.
Trong nền kinh tế phát triển như vũ bão và luôn biến chuyển
như ngày nay, đòi hỏi SV các trường đại học – cao đẳng tốt nghiệp
không chỉ với kiến thức tốt và có kinh nghiệm mà còn cần có những
kỹ năng mềm ở mức xuất sắc đang diễn ra ngày một phổ biến. Khi
tham gia tuyển sinh một SV không thể hiện được giá trị của mình sẽ
không được thừa nhận nếu không thể diễn đạt được bằng lời. Điều đó
chứng tỏ vai trò của kỹ năng thuyết trình được xếp hàng đầu trong
các nội dung tuyển dung. Bên cạnh đó, ngay trong quá trình học tập
và rèn luyện, SV cần biết cách truyền tải những nội dung, thông điệp
tới người nghe một cách dễ hiểu và lôi cuốn nhất cũng như việc cải
thiện kỹ năng giao tiếp, giúp SV tự tin khi trình bày một vấn đề nào
đó. Mặc dù muc tiêu chính của thuyết trình là khả năng tương tác với
đám đông song qua thuyết trình SV cũng học được những kỹ năng áp
dung trong các cuộc hội thoại ở cuộc sống đời thường.
Tóm lại thuyết trình có vai trò rất quan trọng và góp phần đáng
kể vào thành công của mỗi chúng ta, mỗi SV cần nhận thức rõ vai trò

15


của thuyết trình trong cuộc sống cũng như chủ động rèn luyện một
cách bài bản, khoa học để áp dung KNTT một cách có hiệu quả.
1.3. Quy trình thuyết trình
1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị
Xác định mục đích, mục tiêu
Thông thường khi thuyết trình, cần xác định được muc đích và
muc tiêu của bài thuyết trình. Việc làm này giúp tìm ra những
phương phát tối ưu sử dung trong bài thuyết trình, đạt được hiệu quả
mà người thuyết trình đang hướng tới.
Việc xác định muc đích ta sẽ biết mình phải làm gì, tập trung
nói vào đâu, sử dung phương pháp nào là phù hợp. Sau khi đã có chủ
đề , ta cần phải xác định rất rõ ràng ta muốn cung cấp điều gì cho
khán giả: Một bài diễn văn hay và mang tính thuyết phuc, một ý
tưởng sáng tạo hay là một bài thuyết trình mang tính giải trí? Thông
thường khi xác định rõ muc đích, ta sẽ biết mình phải làm gì, tập
trung nói vào đâu, sử dung phương pháp nào là phù hợp.
Dựa trên muc đích, các thông tin phân tích và nhu cầu của
mình, diễn giả thiết lập muc tiêu cu thể cho bài thuyết trình. Muc
tiêu cu thể của bài thuyết trình phải đảm bảo những yêu cầu sau: Cu
thể, rõ ràng, có thể lượng hoá hoặc kiểm tra được, có thể đạt được,
hướng đến kết quả, có giới hạn thời gian thực hiện. Muc tiêu là thước
đo để diễn giả xác lập kế hoạch cu thể xây dựng bài thuyết trình và
lựa chọn phong cách thuyết trình phù hợp.

16



Xác định người nghe
Càng hiểu về thính giả thì người thuyết trình càng tự tin thuyết
trình và đáp ứng đúng nhu cầu thính giả. Cần xác định rõ ai là người
trực tiếp nghe, ai là người gián tiếp nghe và ai là người ra quyết định
cuối cùng. Việc xác định người nghe cần dựa trên các tiêu chí về lứa
tuổi, giới tính, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, văn hóa,…. Sau quá trình
xác định thông tin về thính giả, cần phân tích và đưa ra phương pháp
thích nghi với thính giải giúp xây dựng bài thuyết trình phù hợp, dễ
dàng tạo yếu tố thuyết phuc cũng như tạo điều kiện thuận lợi khi sảy
giải quyết tranh luận Bên cạnh đó, quy mô người nghe cũng ảnh
hưởng đến kết cấu bài thuyết trình. Quy mô rộng, có nhiều người
nghe thì diễn giả cần tạo tầm ảnh hưởng lớn hơn và đưa ra các quan
điểm chung hướng tới phần đông người nghe và với quy mô nhỏ cần
cu thể những câu trả lời câu hỏi đối với đối tượng tham dự.
Xác định ngoại lực
Cần xác định các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thuyết trình,
đó là các yếu tố về thời tiết, cơ sở vật chất, an ninh, thông tin, con
người,... các yếu tố này tác động tới buổi thuyết tình của diễn giả.
Nếu người thuyết trình nắm được các yếu tố ngoại lực, sẽ có thể thay
đổi nội dung bài thuyết trình và phong cách được sử dung trong buổi
thuyết trình sao cho phù hợp với muc đích và muc tiêu đã thiết lập.
Tổng hợp tài liệu
Có 3 loại tài liệu, đó là:
Thông tin phải biết: Là những điều cần cung cấp để khán thính giả nắm rõ vấn đề đặt ra. Thuyết trình viên phải nắm vững và
hiểu chính xác thông tin tư liệu này.
Thông tin cần biết: Là những thông tin chứng minh thêm, tạo
căn cứ thuyết phuc cho người nghe.
Thông tin nên biết: Là những tư liệu thực tế và mô hình, số liệu
làm thêm phong phú. Để thực hiện tốt cho bài thuyết trình, nên sưu
tầm các thông tin tư liệu mới và phong phú.

Tổng hợp tài liệu là phải tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn tài
17


liệu khác nhau như sách,báo, tạp chí, internet,.... Ngoài ra còn cần
chuẩn bị các tài liệu hỗi trợ như các bảng minh họa, tranh vẽ,… giúp
cho bài thuyết trình trở nên sinh động.
Lựa chọn công cụ, phương tiện
Lựa chọn là được tìm kiếm, tuyển chọn và sử dung phù hợp
theo yêu cầu nhất định.
Khi thuyết trình, ngoài nội dung đã chuẩn bị cần có sự chuẩn bị
các công cu, phương tiện để hỗi trợ, cu thể hóa phần trình bày, tăng
thêm tính hấp dẫn và gây ấn tượng với khán – thính giả.
Các công cu, phương tiện như tài liệu có liên quan hay máy
chiếu đa phương tiện, máy chiếu video, hệ thống âm thanh, tranh
ảnh, dung cu trực quan,… sao cho phù hợp với số lượng và vị trí
đứng, ngồi của khán – thính giả để minh họa cho ý tưởng mà mình
muốn trình bày. Các công cu này cần phải lựa chọn hợp lý và tạo
hiệu quả nhất đối với bài thuyết trình.
Xác định và điều chỉnh tâm trạng
Trong thuyết trình, yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố
đóng vai trò quyết định đến sự thành công của buổi thuyết trình. Ơ
giai đoạn chuẩn bị, cần xác định tâm lý chính trong buổi thuyết trình
là gì. Việc xác định tâm lý phải phù hợp với nội dung của buổi thuyết
trình như tâm trạng muốn tạo cảm hứng, truyền động lực hay hoài
niệm, nuối tiếc,... Sau đó cần điều chỉnh tâm trạng sao cho phù hợp.
Hãy hình dung tưởng tượng trước như một buổi thuyết trình
thật thành công, hãy tưởng tượng ra cảnh mình đang diễn thuyết say
sưa, tiếng nói thanh thoát, rõ ràng, lòng đầy tự tin. Phải thấy nó sinh
động như thật và càng chi tiết càng tốt. Hình dung nó từ bước đầu

tiên cho đến khi kết thúc. Luyện tập điều chỉnh tâm trạng như vậy,
giúp diễn giả sẽ thấy ngày càng bình tĩnh, bớt căng thẳng và sẽ ngày
càng bạo dạn, vững tâm và tự tin hơn.
Viết kịch bản
Trước một buổi thuyết trình cần có kịch bản cu thể, đó là việc
phác thảo đề cương và viết cấu trúc của bài thuyết trình
18


- Phác thảo đề cương
Chuẩn bị đề cương cho nôi dung từ những thông tin trình bày là
rất hữu ích. Điều này giúp nắm rõ được cấu trúc bài thuyết trình khi
bắt tay vào soạn thảo và nhớ lại nội dung của bài thuyết trình. Việc
chuẩn bị đề cương là đưa ra các ý chính cần có trong bài thuyết
trình.
- Viết cấu trúc bài thuyết trình
Khi đứng trước đám đông nói chuyện về một chủ đề hay vấn đề
nào đó rất dễ gặp phải sự lúng túng, e ngại, căng thẳng, trình bày
lan man, lệch trọng tâm nếu như không có sự chuẩn bị kỹ càng. Việc
chuẩn bị cấu trúc bài thuyết trình chu đáo có mở bài - thân bài - kết
bài cũng như đưa vào các tình huống cu thể, trò chơi hay thời lượng
cho từng phần thuyết trình giúp kiểm soát được thời gian cũng như
việc làm chủ được tâm lý, thông tin ghi nhớ.
- Xây dựng bài thuyết trình
Nhóm nghiên cứu đưa ra 8 bước như sau:
Bước 1: Động não để có những ý tưởng chính
Bước 2: Trình bày các ý khoa học, ý phu làm sáng tỏ cho ý
chính.
Bước 3: Nêu ra những lợi ích mà chủ đề thuyết trình đem lại
Bước 4: Thiết kế tài liệu phân phát.

Bước 5: Chuẩn bị dung cu trực quan.
Bước 6: Nhắc lại các ý chính
Bước 7: Viết phần mở bài và kết bài
Bước 8: Viết một số câu hỏi và câu trả lời.
Luyện tập
Theo từ điển tiếng Việt : “Luyện tập là rèn luyện một cách kiên
trì để có được trình độ vững vàng, thông thạo”. [165,8]
Trước buổi thuyết trình, cần tập luyện để thành công. Thành
công hay thất bại phu thuộc vào sự luyện tập và chuẩn bị, nếu diễn
giả chuẩn bị kỹ, tập luyện thuần thuc thì buổi thuyết trình sẽ diễn ra
một cách suôn sẻ. Luyện tập trong thuyết trình giúp nắm rõ được nội
19


dung bài thuyết trình cũng như luyện tập để sử dung ngôn ngữ,
giọng nói một cách trôi trảy.
Người thuyết trình có thể rèn luyện trước gương (đây là cách
không cảm thấy ngại ngùng) sau đó là rèn luyện trước một số người
thân thiết (gia đình, bạn bè) – họ là những người chia sẻ góc nhìn tốt
nhất.
Sau những lần rèn luyện,hãy rút ra kinh nghiệm để trong buổi
thuyết trình chính thức sẽ đạt được những hiệu quả như mong muốn.
1.3.2. Giai đoạn thực hiện
1.3.2.1. Mở đầu bài thuyết trình
Thứ nhất, tạo mối quan hệ, gây ấn tượng ngay từ khi xuất hiện
Những giây phút đầu tiên tiếp xúc là yếu tố then chốt, là
khoảng thời gian để khán giả hình thành ấn tượng về thuyết trình
viên. Lúc này, cần thể hiện phong thái tự tin, tư thế uy quyền, ánh
mắt vui tươi và sự giới thiệu thân thiện. Bên cạnh đó, để làm chủ tâm
lý và gây ấn tượng mạnh, hãy để khán giả vận động, đưa ra muc

đích mà khán giả lắng nghe buổi thuyết trình, đặc biệt là thể hiện
phong cách thuyết trình và ghi nhớ được tên của khán giả. Những
thủ pháp phía trên tác động tích cực nhất đối với bài thuyết trình.
Thứ hai, gửi lời chào
Những lời chào sẽ tạo ra không khí trịnh trọng, trang nghiêm
hay đầm ấm, vui vẻ ngay từ những phút giây đầu tiên
Thứ ba, trình bày mở bài của bài thuyết trình
Sử dung đa dạng các cách để mở bài như từ một câu chuyện,
bài hát, đưa ra các câu hỏi, tương tác với khán giả, sử dung hình ảnh
hoặc một đoạn video gây xúc động mạnh,….rồi dẫn đến chủ đề bài
thuyết trình.
1.3.1.2. Diễn biến bài thuyết trình
Thứ nhất, đưa ra cấu trúc bài thuyết trình (nếu có thể)
Đưa ra cấu trúc bài thuyết trình để cho khán giả ghi nhớ những
gì trọng tâm nhất của bài thuyết trình.
Thứ hai, trình bày nội dung bài thuyết trình
20


Hãy nói trọng tâm và đưa ra các ví du minh họa làm sáng tỏ
các ý trong bài thuyết trình. Phần trình bày nội dung hãy sử dung các
kỹ năng mềm một cách phù hợp nhất. Lưu ý rằng quan tâm đến yếu
tố thời gian và cấu trúc bài thuyết trình để không quá lan man vào
một phần mà làm “cháy” thời gian.
Thứ ba, Trình bày phần kết thúc
Hãy tóm tắt lại các ý chính của bài thuyết trình, tập trung vào
trình bày những thông tin đã được kiểm chứng.
Kết thúc mạnh mẽ và gây ấn tượng sẽ để lại trong lòng người
nghe sự hứng thú và tin tưởng.
1.3.2.3. Kết thúc bài thuyết trình

- Giai đoạn tiếp nhận phản hồi
Cần lắng nghe những câu hỏi thắc mắc từ phía khán – thính
giả, tiến hành giải đáp mọi thắc mắc và tiếp nhận những ý kiến đánh
giá từ phía khán - thính giả. Việc này làm cho không khí của buổi
thuyết trình thoải mái hơn cũng như làm cho bài thuyết trình trở nên
phong phú.
- Giai đoạn tổng kết, rút kinh nghiệm
Sau khi kết thúc bài thuyết trình, cần tổng kết, đánh giá lại buổi
thuyết trình bằng hình thức tự đánh giá, phỏng vấn khán – thính giả
hoặc phát phiếu điều tra đánh giá về buổi thuyết trình. Cần tiếp
nhận các thông tin phản hồi như góp ý của người nghe, kết quả triển
khai, hiệu quả thực hiện vấn đề đã trình bày. Từ đó tiến hành rút kinh
nghiệm để tích lũy và nâng cao trình độ thuyết trình.
1.4. Các yếu tố tác động đến kỹ năng thuyết trình
1.4.1. Các yếu tố chủ quan
Yếu tố sức khỏe, ngoại hình
Thuyết trình là một kỹ năng mềm đòi hỏi sự tổng hòa của nhiều
yếu tố, trong đó có sức khỏe cũng như ngoại hình của người thuyết
trình. Sức khỏe được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và
thoải mái về thể chất, khả năng chống lại bệnh tật,... Sức khỏe tinh
thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm
21


và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu,
cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở
những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng
chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.
Trong thuyết trình, yếu tố sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan
trọ hơn cả, nó chi phối hoạt động thuyết trình không chỉ đối với người

thuyết trình mà còn đối với cả những người đang lắng nghe. Có thể
lấy ví du như diễn giả nổi tiếng Nick Vujicic, người thường xuyên
truyền nghị lực sống cho các khán giả trên khắp thế giới, anh có cơ
thể không hoàn hảo, sức khỏe không tốt nhưng tinh thần luôn vững
vàng và có sức mạnh truyền cảm hứng lớn.
Về yếu tố ngoại hình, ngoại hình đẹp luôn là một lợi thế không
chỉ trong thuyết trình mà còn đối với rất nhiều công việc và khía
cạnh khác nhau trong cuộc sống. Ngoại hình được hiểu là hình dáng
bên ngoài của con người, đó là cách thể hiện mang tính mỹ quan từ
trang phuc, đầu tóc, nét mặt cho đến cử chỉ điệu bộ, dáng đi đứng.
Đối với SV, ngoại hình là yếu tố rất cần được trú trọng. Nó không chỉ
đem lại cảm giác tự tin trong giao tiếp, thuyết trình mà còn thể hiện
đạo đức, phẩm chất hay tính cách của con người.
Yếu tố nhận thức, kiến thức
Nhận thức là những quá trình phản ánh biện chứng của thế giới
khách quan vào trong trí óc con người, giúp con người cảm nhận,
đánh giá được hiện thực khách quan đó. Nhận thức chỉ có ở con
người, nhận thức không tồn tại ở vật. Nhận thức có tính năng động,
tích cực,chủ động, sáng tạo và phải dựa trên cơ sở thực tiễn, nhờ đó
mà con người có thể tư duy không ngừng.
Đối với SV, nhận thức về kỹ năng thuyết trình đóng vai trò rất
quan trọng trong việc định hướng, tìm hiểu và mở rộng kiến thức để
phát triển kỹ năng này. SV trong quá trình nhận thức sẽ tự ý thức
được tầm quan trọng cũng như phương pháp để phát triển kỹ năng
thuyết trình cho bản thân.
Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó, không chỉ phải linh
22


hoạt vận dung, sử dung mà có thể phát triển kỹ năng này một cách

nhanh nhất, khoa học nhất. Bên cạnh đó, cần phải trau dồi kiến thức,
mở mang sự hiểu biết sâu rộng, tìm hiểu tài liệu liên tuc để hiểu, để
nắm được các phương pháp thuyết trình hiệu quả cũng là một yếu tố
quan trọng giúp người thuyết trình dễ dàng có được buổi thuyết trình
như ý.
Yếu tố phẩm chất tâm lý, thái độ
Đạo đức là quy định những vấn đề “đúng” và “sai” trong hoạt
động của con người. Chúng ta phải đối mặt với câu hỏi đó hằng ngày
trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thuyết trình cũng
vậy, đạo đức được trở thành phẩm chất tâm lý vì người thuyết trình
cần phải là người luôn trung thực và cống hiến cho xã hội. Những
trường hợp lạm dung thuyết trình để mưu cầu truc lợi cá nhân dẫn
tới thảm họa khôn lường như Adolf Hiler sử dung thuyết trình để
thuyết phuc một đất nước đi theo lý tưởng phân biệt chủng tộc và
tàn sát đẫm máu hay một số người làm đa cấp sử dung thuyết trình
để lôi kéo, lừa lọc người khác,... Điều đó phản ánh yếu tố tâm lý, thái
độ trong thuyết trình cần phải sử dung một cách khách quan và tuân
thủ chuẩn mực của xã hội và pháp luật của nhà nước.
Nguồn lực và mức độ đầu tư của cá nhân
Kỹ năng thuyết trình muốn đạt được tính hiệu quả rất cần sự hỗ
trợ của các công cu, thiết bị đi kèm như: máy tính để làm trình chiếu,
công cu, mô hình thuyết trình, quà tặng trong buổi thuyết trình có
kèm câu hỏi hoặc trò chơi, trang phuc cá nhân gây ấy tượng, loa mic
cá nhân,...Vì vậy, nếu SV có các công cu và thành thạo sử dung các
công cu, thiết bị này thì việc thuyết trình hiệu quả sẽ trở nên dễ
dàng hơn rất nhiều. Các dung cu trực quan dễ dàng minh họa được ý
đồ của người thuyết trình.

23



1.4.2. Các yếu tố khách quan
Yếu tố văn hoá và xã hội
Yếu tố văn hóa – xã hội là điều kiện gây ảnh hưởng lớn đến quá
trình nhận thức và phát triển kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng
thuyết trình nói riêng. Văn hóa – xã hội phát triển, nâng cao sự hiểu
biết của con người là cơ sở, nền móng để hình thành ở mỗi người sự
tự tin, lạc quan trong cuộc sống, phát triển và hoàn thiện bản thân.
Thái độ của xã hội khi nhìn nhận về một người thành đạt có các kỹ
năng mềm tốt vô hình chung thúc đẩy con người có quyết tâm, nghị
lực để phát triển và là cơ sở để cá nhân biết xác định, lựa chọn hành
vi tích cực. Với kỹ năng thuyết trình, yếu tố văn hóa xã hội còn là môi
trường để các nhân có thể học tập, thực hành kỹ năng của mình, góp
phần làm cho xã hội văn minh, văn hóa.
Yếu tố giáo dục trong nhà trường
Trong nhiều yếu tố tác động đến kỹ năng của SV, giáo duc nhà
trường giữ vai trò quan trọng. Nhà trường với muc đích, kế hoạch, nội
dung, phương pháp khoa học tác động một cách tự giác, tích cực
nhất đến sự hình thành, phát triển nhân cách cũng như kỹ năng cho
SV. Các giảng viên với sự mẫu mực, kinh nghiệm, tri thức phong phú
là những tấm gương thiết thực để giáo duc kỹ năng. Trong môi
trường giáo duc, bên cạnh việc trau dồi kiến thức đóng vai trò là nền
tảng, là kỹ năng cứng thì SV còn được rèn luyện các kỹ năng mềm
như kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản
lý thời gian, kỹ năng xin việc... trong đó có kỹ năng thuyết trình.
Ngoài ra, còn có sự hoạt động của các câu lạc bộ và việc nhà trường,
các câu lạc bộ, các tổ chức đã tổ chức các trò chơi, hoạt động, cuộc
thi có sự góp mặt của kỹ năng mềm đã có thể phát huy ưu thế, thế
mạnh cũng như tạo điều kiện cho SV phát triển.Đồng thời có thể hạn
chế, cải tạo ý thức, nhận thức của SV còn yếu kém, nâng cao nhận

thức về việc phát triển kỹ năng thuyết trình.
Yếu tố công nghệ thông tin, trang thiết bị, cơ sở vật chất
SV là lực lượng nắm bắt thông tin nhanh, trong những thông tin
24


đó, có những thông tin hữu ích nhưng cũng có những thông tin vô bổ,
thậm chí có hại nếu không biết phân biệt và tập nhiễm. Internet, tivi,
phim ảnh, báo chí âm nhạc có thể là một phương tiện giáo duc
nhưng cũng có thể là nguyên nhân nảy sinh hành vi tiêu cực ở SV.
Tuy nhiên, do nhận thức của SV ngày càng được cải thiện, nên việc
nắm bắt nhanh thông tin, nếu sử dung linh hoạt hợp lý sẽ tạo tiền đề
cho việc bổ xung kiến thức. Kiến thức sâu rộng có tác động không
nhỏ trong thuyết trình. Bên cạnh đó, việc áp dung công nghệ thông
tin mang lại những lợi ích và tác động không nhỏ đến tính thuyết
phuc, sự tự tin,… của SV.
1.5. Các tiêu chí đánh giá kĩ năng thuyết trình
1.5.1. Kỹ năng định vị bản thân và làm chủ cảm xúc
Bản thân là cách mỗi người hình dung chính bản thân mình là
người như thế nào và chúng ta soi theo đó mà hành động.nó không
có sẵn khi con người được sinh ra mà được hình thành dần do cách
đối xử, cách phản ứng của những người xung quanh đối với mình và
những trải nghiệm thành công hay thất bại của chĩnh mình.
Định vị bản thân là xác định vị trí của bản thân trong mối quan
hệ với những người xung quanh. Việc xác định được bản thân giúp
bộc lộ đúng cái tôi cá nhân của chính mình, thể hiện những khả
năng, kinh nghiệm vốn có của bản thân đúng chuẩn mực với đối
tượng được nghe thuyết trình.
Làm chủ cảm xúc là thuộc tính bền vững của cá nhân được
hình thành trong quá tình xã hội hóa. Người có khả năng làm chủ

cảm xúc thường đạt được thành công đối với các muc đích đã định
một cách liên tuc và bền vững có xu hướng tự phân tích , điềm tĩnh,
cởi mở, thiện chí và tự lập. Người không có khả năng này thường có
những đặc điểm sau: không tin tưởng vào khả năng của mình, dễ
nản chí, không có quyết tâm thực hiện những ý định của mình, lo
lắng, hay nghi ngờ và hung hãng. Do đó, việc rèn luyện khả năng
làm chủ cảm xúc liên tuc để biến nó thành kỹ năng phuc vu cho đời
sống con người là vô cùng cần thiết.
25


×