Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

báo cáo kiến tập tại báo nông thôn ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 32 trang )

BÁO CÁO KIẾN TẬP
Trong suốt gần 1 tháng kiến tập tại báo Nông thôn ngày nay đã giúp
tôi trưởng thành và tự tin hơn trên con đường theo đuổi nghiệp báo. Đây
cũng là khoảng thời gian tôi có cơ hội áp dụng những bài giảng của thầy
cô trên giảng đường vào thực tế trong quá trình sáng tạo ra một tác phẩm
báo chí. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã có những hiểu biết mới
về tình hình kinh tế chính trị của địa phương, tổ chức hoạt động của các
cơ quan ban ngành; nắm được cơ cấu hoạt động của một cơ quan báo chí;
quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí. Tuy có nhiều thuận lợi cũng như
khó khăn gặp phải trong quá trình kiến tập, nhưng quan trọng hơn cả là
sau đợt thực tập này tôi được học tập và rèn luyện trong môi trường báo
chí, tôi đã được học kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí và những phẩm
chất cần thiết để trở thành một nhà báo chân chính.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và thầy cô giáo trường Học
viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện cho chúng tôi được đi tiếp xúc
thực tế; chân thành cảm ơn Ban biên tập và tập thể cán bộ, phóng viên báo
Nông thôn ngày nay đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt quá trình
kiến tập này.
Từ ngày 29/10/2012 đến 23/11/2012, tôi được thực tập tại ban Văn hóa
xã hội của báo Nông thôn ngày nay. Được sự giúp đỡ của lãnh đạo ban và các
anh chị phóng viên cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã viết được một số
tác phẩm đủ điều kiện để đăng báo. Và đây là bản báo cáo tổng kết lại những
việc làm và nỗ lực của tôi trong gần 1 tháng qua.

1


I.

Khái quát về báo Nông thôn ngày nay


Báo Nông thôn ngày nay là tờ báo do Trung ương Hội Nông dân Việt
Nam thành lập – tiếng nói của giai cấp công nhân. Báo phát hành vào tất cả
các ngày trong tuần. Trụ sở chính của Nông thôn ngày nay đặt tại số 13 Thụy
khuê, Hà Nội. Tổng Biên Tập là ông Lưu Quang Định, Phó Tổng Biên Tập:
Dương Đức Nguyện - Nguyễn Thị Nhũ - Lê Minh Đức - Vũ Tiến.
1.

Chặng đường phát triển

Nông thôn ngày nay phát hành số báo đầu tiên ngày 07/05/1984 với bản
tin Nông dân Mới. Ông Phạm Quang Minh – Trưởng ban Tuyên huấn, Ban
Trù bị Đại hội Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam được phân công
kiêm nhiệm Phó Tổng Biên tập . Tờ tin ra 3 tháng một số.
Ngày 4 – 2 – 1984, tờ tin đổi thành Báo Nông dân Mới, phát hành mỗi
ngày một số. Ngày 2 – 1 – 1985, Báo Nông dân Mới ra số đầu tiên. Báo gòm
8 trang, in đen trắng, mỗi
tháng phát hành một số.
Ông Vũ Lai Tri – Chánh
văn phòng Ban Trù bị tiếp
tục được bổ nhiệm làm
Tổng Biên tập.
Ngày 5 – 5 – 1986,
báo đổi tên thành Nông
thôn Mới. Ngày 5 – 7 –
1987, báo đổi tên thành
Nông dân Việt Nam xuất bản 8 trang, mỗi tháng một số. Ông Phùng Văn Khang
được phân công làm Phó Tổng Biên tập thường trực chịu trách nhiệm Xuất bản.
Từ năm 1989, báo xuất bản 3 kỳ/tháng, sau tăng lên mỗi tuần một kỳ, mỗi kỳ
12 trang. Từ tháng 6 – 1995, Ban biên tập của được kiện toàn. Đến 9 – 1995, báo
đổi tên thành Nông thôn ngày nay, xuất bản mỗi tuần 1 kỳ, mỗi kỳ 12 trang.

Tháng 4 – 1999, báo xuất bản 2 kỳ/tuần. Tháng 4 – 2001, báo tăng lên 3 kỳ/tuần.
2


Từ tháng 10 – 2002, phát hành thêm phụ san Làng Cười.
Tháng 1 – 2003, báo tăng lên 4 kỳ/tuần. Tháng 1 – 2004, báo tăng lên 5 kỳ/tuần.
Tháng 10 – 2006, xuất bản thêm chuyên đề Thế giới & Hội nhập, mỗi tuần/kỳ.
Lượng phát hành của báo tăng liên tục, từ chỗ phát hành bản tin ra hàng
tháng với số lượng vài trăm bản, đến nay, lượng phát hành của báo Nông thôn
ngày nay luôn đứng ở mức 7 vạn tờ/kỳ, Phụ san Làng Cười 3 vạn tờ/kỳ,
Chuyên đề Thế giới & Hội
nhập 2 vạn tờ/kỳ, Nguyệt
san 1 vạn tờ/kỳ.
Từ một bản tin 3
tháng/kỳ, số lượng phát
hành ít ỏi chủ yếu trong cán
bộ Hội cấc cấp, đến nay,
báo Nông thôn Ngày nay đã
xuất bản 5 kỳ/ tuần với số
lượng hàng chục ngàn bản/ kỳ và có thêm các ấn phẩm Làng Cười, Thế Giới
và Hội Nhập, Nguyệt san với số lượng càng ngày càng tăng. Đặc biệt nhân
dịp kỷ niệm 85 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21- 6), 80 năm ngày
thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14 -10), được sự đồng ý của Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam và các cơ quan quản lý báo chí, Ngày 8-6-2010, báo
Nông thôn Ngày nay chính thức ra mắt báo Nông thôn Ngày nay Điện tử (báo
điện tử Dân Việt) tại địa chỉ www.danviet.vn. Báo Nông thôn Ngày nay đã
khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống báo chí trong cả nước và
nhất là, được đông đảo hội viên, nông dân, và nhiều tầng lớp xã hội chú ý.
Sự lớn mạnh đó thể hiện ở đội ngũ cán bộ phóng viên, từ 10 người lúc
đầu ở tòa soạn tại Hà Nội khi khởi nghiệp, đến nay, ngoài tòa soạn tại Hà Nội,

báo còn có 5 văn phòng đại diện và thường trú với trên 130 cán bộ có trình độ
chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu làm báo chí hiện đại. Cơ
quan Báo có chi bộ đảng với 28 đảng viên và các tổ chức đoàn thể Công
3


đoàn, Đoàn Thanh niên, Chi hội Nhà báo và mạng lưới cộng tác viên trong cả
nước, đảm bảo thông ton nhanh, chính xác và tin cậy.
Sự lớn mạnh đó còn được thể hiện bởi sự tin tưởng của Đảng và Nhà
nước cũng như bạn đọc đối với tờ báo. Chính phủ đã đưa Báo Nông thôn
Ngày nay váo chương trình cấp báo cho các chương trình cấp báo cho các xã
đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nhiều cấp Hội đã tổ chức phong trào”
đọc và làm theo báo Hội”, nhiều cán bộ Hội coi tờ báo là “cẩm nang” trong
công tác và hoạt động của mình.
Một phần tư thế kỷ đảm nhận vai trò là người đưa tin của công chúng,
báo đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, nhu cầu
phát triển tự thân cũng như phạm vi bạn đọc mỗi thời kỳ. Với tư cách là cơ
quan ngôn luận Trung ương của Hội Nông dân Việt Nam, Nông thôn ngày
nay luôn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, là tiếng nói chân tình, phản ánh tâm
tư, nguyện vọng và công cuộc lao động dựng xây đất nước của giai cấp nông
dân. Trong những chặng đường xuyên suốt chừng đó thời gian, tiêu chí không
thay đổi của tờ báo là: luôn lấy bạn đọc nông dân, những người quan tâm đến
nông thôn, nông nghiệp làm đối tượng phục vụ số một. Trung thành với bạn
đọc nông dân – giai tầng đông đảo nhất xã hội, những người làm báo cho
nông dân nhận được muôn vàn tình cảm ưu ái, nhưng bên cạnh đó báo cũng
phải chấp nhận rất nhiều khó khăn, nhất là khi kinh tế đất nước chuyển sang
cơ chế thị trường. Biết vượt qua thử thách, nắm bắt được cợ hội, đặc biệt là có
được sự quan tâm giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, sự chỉ đạo sát sao của
các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, Trung ương Hội Nông dân việt Nam,
các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp; sự ủng hộ và tin cậy của bạn đọc.

Báo Nông thôn ngày nay đã thực sự trưởng thành, có chỗ đứng tin cậy trong
lòng bạn đọc cả nước.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể báo Nông thôn ngày nay
đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
o

Huân chương Lao động hạng Ba năm 1999.

o

Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 2004.

o

Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2009.
4


o

Giải A giải Báo chí Quốc gia 2007 cho loạt bài: “Một hạt thóc –

40 khoản đóng góp”.
o

Giải A trình bày Báo Xuân toàn quốc năm 2001 – 2002.

o

Giải C : Hội Báo Xuân toàn quốc các năm 1995 – 1996 – 1997.


Nhiều năm liền nhân Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt
Nam, Bộ quốc phòng, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn, Bộ Văn hóa và Thông tin,…
Nông thôn ngày nay đã vượt qua bao khó khăn, đường xa, núi cao, suối
sâu cách trở để đến với đồng bào, truyền tải nhiều thông tin hữu ích góp phần
mang ánh sáng văn hóa đến bà con các dân tộc.
2. Nội dung Nông thôn ngày nay hướng tới
Trải qua 28 năm xây dựng và phát triển, Báo Nông thôn ngày nay đã hỗ
trợ đắc lục trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị Trung ương Hộ giao phó
và xây dựng tờ báo ngày càn lớn mạnh về mọi mặt, xứng đáng là tiếng nói
tiên phong trong lình vực “Tam nông”, thực hiện tích cực có hiệu quả nghị
quyết Trung ương 7 (Khóa X) “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từng bước
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và nhân ta.
Nhiều vấn đề thời sự nóng hổi mà
Nông thôn ngày nay đề
cập và được chính phủ,
các cấp, ngành điều
chỉnh nhằm công khai,
tháo gỡ khó khăn, tạo
điều kiện ngày càng
thuận lợi cho nông dân
làm ăn. Báo có nhiều
chuyên mục thường
xuyên để phản ánh tâm
tư, nguyện vọng của
người dân, từ thực tiễn nắm bắt được báo thường xuyên có những kiến nghị
góp phần giúp Đảng và Nhà nước giải quyết các vướng mắc trong phát triển
5



văn hóa, xây dựng cuộc sống mới cũng như thực hiện quyền dân chủ, đấu
tranh chống quan lieu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
Ngoài những bài viết phản ánh các điển hình tiên tiến trong lao động sản
xuất, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, cổ vũ, biểu dương người tốt
việc tốt, báo đã liên tục có các bài viết giới thiệu các mô hình làm ăn có hiệu
quả cũng như đề cập đến các khiếm khuyết của bản thân các chính sách và
việc thực hiện chính sách kinh tế, xã hội làm ách tắc sản xuất, thị trường. Báo
cũng thường xuyên có những bài điều tra về tình cảnh khốn khó của người
nông dân, các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, hành dân của một số cán bộ,
công chức thoái hóa, biến chất.
Đồng thời, Báo cũng đã hoàn thành xuất sắc vai trò là cơ quan ngôn luận
của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; là kênh thông tin quan trọng để lãnh
đạo Trung ương Hôi Nông dân Việt Nam nắm bắt tình hình nông dân, nông
thôn; tâm tư nguyện vọng của hội viên, nông dân, các cán bộ Hội các cấp,
phục vụ cho công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và chỉ đạo các phong
trào nông dân.
Trong những năm qua, Báo đã có những loạt bài viết tạo dư luận xã hội
khá lớn, góp phần giúp Đảng, Nhà nước có những quyết sách phù hợp về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt là loạt bài “ Một hạt thóc- 40
khoản đóng góp” đã nhận giải A Giải Báo chí quốc gia năm 2007…Thông tin
trên Nông thôn Ngày nay được Đài Truyền hình Việt Nam vá Đài Tiếng nói
Việt Nám sử dụng trong chuyên mục điểm báo mỗi ngày đã chứng minh
thông tin của Báo là nhanh, đáng tin cậy và chuyên nghiệp, tâm huyết của đội
ngũ làm báo Báo Nông thôn Ngày nay.
Bên cạnh các vấn đề thời sự, chính trị và kinh tế, báo đã nỗ lực thông tin
và phân tích, giới thiệu các mô hình về xóa đói giảm nghèo lồng ghép với các
chương trình khuyến nông, khuyến lâm, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục,…góp
phần phổ biến kiến thức làm ăn, nâng cao dân trí.


6


Các bài viết về văn hóa văn nghệ cũng được chú trọng nâng cao, các
chuyên mục quốc tế trên báo Nông thôn ngày nay cũng được thể hiện sinh
động, dễ hiểu nhằm góp phần mở rộng tầm nhìn cho người nông dân nông
thôn, tham khảo cách thức phát triển trên mọi lĩnh vực đồng thời định hướng
cho sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập.
Có thể nói Nông thôn ngày nay đã trở thành người bạn thân thiết của
đồng bào dân tộc ta, lấy nông dân làm trung tâm phản ánh, đấu tranh bảo vệ
quyền lợi cho người nông dân. “Phải làm gì cho nông dân?”. Câu hỏi ấy luôn
hối thúc Nông thôn ngày nay không chỉ sát cánh cùng nông dân trên mặt trận
truyền thông mà còn trong các hoạt động xã hội. Các cán bộ, phóng viên
Nông thôn ngày nay đã đặt chân lên nhiều nẻo đường xa xôi nhất của đất
nước, đến với những hoàn cảnh khó khăn, không may mắn, bởi vì thấu hiểu
thêm một chiếc máy lọc nước đến tay người dân xóm chài trên sông Hậu (An
Giang) là trao thêm cơ hội sống khỏe mạnh cho nhiều trẻ em nghèo. Những
tấn ngô giống chuyển giao cho đồng bào dân tộc Lai Châu, Điện Biên,… có
thể nhân lên hàng trăm cánh đồng no ấm. Những ngôi nhà tình thương được
xây lên sẽ bớt đi những gia đình bất hạnh. Chắt chiu từ mỗi tấm lòng nhân ái
có thể cứu sống những cuộc đời… “Chúng ta phải làm gì cho nông dân?”.
Câu hỏi ấy vẫn luôn day dứt bởi những người làm báo của Nông thôn ngày
nay hiểu rằng câu trả lời không bao giờ là đủ.
3.

Một số đề xuất phát triển Báo Nông thôn Ngày nay

Là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội nông dân Việt Nam, thời gian
qua, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo Nông thôn Ngày nay

đã nỗ lực đóng góp những thành quả không nhỏ vào sự phát triển của xã hội
và được nông dân và mọi người yêu quý.
Để trở thành tờ báo hàng đầu của nông dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng
nông thôn mới giàu đẹp, tiến bộ, văn minh và tiến trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Báo cần đổi mới hơn nữa, phải mạnh
dạn, tích cực thay đổi cách nghĩ, cách làm trên cơ sở an hiểu về nông nghiệp,
7


nông thôn và nông dân; đồng thời phải bám sát thực tiễn cuộc sống để hiểu
được nỗi vất vả và trăn trở của bà con, có như vậy mới phản ánh trung thực,
khách quan. Cần phải có bản lĩnh, dũng khí, dám đương đầu với những thử
thách, khó khăn.
Thời gian tới, để tiếp tục làm tốt nhiệm vụ chính trị của mình, xứng
đnags với sự tin yêu của cán bộ, hội viên, nông dân và đông đảo bạn đọc,
trước hết Báo phải tạo được sự đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể, có vậy mới
phát huy được sáng tạo cảu mỗi người trong nhiệm vụ xây dựng, khẳng định
và duy trì thương hiệu” Nông thôn Ngày nay” – tờ báo hàng đầu về “ tam
nông” trong hoạt động báo chí nói chung và trong những báo chuyên về nông
nghiệp, nông thôn nói riêng. Phải làm sao để Nông thôn Ngày nay là tờ báo
của mọi gia đình ở nông thôn, là “cẩm nang” của họ trong sản xuất và tổ chức
đời sống; đồng thời mở rộng lượng phát hành sang các đối tượng khác trong
xã hội. Để đạt được điều đó, trong quá trình hoạt động, Báo phải bám chắc
vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và
sự chỉ đạo điều hành của chính phủ. Có như vậy Báo mới thông tin nhanh
nhất đến mọi người dân các vấn đề chỉ đạo của Trung ương, tạo sự đồng thuận
cao trong toàn xã hội nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Báo
phải bám sát và gắn kết chặt chẽ với hoạt động của các cấp Hội; phải đi đầu

trong phát hiện nhân tố mới, điển hình mới, tổ chức và hướng dẫn các phong
trào thi đua do Hội phát động.
Báo phải luôn xác định, Nông thôn Ngày nay là tờ báo hướng tới việc
phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng
hóa, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, xây dựng nông thôn mới tiến bộ,
văn minh và người nông dân có trin thức, có thu nhập cao, bởi vậy trong tác
nghiệp, các PV, BTV phải bám sát thực tiễn cuộc sống, chọn những vấn đề
8


gần gũi với cuộc sống và sản xuất ở nông thôn. Có vậy mới phát hiện nhanh,
chính xác những nhân tố mới, điển hình mới để cổ vũ, nhân rộng; đồng thời
phát hiện nhanh những việc làm không đúng, những mô hình làm sai, làm
chưa tốt để còn góp ý sửa chữa.
Báo cần nghiên cứu cải tiến, nâng cao chất lượng thông tin, sao cho ngắn
gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Cần tăng hàm lượng thông tin tiện ích
nhằm phục vụ ciệc nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc sống. Đồng
thời tiếp tục tổ chức những loạt bài về những vấn đề “óng”, bức xúc trong
nông nghiệp nông thôn hiện nay, như vấn đề quản lý đất đai, đầu ra cho nông
sản, các vấn đề xã hội, lao động việc làm…
Cần tăng cường quảng bá Nông thôn Ngày nay để moị người dân dù ở
nông thôn hay thành thị cũng thấy được những tiện ích do Báo mang lại. Cần
mở rộng công tác xã hội ngoài hoạt động báo chí để góp phần phục vụ khán
giả ngày càng đông hơn, nhiều hơn.
Phải chú ý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ phóng viên và cộng tác viên tại cơ sở. Những người
làm báo Nông thôn Ngày nay cần có tầm nhìn xa, có tâm trong sáng và có tài
trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Để nắm bắt nguyện vọng, nhu cầu của bà con nông dân, Báo cần làm một số
cuộc điều tra xã hội học, lấy ý kiến nông dân để bà con đánh giá về chất lượng,

hiệu quả do Báo mang lại, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để tiếp tục cải tiến, đổi
mới cho Báo ngày càng hay, đẹp, đúng, kịp thời và chất lượng hơn.

II.

Bảng tóm tắt quá trình kiến tập

9


Stt
1.

Thời

Địa

Sự kiện

Tít, số

Ảnh sự kiện (nhân

báo

vật)

gian
Từ


điểm
Hải

(nhân vật)
Mô hình nuôi

30.10

Dương

cá lồng của
ông Nguyễn
Trung Tựu.

2.

02.11. Triễn
2012

Viết tin về

lãm Cao buổi triển lãm
nguyên
đá của
họa sĩ
Đỗ Đức
tại 17 –
Ngô
Quyền –


3.

2.11

Hà Nội
Chương

Viết tin

Tin

trình

“mang

“mang

âm

âm nhạc

nhạc tới

tới bệnh

bệnh

viện”

viện E”


Tại

đăng

bệnh

ngày

viện E

5.11

10

Ghi chú


4.

04.11. Chùa

Viết về lớp

2012

học tình

Hương


Lan- Xã thương được

5.

7.11

Đông

tổ chức tại

Sơn-

chùa Hương

Huyện

Lan – báo

Chương

Kinh Tế và

Mỹ - Hà Đô thị cùng

Tổ chức múa hát cho

Nội

với 1 số tổ


các trẻ tật nguyền

chức khác tổ

tại

chức trao quà

thương chùa Hương
Lan

Làng

cho các em
Thương hiệu

Cốm

cốm Mễ Trì

lớp

học

tình

Mễ Trì –
Hà Nội

6.


8.11

Trung

Chương trình

Tin:

Phóng

tâm hội

“Ngày hội

“Tri ân

viên

nghị

Thầy trò”

30 giáo

Nguyễn

viên

Thiêm


quốc tế

tiêu
biểu thủ
đô”

11


7.

9.11

Khách

Dự lễ “gặp

Tin:

sạn Kim mặt biểu

“Tôn

Liên

dương các nữ

vinh


nhà giáo”

128 nữ
nhà
giáo”

8.

Từ 13 Bạch

Vụ trường

Tin:

Học

đến

tiểu học Bạch

Củ

kinh

14.11. Kinh

Đằng. Tìm

khoai


nghiệm

2012

Môn –

hiểu thêm

nặng

và đi lấy

Hải

thông tin, đến

bằng trẻ

thông tin

Dương

gặp Ban giám



cùng PV

hiệu nhà


sinh,có

Lương

trường,

hình hồ

Kết

Trưởng Công



bạn Minh

Đằng –

an xã, Chủ

Thu

tịch Hội phụ
huynh học
sinh, Phó
giám đốc Sở
giáo dục và
12

hỏi





đào tạo huyện
để xác minh
thông tin, lấy
ý kiến, quan
điểm về vụ
việc.
Đồng thời
phát hiện
được 1 củ
khoai lạ ở xã
Lê Ninh –
Kinh Môn –
9

15.



Hải Dương.
Gặp cô giáo

11.

Đông

Lê Thị Hòa –


kiến tập

2012

Sơn –

người đã tổ

Nguyễn

Chương

chức ra lớp

Minh

Mỹ - Hà học tình
thương ở chùa
Nội
Hương Lan,

Thu

đồng thời còn
tổ chức thêm
1 số lớp dạy

Cô Lê Thị Hòa cùng


miễn phí tại

các em học sinh

nhà cho 1 số

khuyết tật

trẻ em khuyết
tật hay có
hoàn cảnh khó
khăn

13

Cùng bạn


10.

17.11. Thị
2012

xã Gặp nhà giáo, Bài:

1.

1
7.11


sinh viên

–Hà Nội những đứa trẻ

giáo

kiến

tật nguyền Đỗ

viên

Nguyễn

Thị Thoa, trò



Minh

chuyện

khô

Thu



tham gia lễ


ng

20.11 sớm của

dan

lớp học tình

h

thương của bà

phậ

Tr
ung

Dự lễ


nghị

Ti

kết n: Đẩy

tâm hội chương

mạnh


trình phối phòng

quốc tế hợp chăm chống
sóc, bảo vệ HIV
trẻ em

trong
trường
học

1
2.

1
8.11

Tr

Dự lễ

Ti

ung

“Kỉ

niệm n vắn

tâm


10

năm

Phụ nữ thành

lập

và phát giải thưởng
triển

cùng

Sơn Tây “bà tiên” của Những

n”
1

Đi

KOVA”

14

“bà tiên” của những
đứa trẻ tật nguyền.

tập



1
3.

1
9.11

Y

Viết



ên Thế bài về cô i: “Gạt
-

Bắc giáo

Giang

bị nước

nhiễm HIV mắt giữ
nghề”

Ngoài ra còn đi một số sự kiện về giáo dục, truyền thông và văn hóa khác.

15


III. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kiến tập

1. Thuận lợi
Tron suốt gần một tháng kiến tập tại báo Nông thôn ngày nay, tôi đã có
được sự giúp đỡ của lãnh đạo ban và các anh chị phóng viên cùng với sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã viết được một số tác phẩm đủ điều kiện để đăng báo.
Đây cũng là khoảng thời gian cho tôi có dịp được tiếp cận với một cơ
quan hoạt động báo chí thực sự, được đem những kiến thức đã được trang bị
trên giảng đường vào trong thực tế. Mặc dù số lượng bài vở sau kỳ kiến tập
không nhiều nhưng đã cho tôi có được những bài học kinh nghiệm trong quá
trình tác nghiệp cũng như viết bài. Có thể nói đây chính là cơ hội mà lãnh đạo
nhà trường cũng như phía cơ quan kiến tập trao đến mỗi sinh viên như tôi, để
chúng tôi được tìm hiểu nghề, có những kiến thức ban đầu về hoạt động nghề
và để học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các thế hệ làm báo đi trước.
Cũng giống như đa số các bạn cùng tham gia trong đợt kiến tập này, hiểu
biết về hoạt động báo chí của tôi còn nhiều hạn chế, những thực hành trên các
bài viết còn rất ít nên việc lúng túng trong quá trình kiến tập tại cơ quan báo
chí là điều không tránh khỏi. Nhưng nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh
chị trong ban Văn xã, đặc biệt là chị Nguyễn Thiêm – phụ trách mảng giáo
dục của Nông thôn ngày nay, tôi đã có điều kiện, cơ hội được tiếp xúc với các
nguồn tin, tiếp cận nguồn tin, đi thực tế, và cách thức để có được những thông
tin cần thiết cho tác phẩm của mình.
Các bài viết tôi có được trong kì kiến tập, có bài được sử dụng, có bài
không nhưng đằng sau mỗi trang viết ấy lại cho tôi những kinh nghiệm, học
hỏi trong từng hoàn cảnh cụ thể, là những chỉ dẫn mà không bất kì lý thuyết,
sách vở nào trên giảng đường nhắc tới. Cụ thể như chuyến đi xuống huyện
Kinh Môn – Hải Dương, tôi được theo chân một anh phóng viên đi tìm hiểu
về quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục tại đây. Mặc dù không trực tiếp
tham gia vào quá trình viết bài nhưng những bài học về cách ứng xử trong
từng hoàn cảnh, cách khai thác nguồn tin từ mọi góc độ, khía cạnh của vấn đề
16



thì không phải sách vở nào cũng có thể dạy được. Cách thức so sánh cách tiếp
cận nguồn tin như ta quan sát một ngôi nhà của anh đã cho tôi được cái nhìn
đa chiều về thông tin mà chúng ta tìm kiếm, trong cách thức chọn góc độ tiếp
cận, điểm quan sát. Tất cả những điều đó cần có sự phối hợp nhịp nhàng cùng
với sự nhạy bén trong cách nhìn nhận nó để có được cái nhìn trực diên, khách
quan, chân thực nhất đối với nguồn tin.
Những hình dung về nghề báo trên ghế nhà trường được hiện thực hóa
trong từng chuyến đi thực tế, qua từng bài viết tin hay phỏng vấn để tôi hiểu
không phải đời sống gói gọn trong sách vở, nó mang nhiều màu sắc, đa dang,
nhiều góc cạnh và ẩn giấu cả những cảm xúc của từng nhân vật. Chính các
anh chị phóng viên đã cho tôi cơ hội để được va chạm thực tế, cơ hội được
trải nghiệm và thử sức để tôi biết được khả năng thích ứng của bản thân đối
với công việc để có sự điều chỉnh phù hợp cho những lần tác nghiệp về sau.
Trong quá trình khi đi thức tế viết bài nhiều khi tôi còn lúng túng, khó
khăn khi tiếp cận với nguồn tin hay những kỹ năng phóng vấn vì những kinh
nghiệm thực tế không giống với sách vở. Nhưng nhờ sự chỉ báo và giúp đỡ
nhiệt tình của người hướng dẫn hay các anh chị trong tòa soạn đã giúp cho
sinh viên dần quen với công việc và vượt qua khó khăn đặc biệt là có “Lửa”
với nghề, đây là điều cần thiết đối với những người mới bước vào nghề, để họ
tự tin và thêm yêu nghề báo.
Khi đi kiến tập chúng ta rất thuận lợi, hiểu rõ và được trực tiếp trải
nghiệm những điều thầy cô đã cố truyền đạt với bạn ở trên lớp nhưng có thể
bạn đã quên. Ngoài ra, đợt kiến tập đã cho chúng ta cơ hội để va chạm thực
tế, cơ hội để trải nghiệm và thử sức. Nó cho chúng ta biết khả năng thích ứng
với công việc đến đâu để tự điều chỉnh mình cho phù hợp hơn trước khi ra
trường và chính thức bước chân vào nghề.
2. Khó khăn
Mặc dù được các anh chị trong ban Văn xã giúp đỡ nhiệt tình, cặn kẽ tuy
nhiên những khó khăn tôi va vấp trong thời kì kiến tập cũng không ít. Là thực

17


tập mới vào nghề, những hiểu biết mơ hồ về công việc của một nhà báo khiến tôi
không tự tin trong quá trình tác nghiệp. Đối với những chuyên ngành khác, đợt
kiến tập năm thứ ba thường là dịp để trực tiếp đến các cơ quan, chứng kiến công
việc của những người đi trước. Với sinh viên báo chí lại khác, kiến tập chính là
đợt thực tập đầu tiên kéo dài trong một tháng, nghĩa là sinh viên không chỉ đến
chứng kiến tòa soạn làm việc mà còn phải dấn thân viết và có sản phẩm .Do mới
cộng tác với một số tờ báo mạng điện tử, kinh nghiệm về nghề chưa có, nên tôi
lo sợ về sức ép từ chỉ tiêu của trường đặt ra là 1 tin và 1 bài. Chính tâm lý hoang
mang, lo sợ đã đè nặng tôi trong suốt thời gian kiến tập.
Đây là lân đầu tiên tôi được mang những kiến thức từ nhà trường để ứng
dụng trong thực tế. Nhưng kết quả đạt được lại cho thấy rõ được sự yếu kém
của tôi trong việc nắm bắt thực tế cũng như những kiến thức sống cơ bản.
Trong chuyến đi thực tế tại Nam Sách – Hải Dương những yếu kém về lý
thuyết cũng như cách khai thác thông tin của tôi được bộc lộ rõ nhất. Do
không tìm hiểu kĩ về nhân vật cũng như chưa có sự chuẩn bị chu đáo về nội
dung cuộc trò chuyện với nhân vật nên tôi bị đuối trong cuộc trò chuyện,
khiến cho nhân vật trả lời các câu hỏi tôi đưa ra không đứng trọng tâm và đi
theo hướng tôi muốn tiếp cận.
Khó khăn nữa đó chính là việc tìm hiểu và phát hiện đề tài. Chị trưởng
ban luôn gợi mở các đề tài qua từng số báo nhưng những đuối kém về mặt lý
luận cũng như thực tiễn khiến tôi chưa thể triển khai các đề tài theo hướng tốt
nhất. Ví dụ như đối với mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy của tôi, chị
trưởng ban lại hướng tôi theo một định hướng mới, không khai thác từ góc độ
của người sản xuất mà lấy xuất phát điểm từ chính những người sử dụng sản
phẩm. Việc phát hiện và triển khai đề tài còn lung túng chưa nhanh nhạy
khiến cho một số tác phẩm của tôi chưa tìm ra được điểm sáng, điểm mới của
sự kiện nên bài chưa được sử dụng.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiến tập của tôi
đó chính là không có phương tiện đi lại và các thiết bị cầ thiết cho tác nghiệp
18


như máy ảnh, máy ghi âm… những yếu tố này gây khó khăn lớn trong quá
trình đi viết tin, cơ sở bởi chưa chủ động được thời gian. Thêm nữa các thiết
bị còn hạn chế khiến chế khiến cho quá trình tác nghiệp, các thông tin chưa có
sự liền mạch, xác đáng. Vì báo chúng tôi chọn để kiến tập là báo dành cho
nông thôn là chủ yếu, viết về đời sống nông dân, nên những đề tài không thể
chỉ quanh quẩn ở Hà Nội được, cần phải xông xáo đi về các miền quê. Nhưng
phương tiện đi lại của tôi chủ yếu là xe bus và đi bộ nên khó khăn. Những
chuyến đi xa về Hải Dương hay đi Bắc Ninh, về Sơn Tây, Chương Mỹ, Ba
Vì…. tôi đều phải năn nỉ ỉ ôi mượn xe từ bạn. Việc phỏng vấn, nhất là những
cuộc phỏng vấn quan trọng yêu cầu cần có chứng cứ để tự bảo vệ mình mà
thiếu đi mất máy ghi âm thì sẽ khó khăn vô cùng.
Một vấn đề nữa cần nhắc đến đó chính là sự e dè, không thân thiện đến từ
các nhân vật mà tôi được tiếp xúc qua các đề tài. Do là sinh viên đi kiến tập nên
yêu cầu về thẻ phóng viên là chưa thể. Nhưng chuyến đi xuống Nam Sách – Hải
Dương, trước khi tôi được phép phỏng vấn, khai thác thông tin từ nhân vật thì
yêu cầu thẻ phóng viên hoặc thẻ nhà báo. Chính bất lợi ban đầu này khiến cho
nguồn tin có tâm lý e dè khi chia sẻ thông tin cho tôi, do vậy hiệu quả từ chuyến
đi thực tế giảm đáng kể, chưa có hết được sự tin tưởng của nhân vật đồng nghĩa
với việc thông tin mà tôi có được chưa toàn diện về mọi mặt.
“Vạn sự khởi đầu nan” – không ai có thể phủ nhận những khó khăn,
vướng mắc trên con đường khỏi nghiệp, với nghề báo cũng vậy. Ngay từ
những ngày đầu khi kiến tập, những khó khăn về phương tiện, trang thiết bị,
sự không tự tin của bản thân hay e dè của các nhân vật trong bài viết,… đều
gây tác động tâm lý xấu đối với mỗi sinh viên kiến tập. Chính những điều đó
làm cho tôi mang tâm lý hoang mang, lo sợ không hoàn thành chỉ tiêu của nhà

trường trong suốt quá trình kiến tập tại báo Nông thôn ngày nay.
3.

Tiểu kết

Một tháng – một khoảng thời gian ngắn để sinh viên vừa tìm hiểu tổ
chức toà soạn báo, vừa học hỏi cách làm báo lại vừa hoàn thành chỉ tiêu tin
19


bài. Tôi nghĩ rằng không nên đặt nặng chỉ tiêu tin bài mà hãy coi thời gian đó
để học hỏi kinh nghiệm và đúc kết cho quá trình làm báo sau này. Đây là cơ
hội để mỗi sinh viên báo chí có điều kiện để học tập từ các nhà báo đang hoạt
động báo chí cách thức tác nghiệp cho phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tờ
báo đang hướng tới, tạo lập những hành trang cần thiết để vũng bước trên con
đường nghề sau này.
Đợt kiến tập vừa qua đã mang lại cho tôi cái nhìn đầy đủ hơn về nghề
báo và khả năng của bản thân đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp sinh viên nhận
thức rõ ràng hơn, sâu sắc hơn về nghề báo. Để tôi biết rằng có xâm nhập thực
tế thì mới biết không phải dễ dàng để có được thông tin phục vụ cho bài viết,
có bắt tay vào viết mới thấy mình còn thiếu nhiều kĩ năng trong việc xử lý
thông tin, cách xây dựng bố cục bài viết, trong cách lựa chọn và sử dụng từ
ngữ. Mỗi lần tiếp xúc với thực tế thì mới biết mình còn thiếu rất nhiều kỹ
năng cũng như kinh nghiệm để có thể phát hiện ra đề tài ngay trong những
điều bình thường nhất của cuộc sống.
Nông thôn ngày nay chính là ngôi trường thứ hai cho tôi những hiểu biết
về nghề báo, kiến tập tại đây trong một khoảng thời gian ngắn nhưng đã tạo
điều kiện cho tôi được tìm hiểu, học nghề và những hình dung đầu tiên về
công việc mà chúng tôi sẽ làm sau quá trình học tập tại trường. Có thể nói
rằng quá trình kiến tập tại đây là một trong những bước đệm cơ bản để tôi có

được những bước tiến tiếp theo trong quá trình theo đuổi nghề báo.
IV.

Những bài học kinh nghiệm

Trong suốt thời gian thực tập tại báo Nông thôn ngày nay với những kiến
thức mà thầy cô trang bị cho chúng tôi trên giảng đường là hành trang tôi luôn
mang trên mình khi đi thực tế tác nghiệp. Đây là nền tảng cơ bản trong quá
trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Từ lý thuyết đến thực tiễn là cả một quá trình
cần học hỏi. Học tốt kiến thức trên nhà trường đã là một kết quả tốt song nó
sẽ không phát huy hết tác dụng khi không áp dụng vào thực tiễn. Với báo chí
cũng vậy, thâm nhập thực tiễn cần và luôn phải học hỏi từ thực tế cuộc sống,
20


đi vào thực tế nghề làm báo, sống cùng với người dân thì mới hiểu được hết
những thứ mà cả trong sách vở cũng không thể viết ra để học tập. Để làm tròn
trách nhiệm xã hội của một người phóng viên, xứng đáng là chiến sĩ trong
mặt trận xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của Đảng, bản thân tôi
phải không ngừng phấn đấu tích lũy kiến thức về mọi lĩnh vực, phương pháp
hoạt động thực tiễn báo chí để có những phương pháp khoa học và đánh giá
toàn diện, đúng đắn sự kiện, hiện tượng trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo
chí. Qua đó, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp
như sau:
1.

Kỹ năng tìm và phát hiện đề tài

Đặc thù của Nông thôn ngày nay đó là cơ quan ngôn luận của Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam nên ngoài việc tìm hiểu các đề tài mới, nóng,

thời sự và có ý nghĩa tác động tới xã hội thì đề tài còn phải tuân thủ theo tôn
chỉ, đối tượng mà báo hướng tới. Chính bởi thế các bài viết mà báo hướng tới
ngoài tính thời sự, còn phải gần gũi, dễ tiếp cận đối với nhận thức của người
dân, đi theo quyền lợi của nhân dân.
Việc đầu tiên tôi được giao khi bắt đầu quá trình kiến tập chính là việc
ngồi đọc và phân tích các bài báo viết về mảng văn hóa, xã hội, nông nghiệp
nông thôn trên Nông thôn ngày nay, Nông nghiệp, Tuổi trẻ,… để tìm đề tài có
thể triển khai tiếp theo. Nhiều băn khoăn thắc mắc từ cong việc được giao
nhưng tôi vẫn đưa ra được ba vấn đề có được từ quá trình tìm hiểu báo: viết
hộ nông dân giỏi, bài phỏng vấn về làng nghề gốm và bài viết về sự mai một
của các làng nghề. Chính chị trưởng ban dạy cho tôi cách thức tìm kiếm và
làm mới đề tài từ chính những thông tin liên quan để từ đó khai thác theo
chiều sâu và nhân rộng điểm nhìn qua các đối tượng khác. Chị trưởng ban
cũng khuyên chúng tôi nên kiên trì đọc,chị bảo muốn làm tốt được việc gì đặc
biệt là viết tốt một bài báo trước hết chúng tôi phải có những hiểu biết nhất
định về việc mình làm. Và khi tìm được đề tài hãy bắt tay ngay vào viết mà
không được chần chừ. Bởi vì ngay lúc đó, ngọn lửa say mê vẫn đang sục sôi,
21


những câu viết ra là những câu gan ruột nhất. Khi đã theo đuổi một đề tài hãy
kiên trì theo đuổi nó tới cùng.
Vấn đề hộ gia đình làm kinh tế giỏi được tôi triển khai ngay sau đó với
mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy ở huyện Nam Sách – Hải Dương.
Bài viết thu hoạch về chuyến đi đó được đánh giá rất tốt, tuy nhiên việc tiếp
cận của tôi lại chưa đi được hướng mới, không dừng lại ở góc độ là nông dân
giỏi mà đi từ việc đưa cá vào siêu thị như thế nào để đảm bảo chất lượng, của
hộ nông dân này được chị trưởng ban hướng dẫn tôi phát triển tiếp. Mặc dù
bài viết chưa được sử dụng trong loạt bài kiến tập, tuy nhiên cách phát triển
đề tài từ anh chị phóng viên đã mang lại cho tôi kinh nghiệm quý báu cho quá

trình sau này.
2.

Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

Đối với một nhà báo, thông tin cũng giống như sự sống, là thứ không thể
thiếu trong quá trình hoạt động tác nghiệp. Những ngày đầu đến với Báo, tôi
được các anh chị giao đi viết tin ở một số sự kiện như: chương trình “Mang
âm nhạc tới bệnh viện E”, chương trình “Ngày hội thầy trò” kỷ niệm 30 năm
ngày nhà giáo Việt Nam và 15 năm thành lập quỹ hỗ trợ học sinh sinh viên
thủ đô,… Để có thể hoàn thành công việc các anh chị phóng viên đã dạy tôi
phải nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu về sự kiện mình sẽ đến để có thể
nắm bắt rõ được. Không chỉ dựa vào những báo cáo hay những thông cáo báo
chí, việc thu thập thông tin còn là sự tổng hợp của các phương pháp phỏng
vấn hay quan sát trong quá trình đi thực tế.
Đối với các vấn đề xã hội, yêu cầu phải có sự quan sát đa chiều. Ví dụ
như chuyến thực tế tại Kinh Môn – Hải Dương, theo chân anh Lương Kết –
phóng viên của báo, chúng tôi tìm quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục ở
đây qua phản ánh của người dân về viêc thu sai nguồn ngân sách lẽ ra đã được
nhà nước hỗ trợ. Tuy nhiên khi làm việc với Ban giám hiệu nhà trường, lãnh
đạo của xã, phòng giáo dục của huyện và tỉnh thì ý kiến đưa ra lại có nhiều
bất đồng. Cái khó của người làm báo đó chính là tì hiểu được đa chiều nhưng
22


phải mang về được thông tin chính xác, khách quan để cung cấp, làm rõ
những phản hồi.
Tôi đã học được rất nhiều kỹ năng cần thiết như để thu thập thông tin,
ngoài sự hỗ trợ của thiết bị kĩ thuật như máy ghi âm thì bản thân cần phối hợp
các thao tác như nghe, ghi chép, phân tích, đặt câu hỏi trong cùng một lúc.

Càng thuần thục những bước này cộng thêm tư duy sáng tạo phóng viên sẽ
thu thập được đầy đủ những thông tin cho bài báo.
3.

Kỹ năng phỏng vấn

Để có nguồn thông tin đa chiều, bài viết có sức thuyết phục thì phỏng
vấn là khâu không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tuy nhiên, phỏng vấn như
thế nào để có được hiệu quả tốt nhất thì không phải là điều sách vở có thể nói
hết. Khi đi thực tế đến lớp học tình thương ở chùa Hương Lan, Chương Mỹ,
Hà Nội, tôi đã được hướng dẫn cụ thể cách để hoàn thàh bài viết ra sao. Dự
định ban đầu viết về lớp học tình thương, và những người tôi hướng tới trước
hết là những người sáng lập ra lớp. Tôi tìm đến sư thầy của chùa để biết đến
hoàn cảnh có sự xuất hiện của lớp học, tìm đến các em học sinh ở đây để biết
được điều kiện học tâp, cảm giác của các em khi học tại đây; tìm đến các bậc
phụ huynh để biết được hiệu quả từ lớp học; tìm tới các giáo viên tham gia
giảng dạy để hiểu được những khó khăn ở lớp học này,… Chị phóng viên đã
hướng dẫn tôi rất cụ thể và chi tiết để tôi có thể chọn lọc được từng ý kiến để
sử dụng trong bài viết để đạt hiệu quả cao nhất. Qua đó tôi nhận thấy phỏng
vấn để thu thập thông tin là một khâu rất quan trọng, khi tác nghiệp tôi đã trải
nghiệm được một số kiến thức đã học như :
- Đặt câu hỏi mở .
- Không đặt câu hỏi kép để người trả lời không bỏ qua phần này hay
phần kia của câu hỏi .
- Không đặt câu hỏi kích động .
- Không đặt câu hỏi không phải là câu hỏi .

23



- Đặc biệt không bao giờ đặt câu hỏi dài để được câu trả lời ngắn hay chỉ
đơn thuần là có/ không .
- Luôn luôn chủ động nghe, không phụ thuộc vào máy ghi âm cũng như
hệ thống câu hỏi đã vạch sẵn để không bị giật mình trước những câu trả lời
bất ngờ.
- Không nên kéo dài cuộc phỏng vấn trên 45 phút, dễ gây cho nhân vật
mệt mỏi .
4.

Kỹ năng viết tin bài

Gần 1 tháng kiến tập tại Nông thôn ngày nay đã cho tôi được sống và
làm việc trong một môi trường báo chí chuyên nghiệp. Không đơn thuần chỉ
là những bài tập viết tin mà tin bài sẽ được sử dụng như một tác phẩm báo chí
thực sự, nó đòi hỏi tôi phải có trách nhiệm với chính công việc của mình. Tôi
được giao đề tài, được đề xuất đề tài và được các anh chị có những hướng dẫn
cụ thể để triển khai công việc như thế nào. Như đề tài về cuộc sống mưu sinh
của các cụ già ở gần hồ Giảng Võ – Hà Nội bị kẻ xấu lơi dụng kiếm lơi mà tôi
cùng với bạn kiến tập cùng đề xuất, đã được chị trưởng ban của tôi hướng dẫn
cụ thể quá trình tìm hiểu, đối tượng cần hướng tới để có được thông tin chính
xác nhất, bên cạnh đó còn hướng dẫn liên hệ qua công anh địa phương.
Trong quá trình viết, nếu có chỗ nào thắc mắc tôi luôn nhận được sự chỉ
dẫn tận tình của các anh, các chị trong ban. Người hướng dẫn còn sửa và giải
thích chi tiết những thuật ngữ tôi chưa hiểu hoặc hiểu sai, chị bảo cho tôi cần
đưa những thông tin nào lên trước hay cần tập trung vào những khía cạnh nào
nếu muốn triển khai đề tài tôi được giao hay tự đề xuất. Tin bài tôi viết, chị
chỉnh sửa rất cẩn thận. Chị còn bảo tôi đem so bản chị chữa với bản gốc để tự
rút kinh nghiệm. Chị động viên rằng “làm nhiều là sẽ quen hết”, đấy là ngôi
trường chất lượng nhất.
Các tin, bài được triển khai không chỉ phản ánh đúng sự thật mà còn phải

đi theo đúng tôn chỉ của báo, viết như thế nào là hợp lý, phù hợp với từng thể
loại, và lượng thông tin quan trọng, đặt trọng tâm cho bài viết như thế nào là
24


phù hợp, bao nhiêu chữ là đủ,… Chị hướng dẫn đã cho tôi đi thực tế cùng để
có thêm kinh nghiệm thực tế, sau mỗi chuyến thực tế, mỗi tin, bài tôi viết chị
đều chỉ bảo và chỉnh sửa kỹ lưỡng. Nhờ vậy, tôi biết cách chọn lọc thông tin
để đưa vào bài viết, phải viết tít trước khi triển khai các ý tiếp theo,…
5.

Kỹ năng làm việc độc lập

Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với môi trường làm việc với báo chí
nên lung túng là điều không thể tránh khỏi, sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh
chị phóng viên đã giúp tôi có thêm tự tin hơn trong quá trình tác nghiệp. Tuy
nhiên có những đề tài tôi buộc phải tác nghiệp một mình, lần tìm về nhà cô
giáo bị nhiễm HIV ở trường THPT Mỏ Trạng, Bắc Giang là một trong những
chuyến đi thành công nhất của tôi trong thời gian kiến tập này. Mặc dù đã
được đi theo các anh chị hướng dẫn một vài lần nhưng khi một mình phải
thực hiện tôi vẫn rất lo lắng không thể hoàn thành bài viết. Nhưng sau một hồi
trò chuyện cởi mở, thân tình tôi đã khai thác được các thông tin cần thiết để
phục vụ cho bài viết của mình. Và kết quả của chuyến đi chính là bài viết
“Gạt nước mắt giữ nghề” số ra ngày 20 – 11 vừa rồi.
Mọi việc chỉ có thể thành công khi chúng ta có niểm tin và sự nỗ lực thật
sự vào quá trình thực hiện nó. Nhờ những chỉ dạy trong các chuyến đi thực tế
của các anh chị phóng viên mà tôi có thêm tự tin để phỏng vấn, tìm hiểu về
chuyện đời, chuyện người của các nhân vật, để lắng nghe cuộc đời của bà
giáo dù đã bước qua tuổi 70 vẫn miệt mài với trẻ em khuyết tật ở thị xã Sơn
Tây, để hiểu hơn về người lính già sau bao năm chiến đấu lại trở về với quê

hương và thành công nhờ mô hình nuôi cá lồng,… Mỗi chuyến đi là một trải
nhiệm, có những bài viết được đăng, có bài không được sử dụng nhưng tất cả
mang cho tôi những kinh nghiệm cần thiết để có thể tự tin khi đi tác nghiệp
một mình.
6.

Bài học về kỹ năng giao tiếp

Gần một tháng làm việc ở tòa soạn đặc biệt là được làm cùng người
hướng dẫn, tôi đã nhận ra được tầm quan trọng của nghệ thuật giao tiếp đối
25


×