Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của các NHTM Thái Nguyên (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QTKD

Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển
công nghiệp của các NHTM Thái Nguyên

Mã số: B2008 – TN06 – 05.
Chủ nhiệm đề tài: Ths. VŨ THỊ HẬU

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 1


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được bản báo cáo khoa học này, nhóm nghiên cứu xin trân trọng
gửi lời cảm ơn đến các tổ chức và cá nhân.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể Ban Giám đốc/Ban Giám hiệu
Đại học Thái Nguyên (TNU); Đại học KT và QTKD Thái Nguyên (TUEBA), các phòng/ban
khoa/trung tâm/khoa của TUEBA, đặc biệt Lãnh đạo/Ban Chủ nhiệm phòng Đào tạo KH và
QHQT, phòng tổng hợp, khoa Kế toán.
Chúng tôi rất xúc động khi nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ tận tình trong quá trình
thu thập số liệu nghiên cứu và xử lý số liệu điều tra của các cơ quan quản lý Nhà nước trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, NHNN Việt Nam Chi
nhánh tỉnh Thái Nguyên, và các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như BIDV Thái
Nguyên, Vietinbank Lưu Xá, Vietinbank Thái Nguyên...
Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự góp ý tận tình của TS. Lê Văn Luyện,
Trưởng khoa Kế toán - Học viện Ngân hàng Hà Nội, TS. Phạm Cảnh Huy – Phó Trưởng Bộ
môn Kinh tế năng lượng- Khoa Kinh tế và Quản lý- Đại học Bách Khoa Hà Nội; TS. Hoàng
Thị Thu - Trưởng khoa Kế toán - TUEBA; Nguyễn Văn Phi - Giám đốc NHNN Chi nhánh
tỉnh Thái Nguyên, Ths. Nguyễn Minh Hạnh - Giám đốc Vietinbank Lưu Xá; Lê Tất Thắng Giám đốc BIDV Thái Nguyên, Lê Quang Trung - Giám đốc Vietinbank Thái Nguyên; các bạn


sinh viên của TUEBA, đặc biệt nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học lớp K3AKTDNCN (chủ
nhiệm đề tài: Nguyễn Thái Phương Mai).
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến qúy báu
của các thành viên Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ, các Thầy(Cô) giáo và các em sinh
viên để báo cáo tổng kết đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 12 năm 2010
TM. Nhóm nghiên cứu

Ths. VŨ THỊ HẬU

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 2


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI

Họ và tên

Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu
cụ thể được giao

Ths. Nguyễn Thị Oanh

Khoa Kế toán

Phối hợp thực hiện


TS.Trần Đình Tuấn

Khoa Kế toán

Phối hợp thực hiện

Ths.Vũ Thị Loan

Khoa Kế toán

Phối hợp thực hiện

Ths. Nguyễn Việt Dũng

Khoa Kế toán

Phối hợp thực hiện

Ths. Ngô Quang Trung

Khoa Kế toán

Thư ký đề tài

Chữ ký

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị trong


Nội dung phối hợp

Họ và tên người

và ngoài nước

nghiên cứu

đại diện đơn vị

NHNN Chi nhánh
tỉnh Thái Nguyên

Thực trạng hoạt động cho vay đầu tư
phát triển công nghiệp của các
NHTM Thái Nguyên

Ngân hàng Đầu tư

Thực trạng và giải pháp nâng cao

và Phát triển
tỉnh Thái Nguyên
(BIDV Thái Nguyên)

năng lực quản lý rủi ro
trong cho vay đầu tư phát triển
công nghiệp của BIDV Thái Nguyên

Sở Công thương

Thái Nguyên

Thực trạng hoạt động đầu tư
phát triển công nghiệp
tỉnh Thái Nguyên:

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Giám đốc
Nguyễn Văn Phi

Giám đốc
Lê Tất Thắng

Giám đốc
Đinh Khắc Hiển

Trang 3


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN

1

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH


2

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (TIẾNG VIỆT)

5

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (SUMMARY)

6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

7

DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ PHỤ LỤC

8

LỜI MỞ ĐẦU

10

CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA NHTM

12

1.1. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của NHTM


12

1.1.1. Khái quát chung về hoạt động cho vay của NHTM

12

1.1.2. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của NHTM

16

1.2. Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của NHTM

24

1.2.1. Rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của NHTM

24

1.2.2. Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của NHTM

27

1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý rủi ro tín dụng và
bài học đối với hệ thống NHTM Việt Nam

33

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý rủi ro tín dụng

33


1.3.2. Bài học đối với hệ thống NHTM Việt Nam

35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO
VAY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NHTM THÁI NGUYÊN

37

2.1. Khái quát về hoạt động cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của các
NHTM Thái Nguyên

37

2.1.1. Khái quát hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp ở Thái Nguyên

37

2.1.2. Khái quát hoạt động cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của các
NHTM Thái Nguyên

42

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển
công nghiệp của BIDV Thái Nguyên

54

2.2.1. Rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của các NHTM

Thái Nguyên

54

2.2.2. Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của BIDV
Thái Nguyên

58

2.3. Đánh giá về hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển
công nghiệp của BIDV Thái Nguyên

64

2.3.1. Những thành công chủ yếu

65

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 4


2.3.2. Những hạn chế, bất cập

65

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

67


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO
VAY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC NHTM THÁI NGUYÊN

74

3.1. Định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống NH Thái Nguyên

74

3.1.1. Định hướng

74

3.1.2. Mục tiêu

75

3.1.3. Nhiệm vụ

76

3.2. Những giải pháp nâng cao năng lực QLRR trong cho vay đầu tư phát
triển công nghiệp của các NHTM Thái Nguyên

78

3.2.1. Những giải pháp từ phía NHTM

78


3.2.2. Những giải pháp từ phía khách hàng

84

3.2.3. Những giải pháp từ phía NHNN

85

3.2.4. Những giải pháp từ phía Chính phủ

87

KẾT LUẬN

89

KIẾN NGHỊ

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

94

PHỤ LỤC

95

CHỮ KÝ CỦA CHỦ NGHIỆM ĐỀ TÀI VÀ XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


102

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 5


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Thông tin chung
Tên đề tài: Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của các NHTM
Thái Nguyên.
Mã số: B2008 – TN06 – 05.
Chủ nhiệm đề tài: Ths. VŨ THỊ HẬU ĐT: 0912.373.777 E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học Thái Nguyên (TNU).
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Đại học KT và QTKD Thái Nguyên (TUEBA).
Thời gian thực hiện: 2 năm, từ 01/2008 – 12/2009.
2. Mục tiêu: Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro
trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên (tập trung nghiên cứu hoạt động này ở BIDV Thái Nguyên).
3. Nội dung chính
Chương 1: Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của Ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công
nghiệp của các Ngân hàng thương mại Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư
phát triển công nghiệp của các Ngân hàng thương mại Thái Nguyên.
4. Kết quả chính đạt được
4.1. Sản phẩm khoa học

Bài báo 1: Hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại góp phần kiềm
chế lạm phát ở Việt Nam (Kỷ yếu Hội thảo Việt - Bỉ, chủ đề: Những vấn đề cấp thiết
đối với tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp),
NXB Thống kê, năm 2009.
Bài báo 2: Một số giải pháp mở rộng cho vay phát triển công nghiệp có hiệu quả của
các NHTM Thái Nguyên (Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên).
4.2. Sản phẩm đào tạo
“Quản lý rủi ro trong cho vay phát triển công nghiệp ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
tỉnh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên) - Đề tài NCKH cấp trường, năm 2010, của sinh viên
Nguyễn Thái Phương Mai (lớp K3AKTDNCN) do Ths. Vũ Thị Hậu hướng dẫn (đạt loại Khá).
“Quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng đầu tư và Phát triển tỉnh Cao Bằng
(BIDV Cao Bằng)” – Khóa luận tốt nghiệp, năm 2010, của sinh viên Hà Thị Ngần (lớp
K3AKTDNCN) do Ths. Vũ Thị Hậu hướng dẫn (8,0 điểm).
Quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh
Nghệ An (MHB Nghệ An)” – Khóa luận tốt nghiệp, năm 2010, của sinh viên Nguyễn
Thái Phương Mai (lớp K3AKTDNCN) do Ths. Vũ Thị Hậu hướng dẫn (9,0 điểm).

SUMMARY
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 6


1. General information
Project Title:
“Risk
Code number:
Project Manager:

Management


of

Investment

Loans

for

Industrial

Development of Commercial Banks in Thai Nguyen Province”.
B2008 – TN06 – 05.
VU THI HAU, MSc. Cell phone: 0912.373.777/or o912.373.777.
E-mail:

Implementing Institution:

Thai Nguyen University (TNU).

Coordinating Institution(s):

Thai Nguyen University of Economics and Business
Administration (TUEBA).
From 01/2008 to 12/2009.

Duration:

2. Objectives
The project aims to analyze the current situation and to work out some solutions to

increase the capacity of risk management of investment loans by commercial banks in
the province of Thai Nguyen for industrial development with a focus on risk
management of investment loans for industrial development of Bank for Investment
and Development of Vietnam (BIDV).
3. Main contents
Chapter 1: Risk management of investment loans by commercial banks for
Chapter 2:

industrial development.
The practice of risk management of investment loans by commercial

banks in Thai Nguyen Province for industrial development.
Chapter 3: Recommended solutions to increase the capacity of risk management of
investment loans by commercial banks in Thai Nguyen Province for
industrial development.
4. Results obtained
4.1. Scientific products
Article No.1: “Credit Operations of Commercial Banks towards the Inflation Curb
in Vietnam” (Proceedings of International Conference on “Emerging
Issues in the Sustainable Economic Growth of Vietnam: International
Experiences and Solution”, National Statistics Publisher, page 83 - 93).
Article No.2: “Some Solutions to Expand Effective Loans for Industrial Development
of Commercial Banks in Thai Nguyen Province” (Journal of Science
and Technology, Thai Nguyen University Publishing House, Vol. No
60, page 102 – 108, ISSN 1859 – 2171).
4.2. Training results
Student research: “Solutions to Increase the Capacity of Risk Management of
Loans for Industrial Development of Bank for Investment and Development of
Vietnam (BIDV)” (Project carried out by a group of three students at TUEBA)…


DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 7


Viết tắt

Viết nguyên văn

Viết tắt

Viết nguyên văn

NH

Ngân hàng

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

CTCP

Công ty cổ phần


NHTW

Ngân hàng trung ương

CBQL

Cán bộ quản lý

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

TKTG

Tài khoản tiền gửi

KTQD

Kinh tế quốc dân

TCTD

Tổ chức tín dụng

VLXD


Vật liệu xây dựng

SXCN

Sản xuất công nghiệp

DVTT

Dịch vụ thanh toán

BCTC

Báo cáo tài chính

NQH

Nợ quá hạn

SX, KD

Sản xuất, kinh doanh

TSHH

Tài sản hữu hình

CBTD

Cán bộ tín dụng


ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

XDCB

Xây dựng cơ bản

TGTT

Tiền gửi thanh toán

TSCĐ

Tài sản cố định

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

QLRRTD

Quản lý rủi ro tín dụng

CSTT

Chính sách tiền tệ

HĐQT


Hội đồng quản trị

HTLS

Hỗ trợ lãi suất

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TK

Tài khoản

DAĐT

Dự án đầu tư

VLĐ

Vốn lưu động

CN

Công nghiệp

DN

Doanh nghiệp


QLRR

Quản lý rủi ro

TCKT

Tổ chức kinh tế

TTKDTM

Thanh toán không
dùng tiền mặt

BCKQKD

Báo cáo kết quả
kinh doanh

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TGCKH

Tiền gửi có kỳ hạn

TSBĐ

Tài sản bảo đảm


BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

GPMB

Giải phóng mặt bằng

CPSX

Chi phí sản xuất

KTTT

Kinh tế thị trường

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

KH

Khách hàng

KTXH

Kinh tế xã hội

TTCK


Thị trường chứng khoán

RRTD

Rủi ro tín dụng

RR

Rủi ro



Quyết định

CTTNHH

Công ty trách nhiệm
hữu hạn

DA

Dự án



Giám đốc

XH

Xã hội


KT

Kinh tế

DV

Dịch vụ

GTCG

Giấy tờ có giá

CTHD

Công ty hợp danh

HTXHTDNB

Hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ

DNCV
ĐTNN

Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài

TGKKH


Tiền gửi không kỳ hạn

TTQT

Thanh toán quốc tế

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 8


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ PHỤ LỤC
STT

Tên bảng, biểu đồ, đồ thị, hộp và phụ lục

Trang

Sơ đồ 1.1

Mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay

14

Bảng 1.2

Quy trình tín dụng tổng quát

15


Sơ đồ 1.2

Quy trình quản lý rủi ro của NHTM

27

Hình ảnh 2.1

Hồ Núi Cốc - một thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên

38

Bảng 2.1

Vốn đầu tư phát triển
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 1999-2000

39

Bảng 2.2
Đồ thị 2.1
Bảng 2.3

Vốn cho vay của hệ thống NH Thái Nguyên

40

đối với ngành kinh tế địa phương
Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên


41

giai đoạn 2000 - 2009
Hệ thống NH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

43

Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế

Bảng 2.4

44

của một số NHTM Thái Nguyên

Bảng 2.5

Dư nợ cho vay nền kinh tế của một số NHTM Thái Nguyên

45

Bảng 2.6

Kết quả thực hiện Chỉ thị 20 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

47

Biểu đồ 2.1

Tỷ lệ dư nợ theo ngành kinh tế của hệ thống NH

Thái Nguyên (tính đến 31/12/2008)

48

Biểu đồ 2.2.

Tỷ lệ dư nợ theo ngành kinh tế của hệ thống NH
Thái Nguyên (tính đến 31/12/2009)

48

Bảng 2.7

Tỷ lệ dư nợ cho vay theo thời hạn
của một số NHTM Thái Nguyên

49

Bảng 2.8

Tỷ lệ dư nợ cho vay theo loại hình kinh tế
của một số NHTM Thái Nguyên

50

Bảng 2.9

Tỷ lệ dư nợ cho vay của một số NHTM Thái Nguyên theo
Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN
của NHNN ngày 22/04/2005.


51

Bảng 2.10

Dư nợ ngành công nghiệp của một số NHTM Thái Nguyên

52

Tỷ lệ dư nợ chi tiết theo lĩnh vực công nghiệp
của một số NHTM Thái Nguyên

Bảng 2.11
Bảng 2.12

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay đầu tư phát triển
ngành công nghiệp của một số NHTM Thái Nguyên

53
53

Bảng 2.13

Tỷ lệ nợ quá hạn của một số NHTM Thái Nguyên

54

Bảng 2.14

Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM Thái Nguyên


55

Bảng 2.15

Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực trong cho vay đầu tư phát triển
công nghiệp của một số NHTM Thái Nguyên

56

Bảng 2.16

Chất lượng hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyên

59

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 9


Bảng 2.17

Xếp hạng khách hàng của hệ thống BIDV

62

Bảng 2.18

Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng RRTD

ở BIDV Thái Nguyên

64

Hộp 2.1

Ngành dệt may Việt Nam

68

Hộp 2.2

Giá phôi thép thế giới

68

Hộp 2.3

Giá dầu thô thế giới

69

Hộp 2.4

BIDV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện kết nối hoạt động
giữa các NH hàng đầu Đông Dương

Bảng 3.1
Phụ lục 1
Phụ lục 2

Phụ lục 3

Phương pháp phân loại nợ

73
86

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của ngành công nghiệp
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2005
Tình hình thực hiện một số DAĐT trong điểm trong
lĩnh vực công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

95
96

Danh sách một số doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

97

Phụ lục 4

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO)

98

Phụ lục 5

Rủi ro chính sách trong cho vay đầu tư phát triển
công nghiệp của NHTM


99

Phụ lục 6

Rủi ro đạo đức trong cho vay đầu tư phát triển
công nghiệp của NHTM

100

Phụ lục 7

(Trích) Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của TCTD

101

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 10


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng để phát triển KTXH. Nhiều tiềm tăng đã và
đang trở thành nguồn sống của con người, song có nhiều tiềm năng hiện vẫn còn là
những cơ hội đang chờ đón các nhà đầu tư. Ngành CN đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển KTXH của Thái Nguyên. Điều đó được cụ thể hóa trong “Quy
hoạch phát triển ngành CN Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010” với mục tiêu “phát
triển CN theo hướng đẩy mạnh CN hóa, hiện đại hóa, tập trung các ngành SX vật

chất tăng nhanh giá trị SXCN trên địa bàn”.
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại và những những điều kiện thuận
lợi khác là một lợi thế so sánh lớn của Thái Nguyên trong việc phát triển các ngành: CN
luyện kim (phôi thép, thép cán, gang luyện thép, kẽm kim loại…); công nghiệp VLXD
(xi măng, gạch xây các loại, đá, cát, sỏi, gạch ốp lát…); CN khai thác và chế biến
khoáng sản (sản phẩm kim loại, dụng cụ, công cụ, xe có động cơ…); CN chế biến nông,
lâm sản, thực phẩm, đồ uống (chế biến chè, chế biến rau quả, chế biến thịt, SX bia, chế
biến giấy-gỗ-bao bì, SX sữa và nước trái cây); CN dệt may, da giầy; CN hóa chất (phân
bón, thuốc nổ CN, thuốc viên…); CN quốc phòng; và CN điện, nước, gas.
Bên cạnh nguồn vốn NSNN, vốn tự có và nguồn vốn khác thì vốn tín dụng/vốn
cho vay đối với các DN công nghiệp của hệ thống NHTM Thái Nguyên trong thời
gian qua đã không ngừng đóng góp vào chương trình phát triển CN địa phương. Tuy
nhiên RRTD/RR trong cho vay đầu tư phát triển CN và QLRR trong lĩnh vực này
luôn là vấn đề mà các NHTM Thái Nguyên đặc biệt quan tâm. Bởi vì NHTM là một
DN kinh doanh tiền tệ - loại hình kinh doanh chứa đựng RR cao. Nguy cơ này phát
sinh ngay từ khi phát tiền ra khỏi NH hay nói một cách khác RR là một bộ phận hợp
thành trong cơ chế kinh doanh của NH. Trong các hoạt động kinh doanh của NH,
kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất. Tuy nhiên, những RRTD
cũng gây thiệt hại khôn lường thậm chí làm phá sản NH. Mặt khác, hoạt động cho
vay đầu tư phát triển CN của hệ thống NHTM nói chung và NHTM Thái Nguyên nói
riêng trong bối cảnh suy giảm KT cũng phát sinh những yếu tố mới cần được nghiên
cứu và tìm hiểu nhằm QLRR tốt hơn trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, chúng tôi đã
lựa chọn nghiên cứu đề tài : “ Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công
nghiệp của các NHTM Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong
cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008


Trang 11


Một là, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư
phát triển công nghiệp của NHTM;
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát
triển công nghiệp của các NHTM Thái Nguyên;
Ba là, xác định những giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong cho vay
đầu tư phát triển công nghiệp của các NHTM Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro và quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển
công nghiệp của các NHTM Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập.
Phạm vi nghiên cứu: Các chi nhánh cấp 1 của NHTM (NHTMNN/NHTMCP)
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Vietinbank Thái Nguyên, Vietinbank Sông Công,
Vietinbank Lưu Xá, Agribank Thái Nguyên, BIDV Thái Nguyên, VIB Thái Nguyên,
Techcombank Thái Nguyên, VPBank Thái Nguyên (trong đó chủ yếu nghiên cứu rủi ro
và hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp ở Ngân hàng đầu
tư và Phát triển tỉnh Thái Nguyên - BIDV Thái Nguyên) trong giai đoạn 2008 - 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, nhóm nghiên cứu sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập xử lý số liệu, bao gồm: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua công tác phỏng vấn, điều tra (ở BIDV Thái
Nguyên vì đây là chi nhánh NHTM với thị phần cho vay trong lĩnh vực CN lớn nhất ở
Thái Nguyên). Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các các báo cáo tổng hợp về tình
hình hoạt động tín dụng trên địa bàn của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
Phương pháp đánh giá, phân tích, so sánh: Trên cơ sở số liệu về RRTD nói chung
và rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển CN nói riêng nhóm nghiên cứu tiến hành tính
toán, phân tích, đánh giá và so sánh giữa 8 chi nhánh NHTM cấp 1 trên địa bàn thông qua

chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp và hiệu quả công tác
QLRR trong lĩnh vực này, đó là: (i) tỷ lệ % NQH/tổng dư nợ theo chi nhánh NH; (ii) mức
độ tập trung thực tế trong danh mục tín dụng; và (iii) tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ.
5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, Báo
cáo tổng kết đề tài được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của Ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công
nghiệp của các Ngân hàng thương mại Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong cho vay đầu tư
phát triển công nghiệp của các Ngân hàng thương mại Thái Nguyên.

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 12


CHƯƠNG 1:

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA NHTM
1.1.1. Khái quát chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại
a. Khái niệm về ngân hàng và ngân hàng thương mại
Luật các TCTD được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12/12/1997
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD được Quốc hội nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 15/06/2004 khẳng định: “NH
là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh

khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình NH gồm NHTM,
NH phát triển, NH đầu tư, NH chính sách, NH hợp tác và các loại hình NH khác”.
“Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung là
thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các DVTT”.
Nghị định của Chính Phủ số 59/2009/NĐ – CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt
động của NHTM khẳng định: “NHTM là NH được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các
TCTD và các quy định khác của pháp luật”. Các NHTM bao gồm: (i) NHTMNN; (ii)
NHTM cổ phần; (iii) NHTM liên doanh; và (iv) NHTM 100% vốn nước ngoài.
Ngân hàng thương mại NN là NHTM trong đó NN sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
NHTMNN bao gồm NHTM do NN sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần do
NN sở hữu trên 50% vốn điều lệ. NHTM cổ phần là NHTM được tổ chức dưới hình
thức công ty cổ phần. NHTM 100% vốn nước ngoài là NHTM được thành lập tại Việt
Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một NH nước
ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ). NHTM 100% vốn nước ngoài được thành
lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là
pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. NHTM liên doanh là NHTM được
thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều NH
Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều NH nước ngoài) trên cơ sở hợp
đồng liên doanh. NHTM liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty TNHH từ
hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.
b. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại
Đặc trưng của NH được thể hiện rõ nhất ở loại hình NHTM thông qua ba chức
năng, bao gồm:
Chức năng trung gian tín dụng, làm trung gian tín dụng trong nền KT, NHTM
thực hiện huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể KT trong XH, từ các DN,
hộ gia đình, cá nhân, cơ quan NN, NHTW, NHTM và các TCTD khác … để hình
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 13



thành nguồn vốn cho vay; NHTM dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay đối
với chủ thể KT thiếu vốn - có nhu cầu bổ sung vốn, gửi vào TK dự trữ bắt buộc hoặc
TK thanh toán tại NHTW, NHTM hoặc các TCTD khác.
Chức năng trung gian thanh toán, NHTM làm trung gian thanh toán trên cơ sở
những hoạt động đi vay để cho vay. Khi làm trung gian thanh toán, NHTM tiến hành
những nghiệp vụ như: mở TKTG, nhận vốn tiền gửi vào TK và thanh toán theo yêu
cầu của KH. NH trích tiền từ TKTG của KH để thanh toán tiền hàng hóa, DV hoặc
nhập vào TKTG, tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của KH.
Chức năng tạo tiền của NHTM, với chức năng trung gian tín dụng và trung
gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra TGTT. Thông qua chức năng làm trung
gian tín dụng, NH sử dụng số tiền vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay lại
được KH sử dụng để thanh toán chuyển khoản cho KH ở NH khác và chỉ khi thực
hiện nghiệp vụ cho vay, NH mới bắt đầu tạo tiền.
Ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài
chính, nó góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn trên thị trường, trên cơ sở đó tạo
điều kiện kích thích đầu tư phát triển nền KT. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền KT;
cầu nối giữa các DN với thị trường; là công cụ để NN điều tiết vĩ mô nền KT và cầu
nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
c. Hoạt động của ngân hàng thương mại
Theo Luật các TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004) các hoạt động của
NHTM bao gồm: (i) huy động vốn (dưới các hình thức nhận tiền gửi, phát hành
GTCG, vay vốn giữa các TCTD, vay vốn của NHNN); (ii) hoạt động tín dụng (dưới
các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các GTCG khác, bảo lãnh, cho thuê
tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN); (iii) DVTT và ngân quỹ
(mở TK, DVTT, DV ngân quỹ, tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán); và (v)
các hoạt động khác (như góp vốn, mua cổ phần; tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh
ngoại hối và vàng; nghiệp vụ ủy thác và đại lý; kinh doanh bất động sản; kinh doanh
và DV bảo hiểm; DV tư vấn và các DV khác liên quan đến hoạt động NH).

d. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được
dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các DV kinh doanh khác.Vốn của NHTM bao
gồm: (i) vốn chủ sở hữu (vốn tự có); (ii) vốn huy động; (iii) vốn đi vay và (iv) vốn khác.
Mỗi loại vốn đều có một tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của
NHTM. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của NH được thể hiện: vốn là cơ
sở để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh; vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng
và các hoạt động khác của NH; vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín
của NH trên thương trường; và vốn quyết định năng lực cạnh tranh của NH.
1.1.1.2. Khái quát chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
a. Khái niệm và phân loại cho vay của ngân hàng thương mại

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 14


Tín dụng ra đời cùng với sự xuất hiện tiền tệ. Khi một chủ thể KT cần một
lượng hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng hoặc SX trong khi chưa có tiền hoặc số tiền
hiện có chưa đủ họ có thể sử dụng hình thức vay mượn để đáp ứng nhu cầu. Có hai
cách vay mượn: vay chính loại hàng hóa đang có nhu cầu hoặc vay tiền để mua loại
hàng hóa đó. Quan hệ vay mượn như vậy gọi là quan hệ tín dụng. Tín dụng là quan
hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật)
từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một
lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NH giao cho KH sử dụng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên
tắc có hoàn trả gốc và lãi vay.
Sơ đồ: 1.1: Mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay
(1) Cho vay

Người cho vay

Người đi vay

(Người sở hữu vốn)

(Người sử dụng vốn)

(2) Trả nợ
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên
một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết
lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả QLRRTD. Dựa vào mục
đích cho vay, cho vay bao gồm: cho vay bất động sản, cho vay CN và thương mại,
cho vay nông nghiệp, cho vay các định chế tài chính, cho vay cá nhân và cho thuê của
các định chế tài chính. Dựa vào thời hạn cho vay, cho vay bao gồm: cho vay ngắn hạn,
cho vay trung hạn và cho vay dài hạn...
b. Nguyên tắc và điều kiện cho vay
Hoạt động cho vay của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm
đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong
các quy định của NHNN và các NHTM, bao gồm: (i) sử dụng vốn vay đúng mục
đích đã thỏa thuận trong HĐTD và (ii) hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn
đã thỏa thuận trong HĐTD.
Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể của NH đối với KH có nhu cầu
vay vốn. NHTM xem xét và quyết định cho vay khi KH có đủ các điều kiện, bao
gồm: (i) có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật; (ii) mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; (iii) có
khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; (iv) có DA, phương án
SX, KD, DV khả thi, có hiệu quả hoặc có DA, phương án phục vụ đời sống khả thi
và phù hợp với quy định của pháp luật; và (v) thực hiện các quy định về bảo đảm tiền
vay theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của NHNN.

c. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà NH thực hiện cho vay đối với KH.
Quy trình tín dụng phản ánh nguyên tắc cho vay, phương pháp cho vay, trình tự giải
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 15


quyết các công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên
quan đến hoạt động tín dụng.
Bảng 1.1. Quy trình tín dụng tổng quát
Các giai đoạn
của quy trình
1. Lập hồ sơ đề
nghị cấp
tín dụng.

2. Phân tích
tín dụng.

3. Quyết định
tín dụng.

Nguồn và nơi cung
cấp thông tin
- KH đi vay cung cấp.

Nhiệm vụ của NH ở
mỗi giai đoạn


- Tiếp xúc, phổ biến - Hoàn thành bộ hồ sơ để
và hướng dẫn lập hồ chuyển sang bộ phận phân
sơ cho KH.
tích.

- Tổ chức thẩm định
- Các tài liệu và thông tin
về các mặt tài chính
từ giai đoạn 1 chuyển sang;
và phi tài chính do các
- Các thông tin bổ sung từ
cá nhân hoặc bộ phận
phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ…
thẩm định thực hiện.
- Các tài liệu và thông tin
từ giai đoạn 2 chuyển
sang và báo cáo kết quả
thẩm định.
- Các thông tin bổ sung.

Kết quả sau khi kết thúc
một giai đoạn

- Quyết định cho vay
hoặc từ chối của cá
nhân hoặc bộ phận
được giao quyền
phán quyết.

- Báo cáo kết quả thẩm

định để chuyển sang bộ
phận có thẩm quyền và
quyết định cho vay.
- Quyết định cho vay hoặc
từ chối;
- Tiến hành các thủ tục
pháp lý như ký HĐTD,
các hợp đồng khác

- Quyết định cho vay và - Thẩm định các
4. Giải ngân.

5. Giám sát thu
nợ và thanh lý
tín dụng.

- Chuyển tiền vào TK tiền
các hợp đồng liên quan; chứng từ theo các
gửi cho KH hoặc chuyển
- Các chứng từ làm cơ điều
kiện
của
trả cho đơn vị cung cấp.
sở giải ngân.
HĐTD.
- Phân tích hoạt động
- Các thông tin từ nội TK, các BCTC, kiểm
bộ NH;
tra cơ sở của KH;
- Các BCTC theo định kỳ; - Thu nợ;

- Các thông tin khác.
- Tái xét và xếp hạng;
- Thanh lý tín dụng.

- Báo cáo kết quả giám sát
và đưa ra các giải pháp xử
lý;
- Lập các thủ tục để thanh
lý tín dụng.

d. Bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc NH áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa RR,
tạo cơ sở KT và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho KH vay. NH yêu cầu
KH tín dụng thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm các mục đích như: nâng
cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay; phòng ngừa RR khi phương án
trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc xảy ra các RR không lường
trước; và phòng ngừa gian lận.
Căn cứ năng lực tài chính của KH, tính chất khả thi và hiệu quả của khoản vay
và tình hình thực tế, NH có thể lựa chọn áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay
như: (i) bảo đảm tiền vay bằng tài sản (cầm cố, thế chấp bằng tài sản của KH vay;
bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn
vay); (ii) bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
(NH chủ động lựa chọn KH vay không có bảo đảm bằng tài sản; NH được cho vay
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 16


không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ; NH lựa chọn cá nhân, hộ gia đình
nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị XH).

1.1.2. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của NHTM
1.1.2.1. Đầu tư phát triển công nghiệp
a. Khái niệm đầu tư phát triển
Từ trước đến nay có rất nhiều cách định nghĩa đầu tư. Theo cách hiểu thông
thường nhất, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã
bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn
so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành
hoạt động đầu tư.
Loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền KTXH được
hưởng thụ, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của chủ đầu tư mà của cả nền KT chính là
đầu tư phát triển. Còn các loại đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của người đầu tư,
tác động gián tiếp làm tăng tài sản của nền KT thông qua sự đóng góp tài chính tích luỹ
của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư
phát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm do các kết quả của đầu
tư phát triển tạo ra, đó là đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Đầu tư phát triển, đầu tư
tài chính và đầu tư thương mại là ba loại đầu tư luôn tồn tại và có quan hệ tương hỗ với
nhau. Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích luỹ, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và
đầu tư thương mại. Ngược lại, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều
kiện để tăng cường đầu tư phát triển. Tuy nhiên, đầu tư phát triển là loại đầu tư quyết định
trực tiếp sự phát triển của nền KT, là chìa khoá của sự tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết
cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cơ sở SX, KD và DV.
b. Khái niệm và nội dung của đầu tư phát triển công nghiệp
Khái niệm ngành CN.
Kinh tế học phân chia hệ thống KT ra thành nhiều thành phần KT khác nhau
tùy theo mục đích nghiên cứu và giác độ nghiên cứu. Một trong những cách phân chia
là các khu vực hoạt động của nền KT được chia thành và nhóm ngành lớn: nông
nghiệp, CN và DV. Ngành CN là một ngành SX vật chất độc lập có vai trò chủ đạo
trong nền KTQD, có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến tài nguyên và

các sản phẩm nông nghiệp thành những tư liệu SX và những tư liệu tiêu dùng. Khái
niệm này thuộc về những khái niệm cơ bản của KT chính trị học. Theo khái niệm như
vậy ngành CN đã có từ lâu, phát triển với trình độ thủ công lên trình độ cơ khí, tự
động; từ chỗ gắn liền với nông nghiệp trong khuôn khổ của một nền SX nhỏ bé, tự
cung tự cấp rồi tách khỏi nông nghiệp bởi cuộc phân công lao động lần thứ hai để trở
thành một ngành SX độc lập và phát triển cao hơn qua các giai đoạn hợp tác giản đơn,
công trường thủ công, công xưởng...
Phân loại ngành CN.
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 17


Có rất nhiều cách phân loại ngành CN thành những phân ngành nhỏ để nghiên
cứu. Trong nghiên cứu các quan hệ CN, ngành CN được phân chia theo các khu vực
CN nặng và CN nhẹ. Để nghiên cứu tìm ra quy luật phát triển CN của nhiều nước, phù
hợp với điều kiện nội tại của mỗi quốc gia và bối cảnh quốc tế, ngành CN còn được
phân chia thành: (i) CN phát triển dựa trên cơ sở tài nguyên; (ii) CN sử dụng nhiều lao
động; (iii) CN đòi hỏi vốn đầu tư lớn; và (iv) CN có hàm lượng công nghệ cao.
Theo cách phân loại truyền thống trước đây do Tổng cục Thống kê áp dụng,
ngành CN được phân chia thành 19 phân ngành cấp II để thống kê số liệu, phục vụ
nghiên cứu. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã và đang chuyển sang hệ thống phân loại
ngành theo tiêu chuẩn quốc tế (ISIC- International Standard Indutrial Clasification).
Theo hệ thống này, các phân ngành CN được mã hoá theo cấp 3 chữ số hoặc 4 chữ số
ở mức độ chi tiết hơn. Theo hệ thống phân loại này thì ngành CN gồm ba ngành gộp
lớn: (i) CN khai khoáng; (ii) CN chế tác (chế biến); và (iii) CN sản xuất và cung cấp
điện nước (SX và phân phối điện, khí đốt và nước).
Công nghiệp khai khoáng có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ
cho SX và đời sống, bao gồm: (i) khai thác các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt,
than...; (ii) khai thác quặng kim loại như sắt, thiếc, bô xít...; (iii) khai thác quặng như

uranium, thôri...; (iv) khai thác VLXD như đá, cát, sỏi... Sản phẩm của CN khai thác
cung cấp nguyên liệu đầu vào cho CN chế biến. Sự phát triển của CN khai thác thường
gắn với nguồn tài nguyên tạo điều kiện để phát triển vùng, lãnh thổ.
Công nghiệp chế biến xét theo yêu cầu đầu vào gồm có: chế biến sản phẩm của
CN khai thác, chế biến bán thành phẩm của CN chế biến và chế biến nông sản. Xét theo
công dụng của sản phẩm đầu ra, CN chế biến cũng bao gồm ba nhóm ngành: (i) CN chế
tạo công cụ SX như cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật cho tất cả các ngành. Đây là ngành CN
có vai trò quan trọng hàng đầu vì cung cấp tư liệu SX cho toàn bộ nền KT, trang bị cơ sở
vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành; (ii) CN sản xuất đối tượng lao động như hóa chất,
hóa dầu, luyện kim, VLXD. Sản phẩm của những ngành này lại tiếp tục cung cấp các yếu
tố đầu vào cho những ngành khác: cung cấp phân bón hóa học, thuốc trừ sâu cho nông
nghiệp, cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng; (iii) CN sản xuất vật phẩm tiêu dùng như
dệt - may, chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến gỗ - giấy, chế biến thủy tinh - sành - sứ.
Công nghiệp SX và phân phối điện, khí đốt và nước: SX và phân phối các nguồn
điện như thủy điện, nhiệt điện...; SX gas, phân phối khí; khai thác, lọc và phân phối nước.
Cách phân loại như vậy nhấn mạnh vào tầm quan trọng của từng lĩnh vực
phát triển CN. Trong khuôn khổ đề tài, khi nghiên cứu về hoạt động QLRR trong
cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của NHTM, chúng tôi tiếp cận ngành CN
theo cách phân loại trên.
Vai trò của ngành CN đối với phát triển KT.
Trong quá trình phát triển KT, CN là ngành có vai trò quan trọng đóng góp
vào việc tạo ra thu nhập cho đất nước, tích lũy vốn cho phát triển, tạo nguồn thu từ

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 18


xuất khẩu cũng như thu hút vốn ĐTNN. CN được đánh giá là ngành chủ đạo của nền
KT, vai trò này được thể hiện:

Công nghiệp là ngành cung cấp tư liệu SX cho toàn bộ nền KT. Do đặc điểm của
SXCN, đặc biệt là đặc điểm về công nghệ SX, về công dụng sản phẩm, CN là ngành tạo
ra sản phẩm làm chức năng tư liệu SX, cho nên nó là ngành có vai trò quyết định trong
việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền KT. Trình độ phát triển CN càng cao thì tư
liệu SX càng hiện đại, tạo điều kiện nâng cao NSLĐ xã hội. Ngày nay, sự phát triển của
CN đang đưa hoạt động KT thế giới đến trình độ SX rất cao, đó là việc tạo ra các tư liệu
SX có khả năng thay thế phần lớn sức lao động của con người. Đó chính là sự ra đời và
phát triển mạnh mẽ các tư liệu SX có khả năng tư động hóa trong một số khâu hoặc toàn
bộ quá trình SX. Máy móc tự động hóa thể hiện sự phát triển cao của CN trong việc tạo
ra tư liệu SX phục vụ cho các ngành SX và cho bản thân CN.
Công nghiệp thúc đẩy phát triển SX nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu phát triển
KT, thúc đẩy SX nông nghiệp được coi là nhiệm vụ cơ bản nhằm giải quyết vấn đề
lương thực, thực phẩm cho đời sống nhân dân và nông sản cho xuất khẩu. Để thực hiện
nhiệm vụ này nông nghiệp không thể tự thân vận động nếu không có sự hỗ trợ của CN.
CN chính là ngành cung cấp cho SX những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hóa
học, thuốc trừ sâu, máy móc cơ khí nhỏ đến cơ giới lớn. CN còn có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới. Ngày nay việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp đã tạo ra bước phát
triển đột biến trong nông nghiệp. Với những giống cây trồng, vật nuôi có những đặc
tính ưu việt về thời gian sinh trưởng, phát triển và khả năng chống sâu bệnh, về sự đa
dạng hóa của sản phẩm và đặc biệt về năng suất, chất lượng đã góp phần tạo ra sản
phẩm phong phú, đa dạng và có giá trị cao. CN chế biến đã có những đóng góp quan
trọng vào việc tăng giá trị sản phẩm, tăng khả năng tích trữ, vận chuyển của sản phẩm
nông nghiệp và làm cho sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại. Do
sản phẩm của nông nghiệp mang tính thời vụ cao và khó bảo quản, nếu không có CN
chế biến sẽ hạn chế lớn đến khả năng tiêu thụ.
Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân. Nông nghiệp cung
cấp những sản phẩm tiêu dùng tất yếu, đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất cho con người. Còn
CN cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Mọi sản
phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt của con người từ ăn mặc, đi lại, vui chơi, giải trí đều

được đáp ứng từ sản phẩm CN. KT càng phát triển, thu nhập từ dân cư càng tăng thì nhu
cầu của con người ngày càng mở rộng. Chính sự phát triển của nhu cầu đã góp phần
thúc đẩy CN phát triển. Song ngược lại sự phát triển của CN không những đáp ứng nhu
cầu của con người mà nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người, hướng đến nhu cầu
mới cao hơn. Như vậy, CN càng phát triển thì các sản phẩm hàng hóa càng đa dạng,
phong phú về chủng loại, mẫu mã, càng nâng cao về chất lượng.
Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho
XH. CN tác động vào SX nông nghiệp làm nâng cao NSLĐ nông nghiệp, tạo khả năng
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 19


giải phóng sức lao động trong nông nghiệp. Đồng thời sự phát triển mạnh mẽ của CN
đã làm cho SXCN ngày càng mở rộng, tạo ra các ngành SX mới, các khu CN mới, đến
lượt mình CN đã thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho XH. Việc
thu hút số lượng lao động ngày càng tăng từ nông nghiệp vào CN không chỉ góp phần
giải quyết việc làm, mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và tăng thu
nhập cho người lao động.
Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về tổ chức SX. Do đặc điểm
của SX, CN luôn có đội ngũ lao động có tính tổ chức, kỷ luật cao, có tác phong lao
động "CN" do đó đội ngũ lao động trong CN luôn là bộ phận tiên tiến trong cộng đồng
dân cư. Cũng do đặc điểm về SX, lao động trong CN ngày càng có trình độ chuyên
môn hóa cao tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và chất
lượng của sản phẩm. Trong hoạt động SXCN, còn có điều kiện tăng nhanh trình độ
công nghệ của SX áp dụng những thành tựu khoa học ngày càng càng cao vào SX. Tất
cả những đặc điểm trên đây làm cho lực lượng SX ngày càng phát triển và theo đó
quan hệ SX ngày càng hoàn thiện hơn. Sự hoàn thiện về các mô hình tổ chức SX làm
cho SXCN trở thành hình mẫu về kỹ thuật SX hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến,
người lao động có ý thức tổ chức và kỷ luật.

Khái niệm và nội dung của đầu tư phát triển CN.
Theo nghĩa hẹp: Thực chất của đầu tư phát triển CN là khoản đầu tư phát triển
để tái SX mở rộng ngành CN nhằm góp phần tăng cường cơ sở vật chất và phát triển
CN, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền KTQD.
Theo nghĩa rộng: Nội dung đầu tư phát triển CN gồm: (i) các khoản chi trực
tiếp cho SXCN như: chi đầu tư XDCB trong CN, chi cho các chương trình, DA thuộc
về CN, chi hỗ trợ vốn lao động cho công nhân, ưu đãi thuế với các ngành CN, khấu
hao cơ bản để lại DN; (ii) các khoản chi gián tiếp khác cho SXCN như: chi hỗ trợ giải
quyết việc làm cho lĩnh vực CN, chi trợ giá hoặc tài trợ đầu tư cho xuất bản và phát
hành sách báo CN, kỹ thuật cho CN, chi cho TSCĐ, phát thanh và truyền hình phục vụ
CN, chi cho các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo chuyên môn -kỹ thuật
CN, chi cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống khoa học - công nghệ, điều tra khảo sát
thuộc ngành CN, bảo hộ sở hữu CN... Với cách dùng như vậy, các khoản chi cho con
người như giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ..., thậm chí cả việc trả lương cho các
đối tượng cũng được gọi là đầu tư phát triển CN.
Do vậy, đầu tư phát triển CN theo nghĩa rộng có hai nội dung lớn: Một là, đầu
tư trực tiếp để tái SX mở rộng ngành CN như đầu tư cho các chương trình, DA
SXCN, hỗ trợ vốn lao động cho công nhân, đầu tư SXCN trong các khu CN, khu chế
xuất... Hai là, đầu tư gián tiếp phát triển CN như xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
CN, đào tạo lao động hoạt động trong ngành CN…
Xuất phát từ đặc trưng kỹ thuật của hoạt động SXCN, nội dung đầu tư phát
triển CN bao gồm các hoạt động chuẩn bị đầu tư, mua sắm các đầu vào của quá trình
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 20


thực hiện đầu tư, thi công xây lắp các công trình, tiến hành các công tác XDCB và
XDCB khác có liên quan đến sự phát huy tác dụng sau này của công cuộc đầu tư phát
triển CN. Với nội dung của đầu tư phát triển CN trên đây, để tạo thuận lợi cho công

tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư nhằm đem lại hiệu quả KTXH cao, có thể phân
chia vốn đầu tư thành các khoản sau:
Những chi phí tạo ra TSCĐ bao gồm: (i) Chi phí ban đầu và đất đai; (ii) Chi phí
xây dựng cấu trúc hạ tầng; (iii) Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, dụng cụ ,
mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ SXCN; (iv) Chi phí khác.
Những chi phí tạo TSLĐ bao gồm: (i) Chi phí nằm trong giai đoạn SX như chi
phí để mua nguyên vật liệu, trả lương người lao động, chi phí về điện, nước, nhiên
liệu, phụ tùng...; (ii) Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có sản phẩm dở dang
tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền.
Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm: chi phí nghiên cứu cơ hội đầu tư, chi phí
nghiên cứu tiền khả thi, chi phí nghiên cứu khả thi và thẩm định các DAĐT.
Chi phí dự phòng.
Như vậy, theo nghĩa rộng, đầu tư phát triển CN được hiểu một cách đầy đủ và toàn
diện hơn. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận nội dung cho vay đầu
tư phát triển CN của NHTM dựa trên khái niệm đầu tư phát triển CN theo nghĩa rộng.
c. Đặc điểm của đầu tư phát triển công nghiệp
Về nguồn vốn đầu tư.
Quy mô vốn lớn, VCĐ chiếm tỷ trọng lớn. Nhu cầu đầu tư phát triển CN lớn
hơn nhiều so với các ngành nông nghiệp và DV là do đặc điểm kỹ thuật của các
ngành CN quyết định. Đặc điểm KT - kỹ thuật này thể hiện ở chỗ các TSCĐ và đầu
tư dài hạn của CN là rất lớn. Các ngành có đặc điểm này rõ nhất là các ngành CN
khai thác (than, dầu mỏ, khí đốt...), CN thuộc kết cấu hạ tầng (SX và truyền dẫn
điện, SX và truyền dẫn nước...), CN phục vụ nông nghiệp (cơ khí, hoá chất). Các
ngành CN khai thác, CN cơ khí, CN thuộc kết cấu hạ tầng có giá trị TSCĐ và đầu tư
tài chính dài hạn, kết quả của đầu tư phát triển lớn gấp nhiều lần các cơ sở CN khác.
Mặc dù đầu tư phát triển CN là khoản vốn lớn, thu hồi chậm nhưng rất cần cho nền
KT. Với nhiệm vụ chi đầu tư phát triển CN như vậy, quy mô và tỷ trọng đầu tư phát
triển CN trong thực tế là rất lớn.
Vốn nhà nước có xu hướng giảm dần trong tổng số vốn sở hữu của ngành CN.
Nguyên nhân.

Một là, do chính sách đổi mới trong huy động và sử dụng vốn của các DNNN
trong những năm qua, tỷ trọng vốn NSNN cấp trong các DN công nghiệp có xu hướng
tiếp tục giảm trong khi các nguồn vốn bổ xung (vốn vay và nguồn vốn từ các thành
phần KT và các hộ gia đình) có xu hướng tăng nhanh.
Hai là, chúng ta đã, sẽ và đang đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các DNNN và
phát triển TTCK, trong tương lai nhiều DN công nghiệp Nhà nước không nhất thiết
phải nắm giữ 100% sở hữu vốn mà hình thành các DN đa sở hữu.
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 21


Ba là, phần lớn các DN công nghiệp trừ các công ty liên doanh đều là DNNN,
nên việc thực hiện phân phối lợi nhuận tuân theo chế độ tài chính hiện hành. Theo đó
tổng lợi nhuận trích quỹ được phân thành ba quỹ cơ bản: quỹ phát triển SX, quỹ khen
thưởng và quỹ phúc lợi. Vì vậy, mức tích luỹ đầu tư để tái SX của các DN công nghiệp
phụ thuộc vào mức lợi nhuận trích quỹ và tỉ lệ trích quỹ để tái đầu tư phát triển SX.
Bốn là, nội dung vốn đầu tư ngày càng đa dạng. Đối với các DN công nghiệp
hiện nay, khả năng tập trung vốn từ nguồn vốn Nhà nước bao gồm từ quỹ phát triển SX
và NSNN là rất hạn chế do nguồn ngân sách hạn hẹp. Mặt khác, đa số các DN này lại
đang trong giai đoạn khởi đầu của sự phát triển, quy mô thị trường nhỏ bé, nguồn thu
còn ít và chi phí khai thác tương đối lớn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu rất lớn về vốn đầu
tư cần đẩy mạnh tái đầu tư lợi nhuận, cổ phần hoá hoặc liên doanh. Theo đánh giá của
một số chuyên gia, trong nhiều năm tới mặc dù vốn tự có của các DN công nghiệp tiếp
tục tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tỉ trọng của nó trong tổng vốn đầu tư giảm dần.
Về quá trình thực hiện đầu tư.
Thời gian thực hiện kéo dài, thu hồi vốn chậm. Bản thân hoạt động đầu tư phát
triển đã mang đặc điểm là thời gian thực hiện đầu tư kéo dài. Khoảng thời gian từ lúc
chuẩn bị đầu tư đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng, thời gian để thu hồi vốn
đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ SXKD thường rất lớn. Đầu tư phát

triển CN là một loại đầu tư có thời gian thực hiện dài nhất so với đầu tư vào các ngành
khác. Bởi hoạt động SXCN thường phức tạp, đòi hỏi vốn lớn và kỹ thuật ngày càng cao.
Chính vì vậy mà quá trình chuẩn bị đầu tư, quá trình thực hiện DA và cả quá trình hậu
DA thường rất dài. Có những ngành CN thời gian thực hiện DA kéo dài từ mười năm
năm, hai mươi năm thậm chí ba mươi năm như ngành khai thác than, SX điện. Chính vì
thời gian thực hiện và thu hồi vốn kéo dài như vậy mà hoạt động đầu tư phát triển chịu
ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, XH, chính trị, KT..., có độ RR cao.
Do vậy, các nhà đầu tư trước khi đầu tư phải cân nhắc cẩn thận trước khi có quyết định
đầu tư chính thức để tránh tình trạng thua lỗ, không thu hồi được vốn đầu tư.
Chịu ảnh hưởng nhiều từ chất lượng lao động. Chất lượng cao của nguồn nhân
lực trong bộ máy hành chính và môi trường pháp luật làm cho quá trình đầu tư phát
triển CN hiệu quả hơn, giảm những khoản chi phí bất hợp lý trong đầu tư phát triển do
kéo dài thời gian đầu tư, các tiêu cực phí trong đầu tư, Môi trường pháp luật ổn định,
công khai hóa ở mức độ có thể được, việc soạn thảo có tính đồng bộ cao trong hệ
thống pháp luật sẽ giảm bớt RR trong việc xác định phương hướng đầu tư, hạn chế chi
phí bất hợp lý. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, bộ máy hành chính
và môi trường pháp luật lành mạnh yêu cầu một tỷ trọng nhất định của chi phí đầu tư
phát triển cho cơ sở vật chất của bộ máy Nhà nước (trong đó có ngành CN) và cơ sở
vật chất của các cơ quan soạn thảo, phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Như vậy, đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng bộ máy Nhà nước và pháp luật một cách đúng đắn sẽ góp
phần nâng cao chất lượng của bộ máy này và đến chu kì sau sẽ làm cho đầu tư phát
triển nói chung và đầu tư phát triển CN nói riêng đạt hiệu quả cao hơn.
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 22


Trình độ văn hoá nói chung và đặc biệt về trình độ học vấn, giáo dục phổ thông
và giáo dục chuyên nghiệp ảnh hưởng mạnh tới trình độ chuyên môn tay nghề, sáng
kiến kỹ thuật của người lao động, năng suất và chất lượng của sản phẩm. Phương diện

này có quan hệ trực tiếp với đầu tư phát triển CN.
Các TSCĐ trong CN hao mòn vô hình ngày càng lớn. Đây là đặc điểm được
đề cập sau cùng nhưng không vì thế mà giảm đi mức độ đáng lưu ý của nó trong
phân tích và hoạch định chính sách đầu tư phát triển CN. Sự cảnh báo về nguy cơ tụt
hậu về kỹ thuật nói chung sẽ trở thành sự cảnh báo hao mòn vô hình ngày càng lớn
trong đầu tư phát triển CN.
Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bao gồm: (i) Tốc độ tiến bộ kỹ thuật
rất nhanh của bộ phận thiết bị trong đầu tư phát triển CN; (ii) Tỷ trọng bộ phận thiết bị
trong đầu tư phát triển CN là rất lớn; (iii) Độ trễ trong một số ngành có tỷ trọng xây lắp
trong cấu tạo kỹ thuật của VCĐ làm kéo dài thời gian chu chuyển chung (nhất là CN
điện). Tỷ trọng bộ phận thiết bị trong đầu tư phát triển CN là rất lớn, tỷ trọng này có
giao động nhưng xu hướng là ở CN luôn lớn hơn tỷ trọng chung của nền KTQD. Ở góc
độ cơ cấu chi phí SX sản phẩm ngày càng quan trọng. Do tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
ngày càng nhanh nên hao mòn vô hình của bộ phận thiết bị trong đầu tư phát triển CN
cũng rất nhanh. Trong một số ngành CN, đặc biệt đối với CN nặng, thời gian XDCB dài
(do đó có độ trễ lớn của vốn đầu tư XDCB) có tỷ trọng lớn của vốn xây lắp trong cấu
tạo kỹ thuật của vốn đầu tư XDCB thì hao mòn vô hình lại càng lớn.
c. Tác động của đầu tư phát triển công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế
Đầu tư phát triển CN có tác động dây truyền và đa dạng tới nhiều ngành KT.
Các ngành CN được đầu tư phát triển là những ngành CN mũi nhọn, then chốt giúp
cho CN phát huy vai trò chủ đạo, vai trò điều tiết vĩ mô nền KTQD. Để phản ánh đầy
đủ tác động đầy đủ tác động dây chuyền tới ngành KTQD, cần sử dụng các công cụ
tính toán phức tạp về KT.
Các nhà KT học đã phân tích kỹ rằng: Nhà nước có thể thực hiện được vai trò
định hướng chủ đạo của CN đối với nền KTQD nếu Nhà nước điều khiển được các
ngành có mối liên kết thuận và liên kết ngược hơn là những ngành khác. Chẳng hạn,
nếu Nhà nước đầu tư có hiệu quả trong phát triển CN dệt thì với mối liên hệ thuận,
hiệu quả đầu tư phát triển CN dệt còn có cả ở ngành may và các ngành sử dụng sản
phẩm của may nữa. Tương tự như thế với mối liên hệ ngược, hiệu quả của đầu tư phát
triển ngành dệt sẽ khuyến khích phát triển trồng bông và các ngành SX phân bón cho

bông. Như vậy, sự phát triển của một ngành CN không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển
của các ngành CN khác mà còn ảnh hưởng đến các ngành KTQD khác như nông
nghiệp, lâm nghiệp, DV và ngược lại. Vì vậy, sự phát triển của một ngành CN nói
riêng có một ý nghĩa hết sức to lớn.
Đầu tư phát triển CN có tác động trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển
KT. Tác động của đầu tư phát triển CN được xem xét ở vai trò chủ đạo của CN trong
phạm vi toàn ngành KTQD. Đối với cấp độ này, hiệu quả đầu tư phát triển CN được
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 23


xem xét ở mặt định tính là chủ yếu. Vai trò chủ đạo của CN trong nền KTQD được
hiểu qua các tiêu chuẩn gồm: (i) NSLĐ cao trong CN là chìa khóa dẫn đến việc phát
triển năng suất trong toàn ngành KTQD mà trước hết là đối với CN; (ii) sự phát triển
CN làm mở rộng khả năng giải quyết việc làm; (iii) CN phát triển là chìa khoá dẫn đến
gia tăng thu nhập đầu người và cải thiện đời sống nhân dân; (iv) CN phát triển giảm
bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài về KT - chính trị - văn hoá.
Về mặt định tính, hiệu quả đầu tư phát triển CN được xem xét trong phạm vi
toàn ngành CN được thể hiện ở việc hoàn thành cao nhất những nhiệm vụ KTXH theo
định hướng mà Nhà nước đặt ra với mức đầu tư tiết kiệm nhất.
Về mặt định lượng, tác động của đầu tư phát triển CN được xem xét trong
phạm vi toàn ngành CN theo nhiều phương pháp tiếp cận. Nếu tiếp cận theo quốc gia
đầu tư thì tác động của đầu tư phát triển CN được thể hiện qua các kênh sau: (i) Hiệu
quả đầu tư hỗ trợ vốn ngắn hạn và dài hạn cho các DN công nghiệp Nhà nước; (ii)
Hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH với toàn ngành CN; (iii) Hiệu quả
đầu tư phát triển CN qua các chỉ tiêu và các dữ liệu của toàn bộ ngành CN bao gồm:
tăng năng lực SX, lợi nhuận tăng, số nộp NSNN tăng, tạo thêm việc làm, môi trường
hành chính Nhà nước và pháp luật thuận lợi cho SXKD công nghiệp, xúc tác cho đầu
tư khác ngoài vốn ngân sách, nâng cao sức cạnh tranh của nền KT.

Như vậy, nếu xét trên toàn bộ các ngành KTQD hay trong phạm vi các ngành CN
cụ thể thì ngành CN đều có tác động trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển KT.
1.1.2.2. Hoạt động cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian có ý nghĩa rất quan
trọng đối với hoạt động của nền KT nói chung và có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động
đầu tư phát triển CN. Trong bối cảnh hội nhập, DN công nghiệp muốn phát triển cần
thiết phải huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau như: (i) vốn tự có; (ii) NSNN hỗ
trợ; (iii) huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu; (iv) nguồn vốn ĐTNN; vốn
vay NHTM; và vốn khác... Trong đó, vốn vay NHTM trên cả hai phương diện ngắn hạn,
trung và dài hạn đã giúp DN công nghiệp tạo ra nhiều của cải vật chất cho XH, kịp thời
đáp ứng nhu cầu thị trường trong những điều kiện và hoàn cảnh biến động. Do nguồn
vốn cho vay để phát triển CN của NHTM có lợi thế hơn hẳn nguồn vốn tín dụng thương
mại về quy mô tín dụng, thời hạn tín dụng và phạm vi hoạt động nên đã đóng góp không
nhỏ vào sự nghiệp CN hoá - hiện đại hóa đặc biệt là trong lĩnh vực CN.
Hoạt động cho vay đầu tư phát triển CN của NHTM là một trong những hoạt
động cho vay của NHTM đối với tất cả các lĩnh vực/ngành nghề của nền KT (như xây
dựng, giao thông, vận tải, nông nghiệp, DV...) và đều tuân thủ các quy định của hệ
thống tài chính (quốc gia và quốc tế) nói chung cũng như quy định của từng loại hình
NHTM nói riêng. Cho vay đầu tư phát triển CN của NHTM dựa trên nền tảng: quy
hoạch phát triển KTXH quốc gia (trong mối quan hệ quốc tế/trong bối cảnh hội nhập);
quy hoạch phát triển KTXH địa phương (trong mối quan hệ quốc gia hay vùng lãnh
thổ/địa phương khác); quy hoạch phát triển CN của quốc gia/vùng lãnh thổ/địa phương
Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 24


(trong mối quan hệ với các quy hoạch khác như xây dựng, giao thông, y tế, GDĐT...);
chiến lược cho vay phát triển CN của NHTM trong từng thời kỳ khác nhau... NHTM
cho vay phát triển CN (theo nghĩa rộng) đối với chủ thể có nhu cầu và đáp ứng được

các điều kiện đặt ra để có thể được sử dụng vốn đầu tư cho CN khai thác, CN chế biến
và CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước.
1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Rủi ro trong cho vay đầu tư phát triển công nghiệp của ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Theo định nghĩa truyền thống, RR là những sự kiện xảy ra có thể làm mất mát tài
sản hay làm phát sinh một khoản nợ. Định nghĩa về RR hiện đại hơn, bao hàm nghĩa rộng
hơn và không chỉ tính đến RR tài chính mà còn bao gồm cả những RR liên quan đến
những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược. RR là khả năng những sự kiện chưa
chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược
và mục tiêu hoạt động cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường.
Rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Tuy nhiên RR
trong kinh doanh NH có những điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác về
mức độ và nguyên nhân. RR trong kinh doanh NH có tính lan truyền và để lại hậu quả
to lớn, không chỉ bao gồm RR nội tại của ngành mà còn của tất cả các ngành khác
trong nền KT, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều
quốc gia khác. Chấp nhận RR là trung tâm của hoạt động NH. Các NH cần phải đánh
giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ RR - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội
đạt được những lợi ích xứng đáng với mức RR chấp nhận. NH sẽ hoạt động tốt hơn
nếu mức RR mà NH gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả
năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của NH.
1.2.1.2. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Kinh doanh NH là loại hình kinh doanh đặc biệt và những RR đối với hoạt
động NH cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Do đặc điểm về đối tượng kinh doanh và
tính hệ thống nên kinh doanh trong NH rủi ro cao hơn gấp bội phần so với DN trong
các lĩnh vực kinh doanh khác. RR rất đa dạng và có thể được phân tích theo nhiều
khía cạnh khác nhau. Những RR tài chính cơ bản mà NHTM thường gặp phải bao
gồm: RRTD, RR thanh khoản, RR thị trường (như RR tỷ giá hối đoái, RR lãi suất...),
RR hoạt động và các loại RR khác.

Rủi ro tín dụng là RR phát sinh khi một hoặc các bên tham gia HĐTD không có
khả năng thanh toán cho các bên còn lại. Đối với NHTM, RRTD phát sinh trong trường
hợp NH không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc là việc thanh
toán nợ gốc và lãi vay không đúng hạn. Nếu tất cả khoản cho vay của NH đều được
thanh toán đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi thì NH không bị RRTD. Ngược lại, nếu
người vay tiền không có khả năng trả nợ hoặc cố ý không trả nợ thì RRTD nảy sinh.

Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008

Trang 25


×