Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Báo cáo kiến tập tài sản cố định công ty cổ phần 504

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.72 KB, 82 trang )

c&d
Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển của quá trình hội nhập khu
vực và thế giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, làm cho tính chất cạnh tranh của
nền kinh tế thị trường đang ở đỉnh cao của sự phát triển, đặc biệt là khi nước ta đã
chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thử thách và cơ hội lớn.
Trong quá trình học tập tại trường em đã tìm hiểu, nghiên cứu về chuyên
ngành kế toán thông qua bài giảng của thầy cô. Nay em được nhà trường cùng quý
Công ty tạo điều kiện giúp đỡ cho em thực tập tại Công ty cổ phần 504. Trong thời
gian qua em đã tìm hiểu sâu hơn nữa về chuyên ngành mà mình đã học.
Là một đơn vị ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Công ty cổ
phần 504 phải đương đầu với nhiều khó khăn như vốn, công ăn, việc làm…tốc độ
phát triển trong sản xuất kinh doanh chậm nhưng cán bộ công nhân trong Công ty
vẫn luôn cố gắng tìm những biện pháp giữ vững bước đi, tạo sự ổn định trong sản
xuất kinh doanh.
Tiền thân của Công ty cổ phần 504 là Công ty công trình 16 (cục quản lý
đường bộ Việt Nam), thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Công ty
cổ phần 504 đã sớm định hướng cho mình hướng đi đúng đắn trong công cuộc
chuyển biến của cả đất nước khi bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Công ty không những đã tự khẳng định được sự tồn tại và phát triển của
mình trong cơ chế thị trường mà đã và đang có những bước đi vững chắc trên mọi
mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trải qua nhiều giai đoạn sáp nhập và đổi
tên, đến năm 2005, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ
phần 504.
Để tìm hiểu sâu hơn về công tác kế toán tại Công ty cổ phần 504 chúng ta
cần tìm hiểu tình hình thực tế về công tác hạch toán kế toán của Công ty thông qua
bảng báo cáo kết quả thực tập tổng hợp dưới đây.
- 1 -
Nội dung báo cáo bao gồm ba phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty.
Phần 2: Thực hành về ghi sổ kế toán.


Phần 3: Nhận xét, đánh giá về hình thức kế toán áp dụng tại Công ty và
các hình thức còn lại.
Vì thời gian có hạn và bản thân em năng lực còn hạn chế, chưa có nhiều kinh
nghiệm nên việc tìm hiểu về công tác kế toán chưa được sâu sắc và không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của quý đơn vị thực tập và
thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Ngọc Tiến để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm
ơn.
- 2 -
PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
- 3 -
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1.1. Tên và địa chỉ của Công ty:
- Tên hợp pháp của công ty bằng tiếng Việt : Công ty cổ phần 504.
- Tên đăng kí hợp pháp của Công ty bằng tiếng anh : Joint stocks company
504.
- Tên giao dịch của Công ty là: Josco 504.
- Địa chỉ: 57 _Nguyễn Thị Định_Tp Quy Nhơn_Tỉnh Bình Định
- Điện thoại: 056.3646017
- Fax: 056.3646092
- Email:
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng:
Là một đơn vị ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Công ty cổ
phần 504 phải đương đầu với nhiều khó khăn về vốn, công ăn, việc làm…tốc độ
phát triển trong sản xuất kinh doanh chậm nhưng cán bộ công nhân trong Công ty
vẫn luôn cố gắng tìm những biện pháp giữ vững bước đi, tạo sự ổn định trong sản
xuất kinh doanh.
Tiền thân của Công ty cổ phần 504 là Công ty công trình 16 (cục quản lý
đường bộ Việt Nam), thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Đến năm 1981 sáp nhập thêm Công ty công trình 14 (cục quản lý đường bộ
Việt Nam), Công ty công trình 16 đổi tên thành Công ty đại tu công trình giao thông
504 trực thuộc khu quản lý đường bộ 9.
Đến năm 1983 đoạn quản lý đường bộ Nghĩa Bình nhập vào Công ty và
được đổi tên là Xí nghiệp đường bộ 504.
Đến tháng 7 năm 1989 do điều kiện tách tỉnh để phù hợp cho hoạt động trên
địa bàn và nhằm cho cơ cấu gọn nhẹ, Xí nghiệp đường bộ 504 được chia thành 2 bộ
phận: bộ phận ở Quảng Ngãi, một bộ phận ở Bình Định. Bộ phận ở Quảng Ngãi
thành lập Xí nghiệp đường bộ 509 và bộ phận ở Bình Định là Xí nghiệp quản lý
đường bộ 504.
- 4 -
Căn cứ vào Quyết định số 200/QĐ/TCCB__LĐ ngày 13/05/1993 của Bộ
trưởng Bộ giao thông vận tải khu quản lý đường bộ 5 đã tách lực lượng đại tu, xậy
dựng cơ bản, sữa chữa ra khỏi đơn vị thành lập, Công ty công trình giao thông 504
trực thuộc khu quản lý đường bộ 5.
Đến tháng 12 năm 1996 Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định điều chuyển
Công ty công trình giao thông 504 sang trực thuộc tổng Công ty xây dựng công
trình giao thông 5.
Năm 2005 Công ty đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ
phần 504. Cho đến nay Công ty có các đơn vị trực thuộc như sau :
- Công ty TNHH xây dựng Vạn Mỹ.
- Công ty TNHH xây dựng 4.2.
- Xí nghiệp thi công cơ giới 4.1.
- Trung tâm thí nghiệm Las-193.
Ngoài ra Công ty còn tách riêng khối văn phòng đặt tại 57 Nguyễn thị Định, TP
Quy Nhơn với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng các công trình giao thông,
công nghiệp và thủy lợi.
- Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 3503000061,
đăng ký lần đầu ngày 12 tháng 05 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 28
tháng 03 năm 2008.

- Theo quyết định số 225/QĐ – HĐQT ngày 25 tháng 03 năm 2008 của
HĐQT Công ty cổ phần 504 bổ nhiệm ông Phạm Văn Chấn làm giám đốc Công ty
cổ phần 504.
1.1.3.Quy mô hiện tại của Công ty:
Cùng với xu thế hội nhập của đất nước thực hiện chủ trương của Đảng và
Nhà nước về việc nhanh chóng khôi phục hệ thống giao thông từ Bắc vào Nam
phục vụ cho công tác tái thiết và phát triển đất nước. Việc sản xuất kinh doanh của
Công ty trong những năm qua tuy đã trải qua những năm tháng thăng trầm nhưng
đơn vị vẫn từng bước tạo dựng vị trí ổn định của mình trong thời kì đổi mới đất
nước hiện nay. Cụ thể: ngoài sự giúp đỡ của tổng Công ty về vốn và TLLĐ…Công
ty còn có nguồn vốn tự đi vay bổ sung vào vốn hoạt động kinh doanh của mình.
- 5 -
Tính đến ngày 31/12/2009 tổng vốn kinh doanh của Công ty là:
Tồn tại dưới hình thức tài sản là 105.851.990.466 đồng. Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn là 88.167.764.349 đồng.
- Tài sản dài hạn là 17.684.226.116 đồng.
Tồn tại dưới hình thức nguồn vốn là 105.851.990.466 đồng. Trong đó:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: 17.609.741.576 đồng. Trong đó:
+ Vốn Nhà nước cấp và quỹ khác là 231.282.685 đồng.
+ Vốn tự có là 17.378.458.891 đồng.
- Vốn vay là 88.242.248.890 đồng.
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Tổng số lao động hiện có của công ty là 280 người. Trong đó:
- Nhân viên quản lý là 60 người.
- Công nhân trực tiếp sản xuất là 220 người.
Căn cứ vào số liệu trên ta có thể kết luận rằng: đây là doanh nghiệp có quy
mô vừa.
1.1.4. Kết quả kinh doanh và đóng góp vào ngân sách qua các năm của
Công ty:
Bảng 1: Kết quả hoạt động của Công ty

(Đơn vị tính : VND)
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng doanh thu 32.141.000.000 66.931.044.560 87.010.357.928
2 Lợi nhuận trước thuế 540.532.000 677.014.788 1.232.719.037
3 Lợi nhuận sau thuế 383.200.000 487.450.647 924.539.277
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Qua số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất doanh thu và lợi nhuận của Công ty ngày
càng tăng qua các năm.
Qua đây ta thấy được Công ty kinh doanh có hiệu quả đem lại lợi nhuận và nộp các
khoản vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần 504:
1.2.1. Chức năng:
- 6 -
-Xây dựng và đại tu các công trình giao thông.
-Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thủy điện.
-Thi công, gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép và sản phẩm cơ khí khác.
-Sản xuất cấu kiện bê tông.
-Thí nghiệm vật liệu xây dựng công trình giao thông.
-Khai thác vật liệu xây dựng.
-Đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư và
đô thị.
-Công nghiệp sữa chữa thiết bị GTVT.
-Đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê.
1.2.2. Nhiệm vụ:
Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp và thủy lợi.nhiệm vụ của
Công ty chủ yếu là thực hiện các mục tiêu đề ra của Công ty: không ngừng phát
triển các loại hình kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực để xây dựng Công ty ngày
càng lớn mạnh, thu được lợi nhuận cao nhất cho Công ty và các cổ đông; tạo công
ăn việc làm ổn định; nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động trong Công
ty; đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và làm tròn nghĩa vụ cho Nhà nước.

1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty
đang kinh doanh:
-Loại hình kinh doanh: Xây dựng.
-Những sản phẩm chính của Công ty được sản xuất trong điều kiện môi
trường độc hại, người công nhân luôn tiếp xúc với bụi đá, các chất hóa học và làm
việc ở ngoài trời. Mặt khác, sản phẩm được sản xuất ra trong điều kiện thời tiết
nắng ráo còn mùa mưa không thể sản xuất được.
Các sản phẩm chính của Công ty như: Bê tông nhựa nóng, đá xây dựng, các
công trình kiến trúc, nhà cửa, trường học, đường xá và các công trình giao thông,
thủy lợi.
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty:
- 7 -
1.3.2.1. Thị trường đầu vào: Các chủ đầu tư, các nhà cung cấp nguyên vật liệu,
hàng hóa cho Công ty như: Sắt, thép, xi măng, gạch…
1.3.2.2. Thị trường đầu ra: Do đặc thù sản phẩm sản xuất ra nen môi trường sản
xuất kinh doanh của Công ty trải dài trên diện rộng cả nước và đặc biệt là các tỉnh
Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên, chủ yếu nhất là Bình Định và Quảng Ngãi.
1.3.3. Vốn kinh doanh của Công ty:
Tổng vốn kinh doanh hiện nay là 105.851.990.466 đồng: trong đó vốn tự có
chiếm khoảng 16.4%, vốn nhà nước chiếm 0.22% và vốn vay chiếm khoảng 83.4%.
Cơ cấu vốn như vậy có thể xem là hợp lý vì vốn tự có cao hơn vốn đi vay
nên tính độc lập về tài chính và khả năng tự chủ cao.
1.3.4. Đặc điểm của các nguồn lực chủ yếu của Công ty:
1.3.4.1. Đặc điểm về lao động:
Bảng 2: Số lượng cán bộ công nhân viên trong những năm gần đây:
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng số lao động (người) 281 300 250
Nhân viên quản lý (người) 81 74 60
Công nhân trực tiếp sản xuất (người) 200 226 220

Bảng 3: Phân loại lao động theo trình độ tính đến năm 2009:
Chỉ tiêu Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
Cán bộ trình độ Đại học 55 15.7
Cán bộ trình độ Trung cấp 10 2.9
Công nhân kỹ thuật 130 37.1
Lao động phổ thông 155 44.3
Như vậy trình độ Đại học của cán bộ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Công nhân
kỹ thuật chiếm 37,1% thể hiện lao động có trình độ tay nghề cao. Bên cạnh đó qua
các năm số lượng lao động tăng lên trong đó nhân viên quản lý giảm và tăng số
lượng công nhân lao động trực tiếp. Như vậy cơ cấu lao động hợp lý.
1.3.4.2.Đặc điểm về tài sản cố định:
Hiện nay Công ty có tài sản cố định đã trích khấu hao:
- Nhà cửa vật kiến trúc 2,6 tỷ.
- Máy móc thiết bị động lực 1,8 tỷ.
- 8 -
- Máy móc thiết bị khác thi công 3,3 tỷ.
- Thiết bị đo lường thí nghiệm 0,5 tỷ.
- Thiết bị và phương tiện vận tải 1,6 tỷ.
- Tài sản cố định khác 0,6 tỷ.
1.4. Đặc điểm tổ chức SXKD và tổ chức quản lý tại Công ty:
1.4.1. Đặc điểm tổ chức SXKD:
Do đặc điểm loại hình kinh doanh của Công ty là xây dựng nên sản phẩm
xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô kết cấu phức tạp, mang tính
đơn chiếc và thời gian sản xuất dài…do đó quy trình công nghệ của sản phẩm xây
lắp rất khác so với việc sản xuất các sản phẩm thông thường khác.
+Quy trình công nghệ sản xuất bao gồm những bước sau:
- Đấu thầu và trúng thầu, Công ty tiến hành thỏa thuận ký hợp đồng với
chủ đầu tư.
- Xác định ngày khởi công.
- Vận chuyển máy thi công, công nhân, nguyên vật liệu đến công trường.

- Lên kế hoạch vốn lưu động.
- Dựa vào tiến độ xác định số lượng vật liệu dự trữ cần thiết phù hợp.
- Thi công lần lượt các hạng mục công trình.
- Hoàn thành công trình.
- Báo cáo nghiệm thu.
- Lập hồ sơ quyết toán.
- Bàn giao công trình.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:
- 9 -
Công ty cổ phần 504
Bé phËn qu¶n lý
Các
công
trường
XNTC
CG
4.1
TTTN
Las 193
Công ty
TNHH
Xây dựng
4.2
Công ty
TNHH XD
Vạn Mỹ
Đội cơ
giới và
xây
dựng

tổ công
trình
lưu
động
Các đội
thi công
Các đội
thi công
Bộ phận quản lý
10 đội thi công
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo.
Quan hệ chức năng.

Chức năng các bộ phận:
- Công trường: Là đơn vị nhận kế hoạch sản xuất của Công ty,việc điều
hành sản xuất phân cấp theo quy chế làm việc của Công ty bao gồm : Ban chỉ huy,
các bộ phận kế toán vật tư kỹ thuật, thủ kho, thủ quỹ.
- Xí nghiệp thi công 4.1: Nhiệm vụ chủ yếu là dùng các máy để thi công
công trình hoặc cung cấp máy móc cho các đội thi công.
- Trung tâm thí nghiệm Las-193: Gồm các tổ thí nghiệm chuyên nghiên
cứu và thí nghiệm các loại vật liệu dùng thi công công trình.
- Công ty TNHH xây dựng 4.2: Gồm các đội thi công chuyên thi công các
công trình và sản xuất các vật liệu xây dựng.
-Công ty TNHH xây dựng Vạn Mỹ: Là đơn vị chuyên sản xuất đá, bê tông,
nhựa cung cấp cho các công trình thi công.
1.4.2.Đặc điểm tổ chức quản lý:
1.4.2.1.Sơ đồ tổ chức quản lý: Tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lý:
- 10 -
PGĐ

Nội chính
PGĐ
Kỹ thuật
PGĐ
Kinh doanh
HĐQT Ban kiểm
soát
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc điều hành
PGĐ
Tài chính
Phòng TC-HC Phòng KT-
CL
Phòng KH-KDPhòng TC-
KT
Xí nghiệp
TCCg 4.1
TTTN
Las - 193
Công ty
TNHH XD
4.2
Công ty
TNHH XD
Vạn Mỹ
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo.
Quan hệ chức năng

Chức năng các bộ phận:
-Chủ tịch Hội đồng quản trị: Có chức năng chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất

tại Công ty, là người điều hành chỉ huy cao nhất và chịu mọi trách nhiệm về hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Giám đốc điều hành: Điều hành các hoạt động chung của Công ty thông
qua các phó giám đốc và các phòng chức năng.
-Phó giám đốc kỹ thuật: Điều hành về mặt kỹ thuật và chịu trách nhiệm về
mặt kỹ thuật của công trình.
- 11 -
-Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
-Phó giám đốc tài chính: Phụ trách tài chính của Công ty.
-Phòng TC-KT: Chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh
tế, đảm bảo vốn cho các quá trình thi công, tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả. Tổ
chức ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh theo đúng chế độ, thể lệ tài chính, tính toán và trích nộp đầy đủ các khoản
nộp vào ngân sách.
-Phòng KT-CL: Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật thi công, công tác
chuẩn bị xây dựng công trình, quản lý kỹ thuật chất lượng công trình.
-Phòng KH-KD: Cghiên cứu và phân tích thị trường xây dựng, lập kế hoạch
tiếp thị, chủ trì công tác lập hồ sơ đấu thầu, ký kết hợp đồng.
-Phòng TC-HC: Tổ chức cán bộ lao động, công tác lao động, tiền lương,
bảo hiểm, quản lý hồ sơ nhân sự, bảo hộ lao động và công tác văn thư.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty:
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty: Hiện nay Công ty đang áp dụng
hình thức kế toán tập trung.
1.5.2.Bộ máy kế toán của Công ty:
Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty:
- 12 -
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền
mặt,vật tư

Kế toán thanh
toán, ngân hàng,
lương
Kế toán TSCĐ,
công nợ nội bộ, giá
thành
Thủ quỹ
Thống kê các đội Chú thích : Quan hệ chỉ đạo

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
-Kế toán trưởng: Là người quản lý, theo dõi, đối chiếu, thanh lý các hợp
đồng kinh tế với chủ đầu tư, các hợp đồng giao khoán nội bộ Công ty. Tham mưu
cho giám đốc sử dụng nguồn vốn đúng quy định.
-Kế toán tổng hợp: Là người trực tiếp điều hành công việc phòng kế toán
khi kế toán trưởng đi vắng, ghi chép phản ánh tổng hợp và chịu trách nhiệm ghi
chép theo dõi việc hạch toán của các kế toán viên, từ đó ghi chép vào sổ tổng hợp;
là người chịu trách nhiệm tính giá thành và lập báo cáo tài chính.
-Kế toán tiền mặt, vật tư: Theo dõi tình hình biến động của tiền mặt, nhập
xuất tồn vật tư.
-Kế toán TSCĐ, thanh toán, công nợ nội bộ, giá thành: Theo dõi việc
trích khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi công nợ nội bộ với các đơn vị
thành viên, tập hợp và tính giá thành công trình.
-Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của Công ty, nhận và
chi tiền đúng phiếu được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt, phản ánh số tiền có
tại quỹ, chi trả lương tạm ứng…định kỳ lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
-Thống kê các đội: Theo dõi thống kê chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương, chi phí mua sắm vật tư…cuối tháng tổng hợp gửi về phòng kế toán.
1.5.3. Hình thức kế toán Công ty áp dụng: Công ty cổ phần 504 áp dụng hình
thức kế toán là chứng từ ghi sổ.
Quy trình hạch toán: Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thông qua các

chứng từ gốc, kế toán tiến hành ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc. Từ bảng tổng
- 13 -
hợp chứng từ gốc, kế toán căn cứ vào sổ Cái để lên bảng cân đối số phát sinh và
bảng tổng hợp chi tiết. Sau đó kế toán lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ 4: Sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:

Ghi chú: Ghi hàng ngày.
Quan hệ đối chiếu.
Ghi cuối kỳ.
PHẦN 2:
THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1. Bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần 504:
- 14 -
Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ thẻ chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền
mặt,vật tư
Kế toán thanh
toán, ngân hàng,

lương
Kế toán TSCĐ,
công nợ nội bộ, giá
thành
Thủ quỹ
Thống kê các đội Chú thích : Quan hệ chỉ đạo

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
-Kế toán trưởng: Là người quản lý, theo dõi, đối chiếu, thanh lý các hợp
đồng kinh tế với chủ đầu tư, các hợp đồng giao khoán nội bộ Công ty. Tham mưu
cho giám đốc sử dụng nguồn vốn đúng quy định.
-Kế toán tổng hợp: Là người trực tiếp điều hành công việc phòng kế toán
khi kế toán trưởng đi vắng, ghi chép phản ánh tổng hợp và chịu trách nhiệm ghi
chép theo dõi việc hạch toán của các kế toán viên, từ đó ghi chép vào sổ tổng hợp;
là người chịu trách nhiệm tính giá thành và lập báo cáo tài chính.
-Kế toán tiền mặt, vật tư: theo dõi tình hình biến động của tiền mặt, nhập
xuất tồn vật tư.
-Kế toán TSCĐ, thanh toán, công nợ nội bộ, giá thành: theo dõi việc trích
khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi công nợ nội bộ với các đơn vị thành
viên, tập hợp và tính giá thành công trình.
-Thủ quỹ:là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của Công ty, nhận và
chi tiền đúng phiếu được kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt, phản ánh số tiền có
tại quỹ, chi trả lương tạm ứng…định kỳ lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
-Thống kê các đội: theo dõi thống kê chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương, chi phí mua sắm vật tư…cuối tháng tổng hợp gửi về phòng kế toán.
2.2. Công tác kế toán tại các phần hành:
2.2.1. Kế toán tiền mặt:
2.2.1.1. Đặc điểm: TK Tiền mặt trong sản xuất kinh doanh được sử dụng để đáp
ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bằng tiền mặt.

- 15 -
Trong quá trình thi công, tiền mặt được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán
các khoản nợ của Công ty hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa để sản xuất – kinh doanh
vừa là kết quả của việc mua bán thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô tiền
mặt phản ánh khả năng thanh toán tức thời của Công ty và là một bộ phận của vốn
lưu động. Mặt khác, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng là loại vốn đòi hỏi Công ty phải
quản lý hết sức chặt chẽ vì trong quà trình luân chuyển rất dễ bị tham ô, lợi dụng,
mất mát. Do vậy, việc sử dụng tiền mặt cần phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ
quản lý chặt chẽ và khoa học. Vì vậy, khi hạch toán tiền mặt phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Hàng ngày, phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối
chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót
trong việc sử dụng và quản lý tiền mặt.
Kế toán tiền mặt có nhiệm vụ thanh toán theo yêu cầu, quản lý tình hình biến
động tiền mặt tại đơn vị.
2.2.1.2. Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu - Mẫu số 01-TT.
- Phiếu chi - Mẫu số 02-TT.
- Giấy nộp tiền.
- Giấy đề nghị tạm ứng - Mẫu số 03-TT.
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng - Mẫu số 04-TT.
- Giấy đề nghị thanh toán - Mẫu số 05-TT.
- Bảng kiểm kê quỹ - Mẫu số 07-TT.
2.2.1.3. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 111 - phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ
tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt của Công ty.
2.2.1.4. Sổ sách kế toán:
- Sổ chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền mặt.
- Sổ tổng hợp: Theo hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ tài khoản 111,
sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ Cái tài khoản 111.
2.2.1.5. Quy trình luân chuyển chứng từ:

- Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và
ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng xét và giám đốc ký duyệt,
- 16 -
chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi
số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên.
Thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập
phiếu…Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để
ghi sổ kế toán. Kế toán tổ chức bảo quản lưu trữ và hủy chứng từ khi đến thời hạn.
- Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có chữ ký (ký theo từng liên)
người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc và thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi
đã nhận đủ số tiền, người nhận tiền phải ghi đầy đủ số tiền đã nhận bằng chữ ký tên
và ghi rõ họ tên vào phiếu chi: Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu; liên 2 thủ quỹ dùng để
ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán; liên 3
giao cho người nhận tiền. Kế toán tổ chức bảo quản và hủy chứng từ khi đến hạn.
Sơ đồ 5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ tiền mặt:

Quy trình thu tiền :
- 17 -
NVBH
lập 3 liên
phiếu thu
với đầy
đủ chữ ký
của thủ
quỹ, kế
toán
trưởng,
khách
hàng
1 liên giao

khách hàng
Thủ quỹ giữ
1 liên
Kế toán TT
giữ 1 liên
Chứng từ
ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ Cái
TK 111

Quy trình chi tiền :
2.2.1.6. Sơ đồ ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 6: Theo hình thức chứng từ ghi sổ :
- 18 -
Sổ nhật ký thu
tiền
Nhân viên nộp giấy đề
nghị chi tiền cùng các
chừng từ liên quan
Kế toán thanh toán kiểm
tra đối chiếu chứng từ và
giấy đề nghị thanh toán
Kế toán
trưởng, giám
đốc ký duyệt
Kế toán thanh
toán lập phiếu chi
Thủ quỹ chi
tiền và ghi vào

sổ quỹ
Kế toán thanh toán ghi
sổ nhật ký chi tiền, sổ
cái TK 111
Chú thích: Ghi hàng ngày.
Quan hệ đối chiếu.
Ghi cuối kỳ.
2.2.1.7. Khái quát sơ đồ hạch toán kế toán:
Sơ đồ 8: Kế toán thu ,chi tiền mặt
CHỨNG TỪ GỐC:
Phiếu thu, phiếu chi….
CHỨNG TỪ GHI SỔ TK 111
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 111
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ thẻ kế toán
chi tiết: sổ chi
tiết tài khoản 111
Bảng tổng
hợp chi tiết
tài khoản 111
Bảng tổng hợp kế toán
chứng từ cùng loại
- 19 -
111
112 334
Rút TGNH về nhập quỹ Chi thanh toán cho

Nhân viên
131,136,138 331,333…
Thu hồi khoản nợ phải thu Chi trả nợ người bán,
nộp Nhà nước
141,144… 311,341
Thu hồi tạm ứng và Chi trả nợ vay
các khoản ký quỹ,ký cược
121,128 112
Thu hồi các khoản đầu tư Gửi tiền vào ngân hàng
Ngắn hạn và dài hạn
511,515,711 141 ,144…
Thu từ bán hàng,hoạt động Chi tạm ứng,ký quỹ,
Tài chính và thu khác ký cược
334,338 152,156,211
Nhận ký quỹ,ký cược Chi mua vật liệu,
Hàng hóa,TSCĐ
411,… 621,622,627
Nhận vốn góp,vốn cấp Chi hoạt động SXKD
Đối với hình thức chứng từ ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế
toán lập phiếu thu, phiếu chi. Sau đó, đến cuối tháng căn cứ vào các phiếu thu,
phiếu chi kế toán lập các chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi nhận vào sổ quỹ tiền mặt và
sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và
có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng ký duyệt trước khi ghi sổ
kế toán.
2.2.2. Kế toán vật tư: (Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ)
- 20 -
2.2.2.1. Đặc điểm: Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình
SXKD, tham gia thường xuyên trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được sản xuất.
Công cụ dụng cụ được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhưng không đủ

tiêu chuẩn để trở thành TSCĐ.
Kế toán vật tư có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động nhập - xuất - tồn của NVL,
CCDC hằng ngày.
Nguyên vật liệu có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động SXKD của các
doanh nghiệp, nếu thiếu nguyên vật liệu thì không thể tiến hành được các hoạt động
sản xuất vật chất nói chung và quá trình thi công xây lắp nói riêng.
Công ty cổ phần 504 là một đơn vị xây dựng cơ bản nên sản phẩm của Công
ty sản xuất ra bao gồm nhiều loại nguyên vật liệu hợp thành từ nhiều nguồn thu
khác nhau. Tất cả những điều đó tạo nên sự phong phú và đa dạng về chủng loại vật
liệu ở đây.
Chi phí nguyên vật liệu ở Công ty chiếm tới khoảng 65-70% trong toàn bộ
chi phí xây dựng và trong tổng giá thành công trình. Do đó yêu cầu đặt ra cho Công
ty một nhiệm vụ hết sức nặng nề trong công tác quản lý và hạch toán các quá trình
thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Do điều kiện
nền kinh tế thị trường có nhiều thuận lợi trong việc thu mua các loại nguyên liệu,
vật liệu mang tính chất đặc thù của Công ty và chính xác khoán sản phẩm đến từng
đội sản xuất, nên tại Công ty không bố trí hệ thống kho tàng như thời bao cấp mà
chỉ có những bãi dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu của từng công trình
được tổ chức ngay dưới chân của công trình và chỉ dự trữ một lượng vừa đủ cho
công trình đó.
Phòng kiểm tra chất lượng có trách nhiệm quản lý vật tư và làm theo lệnh
của Giám đốc. Tiến hành nhập – xuất vật tư trong tháng. Định kỳ, tiến hành kiểm kê
để tham mưu cho Giám đốc những chủng loại vật tư cần dùng cho sản xuất, những
loại vật tư kém phẩm chất, những loại vật tư còn tồn đọng…để Giám đốc có những
biện pháp giải quyết hợp lý, tránh tình trạng cung ứng không kịp thời làm giảm tiến
độ sản xuất thi công hay tình trạng ứ đọng vốn do vật tư tồn đọng quá nhiều, không
- 21 -
sử dụng hết. Bên cạnh cán bộ của phòng kế hoạch, thống kê đội, thủ kho (có trách
nhiệm nhập – xuất vật tư theo phiếu nhập, phiếu xuất đủ thủ tục do Công ty quy
định hàng tháng, hàng quý), kết hợp với cán bộ chuyên môn khác tiến hành kiểm kê

nguyên liệu, vật liệu ( là người theo dõi để tiến hành kiểm kê nguyên liệu, vật liệu),
kết hợp với phòng kế hạch và thủ kho để tiến hành hạch toán đối chiếu, ghi sổ
nguyên vật liệu của Công ty.
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, chi phí sản xuất cho ngành xây
lắp gắn liền với việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu, máy móc và thiết bị thi công và
trong quá trình đó vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là
cơ sở vật chất cấu thành lên sản phẩm công trình. Trong quá trình tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển
giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.2.2.2. Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho – mẫu 01-VT.
- Phiếu xuất kho – mẫu 02-VT.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - mẫu 03 PXK - 3LL).
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư - mẫu 03 – VT.
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - mẫu 04 – VT.
- Biên bản kiểm kê vật tư - mẫu 05 – VT.
- Bảng kê mua hàng - mẫu 06 – VT.
- Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn - mẫu số 04/GTGT.
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu - mẫu 07 – VT.
2.2.2.3. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản mà Công ty sử dụng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của vật
tư đó là TK 152. Tài khoản này được chia làm 4 tài khoản cấp 2:
- TK 1521 – Nguyên vật liệu chính như: xi măng, sắt, đá, cáp…
- TK 1522 – Nguyên vật liệu phụ như: dầu phụ, nhựa đường, cót ép, dây cáp.
- TK 1523 – Nhiên liệu như: dầu Diesel, xăng,…
- TK 1524 – Phụ tùng như: xăm lốp, cần khoan, búa khoan, yếm,…
- 22 -
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh
tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách liên tục, thường
xuyên trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Phương pháp này được

sử dụng phổ biến ở nước ta, tuy sẽ tốn nhiều công sức đối với Công ty có nhiều loại
vật tư nhưng có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách
kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có
thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và
nguyên vật liệu nói riêng.
- Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” : Tài khoản này được dùng để theo dõi giá trị
hiện có, tình hình tăng, giảm của các nguyên vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi
tiết theo từng loại, nhóm tùy theo yêu cầu và phương pháp tính toán.
- Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” : Tài khoản này dùng theo dõi các loại
nguyên vật liệu mà Công ty đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của
Công ty nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi kho người bán).
- Tài khoản 153 “công cụ dụng cụ” : Phản ánh tình hình biến động tăng giảm các
loại công cụ dụng cụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kế toán vật tư còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 331,
TK 133, TK 621, TK 627, TK 642, TK 111, TK 112.
2.2.2.4. Sổ sách kế toán:
- Sổ chi tiết: Thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu, bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, sổ đối
chiếu luân chuyển, phiếu giao nhận chứng từ, sổ số dư, bảng lũy kế nhập xuất tồn
kho.
Kế toán CCDC sử dụng chứng từ như kế toán NVL, ngoài ra còn có một số
chứng từ đặc thù như phiếu báo hỏng CCDC, bảng phân bổ chi phí CCDC…
- Sổ tổng hợp: Theo hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ tài khoản 152,
153; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; sổ Cái tài khoản 152, 153.
- 23 -
2.2.2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ:
Sơ đồ 9: Sơ đồ luân chuyển chứng từ nghiệp vụ vật tư:
2.2.2.5.1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho:
a. Trường hợp nhập vật liệu, công cụ dụng cụ từ nguồn mua ngoài:
Theo chế độ kế toán quy định, tất cả các loại vật liệu về đến công ty đều phải
tiến hành kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho.

Khi vật liệu được chuyển đến công ty, người đi nhận hàng phải mang hoá đơn của
bên bán vật liệu lên phòng kế hoạch trong hoá đơn đã ghi rõ các chỉ tiêu: chủng
loại, quy cách vật liệu, khối lượng vật liệu, đơn giá, thành tiền, hình thức thanh
toán.
Căn cứ vào hoá đơn của đơn vị bán, phòng kế hoạch xem xét tính hợp lý của hoá
đơn, nếu nội dung ghi trong hoá đơn phù hợp với hợp đồng đã ký, đúng chủng loại,
đủ số lượng, chất lượng đảm bảo thì đồng ý nhập kho số vật liệu đó đồng thời nhập
thành 2 liên phiếu nhập kho
Người lập phiếu nhập kho phải đánh số hiệu phiếu nhập và vào thẻ kho rồi giao cả 2
liên cho người nhận hàng. Người nhận hàng mang hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và
2 liên phiếu nhập kho tới để nhận hàng. Thủ kho tiến hành kiểm nhận số lượng và
chất lượng ghi vào cột thu nhập rồi ký nhận cả 2 liên phiếu nhập kho, sau đó vào
thẻ kho. Cuối ngày thủ kho phải chuyển cho kế toán vật liệu một phiếu liên nhập
- 24 -
Chứng từ nhập Chứng từ xuất
Hóa đơn bán hàng Giấy đề nghị xuất
Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho
Thủ kho Thủ kho
Kế toán vật tưKế toán vật tư
còn một liên phiếu phải nhập (kèm theo hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) chuyển cho
kế toán công nợ để theo dõi thanh toán. Đồng thời kế toán vật liệu phải đối chiếu
theo dõi kế toán công nợ để phát hiện những trường hợp thủ kho còn thiếu phiếu
nhập kho chưa vào thẻ kho hoặc nhân viên tiếp liệu chưa mang chứng từ hoá đơn
đến thanh toán nợ. Kế toán theo dõi công nợ phải thường xuyên theo dõi thông báo
số nợ của từng người và có biện pháp thanh toán dứt điểm tránh tình trạng nợ lần
dây dưa. Khi hàng về tới kho, nhân viên kế toán tiến hành lập biên bản kiểm tra.
b. Nhập do di chuyển nội bộ:
Căn cứ vào yêu cầu di chuyển kho của giám đốc, phòng kế hoạch lập phiếu
di chuyển nội bộ gồm 2 liên. Người di chuyển mang 2 liên đến thủ kho xuất hàng,
ghi thẻ kho sau đó xuất hàng theo số thực xuất và ký nhận song giữ lại một liên để

giao cho kế toán vật liệu, một liên đưa cho người di chuyển mang đến kho nhập, thủ
tục nhập hàng và ký nhận ở phần thực nhập rồi vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho
nhập giao lại cho kế toán vật liệu kiểm tra và hạch toán tăng kho nhập, giảm kho
xuất.
c. Nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến:
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế theo số lượng và giá cả phòng kế hoạch tiếp thị
lập phiếu nhập kho. Khi lập phiếu nhập kho phải thực hiện cùng kho cùng nhóm,
cùng nguồn nhập, phải kiểm nghiệm trước khi nhập và lập biên bản kiểm nghiệm
mới được nhập kho. Cuối ngày kế toán vật liệu phải đối chiếu kế toán công nợ và
đưa phiếu nhập kho cho kế toán công nợ làm báo cáo kế toán.
2.2.2.5.2. Đối với nguyên vật liệu xuất kho:
Căn cứ vào số lượng vật tư yêu cầu tính toán theo định mức sử dụng của cán
bộ kỹ thuật, phòng kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật vật tư lập phiếu xuất kho gồm 2 liên.
Người lĩnh vật tư mang 2 liên phiếu vật tư đến kho để xin lĩnh vật tư. Thu kho căn
cứ vào quyết định của đội trưởng và theo tiến độ thi công để xuất vật liệu. Thủ kho
giữ lại một liên để vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư để hạch toán, một
liên gửi cán bộ kỹ thuật phụ trách công trường để kiểm tra số lượng và chất lượng
vật liệu đưa từ kho đến nơi sử dụng.
- 25 -

×