Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

QUẢN TRỊ rủi RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.15 KB, 17 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG

1. Đặc thù trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng
Hoạt động Ngân hàng chứa đựng nhiều tiềm năng rủi ro mà chúng ta khó
lường trước được. Nguyên nhân của những tiềm năng rủi ro này là do ngân hàng là
một trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sau đó cho các
tổ chức kinh tế, cá nhân vay lại với lãi suất cao hơn để thu lợi nhuận. Hoạt động
kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của
nền kinh tế, chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như
kinh tế, chính trị, xã hội … Từ đó cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ cho Ngân
hàng. Hơn nữa, Ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho vay
mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối,
chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý …Vì vậy có thể nói rằng rủi ro
ngân hàng rất đa dạng. Ngoài ra, các ngân hàng đang hoạt động trong cơ chế thị
trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng với nhau hoặc giữa các tổ
chức tín dụng, dẫn đến về lãi suất để huy động được vốn, làm cho lãi suất huy
động vốn cao hơn lãi suất cho vay là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro
cho ngân hàng. Do đặc thù kinh doanh của ngân hàng nên có rất nhiều loại rủi ro:
rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro công nghệ,
rủi ro uy tín … Trong số tất cả các rủi ro thì rủi ro trong hoạt động tín dụng là rủi ro
lớn nhất và phức tạp nhất.

1


Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu được đầy đủ
cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng
kỳ hạn. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn nhiều hoạt
động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp
thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua,
đồng tài trợ …


Rủi ro lãi suất đề cập đến sự thay đổi tình hình tài chính của một ngân hàng
do những biến động bất lợi về lãi suất. Rủi ro này tác động tới cả thu nhập của
ngân hàng và giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ và công cụ ngoại bảng. Các
hình thức chủ yếu của rủi ro lãi suất mà ngân hàng phải chịu là: Rủi ro định giá lại
phát sinh từ sự khác nhau về thời gian đáo hạn (đối với lãi suất cố định) và việc
định giá lại (đối với lãi suất thả nổi) của tài sản có, tài sản nợ và trạng thái ngoại
bảng của Ngân hàng; Rủi ro đường cong lợi tức, nảy sinh từ việc thay đổi độ dốc
và hình thái của đường cong lợi tức; Rủi ro cơ bản, nảy sinh từ sự tương quan
không tuyệt đối trong việc điều chỉnh lãi suất thu được và phải trả đối với các công
cụ khác nhau với các tính chất tương tự của việc định giá lại
Rủi ro thị trường là sự biến động của lãi suất, tỷ giá hoặc giá cả chứng khoán
thanh khoản trên thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến giá thị trường của một tài
sản ngân hàng, dẫn đến tồn thất cho ngân hàng. Rủi ro thị trường là rủi ro của
những tổn thất nội bảng và nội bảng tổng kết tài sản bắt nguồn từ sự biến động giá
cả thị trường.
Rủi ro thanh khoản phát sinh từ việc Ngân hàng không thể giảm tài sản nợ
hoặc tăng tài sản có. Khi một ngân hàng không đủ thanh toán thì Ngân hàng đó
không thể huy động đủ vốn với mức chi phí hợp lý, do đó tác động tới mức độ sinh
lời. Trong những trường hợp nghiêm trọng, việc không đủ thanh toán có thể dẫn tới
việc Ngân hàng bị phá sản. Thanh khoản là một điều kiện quan trọng cho bất cứ
một doanh nghiệp nào. Việc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn có thể phát
2


dấu hiệu phá sản và khiến cho chủ nợ chiếm các tài sản của tổ chức. Thanh khoản
là rất quan trọng cho định chế tài chính, vì định chế tài chính đặc biệt nhạy cảm với
các nhu cầu thanh toán lập tức và bất thường. Ngân hàng giao dịch trước tiên thay
mặt người khác (Với tư cách là đại lý thanh toán hoặc trung gian giữa người tiết
kiệm và người đi vay). Sự thất bại cần một định chế tài chính do đó có thể có
những hiệu ứng về kinh tế mang tính hệ thống sâu rộng đến hệ thống tài chính quốc

gia và toàn cầu
Rủi ro tác nghiệp được định nghĩa là rủi ro thiệt hại xuất phát từ việc các quy
trình nội bộ, con người và hệ thống không hoạt động hoặc không đầy đủ hoặc xuất
phát từ các sự kiện bên ngoài. Định nghĩa này bao gồm rủi ro pháp lý nhưng không
bao gồm rủi ro chiến lược và uy tín ( Định nghĩa của ủy ban Basle về giám đốc
ngân hàng). Rủi ro tác nghiệp như: sự kiện lịch sử herstatt bank, bankers trust,
daiwa bank, sumitomo, khủng bố tấn công ngày 11/9…
Rủi ro chiến lược : Rủi ro chiến lược xuất phát từ việc ban giám đốc không có
khả năng thực hiện dự báo tài chính ngắn và dài hạn, sử dụng hợp lý kế hoạch
chiến lược theo sự phát triển hiện tại của thị trường tài chính
Rủi ro uy tín: xuất phát từ sự thất bại trong tác nghiệp, không tuân thủ luật pháp
và quy định hoặc các quy chế khác. Rủi ro uy tín đặc biệt gây ra hậu quản nghiêm
trọng cho ngân hàng vì tính chất của nghiệp vụ ngân hàng là cần phải duy trì lòng
tin của người gửi tiền, chủ nợ và thị trường nói chung. Ngân hàng có tên tuổi lớn
nhiều khi bị chủ quan cho rằng chính phủ sẽ không để các ngân hàng lớn phá sản.
(ví dụ như rủi ro uy tín làm giảm uy tín của khách hàng dẫn đến việc khách hàng
kéo đến ngân hàng rút tiền dẫn đến rủi ro thanh khoản. Hầu hết các rủi ro của ngân
hàng đều liên quan đến nhau và rủi ro không hề tách biệt
Rủi ro do gian lận và rửa tiền: là sự lừa dối một cách có tính toán,có chủ đích
nhằm kiếm lời một cách không công bằng, không hợp pháp, và do đó làm cho

3


người khác chịu tổn thất; là quá trình trong đó các tội phạm cố gắng để che đậy số
tiền ban đầu đích thực và chủ sở hữu tội phạm của số tiền đó
2.Nguyên nhân gây ra rủi ro
Có thể phân ra làm 3 nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân từ phía tổ chức
tín dụng, từ phía khách hàng, và do môi trường của tổ chức tín dụng. Cụ thể như
sau:

Nguyên nhân từ TCTD bao gồm: do ngân hàng mở rộng tín dụng quá



mức, do trình độ cán bộ trong TCTD còn hạn chế, quy chế tín dụng chưa chặt chẽ,
cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng, do mục tiêu lợi nhuận được
đặt cao, …
Việc mở rộng tín dụng quá mức thường tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng của
ngân hàng tăng lên. Với những TCTD thực hiện “độc canh” tín dụng, mở rộng tín
dụng được coi như biện pháp duy nhất nhằm tăng doanh thu. Tuy vậy, mở rộng tín
dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, nhất là trong
trường hợp thông tin không cân xứng sẽ dễ dàng tạo ra sự lựa chọn đối nghịch ở
đây. Mặt khác, khi mở rộng tín dụng quá mức sẽ khiến khả năng giám sát của cán
bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống, từ đó rủi ro đạo đức từ
phía người vay thường là hậu quả tất yếu. Mở rộng tín dụng cũng làm cho việc tuân
thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị nới lỏng. Các quy định về hạn chế tín dụng,
về tài sản đảm bảo,… không được thực hiện nghiêm minh
Trình độ cán bộ hạn chế, nhất là cán bộ tín dụng cũng là một trong những
nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro cho vay. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp
nhận hồ sơ khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng cũng như dự án vay
vốn, thực hiện giám sát và đưa ra quyết định xử lý nếu có khó khăn xảy ra. Vì vậy,
nếu trình độ cán bộ tín dụng không cao, thẩm định không tốt, có thể chấp nhận
những khoản vay không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt. Ngoài ra cán bộ tín
dụng không am hiểu về ngành kinh doanh mà TCTD đang tài trợ, hoặc không nắm
4


rõ các yếu tố về pháp lý, thị trường của các ngành nghề cho vay…. cũng có thể
đưa ra những phán quyết không hợp lý. Trong trường hợp hồ sơ của khách hàng đã
rất tốt, việc cho vay có thể là không khôn ngoan nếu tình hình môi trường có những

bất lợi cho khách hàng đó
Quy chế cho vay chưa chặt chẽ dễ dàng khiến cho TCTD gặp phải rủi ro cho
vay. Quy chế quá cụ thể hoặc quá linh hoạt đều có những bất lợi riêng. Một số
khách hàng có thể lợi dụng những kẽ hở trong quy chế để vay vốn nhằm mục đích
bất chính. Mặt khác, do hoạt động cho vay phải luôn bám sát quy chế, sự không
chặt chẽ khiến cho cán bộ tín dụng mắc sai lầm, hoặc một số trường hợp cá biệt cán
bộ tín dụng lợi dụng quy chế để móc ngoặc với khách hàng, làm tổn hại tới ngân
hàng. Một số TCTD vì sợ tỷ lệ nợ quá hạn cao đã thực hiện gia hạn nợ nhiều lần,
kể cả với những khoản nợ có vấn đề . Vì vậy, trên sổ sách thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp
nhưng thực tế thì rủi ro tiềm ẩn là rất lớn. Có những TCTD vì muốn duy trì mối
quan hệ với khách hàng truyền thống của mình, đã thực hiện gia hạn nợ, đảo nợ,…
việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp, cầm cố cũng là vấn rất lớn, hiện nay đang là
vấn đề nổi cộm trong quy chế tín dụng tại các TCTD, đặc biệt là tại ngân hàng
thương mại ở Việt Nam.
Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa TCTD khiến
cho việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, qua loa hơn. Để đạt được ưu thế
trong cạnh tranh, một số ngân hàng đã hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, giảm thời gian
thẩm định…. Nhằm lôi kéo khách hàng mà không quan tâm đến hậu quả đồng vốn
cho vay. Đây là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, tạo điều kiện làm tăng rủi
ro trong hoạt động tín dụng.
Hơn nữa, nhiều TCTD do quá chú trọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro
cao, chạy theo doanh số hoặc các khách hàng chấp nhận mức lãi suất cao. Mặc dù
hoạy động của TCTD với mục đích chủ yếu là lợi nhuận, nhưng cần phải cân bằng
giữa lợi nhuận và an toàn. Do quá chú trọng lợi nhuận, một số ngân hàng đã bất
5


chấp những khoản vay không lành mạnh, thiếu an toàn. Đây là một vấn đề chứa
đựng nhiều nhân tố dẫn đến mất an toàn vốn của TCTD
Ngoài ra, còn rất nhiều nhân tố khác thuộc về TCTD có thể gây ra rủi ro cho

vay như: chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong TCTD, cơ cấu tổ chức và
quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ….
Bên cạnh đó, các nguyên nhân do khách hàng gây ra cũng hết sức quan trọng,
ảnh hưởng không nhỏ tới rủi ro cho vay.
 Nguyên nhân do khách hàng bao gồm : trình độ kinh doanh kém, lừa đảo ngân
hàng, sử dụng vốn sai mục đích, trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ đã ủy quyền
bảo lãnh,….
Trình độ kinh doanh của khách hàng là cơ sở để dự án vay vốn thành công, từ đó
tạo điều kiện cho TCTD thu nợ dễ dàng. Đối với các doang nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp nhỏ và một số ngân hàng quốc doanh ở việt nam, kinh nghiệm và
năng lực hoạt động còn nhiều hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp này đều không
nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Vì vậy, khi dự án
vay vốn gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng
là điều không thể tránh khỏi.
Lợi dụng những điểm yếu của TCTD, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo
để vay được vốn , họ sẵn sàng tìm mọi cách để qua măt cán bộ tín dụng. Họ lập
phương án kinh doanh sản xuất giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo, hoặc đi vay ở
nhiều ngân hàng với cùng một bộ hồ sơ. Những điều này khiến cho một số ngân
hàng gặp sai lầm, cho vay và rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi.
Sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở
nên bấp bênh. Đây là hậu quả của TCTD giám sát không chặt chẽ, hoặc do khách
hàng dự định từ trước khi vay vốn, nhưng trong một số trường hợp là do yếu tố
khách quan bất khả thi. Khi công việc kinh doanh đổ vỡ, không có khả năng trả nợ
6


cho TCTD. Vì vậy, khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán cả
gốc và lãi đúng hạn là rất khó xảy ra, rủi ro tín dụng xuất hiện .
Việc trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ đã ủy quyền và bảo lãnh cũng là một
nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho TCTD. Một số công ty, tổng công ty đã đứng ra

bảo lãnh hoặc ủy quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của TCTD
để tránh sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng cho vay chính . Khi đơn vị vay vốn
mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và ủy quyền không chịu thực hiện việc trả
nợ thay. Có trường hợp giám đốc doanh nghiệp( chủ tài khoản ) ủy quyền cho phó
giám đốc của mình ký vào giấy tờ, hồ sơ xin vay vốn bảo lãnh, khi gặp rủi ro thì
giám đốc từ chối không chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả.
 Nguyên nhân do môi trường: Bên cạnh các yếu tố thuộc về khách hàng và
TCTD, môi trường hoạt động cũng có thể gây ra rủi ro cho vay như sự thay đổi bất
lợi của môi trường pháp lý, môi trường kinh tế suy thoái, khủng hoảng, môi trường
thiên nhiên như động đất, bão lụt, hạn hán…, môi trường chính trị xã hội…
Môi trường pháp lý tạo điều kiện cho TCTD hoạt động trong hành lang pháp
lý. Tuy vậy khi môi trương pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ, hoặc thay đổi theo
hướng bất lợi cho doanh nghiệp thì cũng khiến các khoản vay TCTD gặp khó khăn.
Đơn cử như chính sách liên quan đến giao dịch bảo đảm và các quy định trong xử
lý tài sản đảm bảo của ngân hàng thường gặp khố khăn khi thực hiện các vấn đề
quyền sở hữu không rõ ràng. Công tác quản lý nhà nước về chấp hành pháp lệnh kế
toán thống kê, nhất là đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được quan tâm
nhiều. Cơ quan kiểm toán mới thực hiện hoạt động ở những doanh nghiệp quốc
doanh, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thực hiện ghi chép, hạch toán
theo kiểu “sổ chợ”. Vấn đề kiểm tra giám sát các doanh nghiệp hoạt động sau khi
thành lập gần như bỏ ngỏ, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp ma xuất hiện. Một
số chính sách thay đổi bất lợi như chính sách khai thác gỗ ảnh hưởng lớn tới doanh

7


nghiệp xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, chính sách thuế với các khu vực đầu tư trong
nước….
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng tới sức mạnh tài chính của người đi vay và
sự thành bại của họ trong kinh doanh, cũng như của hoạt động tín dụng ngân hàng .

Trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp kinh doanh dễ dàng hơn
trong việc kiếm lợi nhuận và dễ dàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái sức mua của dân chúng giảm sút, hàng hóa
tiêu thụ chậm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến họ khó trả nợ
được đầy đủ và đúng hạn. Những vấn đề như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng
cũng ảnh hưởng rất lớn tới khách hàng của TCTD, từ đó gây ra rủi ro cho vay.
Trong vụ phá sản lớn nhất thế kỷ 20 tại Việt nam, có một phần là do ảnh hưởng của
nền kinh tế suy thoái vào những năm 1997-1999.
Ngoài ra những rủi ro từ môi trường thiên nhiên như động đất, lũ lụt, hạn hán,
… tác động xấu tới phương án đầu tư của khách hàng, làm cho khách hàng khó có
nguồn trả nợ ngân hàng, từ đó cũng gây ra rủi ro cho vay . Rất nhiều khoản vay của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank tại miền trung
trong những năm qua gặp khó khăn khi thu nợ thường do mưa lụt vào tháng 7, hạn
hán bão lũ vầo tháng 6 luôn ập tới vùng này.
Những yếu tố như sự ổn định về chính trị xã hội sẽ khiến cho hoạt động đầu tư
của khách hàng được đảm bảo, làm giảm rủi ro cho vay đối với TCTD. Tại những
nước đang có nội chiến như Iraq, các ngân hàng hầu như không hoạt động được.
Còn những nước như Apgannistan, Congo… hoạt động của các ngân hàng luôn ở
mức cầm chừng.
3/ Biện pháp phòng ngừa rủi ro
Tổ chức hợp lý và khoa học quy trình tín dụng theo hướng chặt chẽ và có hiệu
quả, tập trung vào 3 giai đoạn sau: nghiên cứu khách hàng, giám sát khách hàng
vay và thu nợ. Giai đoạn nghiên cứu khách hàng nhằm trả trả lời câu hỏi : có nên
8


cho khách hàng vay hay không? TCTD phải tập trung tìm hiểu khả năng tài chính,
kỷ luật và uy tín của khách hàng, không chỉ về quy mô hoạt động, mà còn tìm hiểu
sâu về năng lực cạnh tranh, sức mạnh cạnh tranh và triển vọng của khách hàng và
sản phẩm của khách hàng trên thị trường. Sau khi cấp tín dụng, TCTD cần phải

theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng. Nếu thấy có biểu hiện
sử dụng vốn sai mục đích hoặc có những sự cố khác nhau có thể dẫn tới việc không
hoàn trả vốn vay, TCTD phải đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời. Việc
kiểm ttra giám sát trước, trong và sau khi cho vay cần thực hiện nghiêm túc. Thu
nợ gốc và lãi thực hiện theo quy trình, đảm bảo vừa thu đủ đồng vốn cho TCTD,
vừa đảm bảo việc tạo điều kiện tối đa cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh.
Nếu cần thiết, có thể thực hiện chuyên môn hóa một số khâu cơ bản trong quy trình
cho vay, ví dụ như có bộ phận giao dịch với khách hàng, bộ phận phân tích tín
dụng, bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo, bộ phận quản lý tín dụng, giám sát các
khoản cho vay….
Thực hiện đa dang hóa khách hàng và phương thức cho vay nhằm phân tán rủi
ro, không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một mặt hàng hay một ngành nào đó
hoặc một nhóm khách hàng nào đó, đề phòng trường hợp khi nhóm ngành hoặc
khách hàng đó gặp rủi ro sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của TCTD. Ngoài ra đa
dạng hóa các phương thức cho vay như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay
thấu chi, đồng tài trợ, cho vay trả góp… tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng, luồng
tiền vào của TCTD cũng được đa dạng hóa. TCTD cần áp dụng nhiều phương thức
vay vốn khác nhau vừa đáp ứng nhu cấu khách hàng vừ đảm bảo được khả năng
kiểm tra giám sát việc sử dụng vố vay của TCTD. Trong thưc tế, có nhiều khách
hàng khi được thay đổi phương thức cho vay kịp thời đã hoạt động có hiệu quả
hơn, thanh toán được phần lớn các khoản quá hạn cũ. Như vậy, việc áp dụng đa
dạng các phương thức cho vay đối với khách hàng hay đối với nhiều phương án
kinh doanh của một khách hàng cũng có thể được coi là một biện pháp nhằm phân
tán rủi ro cho vay cho TCTD.
9


Nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là năng lực thẩm định dự án,
thẩm định khách hàng. Con người luôn là yếu tố quết định cho thành công trong
mọi việc. Tác phong làm việc, thái độ phục vụ, năng lực trình độ nghiệp vụ là

những yếu tố quan trọng của cán bộ tổ chức tín dụng trong việc thu hút khách
hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích và sẵn lòng trả nợ, ngăn chặn
rủi ro. Trình độ cán bộ cao còn giúp ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn trước khi
khoản vay được thực hiện. Việc nâng cao trình độ được thực hiện bằng nhiều cách:
thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn,
các phương pháp kỹ thuật thẩm định dự án, tuyển chọn các cán bộ thực sự có năng
lực cả về chuyên môn và trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa, có kiến thức
liên quan đến hoạt động của TCTD; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân
lực, bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý, đúng người đúng việc để phát huy điểm mạnh và
hạn chế điểm yếu của từng người, tạo lập bộ máy thống nhất hoạt động có hiệu quả
nhất, có chính sách khen thưởng kỷ luật hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, sự gắn bó, lòng yêu nghề và phát
huy tối đa khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Xây dựng chiến lược khách hàng: Khách hàng là một trong những nguyên
nhân quan trọng gây ra rủi ro cho vay cho TCTD. Do vậy chiến lược lựa chọn
khách hàng phù hợp là một trong những công cụ để giảm thiểu rủi ro tín dụng .Các
TCTD cần thực hiện phân loại khách hàng theo nhiều chỉ tiêu, lựa chọn những
khách hàng kinh doanh hiệu quả, làm ăn có uy tín và sẵn lòng trả nợ đúng hạn.
Việc lựa chọn khách hàng phải được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế để tránh
tình trạng mất cân đối, tập trung quá nhiều vào một nhóm khách hàng hoặc một vài
khu vực kinh doanh. Mặt khác, thông qua quan hệ giao dịch, TCTD nên thiết lập
mối quan hệ mang tính chiến lược lâu dài với khách hàng, đem lại lợi ích cho cả
hai bên. Đồng thời mối quan hệ lâu dài với khách hàng sẽ giúp TCTD đối phó với
những bất ngờ về rủi ro đạo đức không lường trước được

10


Một số giải pháp khác như: tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, nâng cao
quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng.

4 /Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro
- Quản trị rủi ro về tín dụng
Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu do người
vay vốn không hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi, đúng thời hạn đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng
Các loại rủi ro tín dụng : rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau : rủi
ro từng món và rủi ro của danh mục cho vay
Rủi ro giao dịch là rủi ro của việc thực hiện một khoản vay cụ thể do việc
phân tích đánh giá khoản vay thiếu chính xác, do đảm bảo tín dụng chưa hợp lý và
do quy trình tác nghiệp…
Rủi ro bản chất xảy ra khi ngân hàng cho vay đối với một số loại doanh
nghiệp và ngành kinh doanh có mức độ rủi ro cao hơn so với các loại hình doanh
nghiệp hay ngành kinh doanh khác.
Rủi ro tập chung xảy ra khi ngân hàng thực hiện các khoản vay có mối tương
quan chặt chẽ với nhau và thường bắt nguồn từ sự thiếu đa dạng về chủ thể đi vay,
địa lý và ngành nghề.
Lý thuyết ma trận chuyển vị
Việc phát hiện rủi ro cần bắt đầu bằng việc đánh giá từng khoản cho vay riêng
biệt. Một số ngân hàng áp dụng xếp hạng rủi ro cho nhóm các khoản cho vay, một
số khác thì xếp hạng theo từng hợp đồng vay. Việc đánh giá xếp hạng này cho phép
phát hiện những thay đổi trong chất lượng danh mục , giúp ban lãnh đạo sửa đổi
chiến lược đầu tư và tăng cường giám sát cho những khoản cho vay kém một cách
kịp thời.

11


Sau khi mỗi khoản cho vay đã được xếp hạng theo mức độ rủi ro, xếp hạng rủi
ro của từng khách hàng cũng nên được xem xét lại và chúng cần được phân tích
dưới góc độ thuộc một phân đoạn của danh mục và tổng thể danh mục. Phân tích

nên đảm bảo việc xếp hạng phải được áp dụng nhất quán và nên tính đến xu hướng
dữ liệu dịch chuyển
Phân loại danh mục đầu tư
Phân loại danh mục đầu tư là phương pháp được ngân hàng sử dụng để nhận
diện rủi ro của tập trung vốn. Bằng việc phân đoạn các khoản mục đầu tư thành các
nhóm cho vay theo các đặc tính chung, nhà quản trị có thể đánh giá rủi ro của
chúng theo mục tiêu đầu tư cũng như mức độ rủi ro mà ngân hàng đặt ra. Đối với
nhiều ngân hàng, phân loại danh mục đầu tư có nghĩa là chia nhỏ danhn mục cho
vay theo các nhóm loại cho vay như cho vay thương mại và công nghiệp, cho vay
tiêu dùng và cho vay bất động sản. Khi mà kỹ thuật phân đoạn càng trở nên phức
tạp, ngân hàng xác định tập trung vốn theo ngành, theo lĩnh vực. Tuy nhiên, việc
phân đoạn này cũng chỉ là điểm bắt đầu và nó chỉ mang lại lợi ích đầy đủ khi mà
việc phân đoạn được thực hiện theo tính chất rủi ro.Các tính chất được sử dụng để
phân loại đoạn rủi ro đưowcj cho là có hiệu quả bao gồm: nnhoms ngành của khách
hàng vay vốn, vùng địa lý, tài sản thế chấp và xếp hạng rủi ro.
Để phát hiện rủi ro thông qua phân đoạn danh mục đầu tư đòi hỏi phải có một
hệ thống thông tin quản lý hữu hiệu rủi ro cả trong và ngoài bảng tổng kết tài sản.
Nếu ngân hàng thiếu dữ liệu chi tiết của từng khoản vay cụ thể hoặc không có hệ
thống dữ liệu để phân tích thì năng lực quản lý danh mục cho vay sẽ bị suy giảm.
- Quản trị rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng
khi lãi suất thị trường biến động. Đây là rủi ro mang tính đặc trưng của bất kỳ một
ngân hàng thương mại nào. Qúa trình chuyển hóa tài sản được coi như là một chức
năng đặc biệt cơ bản của hệ thống ngân hàng. Quy trình chuyển hóa tài sản bao
12


gồm việc mua các chứng khoán sơ cấp, tức sử dụng vốn và phát hành các chứng
khoán sơ cấp, tức là huy động vốn. Kỳ hạn và mức thanh khoản của chứng khoán
sơ cấp trong danh mục đầu tư thuộc tài sản có thường không cân xứng với các

chứng khoán thứ cấp thuộc tài sản nợ. Chính sự không cân xứng về tài sản có và tài
sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro lãi suất trên thị trường biến động .
Rủi ro lãi suất bao gồm 2 loại cơ bản sau:
Rủi ro về thu nhập : là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng
khi lãi suất thị trường biến động .Rủi ro lãi suất tác động đến thu nhập ngân hàng
bao gồm (rủi ro định giá lại; rủi ro cơ bản ; rủi ro lựa chọn)
Rủi ro giảm giá trị tài sản: là khả năng giá trị ròng của ngân ngân hàng bị
suy giảm khi lãi suất thị trường biến động. Rủi ro lãi suất tác động đến giá trị tài
sản ngân hàng gồm (rủi ro kỳ hạn ; rủi ro đường cong lãi suất)
- Quản trị rủi ro hối đoái
Khái niệm: Tỷ gía hối đoái là giá cả của một tiền tệ này được biểu thị thông qua
một tiền tệ khác( Vd:VND/USD = 15920
Có nghĩa là giá cả của 1 USD được tính bằng 15920 VND)
Rủi ro là những tổn thất, sai lệch so với dự tính xảy ra nằm ngoài ý muốn của
con người
Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và
ngoại tệ
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng không phải bất cứ khi nào tỷ giá hối đoái
biến động thì NHTM sẽ gặp phải rủi ro hối đoái . Sự biến động của tỷ giá hối đoái
chỉ là một điều kiện cần để có thể làm cho ngân hàng gặp phải rủi ro tỷ giá bởi vì
nếu hoạt động kinh doanh của NHTM đơn thuần chỉ liên quan đến nội tệ và diễn ra
trong nước thì rủi ro tỷ giá lúc này sẽ coi bằng không(0)
13


Nguyên nhân: Theo các nhà nghiên cứu rủi ro tỷ giá sẽ NHTM tham gia vào
các hoạt động sau:
Hoạt động nội bảng gây ra rủi ro tỷ giá là do sự không cân xứng giữa tài sản có
và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ
Hoạt động ngoại bảng: sự tham gia của một NHTM vào thị trường ngoại hối

được thực hiện chủ yếu thông qua 4 bước sau:
Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhầm thực hiện và thanhn toán các hợp
đồng ngoại thương
Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm thực hiện đầu tư nước ngoài trực
tiếp và gián tiếp
Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng( hoặc cho chính mình) nhằm cân bằng
trạng thái ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động
Trong 4 giao dịch này thì 2 giao dịch đầu tiên ngân hàng thực hiện mua hộ, bán
hộ cho khách hàng để thu phí do đó rủi ro hối đoái không phát sinh. Hoạt động thứ
3 là nghiệp vị phòng ngừa rủi ro tỷ giá vì vậy nó sẽ làm giảm mức độ rủi ro xuống.
Như vậy thực chất rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại chủ yếu là do
những hoạt động đầu cơ mang lại. Khi đó NHTM sẽ duy trì một trạng thái ngoại
hối mở hoặc là trường hoặc là đoản và tỷ giá trên thị trường là biến động
 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Biện pháp phòng ngừa nội bảng
Như chúng ta đã biết, rủi ro tỷ giá do hoạt động nội bảng gây ra với nguyên
nhân chính là sự chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ
 Biện pháp phòng ngừa bằng ngoại bảng

14


 Phòng ngừa bằng hợp đồng ngoại hối kỳ hạn
 Phòng ngừa bằng hợp đồng ngoại hối tương lai
 Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn
 Phòng ngừa bằng hợp đồng hoán đổi
- Quản trị rủi ro trong thanh khoản
Thanh khoản là khả năng thanh toán bằng tiền của các tài sản. Một tài sản có
tính thanh khoản cao nếu thỏa mãn đồng thời các điểm: có thị trường giao dịch để

có thể chuyển hóa tiền thành tài khoản ngay và ngược lại; có giá cả tương đối ổn
định không bị ảnh hưởng bởi số lượng và thời gian giao dịch. Tính thanh khoản của
tài sản được đo lường thông qua thời gian và chi phí để chuyển hóa tài sản thành
tiền. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu thời gian chuyển hóa thành tiền
ngắn,chi phí về chuyển nhượng thấp bao gồm các chi phí về giao dịch, chênh lệch
giữa giá bán tài sản ngay tức thì và giá thị trường của tài sản. Các tài sản có tính
thanh khoản cao: tiền mặt, trái phiếu kho bạc…
Dưới góc độ ngân hàng: thanh khoản được hiểu là khả năng ngân hàng đáp
ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình. Đối với hầu hết các ngân hàng, cầu
thanh khoản phát sinh từ hai nguồn chính: khách hàng rút tiền gửi, cấp tín dụng
cho khách hàng. Việc thanh toán các khoản vay, chi phí về nghiệp vị và thuế,chi trả
cổ tức cũng làm tăng cầu thanh khoản.Để đáp ứng cầu thanh khoản nêu trên, ngân
hàng có thể sử dụng một số nguồn cung thanh khoản. Ngoài ra nguồn cung quan
trọng nữa là các khoản thanh toán nợ của khách hàng, và nguồn thu từ bán tài sản,
doanh thu và vay từ thị trương ngoại tệ
 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
- Một là:do sự mất cân xứng về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ
- Hai là: do sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất
15


- Ba là: ngân hàng luôn phải đáp ứng nhnu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo
* Sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong thanh khoản
Ngân hàng phải đối mặt với vấn đề thanh khoản hàng ngày trong hoạt động
kinh doannh của mình. Vậy quản trị rủi ro trog thanh khoản là vấn đề rất cần thiết,
yêu cầu phải được thực hiện một cách thường xuyên liên tục nó xuất phát từ những
lý do sau
Có sự đánh đổi giưa khả năng thanh khoản và bằng sinh lời. Ngân hàng càng
tập trung nhiều vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời dự tính
của nó thấp và ngược lại. Như vậy, vấn đề đặt ra các Ngân hàng phải thực hiện

quản trị thanh khoản và một mặt để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động
kinh doanh nhưng mặt khác đảm bảo khả năng sinh lời cần thiết
Thứ hai: nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả nghiêm
trọng, mức độ nhẹ là giảm thu nhập và uy tín của ngân hàng
Thứ ba: Trong các trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản đẩy ngân hàng
vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đưa ngân hàng đối mặt với khả năng bị
phá sản, bị bán hoặc bị sát nhập. Hơn thế nữa, rủi ro thanh khoản mang tính hệ
thống, có thể đe dọa đến cả hệ thống tài chính
Như vậy: việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thường
xuyên và trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp là yêu cầu cần thiết và là nội
dung quan trọng trong công tác quản trị của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro. Nó
liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và của toàn hệ thống
5/Kết luận
Hoạt động Ngân hàng chứa đựng nhiều tiềm năng rủi ro mà chúng ta khó lường
trước được, Nguyên nhân chính là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế sau đó
cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay với lãi suất cao hơn để thu lợi nhuận. Đây là
nguyên nhân chính gây ra rủi ro, rủi ro không những trong tín dụng mà còn rủi ro
16


về lãi suất, thanh khoản, công nghệ, uy tín…Trong tất cả rủi ro thì rủi ro tín dụng là
lớn nhất phức tạp nhất chiếm tỷ lệ cao nhất. Chính vì vậy ngành Ngân hàng phải
tìm ra nguyên nhân, có biện pháp quản trị tốt. Như vậy mới có thể đứng vững và
phát triển
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu của trường đào tạo doanh nghiệp CORPORATE LINK, LANGUAGE
LINK VIET NAM

17




×