Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

4 so gddt vinh phuc de 2 mon dia ly nam 2017 file word co dap an chi tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.01 KB, 7 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: ĐỊA LÝ – LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể giao đề)

(Đề thi có 06 trang)
Câu 1: Đất mùn thô phát triển ở vùng
A. trung du và ban bình nguyên.
B. đồi núi dưới 1600m.
C. núi có độ cao từ 1000m - 2600m.
D. núi cao trên 2600m.
Câu 2: Phần lãnh thổ trên đất liền nước ta trải dài
A. gần 17° vĩ.
B. gần 15° vĩ.
C. gần 18° vĩ.
Câu 3: Dựa vào biểu đồ

D. 12° vĩ.

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ.
B. Nhiệt độ trung bình năm Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
C. Chế độ mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.
D. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và 13, cho biết vườn quốc gia nào không
thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Ba Bể.
B. Bến En.
C. Vũ Quang.


D. Pù Mát.
Câu 5: Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần
lãnh thổ phía Nam là
A. có nhiều dãy núi sát biển.
B. sự tăng lượng bức xạ ở phía nam và khối khí lạnh giảm sút về phía nam.
C. khối khí lạnh giảm sút về phía nam.
D. sự tăng lượng bức xạ ở phía nam.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với miền khí hậu phía Bắc?
A. Độ lạnh tăng dần về phía Nam.
B. Mùa mưa chậm dần về phía Nam.
C. Tính bất ổn rất cao của thời tiết và khí hậu.


D. Biên độ nhiệt trong năm cao.
Câu 7: Nước ta có nhiều loại rừng vì
A. khí hậu và thổ nhưỡng có sự phân hóa đa dạng.
B. nưóc ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa các vành đai sinh khoáng
C. thổ nhưỡng có sự phân hoá đa dạng.
D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế.
Câu 8: Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta là
A. rừng gió mùa thường xanh.
B. rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
C. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
D. rừng gió mùa nửa rụng lá.
Câu 9: Các cao nguyên ở Tây Nguyên lần lượt từ bắc xuống nam là
A. Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Kon Tum.
B. Lâm Viên, Kon Tum, Đắk Lắk, Plây Ku.
C. Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên.
D. Đắk Lắk, Lâm Viên, Kon Tum, Plây Ku.
Câu 10: Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là

A. Cửu Long và Sông Hồng.
B. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
C. Sông Hồng và Trung Bộ.
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
Câu 11: Vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì
A. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
B. có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu
C. không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
D. có thềm lục địa thoai thoải kéo dài.
Câu 12: Cho bảng số liệu:
Lượng mưa và lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây (Hà Nội).
Tháng
Lượng mưa
(mm)

I

II

19,5 25,6

III

IV

34,5 104.2

V
222


VI

VII

VIII

IX

X

XI

262.8 315.7 335.2 271.9 170.1 59,9

XII
7,8

Lưu lượng
1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746
(m3/s)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng lưu lượng nước sông Hồng nhỏ.
B. Sự phân hóa chế độ nước sông Hồng khá sâu sắc.
C. Chế độ nước sông Hồng thất thường, mùa lũ lệch dần về thu đông.
D. Sự phân mùa của chế độ nước không phụ thuộc vào sự phân mùa của chế độ mưa.
Nhiệt độ và lượng mưa trạm khí hậu Huế.
Tháng

I


Nhiệt độ
(°C)

20

II

III

IV

V

VI

20,9 23,1

26

28,3

29,3

VII

VIII

29,4 28,9

IX


X

XI

XII

27,1

25,1

23,1

20,8


Lượng mưa
(mm)

161,3 62 6 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3

104

473,4 795,6 580,6 297,4

Câu 13: Cho bảng số liệu:
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng luợng mưa của Huế lớn.
B. Nhiệt độ trung bình năm cao.
C. Luợng mưa tăng dần theo các tháng.

D. Mùa mưa lệch dần về thu đông.
Câu 14: Đi từ tây sang đông của miền Bắc nuớc ta lần lượt gặp các cánh cung
A. Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Bắc Sơn.
B. Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều
C. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.
D. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
Câu 15: Vào nửa sau mùa đông, miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh ẩm và mưa phùn là do
A. khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta.
B. địa hình ở Trung du - miền núi Bắc Bộ.
C. khối khí lạnh di chuyển qua lục địa Trung Hoa.
D. địa hình nước ta 3/4 là đồi núi.
Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh
nào?
A. Đà Nẵng.
B. Hưng Yên.
C. Khánh Hòa.
D. Phú Yên.
Câu 17: Đất Feralit ở nước ta thường bị chua vì
A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3.
B. quá trình phong hoá diễn ra với cuòng độ mạnh
C. mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan.
D. có sự tích tụ nhiều Al2O3.
Câu 18: Huóng núi tây bắc - đông nam là huóng núi chủ yếu của vùng núi
A. Trường Sơn Nam.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Câu 19: Khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là
A. vịnh Thái Lan.
B. Bắc Trung Bộ.

C. vịnh Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 20: Đặc điểm chế độ nhiệt của đai ôn đới gió mùa trên núi là
A. nhiệt độ trung bình năm dưới 15°C, không có tháng nào trên 20°C.
B. nhiệt độ trung bình năm dưới 20°C, tháng lạnh nhất dưới 15°C.
C. nhiệt độ trung bình năm dưới 15°C, tháng lạnh nhất dưới 5°C.
D. nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 25°C.
Câu 21: Tín phong Bắc bán cầu ở nước ta có đặc điểm là
A. thổi quanh năm với cường độ như nhau.
B. hoạt động quanh năm nhưng mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp
C. hoạt động quanh năm nhưng suy yếu vào thời kì chuyển tiếp.
D. chỉ xuất hiện vào thời kì chuyển tiếp.


Câu 22: Công cuộc Đổi mới nuớc ta đuợc manh nha từ năm
A. 1986.
B. 1979.
C. 1989.
D. 1976.
Câu 23: Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Độ bốc hơi (mm)

Cân bằng ẩm (mm)

Hà Nội


1676

989

+687

Huế

2868

1000

+1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+245

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa
phương ở nước ta là biểu đồ
A. đường.
B. cột.
C. tròn.
D. miền.
Câu 24: Những đồi mới đầu tiên ở nước ta là từ lĩnh vực

A. nông nghiệp.
B. dịch vụ.
C. công nghiệp.
D. chăn nuôi.
Câu 25: Cho bảng số liệu:
Chế độ nhiệt ở một số địa điểm (°C).
Nhiệt độ TB tháng
1

Nhiệt độ TB thấp
nhất

Biên độ nhiệt năm

Hà Giang (118m)

15,5

2,2

11,8

Hữu Lũng (40m)

13,7

-2,1

13,3


Lai Châu (224m)

17,3

4,9

9,2

Hà Nội (5m)

16,6

2,7

12,2

Địa điểm

Nhận xét và giải thích nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp dưới tiêu chuẩn nhiệt đới.
B. Nhiệt độ các địa phương thuộc vùng Đông Bắc thấp hơn vùng Tây Bắc
C. Biên độ nhiệt năm khá cao.
D. Biên độ nhiệt độ năm tăng dần theo vĩ độ.
Câu 26: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta?
A. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.
B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.
D. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
Câu 27: Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không xuất hiện đai ôn đới gió mùa trên
núi?

A. Do không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
B. Vị trí địa lí nằm gần Xích đạo.
C. Không có núi cao trên 2600m.
D. Địa hình núi cao chiếm ưu thế.
Câu 28: Giới hạn vùng núi Tây Bắc nước ta nằm giữa
A. sông Hồng và sông Mã.
B. sông Mã và sông Cả.


C. sông Hồng và sông Chu.
D. sông Hồng và sông Cả.
Câu 29: Thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi nhờ
A. Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
B. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
C. Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
D. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ba cửa khẩu quan trọng nằm trên biên
giói Việt - Trung là
A. Lào Cai, Móng Cái, Lao Bảo.
C. Lạng Sơn, Lào Cai, Mộc Bài.
B. Lạng Son, Móng Cái, Tây Trang.
D. Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai.
Câu 31: Lãnh hải Việt Nam là
A. vùng biển đuợc quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền quốc gia trên
biển.
B. vùng biển tiếp giáp với đất liền nằm phía trong đường cơ sở.
C. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ
sở.
D. vùng biển nuớc ta có đặc quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để nuớc ngoài tự do
hàng hải.

Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn
nhất nước ta?
A. Đất phù sa sông.
B. Đất phèn, đất mặn.
C. Đất feralit trên các loại đá khác.
D. Đất feralit trên đá badan.
Câu 33: Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là
A. Tây Nguyên.
B. Đông Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Bắc.
Câu 34: Nước ta có đường biên giới trên đất liền với các nước
A. Trung Quốc, Lào và Campuchia.
B. Campuchia và Trung Quốc.
C. Lào và Campuchia.
D. Trung Quốc và Lào.
Câu 35: Miền đồi núi nước ta có nhiều đai cao nhưng đai nào chiếm diện tích rộng nhất?
A. Đai nhiệt đới gió mùa.
B. Đai ôn đói gió mùa trên núi
C. Đai cận nhiệt đới gió mùa.
D. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
Câu 36: Nguyên nhân làm cho đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc xuống thấp h ơn
ở miền Nam là
A. miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.
B. nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
C. địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.
D. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
Câu 37: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi
A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dưong mạnh lên vượt qua các dãy núi Tây Bắc.
B. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới

C. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.


D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dưong vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 38: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất
nước ta?
A. Bắc Ninh.
B. Hà Nam.
C. Hưng Yên.
D. Đà Nẵng.
Câu 39: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã làm cho
A. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
B. tính chất nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn
C. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.
D. địa hình nước ta hiểm trở.
Câu 40: Đặc điểm khí hậu vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là
A. mưa về thu đông.
B. trên đường di chuyển của các cơn bão nhiệt đới.
C. chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
D. không có mùa đông lạnh.
--------- HẾT --------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


ĐÁP ÁN
1.D

2.B

3.D


4.A

5.B

6.A

7.A

8.C

9.C

10.B

11.A

12.B

13.C

14.D

15.A

16.C

17.C

18.D


19.D

20.C

21.B

22.B

23.B

24.A

25.D

26.C

27.C

28.D

29.D

30.D

31.C

32.C

33.B


34.A

35.A

36.B

37.A

38.A

39.B

40.D

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 3.
Qua biểu đồ có thể nhận thấy mùa khô ở TP Hồ Chí Minh sâu sắc hơn Hà Nội, (Hà Nội
mùa khô vẫn có mưa phùn) => sự phân mùa trong chế độ mưa của TP Hồ Chí Minh sâu sắc
hơn Hà Nội.
Chế độ mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.
=> là không đúng => đáp án D
Câu 25:
Hà Nội có vĩ độ thấp hơn Hà Giang nhưng biên độ nhiệt năm lại cao hơn Hà Giang =>
Biên độ nhiệt độ năm tăng dần theo vĩ độ là không đúng => đáp án D
--------- HẾT ---------



×