Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.24 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Trường ĐH Nội Vụ Hà Nội,
được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô, đặc biệt là thầy cô khoa
Quản trị Văn phòng đã sử dụng tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cả về lý thuyết và thực hành cho chúng em trong suốt thời
gian học ở trường. Em xin gửi đến Thầy Cô lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Và đặc biệt trong kỳ học cuối cùng này, Khoa đã tổ chức cho chúng em
được tiếp cận môn học mà theo em rất hữu ích cho sinh viên ngành Quản trị Văn
phòng là bộ môn “Quản trị Văn phòng Doanh nghiệp”. Em xin chân thành cảm
ơn giảng viên bộ môn là thầy Nguyễn Đăng Việt đã tận tâm giảng dạy và hướng
dẫn để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Do thời gian làm bài không được
nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót, em mong được nhận những lời
góp ý và sửa sai để giúp em hiểu rõ hơn về kiến thức của bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện bài tập kết thúc môn Quản trị văn phòng doanh nghiệp với
tên đê tài: “ Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp hiện hành. So sánh sự giống và
khác nhau trong tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp, sự giống và khác
nhau trong tổ chức bộ máy văn phòng các doanh nghiệp”
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian
qua. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin
sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
Hà nội, ngày 5 tháng 5 năm 2017


BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
TNHH
DN


DNTN
DNNN
HĐQT
CTHD
HCVP
LĐTL
BH
SXKD

Trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp nhà nước
Hội đồng quản trị
Công ty hợp danh
Hành chính văn phòng
Lao động tiền lương
Bảo hiểm
Sản xuất kinh doanh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................2
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................3
7. Cấu trúc của đề tài....................................................................................3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI
HÌNH DOANH NGHIỆP HIỆN NAY...............................................................4
1.1. Khái niệm doanh nghiệp........................................................................4
1.2. Vai trò của doanh nghiệp.......................................................................4
1.3. Các loại hình doanh nghiệp...................................................................6
1.3.1. Doanh nghiệp nhà nước......................................................................6
1.3.2. Doanh nghiệp tư nhân.........................................................................7
1.3.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài............................................9
1.3.4. Các loại công ty..................................................................................9
1.3.4.1. Công ty TNHH................................................................................9
1.3.4.2. Công ty cổ phần:............................................................................10
1.3.4.3. Công ty hợp danh:.........................................................................10
1.3.4.4. Nhóm công ty:...............................................................................11
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY............................................12
2.1. Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hiện nay.........12
2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước....................................................................12


2.1.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước..........................................12
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và nhiệm vụ , quyền hạn của các bộ phận....12
2.1.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước.................................................14
2.1.2. Doanh nghiệp tư nhân.......................................................................16
2.1.2.1. Đặc điểm của DNTN.....................................................................16
2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của DNTN......................................................16
2.1.3. Các loại công ty................................................................................17
2.1.3.1. Công ty TNHH một thành viên.....................................................17

2.1.3.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên...........................................19
2.1.4. Công ty hợp danh.............................................................................21
2.1.4.1. Đặc điểm........................................................................................21
2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức và quyền, nghĩa vụ của CTHD.............................22
2.1.5. Công ty cổ phần................................................................................23
2.1.5.1. Đặc điểm........................................................................................23
2.1.5.2. Cơ cấu tổ chức quản lý..................................................................24
2.1.5.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận..........................................24
2.1.6. Nhóm công ty...................................................................................26
2.1.6.1. Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty....................................................26
2.1.6.2. Công ty mẹ, công ty con................................................................27
2.2. So sánh tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp...............................28
2.2.1. Sự khác biệt giữa Tổng công ty và công ty mẹ, công ty con............28
2.2.2. So sánh các loại công ty khác...........................................................28
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC BỘ MÁY VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP........33
3.1. Mô hình tổ chức bộ máy văn phòng doanh nghiệp hiện nay...............33
3.1.1. Văn phòng doanh nghiệp quy mô hoạt động lớn..............................33
3.1.2. Văn phòng doanh nghiệp quy mô hoạt động vừa và nhỏ.................35
3.2. Đánh giá sự giống và khác nhau trong tổ chức bộ máy văn phòng
doanh nghiệp và văn phòng các cơ quan hành chính nhà nước....................37
KẾT LUẬN........................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................39


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Quyền tự do
kinh doanh và bình đẳng của các doanh nghiệp chỉ thực sự được đảm bảo trên cơ
sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện, mà trước hết là hệ thống pháp luật về tổ

chức quản trị doanh nghiệp.
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế, pháp luật về kinh tế
nói chúng và pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh nói riêng, đều được
xây dựng trên nền tảng những đặc thù về chính trị, kinh tế- xã hội, nhằm giải
quyết các bức xúc do thực tiễn trong kinh doanh đặt ra. Các văn bản pháp luật
về doanh nghiệp được đưa ra ngày càng nhiều cả về số lượng lẫn hình thức văn
bản. Tuy nhiên, chất lượng đôi khi khác xa nhau.
Với quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà, những năm
gần đây, nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
doanh nghiệp. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 được Quốc hội
Khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 được xem là bước ngoặt quan
trọng trong công cuộc xây dựng pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy
nhiên, nó vẫn chưa hoàn thiện mà vẫn còn một số bất cập cả về nội dung pháp lý
lẫn pháp luật khi áp dụng thực tế. Ngày 20 tháng 04 năm 1995 Quốc hội Khóa
IX đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 để quy định cụ thể việc
thành lập và quản lý phần vốn của nhà nước đầu tư trong các doanh nghiệp nhà
nước. Tiếp tục việc hoàn thiện pháp luật, ngày 26 tháng 11 năm 2003 Quốc hội
Khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 để thay thế Luật
Doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Để đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế,
ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp
năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Luật Doanh nghiệp
năm 2005 đã thống nhất các quy định về thành lập và quản lý các doanh nghiệp,
gần như không còn sự phân biệt là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay sở
hữu tư nhân về phương diện tổ chức quản trị. Nhằm tiếp tục tạo môi trường kinh
1


doanh thuận lợi, Chủ tịch nước công bố Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 sẽ
có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2015. Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi, bổ sung
những quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của luật cũ, tiếp tục

tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với xu hướng chung của
thế giới.
Là một sinh viên chuyên ngành quản trị văn phòng , có điều kiện thuận lợi
cũng như cơ hội được nghiên cứu sâu hơn về chuyên ngành. Tôi quyết định lựa
chọn đề tài: “Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp hiện hành. So sánh sự giống và
khác nhau trong tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp, sự giống và khác
nhau trong tổ chức bộ máy văn phòng các doanh nghiệp” để thực hiện bài
tiểu luận này.
2. Lịch sử nghiên cứu.
- Luật doanh nghiệp 2005.
- Luật doanh nghiệp 2014 được ban hành ngày 1/7/2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp hiện hành.
- Phạm vi nghiên cứu: dựa vào Luật doanh nghiệp 2014 được ban hành
ngày 1/7/2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như tổ
chức bộ máy văn phòng của các doanh nghiệp. từ đó so sánh sự giống và khác
giữa các hoạt động của doanh nghiệp và của các bộ máy văn phòng doanh
nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu .
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Nghiên cứu và tiếp thu giáo trình, tài liệu được học.

2



- Tìm kiếm và chắt lọc thông tin trên một số trang web uy tín, tham khảo
và học hỏi từ một số bài luận văn có đề tài tương tự.
- Phương pháp thống kê, so sánh các doanh nghiệp và đối chiếu, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn
- Tuy nhiên, phương pháp phân tích và tổng hợp được áp dụng phổ biến
nhất trong toàn quá trình hoàn thành bài tiểu luận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Đề tài của tôi nghiên cứu được đã giúp cho người đọc hiểu thêm về các
loại hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam.
Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên cùng ngành và
sinh viên có cùng đề tài nghiên cứu
7. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài của tôi được chia thành ba chương
như sau:
Chương 1: Khái quát chung về doanh nghiệp và các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hiện nay
ở Việt Nam.
Chương 3: Tổ chức bộ máy văn phòng doanh nghiệp

3


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.
1.1. Khái niệm doanh nghiệp.
Khác với nhiều nước trên thế giới, luật pháp hiện hành Việt Nam có đưa
ra định nghĩa pháp lý cho doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp mới nhất là
luật số 68/2014/QH13 được ban hành năm 2015, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế

có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Các văn bản Pháp luật về tổ chức doanh nghiệp đã quy định rõ tư cách
doanh nghiệp cho các chủ thể của kinh doanh là doanh nghiệp được chia thành
các loại như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp nhà nước.
- Các loại công ty: Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH,
nhóm công ty.
1.2. Vai trò của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của
doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển
sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp
phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu,
tăng thu ngân sách .
Ngoài ra, Doanh nghiệp còn tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã
hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
- Giúp cho người lao động có được một công việc phù hợp với khả năng
của mình trong doanh nghiệp: nghĩa là tùy từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ
tương ứng với phần làm việc của từng công nhân , chính vì vậy mỗi một người
lao động trong doanh nghiệp sẽ có những khả năng làm việc kinh doanh của
4


chính mình sao cho doanh nghiệp có được khả năng đạt doanh thu lớn nhất có
thể.
- Khi các doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp thì vấn đề
cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt

Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế
được cải thiện giúp nâng cao sự cạnh trạnh lành mạnh trong doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
- Khi đời sống của người dân ngày càng được ổn định thì các vấn đề xã
hội ngày càng được giữ được trật tự ổn định, vì nó đã giải quyết được cơ bản các
vấn đề của xã hội, từ đó sẽ giúp cho nền kinh tế của chúng ta ngày càng phát
triển trên thị trường quốc tế
Theo một vài nghiên cứu, năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra
được 103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối
hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2001 khu
vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp 2,5 lần năm
1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,6% tổng GDP, doanh nghiệp
nước ngoài chiếm 8,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%.
Số liệu chi tiết ở bảng sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế
1995
2001
Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng
(Tỷ đồng)
Tổng sản phẩm trong nước 228892
(GDP)
1. Khu vực doanh nghiệp
DN nhà nước
DN ngoài quốc doanh
DN có vốn ÐTNN
2. Khu vực còn lại

103701
69649
19624

14428
125191

(%)
100,00
45,3
30,4
8,6
6,3
54,7

(Tỷ đồng)
481300

(%)
100,00

255726
53,2
147233
30,6
42279
8,8
66214
13,8
225574
46,8
(Nguồn : Internet)

Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ

cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu
5


ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát
triển, đặc biệt là Doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng nhanh là yếu tố đảm bảo
cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về
mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã
hội, thực tế đó đã được phản ảnh qua kết quả hoạt động của DN sẽ được phân
tích ở phần sau.
1.3. Các loại hình doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, có tất cả 6 loại hình doanh
nghiệp bao gồm: Công ty TNHH, Cty hợp danh, Cty Cổ phần, Doanh nghiệp
Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Nhóm công ty. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp
dù đã tạo nên hành lang pháp lý cơ bản cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
nhưng vẫn không tránh khỏi bất cập liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Vì vậy, năm 2014 Quốc hội đã ra lệnh công bố Luật đầu tư 2014
quy định cụ thể thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.3.1. Doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công
ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà
nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước
nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên
50% và dưới 100%.
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành

lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực
hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có
tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý.
6


Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính
trên lãnh thổ Việt Nam.
Một số Doanh nghiệp thuộc nhà nước tại Việt Nam như:
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): EVN là công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, tổ chức và hoạt động theo quy định của
Luật Doanh nghiệp, được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày
10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ
Năng lượng. EVN Là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam sản xuất
kinh doanh điện với một mạng lưới hùng mạnh gồm 93 đơn vị thành viên, trong
đó có 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng.Hiện nay,
tổng vốn của Cty do Nhà nước sở hữu lên đến 65%.
- Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex): tiền thân là Tổng
công ty xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày
12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số
224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến năm 2015, tỷ lệ
sở hữu của Nhà nước tại Petrolimex đạt mức 75%.
- Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam(VNA): là hãng hàng không
quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành phần nòng cốt
của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tại thời điểm ngày 01/07/2016, tỷ lệ
vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là 86,16%. Trụ sở chính được đặt tại Sân bay
quốc tế Nội Bài.
1.3.2. Doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh

theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân do
một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Chủ doanh nghiệp tư nhân
là đại diện theo Pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của công ty và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào.
7


Một các nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ
DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên của công ty hợp
danh.
DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn
góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần.
Một số doanh nghiệp tư nhân lớn tại Việt Nam:
- Vinamilk : là công ty sữa hàng đầu ở Việt Nam, Vinamilk còn vươn ra
tầm thế giới và chiếm được thị phần không nhỏ tại một số Quốc gia lớn. Đây là
công ty duy nhất ở Việt Nam được cả giới chuyên môn và cả người tiêu dùng
đánh giá rất cao. Năm 2014, vốn điều lệ của VNM tăng thêm 1.667 tỷ đồng, từ
mức 8.339 tỷ đồng lên 10.006 tỷ đồng và đến nay vẫn tiếp tục tăng thêm do
công ty phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
- Tập đoàn Vingroup : Là tập đoàn kinh doanh nhiều lĩnh vực như bất
động sản, sức khỏe – làm đẹp, du lịch – khách sạn, dịch vụ y tế,… và thành công
nhất ở lĩnh vực bất động sản với nhiều công trình lớn nổi tiếng. Trong quý 4
năm 2015, tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn này đạt 14.367 tỷ đồng tăng
134% so với cùng kỳ năm trước với sự đóng góp từ các thương hiệu Vinhomes,
Vincom Retail, Vinpearl, Vinpearl Land, Vinschool, Vinmec, VinMart và
VinPro. Tính đến tháng 7/2016


phần vốn điều lệ tăng thêm là

2.133.799.410.000

tăng

đồng,

sau

khi

vốn

điều

lệ

thay

đổi

đạt

21.532.347.920.000 đồng. hình thức tăng vốn điều lệ là phát hành thêm cổ phần
phổ thông để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông, thời điểm thay đổi vốn là
vào ngày 07/07/2016.
- Tập đoàn Hòa Phát : là Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng
đầu của Việt Nam. Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke,
quặng sắt chiếm tỷ trọng khoảng 75% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập

đoàn. Vốn điều lệ dự kiến của Hòa Phát tại ngày 31/12/2017 sẽ tăng lên mức
15.170 tỷ đồng, gấp đôi mức vốn điều lệ hiện tại (8.427 tỷ đồng).
1.3.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

8


Theo quy định của luật đầu tư năm 2014, doanh nghiệp chỉ cần có một cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Vì vậy, các doanh đó sẽ phải gánh chịu các điều kiện quy định đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện điều chỉnh
nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất
thiết phải có dự án đầu tư. Việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh của tổ chức
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với điều kiện đầu tư đối với nhà
đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được lập chi nhánh, văn phòng
đại diện, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính mà không nhất thiết phải có dự
án đầu tư
1.3.4. Các loại công ty
1.3.4.1. Công ty TNHH.
 Cty TNHH hai thành viên trở lên: là một doanh nghiệp trong đó
- Thành viên có thể là một tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không
vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền
phát hành cổ phần.

 Cty TNHH một thành viên:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ
sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
9


- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát
hành cổ phần.
1.3.4.2. Công ty cổ phần:
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và
không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của
Luật này.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
1.3.4.3. Công ty hợp danh:
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).
Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

10


1.3.4.4. Nhóm công ty:
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty:
Có nhiều khái niệm về TĐKT nhưng dựa vào một số đặc điểm tiêu biểu từ
cách định nghĩa của các nước, ta có thể đưa ra một khái niệm chung về TĐKT
như sau: “TĐKT là tổ hợp các công ty có mối quan hệ sở hữu xâu chéo; có quan
hệ mật thiết về chiến lược, thị trường hay sản phẩm; có mối liên kết trong hoạt
động kinh doanh nhằm tập hợp và chia sẻ các nguồn lực nhằm tăng cường khả
năng tích tụ tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận và đạt
được các mục tiêu chung”.
- Công ty mẹ, công ty con:
Công ty mẹ - công ty con” là khái niệm dùng để chỉ một tổ hợp các công
ty có mối quan hệ với nhau về sở hữu, độc lập về mặt pháp lý và chịu sự kiểm
soát chung của một công ty có vai trò trung tâm quyền lực, nắm giữ quyền chi
phối các công ty còn lại trong tổ hợp.
Tiểu kết:
Nói tóm lại, Doanh nghiệp là một khái niệm tuy đơn giản nhưng nó có vị
trí đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Tùy vào mức vốn điều lệ,
nguồn lực, mục đích, mục tiêu … mà các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn
thành lập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của bản thân mà của thị trường. Các

loại hình doanh nghiệp được gói gọn trong các loại: DN tư nhân, DN nhà nước,
DN có vốn đầu tư nước ngoài và các loại công ty.

11


CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước.
2.1.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu
Nhà nước. Sau khi được thành lập, doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh
doanh nhưng không có quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là người quản lý,
kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Nhà
nước về việc bảo toàn và phát triển số vốn mà Nhà nước giao cho để duy trì khả
năng kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều chịu
sự quản lý trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp
của Chính phủ. Vấn đề vốn và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước vốn
Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng là vốn ngân sách cấp, vốn
có nguồn gốc ngân sách và vốn của doanh nghiệp nhà nước tự tích luỹ
Doanh nghiệp nhà nước, so với các loại doanh nghiệp khác thường được
đánh giá là hoạt động kém hiệu quả và thu lại lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong
khi các công ty tư nhân chỉ phải tìm cách tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, thì
DN nhà nước thường phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội, hoạt động vì lợi
ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của thị trường.
Điều đó dẫn đến việc các DN nhà nước không hướng đến và cũng không cần cố
gắng tối đa hóa lợi nhuận như các loại công ty khác. Nhưng trên thực tế chúng ta

vẫn thẫy rằng DN nhà nước Việt Nam vẫn hoạt động ổng định và thu được lợi
nhuận cao ( Petrolimex, Vietnam Airline..)
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và nhiệm vụ , quyền hạn của các bộ
phận.
 Cơ cấu tổ chức:

12


Theo Luật doanh nghiệp , Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức
quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
theo một trong hai mô hình quy định tại khoản 1 Điều 78 là : Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý
và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Tuỳ thuộc đặc điểm, tính chất và quy mô của các doanh nghiệp nhà nước,
tổ chức quản lý được quy định cho doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị,
doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị và tổng công ty nhà nước là
khác nhau.
 Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Hội đồng thành viên: Nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của
pháp luật có liên quan. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông,
thành viên đối với công ty do công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, phần
vốn góp.
Quyết định các nội dung theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện
và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;

Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển
thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty;
Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm
toán nội bộ của công ty.
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật có liên
quan và Điều lệ công ty.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên: theo Luật Doanh nghiệp, Chủ tịch hội
đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây

13


Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành
viên;
Chuẩn bị chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến Hội đồng thành viên;
Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các
thành viên Hội đồng thành viên;
Tổ chức thực hiện các nghị quyết của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị
quyết Hội đồng thành viên;
Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục
tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ty, kết quả quản lý điều hành của
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ty theo quy định của pháp
luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ
thống của thông tin được công bố;
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật có liên
quan và Điều lệ công ty.
2.1.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước.
- Tùy vào hình thức tổ chức mà chia DNNN thành 5 loại theo như bảng
sau:

Phân loại
Công ty Nhà nước

Khái niệm
Ví dụ
Là doanh nghiệp do nhà Tập đoàn dầu khí Việt
nước sở hữu toàn vốn điều Nam ( tập đoàn nhà
lệ thành lập, tổ chức quản nước lớn nhất Việt
lý và tồn tại dưới hình thức Nam)
công ty Nhà nước độc lập

và tổng công ty Nhà nước.
Công ty cổ phần Nhà Là công ty cổ phần mà
nước

toàn bộ cổ đông là các
công ty Nhà nước hoặc tổ
chức được Nhà nước ủy

quyền góp vốn.
Công ty TNHH Nhà nước Là công ty TNHH do Nhà Công ty TNHH Một
14


có một thành viên

nước sở hữu toàn bộ vốn thành viên Lọc – Hóa
điều lệ.

Dầu Bình Sơn (BSR)


Công ty TNHH có 2 Là công ty TNHH trong đó
thành viên trở lên

có tất cả các thành viên
đều là công ty nhà nước
hoặc có thành viên là công
ty nhà nước, thành viên
được ủy quyề góp vốn.

Doang

nghiệp



cổ Là doanh nghiệp mà cổ Tập đoàn Hóa chất

phần, vốn góp chi phối phần hoặc vốn góp của Việt Nam ( Vinachem)
của Nhà nước

Nhà nước chiếm trên 50%
vốn điều lệ. Nhà nước giữ
quyền

chi

phối

doanh


nghiệp.
- Nếu dựa theo nguồn vốn thì ta chia DNNN thành 2 loại:
Phân loại
Khái niệm
Ví dụ
DN Nhà nước sở hữu 100% Gồm công ty Nhà nước, cty Tập đoàn dầu khí Việt
vốn

cổ phần Nhà nước, Cty Nam; Công ty TNHH
TNHH nhà nước một thành Một thành viên Lọc –
viên, cty TNHH nhà nước Hóa Dầu Bình Sơn
hai thành viên.

(BSR); …

DN do Nhà nước có cổ, Gồm cty cổ phần nhà nước Ngân
vốn góp chi phối

hàng

thương

mà nhà nước chiếm trên mại cổ phần Ngoại
50% cổ phiếu, cty TNHH thương

Việt

mà Nhà nước chiếm trên ( Vietcombank)
50% vốn góp.

2.1.2. Doanh nghiệp tư nhân.
2.1.2.1. Đặc điểm của DNTN.
- Là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
15

Nam


- Do 1 cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ, chủ doanh nghiệp tư nhân
có toàn quyền quản lý Công ty.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ
của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của DNTN
- Quyền quản lý doanh nghiệp : chủ DNTN có toàn quyền quyết định
đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định
việc sử dụng lợi nhuận sau thuế ; có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý
điều hành doanh nghiệp nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và
vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp : do chủ doanh nghiệp tự khai và
có nghĩa vụ khai báo chính xác. Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản
thuê đưa vào hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế
toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ
DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã
đăng ký, thì chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng
ký kinh doanh.
- Cho thuê doanh nghiệp : Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn doanh
nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng
có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn

cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là
chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng
cho thuê.
- Bán doanh nghiệp tư nhân : Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp
của mình cho người khác, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản
nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp
người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. Người
16


mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật doanh
nghiệp.
- Tạm ngừng hoạt động : chủ DNTN có quyền tạm ngừng hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm
ngừng cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Trong thời hạn tạm
ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, vẫn phải chịu
trách nhiệm với các chủ nợ, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký với
khách hàng và người lao động trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.1.3. Các loại công ty.
2.1.3.1. Công ty TNHH một thành viên.
 Đặc điểm .
- Chỉ có 1 thành viên và thành viên đó phải là tổ chức. Tổ chức là chủ sở
hữu công ty TNHH 1 thành viên phải là pháp nhân.
- Có tư cách pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi
vốn Điều lệ của Công ty.
- Công ty được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ
của Công ty cho các tổ chức cá nhân khác
- Không được quyền phát hành cổ phiếu.
 Cơ cấu tổ chức quản lý và quyền, nghĩa vụ các bộ phận.

Tuỳ theo quy mô, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức và quản lý nội
bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng một trong 2 mô hình sau:
- Mô hình Hội đồng quản trị: Gồm HĐQT và Giám đốc hoặc tổng giám
đốc và kiểm soát viên (thường áp dụng trong trường hợp quy mô kinh doanh
lớn, ngành, nghề kinh doanh đa dạng )
+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của Công
ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu Công ty.
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày
của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao.
17


- Mô hình chủ tịch Công ty: gồm chủ tịch Công ty và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và kiểm soát viên :
+ Chủ tịch Công ty là người trực tiếp giúp chủ sở hữu trong việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu được qui định tại Điều 47 luật doanh
nghiệp.
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh
hàng ngày của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu Công ty về việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Vốn và chế độ tài chính:
+ Chủ sở hữu phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã đăng ký.
+ Chủ sở hữu Công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ
vốn đã góp vào Công ty mà chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
+Luật doanh nghiệp quy định : Trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH 1
thành viên chuyển 1 phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày nhận chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty và người nhận

chuyển nhượng phải đăng ký việc thay đổi số lượng thành viên với cơ quan đăng
ký kinh doanh. Kể từ ngày đăng ký thay đổi, công ty được quản lý và hoạt động
theo các quy định về công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên.
+ Trường hợp chuyển đổi toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân thì trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, chủ sở hữu phải
yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh và
người nhận chuyển nhượng phải đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh
nghiệp tư nhân
+ Chủ sở hữu Công ty không được rút lợi nhuận của Công ty khi Công ty
không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả.
2.1.3.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
 Đặc điểm.
- Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng tách bạch với
tài sản của các thành viên Công ty.
18


- Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân nhưng số lượng thành viên ít
nhất phải là 2 và không vượt quá 50 người.
- Không được quyền phát hành cổ phiếu.
- Công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bằng
tài sản của Công ty, các thành viên Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào
Công ty.
 Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu phụ thuộc vào số lượng thành viên của Công ty.
Đối với Công ty TNHH có số lượng thành viên (11 thì cơ cấu tổ chức của
nó ) gồm: Hồi đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng
giám đốc).
Đối với Công ty TNHH có số lượng thành viên ≥ 11 thì gồm: Hội đồng

thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) và thêm
Ban kiểm soát.
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
 Quyền và nghĩa vụ các bộ phận.
Hội đồng thành viên
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của
công ty.
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và
phương thức huy động thêm vốn.
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất
của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công
nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố
gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.
19


- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ
công ty.
- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản
lý khác quy định tại Điều lệ công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân
chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty.

- Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
- Quyết định tổ chức lại công ty.Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản
công ty.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định.
Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động
của Hội đồng thành viên.
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu
họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý
kiến các thành viên.
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội
đồng thành viên.
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành
viên.
Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;

20


×