Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tìm hiểu về tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.69 KB, 41 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản
trị Văn phòng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên cô: Lâm Thu Hằng đã hướng dẫn
giúp em thực hiện đề tài này. Với vốn kiến thức hạn hẹp, và thời gian hoàn thành
tiểu luận có hạn, em không tránh được nhiều thiếu xót trong khi thực hiện. Em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô, đó sẽ là
hành trang quý báu cho sự nghiệp sau này của em.


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan tất cả những thông tin, nội dung trong bài tiểu luận này
là do em thực hiện, em không sao chép bất cứ đề tài nào khác. Em xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này .


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:.....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu...........................2
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................2
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng 2
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................3
7. Cấu trúc đề tài...........................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI
HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................................4


1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp.........................................................4
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp................................................................4
1.1.2. Mục tiêu của Doanh nghiệp................................................................5
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp....................................................................5
1.2. Khái quát chung về Văn phòng doanh nghiệp.......................................6
1.2.1. Khái niệm về văn phòng doanh nghiệp..............................................6
1.2.2. Vị trí của văn phòng doanh nghiệp.....................................................7
1.2.3. Chức năng của Văn phòng..................................................................7
1.2.4. Nhiệm vụ của Văn phòng...................................................................8
1.2.5. Vai trò của văn phòng doanh nghiệp..................................................8
1.3. Các loại hình doanh nghiệp hiện nay.....................................................9
*Tiểu kết:......................................................................................................10
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................11
2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các loại hình của doanh nghiệp........11
2.1.1. Công ty TNHH....................................................................................11


2.1.2. Doanh nghiệp nhà nước......................................................................13
2.1.3.Công ty cổ phần...................................................................................14
2.1.4.Công ty hợp danh.................................................................................15
2.1.5. Doanh nghiệp tư nhân.......................................................................17
2.1.6. Nhóm công ty ( Tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ, công ty
con).

..........................................................................................................18

2.2. So sánh các lọai hình doanh nghiệp hiện nay, đánh giá ưu nhược điểm
của các loại hình doanh nghiệp hiện nay.......................................................20
2.3. Đánh giá, so sánh Luật doanh nghiệp hiện hành với luật doanh nghiệp

cũ...................................................................................................................25
* Tiểu kết:......................................................................................................30
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC BỘ MÁY VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP........31
3.1. Mô hình bộ máy văn phòng doanh nghiệp hiện nay..............................31
3.1.1. Văn phòng doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ...............31
3.1.2. Văn phòng doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn...........................32
3.2. Đánh giá sự giống và khác nhau trong tổ chức bộ máy văn phòng doanh
nghiệp và văn phòng các cơ quan hành chính nhà nước...............................32
*Tiểu kết:......................................................................................................36
KẾT LUẬN........................................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................38


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đang
là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Việt
Nam có nhiều cơ hội và lựa chọn một loại hình kinh doanh phù hợp và phát
triển.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ
trương chính sách kịp thời để điều chỉnh. Ngày 26/11/2014, Quốc hội ban hành
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Luật này thay thế Luật Doanh nghiệp số
60/2005/QH11 năm 2005. Luật Doanh nghiệp năm 2014 vừa tiếp tục kế thừa,
luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật
Doanh nghiệp năm 2005, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định
mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật cũ, tiếp tục tạo lập môi
trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Để hiểu sâu hơn về luật doanh nghiệp 2014 cũng như cơ cấu tổ chức các
loại hình doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Em đã lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu
về tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo luật

doanh nghiệp hiện hành. So sánh sự giống và khác nhau trong tổ chức hoạt
động của các doanh nghiệp, sự giống và khác nhau trong tổ chức bộ máy
văn phòng của các doanh nghiệp”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên thực tế, về chủ đề các loại hình doanh ngiệp Việt Nam hiện nay có
không ít các bài viết, bài đánh giá của các nhà nghiên cứu, nhà luật hay các đề
tài nghiên cứu của các giảng viên, sinh viên về tổ chức hoạt động của các loại
hình doanh nghiệp. Ví dụ như:
- Bài viết phân biệt các loại hình doanh nghiệp của phòng tư vấn pháp lý
Nam Việt Luật
- So sánh các loại hình doanh nghiệp - Luật Việt Tín
- So sánh các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp - Kế toán
Centax
1


Mặc dù có nhiều bài viết nghiên cứu về các loại hình doanh nghiệp Việt
Nam, tuy nhiên chưa có một chưa có bài viết nào nghiên cứu cụ thể về tổ chức
hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo luật doanh nghiệp
hiện hành. So sánh sự giống và khác nhau trong tổ chức hoạt động của các
doanh nghiệp đồng thời đánh giá sự giống và khác nhau trong tổ chức bộ máy
văn phòng của các doanh nghiệp. Do vậy, đề tài nghiên cứu này kế thừa và phát
huy những cơ sở lý luận của các đề tài, các bài viết đi trước trên cơ sở đó triển
khai đánh giá,so sánh sự khác nhau trong cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh
nghiệp và văn phòng các doanh nghiệp.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+Tổ chức hoạt động các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.
+ Tổ chức bộ máy văn phòng của các doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:

Tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo luật
hiện hành (Luật doanh nghiệp 2014).
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Em thực hiện nghiên cứu vê đề tài này với mục
đích Tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp, so sánh sự giống và khác nhau
trong tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp, sự giống và khác nhau trong tổ
chức bộ máy văn phòng của các doanh nghiệp
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Chỉ ra được các loại hình doanh nghiệp được quy định tại luật doanh
nghiệp hiện hành 2014
+ Sự giống và khác nhau trong tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp,
+ Sự giống và khác nhau trong tổ chức bộ máy văn phòng của các doanh
nghiệp
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng
Để hoàn thành đề tài này em đã sử dụng một số phương pháp sau:
2


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Em đã nghiên cứu các giáo trình về
quản trị văn phòng doanh nghiệp, các đề tài nghiên cứu về các loại hình doanh
nghiệp, Luật doanh nghiệp số: 68/2014/QH13, và nhiều tài liệu có liên quan
khác
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp: Phương pháp này sử
dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm đối chiếu, so sánh các thông tin
cần thiết để sử dụng
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần vào làm tài liệu cho kho tàng nghiên cứu
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp mọi người hiểu hơn về về các loại hình doanh
nghiệp, so sánh sự giống và khác nhau trong tổ chức hoạt động của các doanh

nghiệp, sự giống và khác nhau trong tổ chức bộ máy văn phòng của các doanh
nghiệp
7. Cấu trúc đề tài
Cấu trúc của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về doanh nghiệp và các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Tổ chức bộ máy văn phòng doanh nghiệp

3


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI
HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1.

Khái quát chung về doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là
một doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhất định
với một giá trị nhất định. Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng
trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phát biểu. Chẳng
hạn:
Xét theo quan điểm luật pháp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách
pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế
theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế
trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà
nước bằng các loại luật và chính sách thực thi

Xét theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
"Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các
yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân
viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng
hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với
giá thành của sản phẩm ấy. (M.Francois Peroux).
Xét theo quan điểm phát triển: Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản
xuất ra những của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành
công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng
sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được "
(trích từ sách " kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa
Học Xã Hội 1992 )
Dù có nhiều quan điểm, nhận định khác nhau. Ta cũng có một khái niệm
về doanh nghiệp chung nhất:
Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập để tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho tổ chức đó và cho các cá
4


nhân liên quan. Đây là một tổ chức có trụ sở, có cơ cấu tổ chức bộ máy hoàn
chỉnh hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia.
1.1.2. Mục tiêu của Doanh nghiệp
Nói chung doanh nghiệp có mục tiêu chính là kiểm lời – cung cấp hàng
hóa và dịch vụ - tiếp tục phát triển. Ngoài ra còn có trách nhiệm với cộng đồng
xã hội.
+ Mục tiêu lợi nhuận: Doanh nghiệp cần có lợi nhuận để bù đắp chi phí
sản xuất, những rủi ro gặp phải để tiếp tục phát triển. Nếu không có lợi nhuận
doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện để tồn tại và phát triển.
+ Mục tiêu cung ứng: Doanh nghiệp phải cung ứng hàng hóa hay dịch vụ

để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu này còn là nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với xã hội và nhờ thực hiện mục tiêu này công ty mới có thể tồn tại.
Do đó mục tiêu này cần được thay đổi phù hợp với nhu cầu thị hiếu của công
chúng và tình hình cạnh tranh trên thị trường.
+ Mục tiêu phát triển: Trong một nền kinh tế mở mang hì phát triển là dấu
hiệu của sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy doanh nghiệp
luôn hướng đến sự phát triển, để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần tìm
cách bổ sung thêm vốn hoặc sử dụng phần lợi nhuận để đầu tư thêm.
+ Trách nhiệm với xã hội: Cùng với việc kiếm lời, doanh nghiệp có trách
nhiệm với việc bảo về quyền lợi khách hàng, của người cung ứng đầu vào cho
mình, và những người làm công cho mình. Trách nhiệm xã hội còn là sự tôn
trọng pháp luật, bảo vệ môi trường, quan tâm tới chất lượng sản phẩm, luôn đảm
bảo chất lượng hành hóa dịch vụ bán ra.
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận
chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Những năm gần đây, hoạt động của
doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển
sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp
phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu,
5


tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như:
Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo:
+ Giúp cho người lao động có được một công việc phù hợp với khả năng
của mình trong Doanh nghiệp góp phần giải quyết nhu cầu thất nghiệp.
+ Khi đời sống người dân ngày càng được ổn định thì các vấn đề xã hội
ngày càng giữ được trất tự, từ đó sẽ tạo điều kiện cho xa hội ổn định và phát
triển.
+ Khi số lượng các doanh nghiệp tăng lên, được thành lập hợp pháp đồng

nghĩa với sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng cao giúp cho các
doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khằng định được vị thế của doanh nghiệp
mình.
- Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ
cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát
triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc
thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao
hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Có thể nói vai trò của DN không chỉ
quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn
định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội.
1.2.

Khái quát chung về Văn phòng doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm về văn phòng doanh nghiệp
Hiểu theo nghĩa rộng, văn phòng là nơi, khu vực diễn ra các hoạt động
quản lý hành chính (hoạt động tổ chức, điều hành) của các cơ quan doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp văn phòng là khu vực khác biệt so với khu vực
sản xuất và kinh doanh.
Cũng có thể hiểu: Văn phòng là nơi làm việc của bộ máy lãnh đạo (Hội
đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc) và các nhân viên hành chính. Là trụ sở
liên lạc và giao dịch chính thức của cơ quan tổ chức và dối tác bên ngoài.
Như vậy, Văn phòng doanh nghiệp được hiểu là nơi thu thập, xử lý thông
6


tin, là nơi bàn thảo, ban hành ra các quyết đinh quản lý. Văn phòng cũng là nơi
theo dõi thực hiện kiểm tra, đánh giá các quyết định quản lý đã được ban hành.

Là bộ phận tham mưu đắc lực cho cấp quản trị về những biện pháp quản lý, tổ
chức, điều hành doanh nghiệp.
1.2.2. Vị trí của văn phòng doanh nghiệp
Văn phòng là cửa ngõ của mỗi doanh nghiệp, bời vì trong hoạt động của
các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp luôn có mối quan hệ đối nội, đối ngoại thông
qua việc quản lý các văn bản. Đổng thời các hoạt động tổng hợp, tham mưu, hậu
cần cũng liên quan trực tiếp tới các bộ phận, phòng ban đơn vị khác trong tổ
chức.
Văn phòng là bộ phận gần gũi luôn có mối quan hệ mất thiết với các nhà
lãnh đạo, nhà quản lý trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Văn phòng có
nhiệm vụ trợ giúp về công tác thông tin, điều hành, cung cấp các điều kiện kĩ
thuật phục vụ cho quá trình ra quyết định của các nhà quản lý.
Văn phòng là cơ thể trung gian thực hiện ghép nối các mối quan hệ trong
quản lý, điều hành theo yêu cầu của người đứng đầu doanh nghiệp. Văn phòng
có trách nhiệm tổ chức giao tiếp, đối nội, đối ngoại của cơ quan, giữ vai trò cầu
nối giữa các đơn vị, phòng ban trong doanh nghiệp.
1.2.3. Chức năng của Văn phòng
Văn phòng doanh nghiệp có hai chức năng chính, đó là chức năng tham
mưu – tổng hợp và chức năng giúp việc hậu cần. Ngoài ra theo từng lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp mà một số doanh nghiệp còn có chức năng giao
dịch.
 Chức năng tổng hợp – tham mưu: Văn phòng là nơi thu thập xử lý
thông tin đến từ các cấp, nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cung cấp thông tin
cho lãnh đạo và biện pháp quản lý về tình hình hoạt động và các biện pháp điều
hành của doanh nghiệp.
 Chức năng giúp việc, đảm bảo hậu cần: Văn phòng thực hiện chức
năng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của doanh nghiệp. Tổ chức
quản lý, điều kiện làm việc cho khối hành chính.
7



1.2.4. Nhiệm vụ của Văn phòng
Văn phòng doanh nghiệp thực hiện 10 nhiệm vụ chính sau:
 Tổ chức bộ máy và xác định vị trí và phạm vi chức danh của các bộ
phận thuộc khối văn phòng;
 Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý
của doanh nghiệp;
 Xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của văn phòng doanh
nghiệp;
 Soạn thảo các quyết định quản lý về hành chính;
 Tổ chức các cuộc hội họp, hội nghị của doanh nghiệp;
 Xây dựng các chương trình kế hoạch công tác cho doanh nghiệp và
văn phòng;
 Tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo;
 Tổ chức quản lý các nhiệm vụ văn phòng bao gồm: kỹ năng soạn thảo
văn bản, quản lý văn bản, tổ chức sự kiện, kỹ năng truyền thông…
 Tổ chức đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho khối hành
chính;
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý, điều
hành..,
1.2.5. Vai trò của văn phòng doanh nghiệp
Văn phòng giữ một vai trò then chốt có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả và
chất lượng hoạt động doanh nghiệp. Nói cách khác, văn phòng vừa là bộ phận
đầu não vừa là bộ mặt của doanh nghiệp; là nơi thu nhận và phát ra những lượng
thông tin kịp thời nhất cho lãnh đạo xử lý, đảm bảo tốt các công việc phục vụ
hoạt động của doanh nghiệp được trôi chảy và đạt hiệu quả cao.
Vai trò quan trọng của văn phòng được thể hiện trên các phương diện sau:
Thứ nhất, Văn phòng là trung tâm thực hiện quá trình quản lý, điều hành
của doanh nghiệp. Văn phòng là nơi bàn thảo, ban hành ra các quyết định quản
lý, cũng là nơi theo dõi thực hiện kiểm tra đánh giá đối với việc thực hiện quyết

8


định của các đơn vị, bộ phận, phòng ban.
Thứ hai, văn phòng là nơi tiếp nhận tất cả các mối quan hệ, đặc biệt là
quan hệ đối ngoại của doanh nghiệp. Văn phòng được coi là “cổng gác thông
tin” của doanh nghiệp. Bởi vì mọi thông tin đến hay đi đều thông qua bộ phận
văn phòng, từ đó văn phòng tiếp nhận tông tin để chuyển phát.
Thứ ba, Văn phòng là bộ máy làm việc của các nhà lãnh đạo. Văn phòng
là bộ máy là việc giúp lãnh đạo doanh nghiệp. Mọi công việc văn phòng đều
nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý như việc ra văn bản; tập hợp đưa
ra các phương án.
Thứ tư, văn phòng là trung tâm khâu nối các hoạt động quản lý, điều hành
của doanh nghiệp. Văn phòng là nơi chung chuyển mọi công việc của cá nhân
phòng ban tới lãnh đạo để đạt được mọi mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ năm, văn phòng là cầu nối giữa chủ thể và các đối tượng quản lý
trong và ngoài tổ chức. Ví dụ: Các quyết định quản lý của lãnh đạo phải thông
qua bộ phận văn phòng để ra các văn bản chuyển đến các phòng ban, cá nhân có
liên quan. Các thông tin phản hồi cũng được thông qua văn phòng để chuyển
đến lãnh đạo.
1.3.

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Theo luật doanh nghiệp hiện hành ( Luật doanh nghiệp 2014) hiện nay ở

Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp sau:
 Công ty trách nhiệm hữu hạn ( Công ty TNHH một thành viên, Công
ty TNHH hai thành viên trở lên)
 Doanh nghiệp nhà nước
 Công ty cổ phần

 Công ty hợp danh
 Doanh nghiệp tư nhân
 Nhóm công ty ( Tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ, công ty con).
Ngoài ra trên thực tế, cũng như luật doanh nghiệp cũ thì còn tổn tại một số
loại hình doanh nghiệp sau:
9


 Doanh nghiệp hợp tác xã
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.
*Tiểu kết chương 1:
Đất nước đang trên đã phát triển nên đồng nghĩa với các doanh nghiệp
trong nước ngày càng hoạt động mạnh, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng
với quy mô cũng như các loại hình doanh nghiệp đa dạng. Thông qua chương
một, ta hiểu sâu hơn được khái niệm, mục tiêu, vài trò của doanh nghiệp cũng
như hoạt động của văn phòng doanh nghiệp. Đồng thời biết được các loại hình
doanh nghiệp theo luật quy định hiện nay làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá
tổ chức hoạt động của các loại hình doanh nghiệp đó ở chương tiếp theo.

10


CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các loại hình của doanh nghiệp
2.1.1. Công ty TNHH
a. Công ty TNHH một thành viên
 Khái niệm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ

sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
 Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH một thành viên
- Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do cá nhân
làm chủ sở hữu:
CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY
CHỦ TỊCH CÔNG TY
(CÁ NHÂN)

GIÁM ĐỐC HOẶC
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH
CHÍNH

PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN

PHÒNG SẢN
XUẤT KD

PHÒNG ĐẦU TƯ

Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch
công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Chủ sở hữu công ty có thể đồng thời là Chủ tịch Công ty có quyền cao
nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Chủ sở hữu Công ty có thể thuê Giám đốc hoặc đồng thời là Giám đốc,
người đại diện theo pháp luật của Công ty.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do tổ chức là

chủ sở hữu:
11


Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức
qunr lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:
+ Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch hội đồng thành
viên hoặc chủ tịch công ty là người đại diện pháp luật của công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì chức năng, quyền
hạn và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng
giám đốc và kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật.
b. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
 Khái niệm:
Theo quy định đại điều 47 – Luật doanh nghiệp. Luật số
68/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2015,
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là Doanh nghiệp, trong đó:
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt
quá 50;
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp theo phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp
quy định tại khoản 4 điều 48 của Luật số 68/2014/QH13
+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại
các điều 52, 53 và 54 của Luật số 68/2014.QH13.
+ Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của công ty. Hội đồng thành
viên mỗi năm họp một lần hoặc tùy theo điều lệ công ty.
 Cơ cấu tổ chức:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành
viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty

trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm
soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát
phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.
Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm
12


soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam;
trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải uỷ quyền bằng văn
bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH hai thành viên trở lên:
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

GIÁM ĐỐC

VĂN PHÒNG

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN

PHÒNG KINH
DOANH

2.1.2. Doanh nghiệp nhà nước
 Khái niệm:
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ

vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công
ti Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiêp nhà
nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong
trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.
Công ty nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực cung
cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ cao, tạo động
lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi
đầu tư lớn; ngành lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao, hoặc địa bàn có điều kiện
kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn mà các nền kinh tế khác không đầu tư.
Công ty nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
13


nhận kinh doanh, công ty mới được tiếp nhận từ vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước hoặc huy động vốn để đầu tư xây dựng doanh nghiệp và hoạt động kinh
doanh; công ty được kinh doanh những ngành nghề có điều kiện khi được nhà
nước có thầm quyền cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có đủ điều kiện hoặc
có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
 Cơ cấu tổ chức:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà
nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo một trong hai mô hình
quy định tại khoản 1 điều 78 của luật số 68/2014.QH13.
2.1.3.Công ty cổ phần
 Khái niệm:
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhắm
huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần
được gọi là các cổ đông.
Cổ đông của công ty cổ phần là những người sở hữu cổ phần số lượng tối

thiểu là ba cổ đông và không có giới hạn tối đa.
Các cổ đông là người chịu trách nhiệm về số vốn của mình có quyền tham
gia vào hoạt động của doanh nghiệp và được hưởng lợi tức tương ứng với số
tiền đã đóng góp. Được đưa ra quan điểm tham gia đóng góp vào bộ máy, tham
gia vào dự án và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
 Cơ cấu tổ chức:
Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một
trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định
khác:
 Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ dông và các cổ đông
là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải
có Ban kiểm soát;
 Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc
14


Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhaát 20% số thành viên Hội đồng quản trị
phải là thành viên độc lập và có Ban kieẻm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản
trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện
kiểm soát đối với việc quản lý và điều hành công ty.
Trường hợp chỉ có một ngươì đại diện theo pháp luật, thì chủ tịch Hôị
đồng quản trị hoặc Giám đốc, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật
của công ty; trường hợp điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch HĐQT là
người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại
diện theo pháp luật, thì Chủ tịch HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương
nhiên là người đại diện thep pháp luật của công ty.
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG
TỔNG HỢP

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG DỰ
ÁN

PHÒNG TÀI
CHÍNH

PHÒNG KỸ
THUẬT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ
HOẠCH

PHÒNG
KINH

DOANH

2.1.4.Công ty hợp danh
 Khái niệm:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên
là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau
15


đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể
có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên
góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn
đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
 Cơ cấu tổ chức:
 Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của công ti, bao
gồm tất cả các thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh
làm Chủ tịch Hội đồng thành viên.Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập
họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên
hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo
yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành
viên.
 Các thành viên của công ty hợp danh có quyền sau đây:
+ Tham gia họp, thảo luận phát biểu các vấn đề của doanh nghiệp.
+ Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh

+ Yêu cầu công ty và các thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và tình hình tài sản của doanh nghiệp.
 Các thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây:
+ Tiến hành hoạt động quản lý kinh doanh một cách trung thực, đúng
pháp luật
+ Không được sử dụng tài sản của công ty để phục vụ lợi ích của cá nhân
khác.
+ Các thành viên hợp danh phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các
nghĩa vụ khác của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
16


 Sơ đồ mô hình tổ chức, quản lý của công ty hợp danh:
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ
CHỨC

PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG
PHÁP CHẾ

2.1.5. Doanh nghiệp tư nhân
 Khái niệm:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Không được phát hành chứng khoán, mỗi cá nhân chỉ được một doanh nghiệp tư
nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh và các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, chủ doanh
nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật.
 Cơ cấu tổ chức:
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu, do đó cá
nhân này có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động
của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê
người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người
khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải
đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.

17


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ
TOÁN – TÀI
CHÍNH

PHÒNG TỔ
CHỨC


PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

2.1.6. Nhóm công ty ( Tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ,
công ty con).

 Tập đoàn kinh tế, tổng công ty:
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinhtees là nhóm
công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc
liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh
nghiệp, không có tư cách pháp nhân,phông phải đăng kí thành lập theo quy định
tại Luật số 68/2014/QH13
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các thành
viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi thành viên trong tập đoàn kinh tế,
tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của
pháp luật.

 Công ty mẹ, công ty con:
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
+ Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công
ty đó;
+ Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả
các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó.
+ Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
18


Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần công ty mẹ, các

công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ
phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít
nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nhiệp
theo quy định của Luật 68/2014/QH13.
Mô hình cơ cấu tổ chức tập đoàn, tổng công ty:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC

VĂN PHÒNG

PHÒNG KẾ
TOÁN

19

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
CHIẾN LƯỢC


2.2. So sánh các lọa hình doanh nghiệp hiện nay, đánh giá ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay.

Tiêu chí

Thành viên

Công ty TNHH một

Công ty TNHH hai thành

thành viên

viên trở lên

- Có thể là cá nhân
hoặc pháp nhân

Công ty hợp danh

Công ty cổ phần
- Ít nhât 03 cổ đông, số

- Có thể là cá nhân hoặc

-

pháp nhân
- Từ 2 đến 50 thành viên

danh (TVHD) là cá nhân, có

lượng không hạn chế

- Cổ đông có thể là cá nhân

thể có thêm nhiều thành viên

hoặc pháp nhân

Ít nhất 02 thành viên hợp

góp vốn (TVGV)

Doanh nghiệp tư nhân

- Do một cá nhân làm chủ.
Mỗi cá nhân chỉ được thành
lập 01 doanh nghiệp tư
nhân

- TVHD chịu trách nhiệm
Trách nhiệm
về nghĩa vụ tài
sản

Tư cách pháp
nhân
Quyền phát
hành chứng
khoán
Chuyển
nhượng vốn


bằng toàn bộ tài sản của
Trong phạm vi vốn
điều lệ

Trong phạm vi số vốn góp

mình
- TVGV chịu trach nhiệm

Trong phạm vi số vốn đã góp

Chịu trách nhiệm bằng tất

vào doanh nghiệp

cả tài sản của mình

trong phạm vi vốn góp









không

Không được phát hành


Không được phát hành cổ

Không phát hành bất kỳ loại

Có quyền phát hành cổ phần

Không được phát hành cổ

cổ phần

phần

chứng khoán nào

để huy động vốn

phần

Chuyển nhượng nội bộ hoặc

- TVHD không có quyền

- Trong 3 năm đầu, chỉ

Cho thuê hoặc bán doanh

bên ngoài nếu không có thành

chuyển nhượng vốn, trừ khi


chuyển nhượng cho cổ

nghiệp tư nhân

viên nào mua

được các TVHD khác đồng

đông sáng lập (CĐSL),

ý
- TVGV được chuyển vồn

muốn chuyển cho người

20

khác thì phải được các


góp cho người khác

CĐSL khác đồng ý
- Sau 3 năm, chuyển
nhượng cho bất cứ ai
Trường hợp công ty dưới 11

Chủ sở hữu bổ nhiệm,
Ban kiểm soát


nhiệm kỳ không quá 5
năm

cổ đông và các cổ đông là tổ

Từ 11 thành viên trở lên thì

chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ

phải thành lập Ban kiểm soát

phần công ty thì không phải
lập Ban kiểm soát

- Họp đại hội đồng cổ

Lần 1: khi số thành viên dự

đông: lần 1 ít nhất 51%

họp sở hữu ít nhất 65% vốn
Cuộc họp hợp
lệ

Họp hội đồng thành

phiếu biểu quyết, lần 2 là

điều lệ


viên ít nhất 2/3 tổng số

Lần 2: ít nhất 50% vốn điều

thành viên dự họp

lệ

33%, lần 3 không phụ
thuộc.
- Họp hội đồng quản trị lần
1 ít nhất ¾ tổng số thành

Lần 3: không phụ thuộc

Thông
nghị
họp

viên, lần 2 í nhất ½.

qua

Quyết định quan trọng

Quyết định quan trọng là

Quyết định quan trọng phải


Quyết định quan trọng của

quyết

là ¾ số thành viên dự

75% số vốn góp của thành

được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề

ĐHĐCĐ cần ít nhất 65%

họp, quyết định khác

viên dự họp, còn lại là 65%

khác là 1/2

phiếu biểu quyết, vấn đề

là 1/2

khác là 51%.
Nghị quyết của HĐQT
được thông qua nếu được

21



×