LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
– Học viện Quản lý Giáo dục, đã nhiệt thành giảng dạy trong suốt khóa
học trang bị những kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai
của em. Đặc biệt là Tiến sĩ Ngô Thị Bích Thảo đã tận tình hướng dẫn để
em có thể hoàn thành Khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên K5 khoa Công nghệ Thông tin – Học viện Quản lý Giáo dục đã tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Mai Thị Hướng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CHO SINH VIÊN 2
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.2 Một số khái niệm công cụ 2
1.2.1 Khái niệm kỹ năng 2
1.1.1 Khái niệm rèn luyện 2
1.2.2 Khái niệm kỹ năng quản lý thời gian 2
1.2.3 Khái niệm biện pháp 2
1.3 Một số vấn đề về kỹ năng quản lý thời gian và rèn luyện kỹ năng
quản lý thời gian 2
1.3.1 Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian 2
1.3.2 Nội dung kỹ năng quản lý thời gian 3
1.3.3 Những kỹ năng sống liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian 3
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KN QLTG của SV
3
1.3.4 Các mức độ rèn luyện KN QLTG của sinh viên 3
1.4 Đặc điểm của sinh viên 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN
LÝ 4
THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN K5 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN 4
– HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 4
1.5 Khái quát đặc điểm sinh viên K5 khoa CNTT – HVQLGD 4
1.6 Thực trạng KN QLTG và việc rèn luyện KN QLTG của SV K5
khoa CNTT – HVQLGD 4
1.6.1 Thực trạng nhận thức của SV và cán bộ quản lý, GV về việc rèn
luyện KN QLTG của SV K5 khoa CNTT 5
1.6.2 Thực trạng KN QLTG của sinh viên K5 khoa CNTT 6
1.6.3 Thực trạng rèn luyện KN QLTG của SV K5 khoa CNTT 7
1.7 Đánh giá thực trạng KN QLTG và việc rèn luyện KN QLTG của
SV K5 khoa CNTT 8
1.7.1 Những mặt mạnh 8
1.7.2 Những mặt còn hạn chế 8
2.1.1 Nguyên nhân của những mặt còn hạn chế 8
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ
THỜI GIAN CHO SINH VIÊN K5 KHOA CNTT – HỌC VIỆN
QUẢN LÝ GIÁO DỤC 9
1.8 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 9
1.9 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cho SV K59
3.1.1 Biện pháp tăng cường rèn luyện KN QLTG cho SV thông qua dạy
học các môn học 9
3.1.2 Biện pháp xây dựng chuyên đề rèn luyện KN QLTG cho SV 10
1.9.2 Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm về rèn luyện KN QLTG 13
1.9.3 Biện pháp tự rèn luyện KN QLTG của SV 13
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
PHỤ LỤC 15
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Công nghệ Thông tin : CNTT
Giảng viên :
GV
Hoạt động :
HĐ
Học viện Quản lý Giáo dục :
HVQLGD
Kỹ năng sống : KNS
Kỹ năng : KN
Kỹ xảo : KX
Mẫu khảo sát : MKS
Nhà xuất bản : NXB
Quản lý thời gian : QLTG
Sinh viên : SV
Số lượng : SL
Tỷ lệ phần trăm : %
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Stt Tên bảng Trang
1
Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của SV K5 khoa
CNTT về vai trò của việc rèn luyện KN QLTG
4
2
Bảng 2 2: Nhận thức của SV K5 khoa CNTT về nội
dung công việc của KN QLTG
4
3
Bảng 2.3: Mức độ SV K5 khoa CNTT sử dụng thời
gian cho các hoạt động ngoài giờ trên lớp
4
4
Bảng 2.4: Thực trạng SV K5 khoa CNTT sử dụng thời
gian của cho việc học tập, nghiên cứu
5
5
Bảng 2.5: Mức độ thành thạo KN QLTG của SV K5
khoa CNTT
5
6
Bảng 2.6 Mức độ rèn luyện KN QLTG của SV K5 khoa
CNTT
5
7
Bảng 3.1: Sự khác nhau về cuộc sống của SV biết mục
tiêu và SV không biết xác định mục tiêu
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Học viện Quản lý Giáo Dục (HVQLGD) mới thành lập và đang trong quá trình
hoàn thiện về mọi mặt. Các HĐ chính khóa, ngoại khóa nhằm rèn luyện KN QLTG cho
SV còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của SV.
Mặt khác, tính chất ngành đào tạo SV năm thứ nhất của khoa Công nghệ Thông tin
(CNTT) - Học viện Quản lý Giáo dục chủ yếu là những môn khoa học tự nhiên phức
tạp đòi hỏi SV tập trung cao và phải đầu tư nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo thời gian
cho các hoạt động khác. Do vậy, việc rèn luyện KN QLTG ngay từ những năm đầu khi
học Đại học sẽ thuận lợi để SV đạt kết quả học tập tốt.
Nhưng thực tế, đa số SV chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện KN QLTG cho
bản thân mình. QLTG kém hiểu quả. Việc rèn KN QLTG cho SV càng trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết.
Từ phân tích trên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài: “Biện pháp rèn luyện KN
QLTG cho SV K5 khoa CNTT – HVQLGD.”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận của việc rèn luyện KN QLTG và thực trạng rèn
luyện KN QLTG của SV K5 khoa CNTT – HVQLGD, đề xuất biện pháp rèn luyện KN
QLTG cho SV nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện cho sinh viên khoa CNTT,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của HVQLGD.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: biện pháp rèn luyện KN QLTG cho SV K5 khoa CNTT
– HVQLGD.
3.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNS cho SV K5 khoa CNTT –
HVQLGD.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu và sử dụng số liệu thu được từ việc
khảo sát, phân tích thực trạng về rèn luyện KN QLTG cho SV K5 khoa CNTT – Học
viện Quản lý Giáo dục. Từ đó đề xuất một số biện pháp rèn luyện KN QLTG cho SV
K5 khoa CNTT – HVQLGD.
- Địa điểm nghiên cứu khoa CNTT – HVQLGD
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2012 đến 5/2012
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc rèn luyện KN QLTG cho SV.
5.2 Phân tích thực trạng rèn luyện KN QLGD của SV K5 khoa CNTT – HVQLGD
5.3 Biện pháp nhằm rèn luyện KN QLTG cho SV K5 khoa CNTT – HVQLGD
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Phương pháp thống kê trong toán học
7. Dự kiến cấu trúc khóa luận
1
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị thì nội dung khóa luận gồm những
phần sau:
Chương 1: Cở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên
Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên K5
khoa CNTT– Học viện Quản lý Giáo dục
Chương 3: Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên K5
khoa CNTT – Học viện Quản lý Giáo dục
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ
THỜI GIAN CHO SINH VIÊN
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở cấp cơ sở khoa có đề tài nghiên cứu khoa học do nhóm sinh viên khóa 2
thực hiện là “Xây dựng quy trình hình thành KN QLTG cho SV Khoa Giáo dục – Học
viện Quản lý Giáo dục”. Kết quả của đề tài trên là đã xây dựng được quy trình hình
thành KN QLTG cho SV khoa Giáo dục nhưng lại chưa đề cập đến các biện pháp rèn
luyện KN QLTG cho SV. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về biện pháp rèn luyện KN
QLTG cho SV khoa CNTT – HVQLGD.
1.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1 Khái niệm kỹ năng
Trong khóa luận này, KN được hiểu là khả năng thực hiện có kết quả một hành
động hay một HĐ nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm
đã có để hành động phù hợp với điều kiện thực tiễn cho phép.
1.1.1Khái niệm rèn luyện
Rèn luyện là động từ chỉ quá trình luyện tập một cách thường xuyên để đạt tới
những phẩm chất hay trình độ ở một mức nào đó. Như rèn luyện thân thể, rèn luyện
đạo đức,…
Rèn luyện đi từ dễ tới khó và tập trung vào những vấn đề cốt lõi, để đạt tới
những phẩm chất hay trình độ ở một mức nào đó.
1.2.2 Khái niệm kỹ năng quản lý thời gian
KN QLTG cần được hiểu là không phải trong một thời gian nhất định cá nhân
làm được bao nhiêu việc. Điều cốt lõi là cá nhân tạo ra được bao nhiêu giá trị đó thay
vì đã bỏ ra bao nhiêu thời gian tuần tự.
Rèn luyện KN QLTG là quá trình luyện tập, lặp đi lặp lại, vượt qua khó khăn,
vận dụng những hiểu biết của cá nhân về KN QLTG vào việc sử dụng, kiểm soát thời
gian của cá nhân nhằm đạt hiệu quả trong công việc và cuộc sống.
1.2.3 Khái niệm biện pháp
Ở đề tài này cần hiểu khái niệm biện pháp là cách thức giải quyết, xử lý một
vấn đề cụ thể nào đó đang diễn ra, dựa trên cơ sở những tồn tại của thực trạng vấn đề
để đưa ra cách thức xử lý cho phù hợp nhằm đạt được mục đích.
1.3 Một số vấn đề về kỹ năng quản lý thời gian và rèn luyện kỹ năng
quản lý thời gian
1.3.1 Tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian
Một SV không có khả năng QLTG không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học
tập, không có thời gian dành cho gia đình bạn bè và cho chính bản thân, khiến SV luôn
cảm thấy căng thẳng và không thể thể hoàn thành tốt mọi việc. Một SV không có khả
2
năng QLTG có thể làm ảnh hưởng tới công sức và thời gian của nhiều người khác khi
làm việc theo nhóm.
Như vậy, KN QLTG là một trong những KN cần thiết và phải được SV rèn
luyện thường xuyên để mang lại hiệu quả học tập và thành công trong tương lai.
1.3.2 Nội dung kỹ năng quản lý thời gian
Ở đề tài này tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của KN
QLTG như sau:
- Tự nhận thức khả năng của bản thân
- Xác định mục tiêu
- Liệt kê những công việc cần làm
- Phân loại những việc quan trọng cần ưu tiên thời gian
- Lập kế hoạch sử dụng thời gian
- Triển khai thực hiện kế hoạch
- Nhắc nhở bản thân quyết tâm thực hiện kế hoạch
- Tổng kết, đánh giá kết quả của việc tiến hành thực hiện kế hoạch QLTG
1.3.3 Những kỹ năng sống liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian
KN QLTG là một trong những KNS nằm trong nhóm KN quản lý bản thân.
Những KNS có liên quan đến KN QLTG: KN tự nhận thức; KN xác định mục tiêu; KN
lập kế hoạch HĐ; KN tổ chức các HĐ; KN tự kiểm tra HĐ; KN làm chủ cảm xúc và
KN ứng phó với những căng thẳng.
1.1.2Những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KN QLTG của SV
a. Các yếu tố chủ quan thuộc về bản thân sinh viên
* Hứng thú học tập
* Động cơ QLTG của SV
* Ý chí khắc phục khó khăn QLTG
b. Các yếu tố khách quan
* Mục tiêu yêu cầu đào tạo đối với SV
* Sự hướng dẫn của GV
* Phong trào rèn luyện KN
* Các yếu tố khác
1.3.4 Các mức độ rèn luyện KN QLTG của sinh viên
Do trình độ nhận thức có hạn nên theo tôi rèn luyện KN QLTG của SV có thể thể
hiện qua ba mức độ sau:
+ Mức độ 1 (Mức độ thấp): SV phải thực hiện theo trình tự các thao tác, hành động
QLTG tự học, tự nghiên cứu song hành cùng với sự QLTG học tập trên lớp. Nếu SV chưa
thực hiện được thì phải quan sát lại và làm lại từ đầu. Lúc này, người kiểm tra đánh giá là
GV trong quá trình SV hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên lớp ở mức độ nào.
+ Mức độ 2 (Mức độ trung bình): SV thực hiện các thao tác, hành động trong kế
hoạch QLTG chưa ổn định lúc đảm bảo tiến độ, lúc chậm tiến độ so với kế hoạch Kết
quả sử dụng thời gian theo kế hoạch đạt ở mức trung bình.
+ Mức độ 3 (Mức độ cao): SV thực hiện các hành động QLTG một cách chính xác,
phân chia hành động QLTG một cách độc lập, sáng tạo theo ý chủ quan của mình. SV
có thể tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh hành động QLTG của mình để đạt được
hiệu quả hành động cao nhất.
Để đạt được mức độ này, SV phải kiên trì, bền bỉ luyện tập với tinh thần tự giác,
3
tích cực và ý chí quyết tâm cao.
1.4 Đặc điểm của sinh viên
Lứa tuổi SV là giai đoạn phát triển về thể chất đã tương đối hoàn thiện. Cùng
với sự phát triển về thể chất, đây còn là giai đoạn hoàn thiện về nhân cách và định
hướng các giá trị.
Bước vào môi trường ĐH, SV phải thích nghi với môi trường, nội dung và
phương pháp hoàn tập mới. Để có thể năng cao nhận thức, SV cần biết cách sử dụng
quỹ thời gian của mình một cách hợp lý cho các HĐ diễn ra trong ngày. Từ đó, nâng
cao hiểu quả các HĐ.
Với SV, đời sống xúc cảm tình cảm là rất phong phú và đa dạng. Quan hệ bạn
bè, gia đình, đặc biệt là tình yêu nam nữ chi phối rất nhiều thời gian trong đời sống SV.
Như vậy, để đạt được những mục tiêu đã đề ra, để thời gian không bị trôi đi
một cách vô ích, SV phải biết cách lựa chọn, sắp xếp bố trí thời gian cho từng HĐ cụ
thể một cách hợp lý. Từ sự phân tích trên chúng ta có thể thấy: KN QLTG là vô cùng
cần thiết đối với mỗi SV.
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ
THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN K5 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
– HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1.5 Khái quát đặc điểm sinh viên K5 khoa CNTT – HVQLGD
Mục tiêu đào tạo của khoa CNTT
Trang bị cho người học những kiến thức và KN ứng dụng CNTT và truyền
thông. Sau khi tốt nghiệp làm chuyên viên CNTT tại các cơ quan quản lý GD-ĐT và
các trường, cơ sở giáo dục; các tổ chức, cơ quan nhà nước, tư nhân; các doanh nghiệp
hoặc làm cán bộ giảng dạy.
Đặc điểm SV K5 khoa CNTT
SV K5 khoa CNTT phần lớn từ những tỉnh thành khác nhau phải sống tự lập
xa gia đình. SV K5 thi đầu vào khối A. Đối với SV K5 học chủ yếu là kiến thức chung
có rất nhiều bài tập của các môn cơ sở tự nhiên cần đầu tư nhiều thời gian
Một số yêu cầu đối với SV K5 khoa CNTT
Phương pháp học đại học chủ yếu là tự học dưới sự định hướng của GV, đồng
thời có rất nhiều bài tập cần tư duy logic và việc sống xa nhà tự lập đòi hỏi SV phải có
KN QLTG từ năm đầu tiên. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập thì SV ngay từ năm
thứ nhất phải rèn luyện KN QLTG góp phần nâng cao chất lượng học tập và chất lượng
cuộc sống của bản thân.
1.6 Thực trạng KN QLTG và việc rèn luyện KN QLTG của SV K5
khoa CNTT – HVQLGD
Mục tiêu khảo sát
Tiến hành khảo sát thực trạng KN QLTG và việc rèn luyện KN QLTG của SV
K5 khoa CNTT để đưa ra những nhận định đánh giá những điểm mạnh, điểm còn hạn
chế trong KN QLTG và việc rèn luyện KN QLTG. Để từ đó, đề xuất biện pháp rèn
luyện KN QLTG cho SV K5 khoa CNTT
Nội dung khảo sát:
Khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ, GV và SV K5 khoa CNTT –
HVQLGD về KN QLTG.
4
Khảo sát thực trạng KN QLTG của SV K5 khoa CNTT
Khảo sát thực trạng rèn luyện KN QLTG của SV K5 khoa CNTT
Đối tượng khảo sát
Để thu nhập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá thực trạng
việc QLTG của sinh viên khoa CNTT – Học viện Quản lý Giáo dục, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát trên 33 SV lớp K5A và 17 SV lớp K5B khoa CNTT. Đồng thời xin ý
kiến đánh giá của 15 các bộ, GV khoa CNTT về vấn đề rèn luyện KN QLTG cho SV
K5 khoa CNTT Cụ thể như sau:
Phương pháp khảo sát:
Những phương pháp khảo sát chủ yếu được sử dụng là điều tra bằng phiếu hỏi
đối với các bạn SV và đối với GV. Tiến hành phỏng vấn sâu một số SV, phân phối với
các phương pháp khác như: quan sát trực tiếp quá trình học tập ngoài giờ lên lớp, trong
các kỳ kiểm tra, thi hết môn của SV K5 khoa CNTT.
1.6.1 Thực trạng nhận thức của SV và cán bộ quản lý, GV về việc rèn luyện KN
QLTG của SV K5 khoa CNTT
1.6.1.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV, SV K5 về vai trò của việc
rèn luyện KN QLTG
Để có những thông tin đánh giá nhận thức của SV về vai trò của việc rèn luyện
KN QLTG, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 1 (MKS 01). Cho thấy, còn nhiều SV chưa
nhận thức được vai trò của KN QLTG giúp học tập tốt hơn . Nhưng điều đáng mừng là
khá nhiều SV đã nhận thức đầy đủ các giá trị mang lại khi rèn luyện KN QLTG. Đó là
điều kiện thuận lợi trong việc rèn luyện KN QLTG đối với SV năm thứ nhất.
Và sử dụng câu hỏi số 1 (MKS 02) đánh giá của cán bộ quản lý, GVvề vai trò
của việc rèn luyện KN QLTG của SV. Kết quả cho thấy 100% cán bộ quản lý GV đánh
giá việc rèn luyện KN QLTG của SV là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình
học tập và trưởng thành của SV.
1.6.1.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, GV và SV K5 về mức độ cần
thiết của nội dung công việc trong KN QLTG
Để tìm hiểu vấn đề trên, tôi sử dụng câu hỏi số 2 (MKS 01) và câu số 4 (MKS
02). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ GV, SV K5 khoa CNTT về nội dung của KN QLTG
(đơn vị: %)
Stt Nội dung
Cần thiết
Không
cần thiết
GV SV GV SV
1 Nhận thức khả năng của bản thân 73,3 34 26,7 66
2 Xác định mục tiêu của bản thân 100 64 0 36
3 Liệt kê những công việc cần làm 93,3 72 16,7 28
4
Phân loại những việc quan trọng và cần ưu tiên thời
gian
80 38 20 62
5
Lập bản kế hoạch gắn các giá trị với các mục tiêu và
các lịch trình hàng ngày.
86,7 56 13,3 44
6 Thực hiện việc quản lý thời gian theo kế hoạch đề ra 100 62 0 38
7 Cam kết với bản thân quyết tâm thực hiện kết hoạch 100 58 0 42
5
8
Tổng kết quá trình quản lý thời gian của bản thân
mỗi ngày, mỗi tuần
93,3 34 6,7 66
Từ kết quả ở bảng 2.3 cho thấy SV và các thầy cô đánh giá mức độ sử dụng
thời gian vào các HĐ của SV là chưa hợp lý, mất cân đối giữa thời gian dành cho HĐ
vui chơi giải trí và HĐ tự nghiên cứu học tập của SV.
1.6.2 Thực trạng KN QLTG của sinh viên K5 khoa CNTT
1.6.2.1 Thực trạng sử dụng thời gian của SV K5 khoa CNTT
Để khảo sát thực trạng sử dụng thời gian của SV K5 tôi sử dụng câu hỏi số 4;
(MKS 01); câu hỏi số 6 trong MKS 01 khảo sát mức độ sử dụng thời gian cho việc học
và thu được kết quả ở bảng 2.3
Bảng 2.3 Đánh giá của cán bộ quản lý, GV và SV K5 về mức độ sử dụng thời gian cho
các hoạt động ngoài giờ trên lớp của SV (Đơn vị: %)
Stt Công việc
Mức độ
Nhiều
Bình
thường
Ít
GV SV GV SV GV SV
1
Ngồi máy tính để học bài, nghiên cứu tài
liệu
20 18 26,7 28
53,
3
54
2
Online, lên facebook, chat với bạn bè, xem
phim
73,
3
52
13,
3
22 6,7 26
3 Ngủ trưa hoặc ngủ nướng 26,7 46 60 26
13,
3
28
4 Lên thư viện nghiên cứu tài liệu 26,7 22
33,
3
30 40 48
5 Tham gia các HĐ xã hội và thể thao 6,7 30
33,
3
24 60 46
Việc sử dụng thời gian của SV K5 chủ yếu dành thời gian để giải trí, SV không
quan tâm dành thời gian cho việc học tập dẫn đến việc học dồn khi thi kết quả gây căng
thẳng, học dồn nhiều kiến thức mà kết quả lại không.
1.6.2.2 Thực trạng trình độ kỹ năng quản lý thời gian của SV K5 khoa CNTT
Khi hỏi SV về mức độ thành thạo các thao tác của KN QLTG hầu hết câu trả
lời của SV là ở mức trung bình và yếu. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.5:Mức
độ thành thạo KN QLTG của SV K5 khoa CNTT
Stt Tiêu chí Mức độ
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 Xác định mục đích, mục tiêu 3 6 5 10 20 40 22 44
2
Sắp xếp thứ tự ưu tiên thời gian
cho việc quan trọng
4 8 4 8 11 22 31 62
3
Phân phối thời gian hợp lý cho các
công việc
1 2 3 6 30 60 16 32
4 Hạn chế tối đa thời gian rảnh rỗi 5 10 7 14 18 36 20 40
5 Lập kế hoạch 4 8 5 10 21 42 20 40
6 Thực hiện kế hoạch 0 0 1 2 14 28 35 70
6
7
Nhắc nhở bản thân quyết tâm thực
hiện kế hoạch
2 4 6 12 24 48 18 36
8 Tổng kết việc sử dụng thời gian 2 4 6 12 11 22 31 62
1.6.3 Thực trạng rèn luyện KN QLTG của SV K5 khoa CNTT
1.6.3.1 Thực trạng tự rèn luyện KN QLTG của SV K5 khoa CNTT
Để tìm hiểu vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi 3 trong MKS 01. Kết quả thể hiện
ở bảng 2.6: Thực trạng rèn luyện KN QLTG của SV K5 khoa CNTT
Stt Công việc Mức độ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không thực
hiện
SL % SL % SL %
1 Xác định mong muốn và khả năng của bản thân 3 6 13 26 34 68
2
Liệt kê những công việc cần làm trong ngày,
tuần, tháng
10 20 26 52 14 28
3
Phân loại mức độ quan trọng và cần thiết của
công việc
4 8 11 22 35 70
4
Lập kế hoạch cho công việc theo ngày, tuần,
tháng
9 18 15 30 26 52
5 Thực hiện những việc trong kế hoạch 5 10 7 14 38 76
6
Dành thời gian để tổng kết những việc trong
ngày
6 12 12 24 32 64
Tóm lại: Qua quá trình khảo sát phiếu hỏi, quan sát quá trình SV QLTG của
bản thân, cùng với việc tiến hành phỏng vấn sâu cho thấy: KN QLTG của SV K5 khoa
CNTT còn thiếu và yếu. Thiếu trong nhận thức chưa đầy đủ về KN QLTG. Yếu trong
các thao tác rèn luyện chủ yếu ở mức trung bình và yếu. Quản lý thời gian của bản thân
theo cảm tính dẫn đến việc rất nhiều SV sử dụng thời gian của mình một cách lãng phí,
không có kế hoạch cũng không dành nhiều thời gian cho những hoạt động có mục đích
đặc biệt là hoạt động học tập vô cùng quan trọng. SV K5 học chuyên ngành về CNTT
nhưng dùng máy tính làm phương tiện để giải trí thay vì để học và nghiên cứu tài liệu.
Hầu hết những hành động chủ đạo trong KN QLTG lại được SV tiến hành rèn luyện ở
mức thỉnh thoảng hoặc không thực hiện. Như vậy, việc rèn luyện KN QLTG của SV
cần phải tiến hành ngay từ bây giờ để hạn chế thói quen sử dụng thời gian không tốt
ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như chất lượng cuộc sống.
1.6.3.2 Thực trạng việc rèn luyện KN QLTG cho SV K5 khoa CNTT
Về phía giảng viên: Khi hỏi trong quá trình giảng dạy thầy cô có lồng ghép nội
dung rèn luyện KN QLTG thì hầu hết các thầy cô (93,3%) đều trả lời là có lồng ghép
nhưng còn hạn chế. Hình thức lồng ghép nội dung rèn luyện KN QLTG hầu hết được
các thầy cô hướng dẫn SV lập kế hoạch dành thời gian cho môn học chủ yếu ở buổi
đầu tiên khi nhập môn (60%). Hoặc hướng dẫn và yêu cầu SV lập kế hoạch QLTG và
kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch khi SV làm bài tập nhóm. Còn lại, việc lồng ghép
nội dung rèn luyện KN QLTG là rất khó khăn.
Về phía khoa CNTT: Việc giáo dục KNS cho SV ở khoa CNTT còn nhiều hạn
chế, chưa có một chuyên đề nào đi sâu vào việc rèn luyện KNS cho SV. Các câu lạc bộ
ITC: Đồ họa, lập trình Web,… rất phát triển, đây là điều kiện thuận lợi khi SV học vào
chuyên ngành. Nhưng chưa có câu lạc bộ KNS nào ở khoa được thành lập để SV tự rèn
7
luyện KN QLTG. Câu lạc bộ KNS hoạt động chưa nhiều. Chưa đi sâu vào hướng dẫn
tất cả SV cách thức QLTG khoa học
1.7 Đánh giá thực trạng KN QLTG và việc rèn luyện KN QLTG của SV
K5 khoa CNTT
1.7.1 Những mặt mạnh
SV K5 khoa CNTT hầu ham học hỏi, năng động và đặc biệt hứng thú với
những hoạt động giáo dục KNS.
SV K5 khoa CNTT đều có nhận thức về tầm quan trọng của KN QLTG đối với
SV, ý thức sâu sắc những giá trị mà KN QLTG mang lại
SV đã nhận thức về nội dung của KN QLTG tương đối đầy đủ.
Cán bộ quản lý, GV cũng đã nhận thức tầm quan trọng của rèn luyện KN
QLTG của SV, có lồng ghép nội dung rèn luyện KN QLTG cho SV vào trong quá trình
giảng dạy các môn học.
1.7.2 Những mặt còn hạn chế
Một bộ phận SV chưa ý thức tầm quan trọng của KN QLTG đối với HĐ học
tập, chưa nhận thức đầy đủ nội dung của KN QLTG. Trong khi, một số nhận thức được
nhưng lại chưa biết cách cải thiện tình trạng sử dụng thời gian không hợp lý của mình.
SV chủ yếu sử dụng thời gian một cách cảm tính, không khoa học. KN QLTG
của SV đa số ở mức trung bình và yếu.
Việc rèn luyện KN QLTG chưa chưa thường xuyên. SV thực hiện hành động
lập kế hoạch QLTG, thực hiện kế hoạch và tổng kết việc QLTG hầu hết là ở mức độ
thỉnh thoảng và không thực hiện.
Việc rèn luyện KN QLTG cho SV còn nhiều hạn chế về hình thức và nội dung
khi tích hợp, lồng ghép vào các môn học. Chưa tổ chức, quan tâm đến giáo dục KN
QLTG. Khoa chưa có một tổ chức hay câu lạc bộ nào quan tâm đến việc rèn luyện KN
QLTG cho SV.
2.1.1Nguyên nhân của những mặt còn hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
SV chưa cân bằng được giữa thời gian để xây dựng và vun đắp cho các mối
quan hệ xã hội với khoảng thời gian rất lớn dành cho HĐ học tập.
Đa số SV chưa đề ra được mục tiêu phấn đấu cho bản thân, chưa xác định
được những HĐ quan trọng cần đầu tư nhiều thời gian để thực hiện, chưa biết cách lập
kế hoạch, thiếu sự quyết tâm và nghiêm túc trong quá trình thực hiện.
Sinh viên chưa xác định đúng giá trị nghề nghiệp mình cần có, vì vậy chưa có
động cơ học tập đúng đắn. Từ động cơ học tập chưa đúng khiến SV chưa đầu tư QLTG
hiệu quả cho việc học tập, nghiên cứu.
Sinh viên dành quá nhiều thời gian để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân. Họ
nhận thức được việc QLTG của mình là không hợp lý nhưng lại không quyết tâm thay
đổi những thói quen không tốt đã tiêu tốn khá nhiều thời gian của họ.
Nguyên nhân khách quan
Môi trường học tập ở đại học có nhiều điều mới lạ với SV, SV chưa kịp thích
ứng với phương pháp giảng dạy và học tập ở đại học có nhiều khác biệt so với THPT.
Sự quản lý về thời gian từ phía gia đình bị hạn chế. Với đặc điểm của SV là
cuộc sống tự lập, xa nhà. Cuộc sống tự do về HĐ, tự do về thời gian khiến SV nhiều
khi không ý thức được việc sắp xếp thời gian hợp lý mà.
8
GV chưa thực sự nghiêm khắc trong việc xử lý những trường hợp SV vi phạm
về thời gian học tập trên lớp.
Giáo dục KNS cho SV K5 khoa CNTT chưa được chú trọng.
HĐ học tập tại Đại học là học nghề, đòi hỏi SV phải có KN QLTG để thích
nghi với nội dung và các phương pháp học tập mới đem lại hiệu quả trong học tập và
cuộc sôngs. Chính vì vậy, SV cần rèn luyện KN QLTG làm tiền đề cho sự thành công
của họ trong tương lai.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
CHO SINH VIÊN K5 KHOA CNTT – HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1.8 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp
a. Nguyên tắc đảm bảo định hướng tiếp cận giáo dục KN sống
Tiếp cận giáo dục KNS trong đó có KN QLTG đòi hỏi đảm bảo sự tương tác
giữa dạy và học của GV và SV. Vì thế SV cần có môi trường, thời gian để thực hành,
rèn luyện và trải nghiệm
b. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ của các biện pháp
Các biện pháp là một hệ thống, có tác dụng tương hỗ với nhau nhằm tạo điều
kiện cho SV vừa được trang bị kiến thức, thái độ, đặc biệt là rèn luyện hành vi phù hợp
c. Nguyên tác đảm bảo tính thực tiễn
Chúng tôi quan tâm đến thực tiễn giáo dục KN QLTG cho SV đặc biệt là giáo
dục KNS ở khoa CNTT – HVQLGD trong giai đoạn hiện nay.
d. Nguyên tác đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp
Các biện pháp dù hay đến mấy nhưng nếu không có tính khả thi và hiệu quả thì
chúng sẽ không có khả năng để tồn tại trong thực tiễn giáo dục. Vì thế đây cũng là một
nguyên tắc mà chúng tôi quán triệt khi đề xuất các biện pháp.
1.9 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cho SV K5
3.1.1Biện pháp tăng cường rèn luyện KN QLTG cho SV thông qua dạy học các
môn học
1.9.1.1 Mục đích
Giúp SV biết cách thực hiện các thao tác QLTG cho HĐ bản thân thông qua
các môn học
1.9.1.2 Nội dung biện pháp
- Lập kế hoạch môn học
- Thực hiện kế hoạch
- Kiểm tra tiến độ công việc trong khi thực hiện kế hoạch
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
1.9.1.3 Cách thực hiện biện pháp
- GV yêu cầu SV lập kế hoạch cho môn học, phân chia thời gian học môn học
soạn đề cương, ôn thì từ sớm, tránh tình trạng học gạo, học vẹt khi thi mới học.
- GV tiến hành kiểm tra việc lập kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch của
SV. Có đánh giá khen ngợi và nhắc nhở khiển trách.
- Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch GV định hướng SV đánh giá việc thực
hiện kế hoạch quản lý thời gian cho môn học, hướng dẫn SV điều chỉnh kế hoạch cho
phù hợp để mang lại kết quả tốt trong môn học.
9
1.9.1.4 Điều kiện thực hiện biện pháp
Yếu tố thời gian: cần hướng dẫn ngay khi nhập môn môn học
SV tích cực lập kế hoạch cho môn học, thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ
3.1.2Biện pháp xây dựng chuyên đề rèn luyện KN QLTG cho SV
1.9.1.5 Mục đích:
Giúp SV hiểu biết về các giai đoạn, các công việc, cách thức triển khai HĐ
trong QLTG của SV
1.9.1.6 Nội dung biện pháp
Dạy kiến thức và cách thức thực hiện các HĐ trong nội dung của rèn luyện KN
QLTG hay cách thức tiến hành quy trình rèn luyện KN QLTG
- Tự nhận thức khả năng
- Xác định mục tiêu
- Liệt kê những công việc cần làm
- Phân loại những việc quan trọng và cần ưu tiên thời gian
- Lập kế hoạch gắn các giá trị với các mục tiêu và lịch trình hành ngày
- Thực hiện việc QLTG theo kế hoạch đề ra
- Nhắc nhở, cam kết với bản thân quyết tâm thực hiện kế hoạch
- Tổng kết, đánh giá kết quả quá trình QLTG
1.9.1.7 Cách thức thực hiện
Tổ chức dạy KN QLTG trong các HĐ ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, chi
đoàn… cho SV theo những nội dung trên, tiến hành phân tích kiến thức, cho SV vào
những trải nghiệm của từng nội dung HĐ rèn luyện KN QLTG phối hợp với việc giáo
dục giá trị về lòng quyết tâm vượt khó:
Bước 1. Tự nhận thức khả năng: SV tự nhận thức khả năng của bản thân,
những điểm mạnh, điểm yếu bản thân trong quá trình QLTG.
Chủ đề: Nuôi dưỡng khả năng tự nhận thức nhờ ghi chép cá nhân
Mục đích của chủ đề giúp SV nhận thức rõ ràng nhất cách sử dụng thời gian
không hợp lý của bản thân.
- Khuyến khích SV ghi ra giấy cách sử dụng thời gian của mình cho các HĐ.
- Tiến hành tổ chức cho SV thảo luận, tìm nguyên nhân hạn chế của việc
QLTG.
- Cho SV làm bài tập thực hành “Sự đầu tư lãng phí” để tính số lượng thời gian
SV sử dụng lãng phí.
- GV kết luận về những thành công mà SV có thể đạt được trong khoảng thời
gian lãng phí đó.
Bước 2. Xác định mục tiêu: Giúp SV xác định mục tiêu phấn đấu của bản thân
cho tương lai
Chủ đề: Nuôi dưỡng khả năng tự nhận thức nhờ biến mong muốn, ước mơ
thành mục tiêu
Hoạt động 1: Xác định mong muốn, ước mơ của SV
- Tổ chức trò chơi “cửa hàng ước mơ” để SV nhận thức mong muốn, ước mơ
của mình.
- Phân tích những mong muốn có khả năng trở thành hiện thực
10
- Kết luận rút ra từ trò chơi: biến mong muốn thành mục tiêu phấn đấu
Hoạt động 2: Giới thiếu lợi ích của việc xác định mục tiêu
Bảng 3.1: Sự khác nhau về cuộc sống của SV biết mục tiêu và SV không biết xác định
mục tiêu
Tỷ lệ 25 năm trước 25 năm sau
27% Không có mục tiêu Cuộc sống ở tầng thấp nhất của xã hội, sống không
như ý muốn
60% Mục tiêu mơ hồ Cuộc sống ở tầng lớp trung lưu của xã hội và thành
tích không nổi trội
10% Có mục tiêu rõ ràng
nhưng trong thời gian
khá ngắn
Sống ở tầng trung hạ lưu của xã hội, tỏng các lĩnh
vực giành được những thành tựu đáng kể
3% Có mục tiêu rõ ràng
và trong thời gian dài
hạn
Trở thành những người tiên phong dẫn đầu trong các
lĩnh vực
Hoạt động 3: Hướng dẫn SV xác định mục tiêu từ những mong muốn của bản
thân. Định hướng cho SV xác định mục tiêu của bản thân theo công thức SMART [26]
Công thức SMART:
S là viết tắt của Specific, tức là tính cụ thể
M là viết tắt của Measurable, tức là tính định lượng được
A là Attainable, tức là có thể thực hiện được
R là Realistic, tức là có tính thực tế
T là Timely, tức là có thể hoàn thành trong một thời gian cụ thể.
Bước 3: Xác định những việc cần làm, những việc cần ưu tiên thời gian
- Hướng dẫn SV liệt kê những việc cần làm bằng cách dựa vào 4 nhu cầu cơ
bản của con người là sống, yêu thương, học tập và để lại di sản.
- Hướng dẫn SV phân loại mức độ quan trọng của những việc SV vừa liệt kê để
ưu tiên thời gian.
+ Hướng dẫn SV sử dụng ma trận thời gian của Stephen Covey.
+ Hoặc hướng dẫn SV phân loại công việc ưu tiên thời gian theo bảng thông
tin của A Dam Khoo
- Sau đó hướng dẫn SV biết cách ưu tiên thời gian cho những việc quan trọng
giúp SV thành công trong học tập và cuộc sống.
- Kết luận SV muốn đạt được mục tiêu cần phân loại những việc quan trọng để
ưu tiên thời gian
Bước 4: Lập kế hoạch QLTG
Hoạt động 1: Cách sắp xếp thời gian cho công việc trong kế hoạch
- Định hướng SV lập kế hoạch sắp xếp thời gian thông qua thực nghiệm “sắp
xếp điều quan trọng”
- Kết luận nguyên tắc để lập kế hoạch giúp QLTG hiệu quả là luôn sắp xếp
những việc quan trọng ưu tiên thời gian trước.
Hoạt động 2: Hướng dẫn SV lập thế hoạch QLTG
- GVđịnh hướng cho SV ghi chép ra sổ cá nhân:
+ Sắp xếp công việc hàng tuần để SV lên kế hoạch theo tuần, theo ngày.
11
+ Sắp xếp công việc theo tháng để SV lên kế hoạch từng tháng cho cả năm.
+ Phân phối thời gian cho những công việc đã liệt kê theo từng ngày, có ưu
tiên thời gian cho những việc quan trọng cụ thể rõ ràng
+ Là bản kế hoạch cá nhân nhưng đôi khi SV cũng làm việc với người khác
nên cần ghi chú những việc trong kế hoạch là ai làm? Khi nào? Bằng cách nào? Điều
đó tập cho SV hoạch định, và chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch cẩn thận hơn.
+ Định lượng thời gian hoàn thành và dự kiến kết quả ngay trong bản kế
hoạch.
- GV giới thiệu phương pháp 5W1H2C5M để SV lập kế hoạch.
Bước 5: Thực hiện kế hoạch QLTG, nhắc nhở bản thân, cam kết quyết tâm
thực hiện kế hoạch
- Hướng dẫn SV thử tính khả thi của kế hoạch, cần điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện của SV.
- Hướng dẫn thực hiện kế hoạch linh hoạt khi có công việc khẩn cấp ngoài ý
muốn ý muốn.
- Hướng dẫn SV kiểm tra chất lượng từng công việc khi thực hiện kế hoạch.
- GV hướng dẫn SV biết cách nghi nhắc nhở bản thân thực hiện công việc trong
kế hoạch qua sổ ghi chép.
Hướng dẫn SV những cách thức khắc phục những khó khăn của bản thân.
GVcần nhấn mạnh sự thành công của kế hoạch phụ thuộc rất nhiều vào nội lực quyết
tâm của SV. Có thể, tác động tăng sự quyết tâm của SV khi thực hiện kế hoạch bằng
cách giới thiệu cho SV những tấm gương vượt lên chính mình, phân tích những tiềm
năng SV chưa nhận ra ở bản thân,… thông qua giáo dục giá trị sống cho SV.
Bước 6: Tổng kết, đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian
Hướng dẫn SV tổng kết, đánh giá dựa vào bản kế hoạch và những mục tiêu mà
SV đã đề ra. Đối với kế hoạch học tập cũng như kế hoạch sinh hoạt đều được triển khai
bằng cách:
Suy nghĩ lại (rethink)
Đối chiếu kết quả
- Chất lượng công việc có đạt được như yêu cầu đã đặt ra ở kế hoạch hay
không?
- Số lượng những công việc có hoàn thành theo kế hoạch hay không?
- Tinh thần, niềm say mê làm việc hay thực hiện một cách miễn cưỡng, uể oải?
Tìm ra nguyên nhân bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
- Các HĐ đề ra trong kế hoạch và mục tiêu có phù hợp với năng lực bản thân?
- Các HĐ đưa ra trong kế hoạch đã khoa học chưa?
- Đã quyết tâm thực hiện kế hoạch chưa?
- Có điều kiện nào ảnh hưởng đến việc hiệu quả sử dụng thời gian?
Hay:
- Kết quả đạt được bạn đã hài lòng chưa?
- Bạn đã làm hết khả năng để thực hiện kết quả đó hay không?
- Những khó khăn, rào cản nào khiến bạn sử dụng thời gian không hiệu quả?
Rút kinh nghiệm cho bản thân trong những kế hoạch sau:
- Tự nhận thức về bản thân một cách rõ ràng.
- Không được quên mục tiêu.
12
- Lựa chọn những mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân.
- Các khâu chuẩn bị phải khoa học rõ ràng.
- Nguồn gốc của những nguyên tắc chính là niềm tin, sự quyết tâm.
1.9.1.8 Điều kiện để thực hiện biện pháp
Sắp xếp thời gian tổ chức phù hợp để thuận lợi cho SV khi tham gia. Các chủ đề
hấp dẫn thu hút SV. SV tích cực, ham học hỏi. Giáo viên chủ nhiệm cần đầu tư thời
gian cho các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn tác động nhận thức về nội dung rèn
luyện KN QLTG đến SV.
1.9.2 Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm về rèn luyện KN QLTG
1.9.2.1 Mục đích
Thông qua các cuộc hội thảo này, SV sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức, cách
thức sử dụng thời gian hiểu quả, đầu tư thời gian đúng mục đích
1.9.2.2 Nội dung biện pháp
Xoay quanh các vấn đề khó khăn của SV khi QLTG, những thắc mắc để
QLTG vào những việc có mục đích, cách lập kế hoạch khoa học,… Kinh nghiệm
QLTG của những SV giỏi, doanh nhân thành đạt
1.9.2.3 Cách thực hiện
- Mỗi năm tổ chức một đến hai lần từ quy mô lớp, khoa đến trường.
- Trong các hội nghị này mời các thầy cô có kinh nghiệm, những diễn giả về
KN QLTG để giúp đỡ SV trong những khó khăn về QLTG.
- Mời những SV có KN QLTG tốt trao đổi, trình bày những kinh nghiệm của
mình về QLTG cùng với SV.
Điều kiện thực hiện
Đầu tư kinh phí cho các cuộc hội thảo. Các khâu về chuẩn bị tổ chức phải chặt
chẽ. Lựa chọn thời điểm để SV tham gia thuận lợi. SV tích cực tham gia.
1.9.3 Biện pháp tự rèn luyện KN QLTG của SV
1.9.3.1 Mục đích
Giúp SV khắc phục tình trạng sử dụng thời gian khoa học nhằm đạt hiệu quả trong
học tập và trong cuộc sống
1.9.3.2 Nội dung
Rèn luyện tự nhận thức khả năng
Rèn luyện xác định mục tiêu
Rèn luyện KN lập kế hoạch
Rèn luyện hình thành thói quen thực hiện đúng kế hoạch đề ra
Rèn luyện khả năng tổng kết đánh giá kế hoạch
1.9.3.3 Cách tiến hành
Rèn luyện tự nhận thức khả năng, xác định mục tiêu, lập kế hoạch theo sơ
đồ 5 chữ A
Aware: nhận biết : để đề ra mục tiêu cho cá nhân & công việc. Sau đó sắp xếp ưu tiên
Analyse: Điều cần làm
Attack: Ăn cắp thời gian → Loại bỏ kẻ ăn cắp thời gian của mình.
13
Assign: Lập thứ tự ưu tiên
Arrange: Hoàn thiện KN lập kế hoạch
Save time, better use: tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian tốt hơn
Bảng 3.7: Sơ đồ quản lý thời gian 5 chữ A
Rèn luyện hình thành thói quen thực hiện đúng kế hoạch đề ra
- Thử tính khả thi
- Thay đổi thói quen xấu một cách từ từ để tránh áp lực dẫn đến nản trí
- Dùng công cụ để nhắc nhở bản thân thực hiện kế hoạch.
- Tiến hành thực hiện đúng kế hoạch, kiểm soát thời gian của bản thân bằng
cách luôn nhắc nhở những việc cần làm trong kế hoạch.
- Bạn cần phải linh hoạt trong các tình huống phát sinh những việc đột suất cần
sự giải quyết của bạn ngay.
- Thực hiện kế hoạch trong trạng thái tinh thần sảng khoái, vui vẻ và sự quyết
tâm cao để khắc phục những khó khăn khi thực hiện các công việc đã đề ra bằng cách
suy nghĩ tích cực.
Rèn luyện khả năng tổng kết đánh giá kế hoạch QLTG
- Khi tổng kết có thể trả lời các câu hỏi sau:
+ Bạn đã đạt được những mục tiêu nào, công việc nào?
+ Điều gì đã giúp bạn thực hiện được những mục tiêu này?
+ Việc đạt được mục tiêu có tăng thêm quyết tâm hành động của bạn lên bao
nhiêu?
+ Những mục tiêu nào bạn chưa đạt được?
+ Bạn có dành thời gian để phục hồi, suy ngẫm và tái cam kết lòng quyết tâm?
- So sánh những việc đã làm và chưa làm được với mục tiêu bạn và với phần dự
kiến kết quả bạn nêu ở kế hoạch.
- Tìm ra nguyên nhân tại sao lại có nhiều công việc nằm trong khả năng mà bạn
lại không thực hiện được. Từ đó, đưa ra cách khắc phục tình trạng trên bằng cách trả
lời các câu hỏi như:
+ Tôi đã ưu tiên thời gian cho việc quan trọng chưa?
+ Cái gì luôn cản trở tôi thực hiện các mục tiêu?
+ Cách thực hiện các công việc trong kế hoạch đã phù hợp chưa?
+ Tôi đã gặp phải những khó khăn nào?
14
1) aware
2) analyse
4) attack 3) assign
5) arrange
6) save time, better use
1.9.3.4 Điều kiện thực hiện
- Sinh viên tích cực, chủ động tìm hiểu, tự rèn luyện KN của bản thân.
- SV quyết tâm rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian.
- SV dành thời gian để luyện tập thường xuyên
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Một là: Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng quản lý
thời gian cho SV, cho thấy rèn luyện KN QLTG là rất quan trọng với mỗi cá nhân đặc
biệt là với SV; nội dung của KN QLTG, các mức độ rèn luyện KN QLTG; tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KN QLTG và đặc điểm của SV. Hai là: Qua thực
trạng nghiên cứu cho thấy nhiều SV sử dụng thời gian cho học tập và giải trí không hợp
lý. Đồng thời, mức độ thành thạo các hành động trong nội dung KN QLTG chủ yếu là
trung bình và yếu. Ba là: Việc SV K5 khoa CNTT rèn luyện KN QLTG còn nhiều lung
túng, mức độ rèn luyện không thường xuyên dẫn đến hiệu quả QLTG thấp. Bốn là: trên
cơ sơ nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất biện pháp rèn luyện KN QLTG
cho SV K5, khoa CNTT, Học viện Quản lý Giáo dục
2. Khuyến nghị
Với khoa Công nghệ Thông tin
Tổ chức dạy KN sống và triển khai lồng ghép dạy KNS, đặc biệt là KN QLTG
cho SV vào các môn học. Công bố sớm và triển khai kế hoạch HĐ của khoa cho SV
thông qua kế họach hàng năm, hàng kỳ, thời khóa biểu, lịch thi… để SV kịp thời lên kế
hoạch học tập. Ban lãnh đạo khoa, các thầy cô giáo trong khoa CNTT tạo điều kiện về
cơ sở vật chất và tinh thần của nhằm giúp SV rèn luyện được KN QLTG, góp phần
nâng cao chất lượng học tập.
Ban lãnh đạo Học viện và các tổ chức đoàn thể
Cần tổ chức cho SV tham gia nhiều HĐ định hướng, hỗ trợ SV rèn luyện KN
QLTG. Tổ chức tọa đàm tạo điều kiện cho SV tham khảo ý kiến và học hỏi kinh
nghiệm của chuyên gia góp phần nâng cao ý thức tự rèn luyện KN QLTG của SV. Tạo
điều kiện về vật chất và tinh thần cần thiết giúp SV có thể rèn luyện KN QLTG.
Với giảng viên
Khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp theo hướng tăng cường thực
hành giúp SV tiếp cận và rèn luyện KN QLTG nói riêng và các KN mềm khác.
Với sinh viên
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và vai trò của việc rèn luyện KN
QLTG; xác định mục đích học tập rõ ràng, kiên trì theo đuổi mục đích. SV cần chủ
động lập kế hoạch cho tất cả các môn ngay từ đầu kỳ theo thời khóa biểu và lịch học
của khoa để có điều kiện tìm hiểu chuyên sâu các môn học.
Cần tích cực, tự giác, chủ động hơn nữa trong việc thực hiện các yêu cầu của
khoa và thầy cô giáo giao cho, mạnh dạn đóng góp ý kiến của mình trong học tập, rèn
luyện KN QLTG để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong tương lai của mỗi SV diễn ra tích
cực và có hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử 27 tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: gồm MKS 01và MKS 02
15
Phụ lục 2: gồm bài tập “Sự đầu tư lãng phí”; tổ chức trò chơi cửa hàng ước
mơ; nội dung thực nghiệm sắp xếp điều quan trọng; nội dung phương pháp
5W1H2C5M và 9 bảng biểu minh hoa số liệu
16