Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.99 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT –
HỌC VIỆN TƯ PHÁP........................................................................................4
1.Lịch sử hình thành và phát triển :.....................................................................................4
2. Cơ cấu tổ chức :..............................................................................................................4
3. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn:.....................................................................................4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO
NHỮNG NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN................................................................6
1. Khái niệm:.......................................................................................................................7
1.1: Trợ giúp pháp lý :.........................................................................................................7
1.2 : Nạn nhân : Theo khoản 4 Điều 2 Luật phòng, chống mua bán người 2011:..............7
1.3: Mua bán người:............................................................................................................7
2. Khái quát tình hình mua bán người trên thế giới và tại việt nam ; Kinh nghiệm của
Hoa kì về TGPL cho nạn nhân bị mua bán :.......................................................................8
2.1 : Tình hình mua bán người trên thế giới và trong khu vực :.........................................8
2.2: Tình hình mua bán người tại Việt Nam:......................................................................9
2.3 : Kinh nghiệm của Hoa kì về TGPL cho nạn nhân bị mua bán:.................................10
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI PHẠM MBN, THỦ ĐOẠN, ĐỘNG CƠ, MỤC
ĐÍCH, TÁC HẠI CỦA TỘI PHẠM MBN........................................................................11
3.1: Nguyên nhân chủ quan (từ phía nạn nhân):...............................................................11
3.2: Nguyên nhân khách quan (từ phía cộng đồng, xã hội):.............................................12
3.3 Thủ đoạn, động cơ, mục đích, hậu quả/tác hại của tội phạm mua bán người.............12
3.3.1. Thủ đoạn:................................................................................................................12
3.3.2. Động cơ, mục đích:.................................................................................................13
3.3.3. Hậu quả/tác hại của MBN.......................................................................................13
4. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG MBN. 15
4.1. Pháp luật về phòng ngừa MBN:.................................................................................15


4.1.1. Pháp luật về bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của PNTE nói riêng:....15
4.1.2. Các quy định pháp luật về phòng ngừa MBN trong một số lĩnh vực dễ bị lợi dụng
để MBN, bao gồm:............................................................................................................15
4.2. Các quy định về chế tài và điều tra, truy tố, xét xử tội phạm MBN:.........................16
4.2.1. Hệ thống các chế tài:...............................................................................................16
4.2.2. Các quy định về điều tra, truy tố, xét xử:................................................................19
4.3. Các quy định về tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân:............................19
4.4 Các văn bản mang tính tổ chức, điều hành hoạt động PCMBN:................................21
4.4.1. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành:....................................................21
4.4.2. Các chương trình, kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương...................................22
4.5. Luật Phòng, chống mua bán người............................................................................22
4.5.1. Những vấn đề chung:..............................................................................................23
4.5.2. Phòng ngừa MBN:..................................................................................................23
4.5.3. Phát hiện, xử lý vi phạm:........................................................................................24
4.5.5. Hỗ trợ nạn nhân:......................................................................................................24
4.5.6. Trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trong PCMBN:..........25


4.5.7. Hợp tác quốc tế trong PCMBN:..............................................................................26
4.6. Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 20112015...................................................................................................................................26
5. Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lí cho nạn nhân bị mua bán:................................26
6. QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH NẠN NHÂN...............................................35
6.1. Nguyên tắc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân................................35
6.2. Xác minh, xác định, tiếp nhận nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán ra nước
ngoài, đang ở nước ngoài..................................................................................................35
6.3. Xác minh, xác định, tiếp nhận nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán ra nước
ngoài tự trở về...................................................................................................................35
6.4. Xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán
trong nước tự đến trình báo...............................................................................................36
6.5. Xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân là công dân Việt Nam bị mua bán

trong nước được giải cứu:.................................................................................................36
6.6. Quy trình xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân là người nước ngoài bị
mua bán tại Việt Nam........................................................................................................37
7. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NẠN NHÂN...................................................................38
7.1. Đối tượng được bảo vệ:..............................................................................................38
7.2. Mục đích bảo vệ:........................................................................................................38
7.3. Các biện pháp bảo vệ:................................................................................................38
7.4. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ:..................................................39
8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NẠN NHÂN:.............................................................39
8.1. Quyền của con người nói chung:...............................................................................39
8.2. Các quyền và nghĩa vụ đặc thù của nạn nhân bị mua bán:........................................40
9.CÁC HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NẠN NHÂN...................................40
9.1. Về tư vấn:...................................................................................................................40
9.2. Tham gia tố tụng:.......................................................................................................41
9.3. Đại diện ngoài tố tụng:...............................................................................................41
9.4. Các hình thức TGPL khác như:..................................................................................41

PHẦN III: GIẢI PHÁP , KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NHỮNG NẠN NHÂN BỊ........43
MUA BÁN..........................................................................................................43
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán.....................43
2. Một số đề xuất..............................................................................................................45

KẾT LUẬN:.......................................................................................................47


CHỮ VIẾT TẮT
BLĐTBXH: Bộ lao động thương binh xã hội
BTP : Bộ Tư Pháp
MBN : Mua bán người

PCMBN : Phòng chống mua bán người
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
TGPL : Trợ giúp pháp lí
UBND: ủy ban nhân dân
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao


LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới đã đem lại cho đất nước ta nhiều thành tựu quan trọng,
nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt trên
nhiều mặt, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặt trái của nền kinh tế thị
trường cũng làm phát sinh những yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội. Tình hình
tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người trở thành một vấn nạn, mang
tính thời sự nóng bỏng và gây bức xúc trong toàn xã hội, không chỉ ở Việt Nam
mà trên phạm vi toàn thế giới với diễn biến ngày càng phức tạp; tính chất và thủ
đoạn hoạt động ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt; nhiều trường hợp có
tổ chức chặt chẽ và có tính xuyên quốc gia.Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ
lực trong công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và
trẻ em.Trong báo cáo mới nhất về nạn buôn người trên toàn thế giới trong năm
2014, Văn phòng Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm và ma túy
(UNODC), trên thế giới có khoảng 510 đường dây buôn bán người và ít nhất
152 quốc gia có nạn nhân rơi vào tay các nhóm tội phạm buôn người.
Nhiều hội nghị và hội thảo khoa học ở phạm vi khu vực và quốc tế trong
những năm gần đây đã khẳng định vấn đề mua bán người- một hình thức nô lệ
hiện đại đang ngày càng gia tăng một cách đáng kể ở nhiều quốc gia trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Đây không còn là vấn đề riêng biệt của mỗi nước mà
nó đã mang tính toàn cầu, thu hút sự quan tâm của nhiều chính phủ, nhiều tổ
chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Hiện tượng xã hội tiêu cực
này liên quan đến nhiều vấn đề trước hết là vấn đề di dân, vấn đề chuyển dịch

lao động trên thị trường quốc tế và trong mỗi quốc gia theo hướng từ các nước
nghèo sang các nước phát triển, từ nông thôn ra các thành phố và các khu công
nghiệp. Hiện tượng này cũng liên quan đến sự phân công lao động giới không
bình đẳng. Hầu như ở mọi nơi, phụ nữ đều khó tìm việc làm hơn so với nam
giới, họ thường là nguồn nhân công rẻ mạt ở các khu sản xuất không chính quy,
lao động mang tính dịch vụ. Mua bán phụ nữ và trẻ em thường gắn liền với các
hành vi xuất, nhập cảnh trái phép, mại dâm, lạm dụng tình dục và bóc lột lao
1


động, trong đó mua bán phụ nữ và trẻ em nhằm mục đích mại dâm chiếm tỉ lệ
đáng kể. Ở Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế, sự ổn
định về chính trị, an ninh quốc phòng, mức sống của người dân được nâng cao,
các hoạt động xã hội từ thiện được mở rộng và phát triển do sự tác động tích cực
của công cuộc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách mở cửa thì một số tệ
nạn xã hội đã phát sinh, phát triển do tác động tiêu cực của nó trong đó có tệ nạn
mua bán người.Nhìn một cách tổng quan có thể nói rằng hiện tượng này ở Việt
Nam đang là điểm nóng, là vấn đề bức xúc, nhức nhối và đáng quan tâm, lo âu
của toàn xã hội.
Với việc chọn đề tài “HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NẠN
NHÂN BỊ MUA BÁN .” giúp tôi có thêm nhiều kiến thức thực tế, không chỉ
hiểu thêm về những con số biết nói trên giấy tờ, mà còn được tìm hiểu về quy
trình ,thủ tục hay đưa ra những kiến nghị, giải pháp làm thế nào trợ giúp pháp lý
cho những người bị mua bán trong xã hội, hơn nữa tôi còn có thể tiếp xúc và học
hỏi trực tiếp từ Trung tâm tư vấn pháp luật – Học viện tư pháp với những con
người giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về pháp luật.
Báo cáo thực tập gồm 3 phần :
• Phần I: Tổng quan về Trung tâm tư vấn pháp luật – Học viện tư
pháp
• Phần II : Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho những nạn

nhân bị mua bán .
• Phần III : Giải pháp , kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động trợ giúp
pháp lý cho những nạn nhân bị mua bán .
Lần kiến tập này là dịp tôi được thử sức, áp dụng tất cả những kiến thức
trong sách vở đã được học ở trên lớp để thể hiện năng lực thực tiễn, khả năng
ứng phó với tình huống, và khẳng định bản thân mình.
Để có thể học tập và hoàn thành được bài báo cáo thực tập này, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến :
- Anh Đào Dư Long – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật – Học
viện tư pháp .
2


- Cùng toàn thể nhân viên trong Trung tâm tư vấn pháp luật- Học viện tư
pháp.
Do thời gian có hạn nên báo cáo thực tập này không tránh khỏi những
thiếu sót và khiếm khuyết. Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo và các bạn để báo cáo thực tập này của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT –
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
1. Lịch sử hình thành và phát triển :
Trung tâm Tư vấn pháp luật Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết
định số 43/QĐ-HVTP ngày 01 tháng 04 năm 2011 của Giám đốc Học viện Tư
pháp, là đơn vị trực thuộc Học viện Tư pháp, hoạt động theo Nghị định số
77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật.

Địa chỉ:

Số 9 phố Trần Vỹ
Phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy

Điện thoại:
Email:
Website:

Thành phố Hà Nội.
(+84) 04 37566129 ext: 129, 227

www.jalcc.vn

Trung tâm Tư vấn pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài
khoản riêng, có chức năng: tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; bồi dưỡng kiến thức
pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý theo nhu cầu xã hội; tổ chức hoạt động thực
hành nghề luật cho giảng viên và học viên của Học viện Tư pháp.

2. Cơ cấu tổ chức :
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:
1. Giám đốc và các Phó giám đốc;
2. Các Tư vấn viên pháp luật, Luật sư làm việc theo hợp đồng lao động;
3. Nhân viên Kế toán, Thủ quỹ, Văn phòng.
Trung tâm có Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp cần thiết theo
nhu cầu xã hội sẽ có chi nhánh ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

3. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn:
Trung tâm có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1) Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sự phát triển và hoạt động của

Trung tâm;
2) Tư vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp
luật và theo thỏa thuận với khách hàng, bao gồm:
 Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
 Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;
4


 Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;
 Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;
 Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các
công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
 Cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào
chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn
pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật;
3) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúppháp lý;
4) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tổ chức nghiên cứu khoa học pháp lý và tư
pháp theo nhu cầu xã hội;
5) Phối hợp với các đơn vị có liên quan của Học viện Tư pháp tổ chức hoạt
động thực hành nghề luật cho giảng viên, học viên.

5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO
NHỮNG NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN
Lí do chọn đề tài :
Mua bán người là một vấn nạn có tính toàn cầu và đang có xu hướng gia
tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới, mà Việt nam không phải là ngoại
lệ. Mặc dù hiện tượng mua bán người mới xuất hiện hơn mười năm trở lại đây ,

song tính đa dạng, phức tạp cũng như hậu quả mà hành vi này gây ra cho các
nạn nhân, gia đình nạn nhân và toàn xã hội là đặc biệt nghiêm trọng . Hành vi
mua bán người xâm hại đến quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong
Hiến pháp Việt Nam và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan .
Cuộc đấu tranh phòng chống mua bán người ở Việt Nam đã đạt được một
số kết quả nhất định , đã xử lí hình sự hàng trăm vụ với hàng nghìn đối tượng
phạm tội.Tuy nhiên ,tình hình mua bán ngườihiện nay có xu hướng gia tăng năm
sau cao hơn năm trước và diễn biến rất phức tạp.Loại tội phạm này không chỉ
xảy ra ở các địa phương vùng sâu, vùng xa , biên giới hải đảo mà xuất hiện ở
hầu hết các tỉnh và thành phố trên cả nước . Tính chất và thủ đoạn hoạt động
của hành vi này ngày càng tinh vi, xảo quyệt và đang có xu hướng xuyên quốc
gia.
Nhận thức sâu sắc về tính chất ,mức độ nguy hiểm của hành vi mua bán
người cũng như những diễn biến phức tạp của hành vi này. Đảng và Nhà nước ta
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách văn bản quy phạm pháp luật tạo ra cơ
sở pháp lí thuận lợi cho việc phòng, chống, mua bán người.Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, cho đến nay hệ thống văn bản đó đã bộc lộ nhiều bất
cập, thiếu sót, dẫn đến hạn chế hiệu quả của công tác phòng, chống loại hành vi
này. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người nói chung, tội
phạm mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là cần
phải tổng kết thực tiễn, tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này; qua đó đề
xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán
người trong tình hình hiện nay.
6


1. Khái niệm:
1.1: Trợ giúp pháp lý :
Theo điều 3 Luật trợ giúp pháp lý 2006 :
“Điều 3. Trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người
được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp
pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý
thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục
pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh
chấp và vi phạm pháp luật”
1.2 : Nạn nhân : Theo khoản 4 Điều 2 Luật phòng, chống mua bán
người 2011:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để
sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục.
2. Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ
nhu cầu tình dục của người khác.
3. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các
thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
4. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi hành vi quy định tại các khoản 1, 2
và 3 Điều 3 của Luật này.
Danh từ nạn nhân thường được sử dụng để chỉ những cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại. Trong Từ điển tiếng Việt, từ nạn nhân được định nghĩa: “Người bị nạn
hoặc người phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội hay một chế độ bất công“.
(1) Trong Đại từ điển tiếng Việt, từ nạn nhân được định nghĩa: “1. Người bị tai
nạn; 2. Người, tổ chức gánh chịu hậu quả từ bên ngoài đưa đến”
1.3: Mua bán người:
Trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam không sử
dụng khái niệm “buôn bán người” (BBN) mà sử dụng khái niệm “mua bán
7


người” (MBN)

Nghị định thư về Ngăn ngừa, Trấn áp và Trừng trị hành vi Mua bán người
(bổ sung cho Công ước về Chống Tội phạm có tổ chức Xuyên quốc gia của Liên
hiệp quốc) đưa ra khái niệm mua bán người là hành vi “tuyển mộ, vận chuyển,
chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử
dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian
lận, lừa gạt, hay lợi dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương, hay bằng việc
đưa hoặc nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý cho phép một người
kiểm soát người khác”
Hành vi “Mua bán người” được hiểu là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các
lợi ích vật chất khác để trao đổi người (từ đủ 16 tuổi trở lên) như một loại hàng
hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây1:
- Bán người cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người
mua;
- Mua người để bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai và
mục đích của người mua sau này như thế nào;
- Dùng người như là tài sản để trao đổi, thanh toán;
- Mua người để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì các mục đích trái
pháp luật khác.
2. Khái quát tình hình mua bán người trên thế giới và tại việt nam ;
Kinh nghiệm của Hoa kì về TGPL cho nạn nhân bị mua bán :
2.1 : Tình hình mua bán người trên thế giới và trong khu vực :
- Có diễn biến phức tạp, luôn trong xu hướng gia tăng ở quy mô phạm vi
toàn cầu. Ước tính hằng năm trên thế giới có khoảng 800.000 - 1.000.000 người
bị buôn bán; Trong đó hơn 55% là phụ nữ và các em gái vị thành niên; Ngoài ra
có khoảng 12,3 triệu người bị cưỡng bức lao động và lao động tình dục.
- Theo báo cáo của Liên minh Châu Âu mỗi năm có khoảng 12.000 người
bị buôn bán từ các nước Châu Á sang Châu Âu, tăng khoảng 18%.
- Lợi nhuận từ buôn bán người ước tính từ 30 đến 40 tỷ/năm, đứng sau
1


8


buôn bán vũ khí và ma túy…
- Các nước có đông nạn nhân là Thái Lan, Trung Quốc, Moldova,
Nigeria… Điểm đến của tội phạm là Thái Lan, Nhật Bản, Israel, Bỉ, Hà Lan,
Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Mỹ…
- Hiện chưa có thống kê chính thức nhưng nhiều chuyên gia trên thế giới
ước tính có khoảng 2,5 triệu người là nạn nhân đang phải sống như những “nô lệ
thời hiện đại”, bị bóc giam cầm, trà đạp, bị bóc lột sức lao động và tình dục
thậm tệ. Bị tước đoạt tự do và bóc lột, lạm dụng dưới nhiều hình thức khác
nhau…
(Các số liệu trên theo ước tính của Liên minh châu Âu và UNODC)
2.2: Tình hình mua bán người tại Việt Nam:
- Năm 2011, toàn quốc phát hiện 454 vụ mua bán người, 670 đối tượng, lừa
bán 821 nạn nhân;
- Năm 2012, toàn quốc phát hiện 460 vụ mua bán người, 769 đối tượng
lừa bán 844 nạn nhân. So với năm 2011 tăng 06 vụ =1,3% và tăng 69 đối
tượng =10%, tăng 23 nạn nhân = 2,8%.
- Năm 2013 toàn quốc phát hiện 507 vụ với 697 đối tượng, lừa bán 982
nạn nhân. So với năm 2012 tăng hơn 4 % số vụ và 11% số nạn nhân. Địa
phương phát hiện nhiều là Lào Cai 31 vụ, Hà Giang 24 vụ, Lai Châu 23 vụ,
Hải Dương 17 vụ…
Một số thủ đoạn và diễn biến mới:
- Xuất hiện tình trạng lừa đảo dưới hình thức xuất khẩu lao động để
mua bán người ra nước ngoài: Thu tiền trong nước rồi đưa ra nước ngoài, thu
giữ hộ chiếu, giấy tờ…sau đó giam cầm, kiềm tỏa tự do để cấu kết thực hiện
hành vi cưỡng bức lao động và bóc lột tình dục. Trong năm 2013 cảnh sát
Nga đã giải cứu 4 vụ đưa hơn 1.000 lao động Việt Nam bị cưỡng bức tại Nga
về nước;

Tại Malayxia đã giải cứu 23 phụ nữ trong các ổ mại dâm đưa về Việt
Nam. Hiện Cục C45 đang xác minh làm rõ các vụ lừa đảo sang Đài Loan tại
địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội…
9


- Tìm kiếm, thu gom các trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em sinh ra trong gia đình
khó khăn, quẫn bách, sinh ngoài ý muốn rồi cấu kết đưa ra nước ngoài bán
hoặc hợp pháp hóa bằng các thủ tục cho nhận con nuôi người nước ngoài để
đưa trẻ em ra nước ngoài bán
- Xuất hiện hiện tượng công khai tìm mua và rao bán trẻ sơ sinh trên
mạng Internet và khu vực các bệnh viện với giá từ 30 - 50 triệu đồng
- Tình trạng lừa bán học sinh, sinh viên đưa sang Trung Quốc làm gái
mại dâm có chiều hướng gia tăng; Năm 2013 phát hiện xử lý 6 vụ 15 đối
tượng lừa bán hàng chục nữ sinh, đã giải cứu được 9 em.
2.3 : Kinh nghiệm của Hoa kì về TGPL cho nạn nhân bị mua bán:
Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) chịu trách nhiệm điều tra nạn buôn bán
người, bắt giữ buôn người và bảo vệ nạn nhân. DHS khởi tạo hàng trăm điều tra
và bắt giữ nhiều tội phạm buôn bán người hàng năm, sử dụng một cách tiếp cận
nạn nhân làm trung tâm. DHS cũng có quá trình cứu trợ nhập cư thông qua tiếp
tục hiện diện (CP), thị thực T, U và thị thực cho các nạn nhân của nạn buôn bán
người và tội phạm chỉ định khác.
Liên ngành công tác của Tổng thống để giám sát, chống buôn bán người
(PITF) tập hợp các phòng ban và các cơ quan liên bang để đảm bảo một cách
tiếp cận toàn bộ của chính phủ để giải quyết tất cả các khía cạnh của con người
buôn bán thực thi của pháp luật hình sự và lao động, xác định nạn nhân và bảo
vệ, giáo dục và nâng cao nhận thức công cộng, thương mại quốc tế và phát triển,
quan hệ đối tác tăng cường và cơ hội nghiên cứu, và các cam kết quốc tế và
ngoại giao. Các cơ quan thành viên và mời các PITF là Bộ Ngoại giao, Quốc
phòng, Tư pháp, Nội vụ, Nông nghiệp, Lao động, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh,

Giao thông vận tải, giáo dục và an ninh nội địa, cũng như Văn phòng Quản lý và
Ngân sách nhà nước, an ninh quốc gia nhân viên, Văn phòng Giám đốc tình báo
quốc gia, Hội đồng Chính sách trong nước, Cục Điều tra Liên bang, Cơ quan
Phát triển Quốc tế, và Mỹ bình đẳng Ủy ban Cơ hội việc làm. Là một phần của
PITF, các cơ quan này thường xuyên phối hợp để thực thi các chính sách liên
bang về phòng, chống buôn bán người.
10


DHS đã phát động Chiến dịch xanh, thống nhất các thành phần DHS hiệu
quả hơn chống lại nạn buôn người thông qua tăng cường nhận thức cộng
đồng, đào tạo, hỗ trợ nạn nhân, và thực thi pháp luật điều tra. Bằng cách mở
rộng sự hợp tác của DHS, cũng như giữa các chính phủ trong nước và quốc tế,
thực thi pháp luật, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân, DHS đang
giúp đỡ để bảo vệ nạn nhân bị buôn bán từ cả bên trong nước Mỹ và trên thế
giới. Chiến dịch xanh là tiếng nói thống nhất cho Bộ Ngoại giao Mỹ (DHS) các
nỗ lực an ninh nội địa để chống lại nạn buôn người. Làm việc trong hợp tác với
thi hành pháp luật, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và tư nhân, Chiến dịch
xanh phấn đấu để bảo vệ quyền cơ bản của tự do và mang lại những người khai
thác cuộc sống của con người ra trước công lý. DHS có trách nhiệm điều tra nạn
buôn bán người, bắt giữ kẻ buôn người, và bảo vệ nạn nhân. DHS cũng cung cấp
cứu trợ cho các nạn nhân nhập cư ở nước ngoài.
Ngoài hợp tác về điều tra thực thi pháp luật, DHS cung cấp các chương
trình và dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bổ sung. Để được hỗ trợ làm việc với một nạn
nhân, truy cập vào nguồn lực sẵn có, hoặc để kết nối một nạn nhân với các dịch
vụ trong cộng đồng DHS có thể giúp đỡ. Nhiều nạn nhân người nước ngoài
không có tư cách pháp nhân tại Hoa Kỳ, đó là một lý do nạn nhân có thể không
hướng lên phía trước. Những kẻ buôn người cũng sử dụng sự thiếu tư cách pháp
nhân của nạn nhân để khai thác và kiểm soát họ. Giảm nhập cư là một công cụ
quan trọng bởi vì nó cung cấp cho các nạn nhân sự an toàn và ổn định tình trạng

của họ tại Hoa Kỳ.
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỘI PHẠM MBN, THỦ ĐOẠN,
ĐỘNG CƠ, MỤC ĐÍCH, TÁC HẠI CỦA TỘI PHẠM MBN
3.1: Nguyên nhân chủ quan (từ phía nạn nhân):
- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu việc làm hoặc không có việc làm ổn
định;
- Gặp phải những éo le, bất hạnh trong cuộc sống;
- Bị phân biệt đối xử;
- Nhẹ dạ, cả tin;
11


- Thiếu thông tin về nguy cơ, thủ đoạn, tác hại… của tội phạm mua bán
người.
- Thiếu kỹ năng phòng ngừa mua bán người.
3.2: Nguyên nhân khách quan (từ phía cộng đồng, xã hội):
- Điều kiện kinh tế ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa đặc biệt
khó khăn
- Tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
- Khoa học, công nghệ phát triển
- Phân hóa giàu, nghèo
- Thiếu việc làm, thất học
- Bất bình đẳng giới, định kiến giới
- Mất cân bằng giới tính…
- Quản lý Nhà nước, quản lý xã hội còn buông lỏng, bất cập, sơ hở, để tội
phạm lợi dụng hoạt động, nhất là trong quản lý người nước ngoài, quản lý nhân
hộ khẩu, quản lý an ninh biên giới, xuất nhập cảnh, hôn nhân và con nuôi có yếu
tố nước ngoài…
- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu tính khả thi
3.3 Thủ đoạn, động cơ, mục đích, hậu quả/tác hại của tội phạm mua

bán người.
3.3.1. Thủ đoạn:
- Hứa hẹn tìm việc làm nhàn hạ có thu nhập cao;
- Kết thân sau đó giả vờ yêu, hẹn đưa đi chơi, đi làm ăn rồi đem bán;
- Bỏ thuốc mê vào đồ ăn, nước uống hoặc cho nạn nhân uống rượu say rồi
chở đi bán.
- Rủ đi làm ăn xa rồi giữ giấy tờ tùy thân ép buộc, dọa dẫm nạn nhân;
- Giúp đỡ tiền bạc rồi ràng buộc nạn nhân vào cảnh nợ nần, phải phụ
thuộc vào chúng;
- Hứa hẹn môi giới kết hôn trong nước, nước ngoài hoặc làm con nuôi;
- Bắt cóc, cho trẻ em quà, hoặc giả làm bạn bè của bố mẹ đến đón trẻ;
- Núp dưới hình thức thuê sinh con hoặc mua bán trẻ sơ sinh;
12


- Núp dưới hình thức đi du lịch, đi làm việc ở nước ngoài, đi du học hoặc
đi tham quan;
- Kết bạn qua internet, sau đó hẹn gặp mặt rồi lừa bán.
3.3.2. Động cơ, mục đích:
Nạn nhân thường bị mua bán vì các mục đích sau:
- Ép buộc bán dâm;
- Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và
những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
- Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thể mình với mục đích kích
động tình dục;
- Làm nô lệ tình dục;
- Cưỡng bức lao động;
- Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
- Ép buộc đi ăn xin;
- Ép buộc làm vợ hoặc chồng;

- Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;
- Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Vì mục đích vô nhân đạo khác.
3.3.3. Hậu quả/tác hại của MBN
* Hậu quả đối với nạn nhân:
Về thân thể:
- Bị bóc lột tình dục, cưỡng ép hôn nhân: nạn nhân dễ bị ép buộc làm gái
mại dâm trong các nhà hàng, khách sạn; bị ép buộc làm vợ một hoặc nhiều
người cùng một lúc.
- Bị hành hạ, bóc lột sức lao động: có thể bị ép buộc lao động khổ sai
trong các môi trường độc hại hoặc nguy hiểm khác nhau.
- Có thể trở thành các vật thí nghiệm cho các thí nghiệm khoa học một
cách bất hợp pháp hoặc bị lấy đi các bộ phận trên cơ thể.
- Nguy cơ mắc bệnh cao: các bệnh xã hội như bệnh lậu, giang mai,
HIV/AIDS và các bệnh khác vì kiệt sức hoặc suy sụp tinh thần.
13


Về tinh thần:
- Tinh thần suy sụp: lo sợ bị đơn độc, sợ những người khác biết về mình,
sợ bị kẻ lừa gạt tìm thấy và trừng phạt, sợ bị mắc bệnh.
- Mặc cảm, bi quan về bản thân: cảm thấy tội lỗi và xấu hổ vì sai lầm
hoặc sa ngã, dại dột, cảm thấy oán hận kẻ đã lừa gạt mình và chính mình.
- Thiếu lòng tin vào bản thân và mọi người, cảm thấy bất lực, trầm cảm,
mất phương hướng, rối loạn tâm lý.
Về hành vi:
- Sa vào cảnh cư trú bất hợp pháp, bị nước sở tại truy bắt, lúc nào cũng
phải trốn tránh.
- Sống trong tình trạng không ai bảo lãnh, bênh vực và bị phân biệt đối
xử.

- Sống không tiền bạc, không giấy tờ tuỳ thân, ít có cơ hội trở về với gia
đình, quê hương.
- Bản thân có thể bị tha hoá trở thành tội phạm tham gia mua bán người.
* Hậu quả đối với gia đình của nạn nhân:
- Hạnh phúc gia đình rạn nứt, tan vỡ.
- Tâm trạng lo âu, mất công mất của đi tìm kiếm.
- Mất nhân lực lao động.
- Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
- Ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của gia đình, dòng họ, bị mọi người xa
lánh, chê trách.
* Hậu quả đối với xã hội:
- Xáo trộn mối quan hệ cộng đồng, gây tâm lý nghi ngờ về sự dụ dỗ lừa
gạt của đường dây buôn người.
- Nạn buôn người dẫn đến các tệ nạn xã hội, các tội phạm khác như mại
dâm, bóc lột, lạm dụng tình dục… gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội.
- Tốn kém kinh phí và công sức giải quyết các vấn đề về bệnh tật, sức
khoẻ, giải quyết hộ khẩu cho các nạn nhân, giải quyết việc học hành, cư trú lâu
14


dài cho những đứa trẻ sinh ra có mẹ là nạn nhân của buôn bán người và bố là
người nước ngoài.
- Làm suy giảm đạo đức xã hội.
* Hậu quả đối với thủ phạm:
Người có hành vi mua bán người, tùy theo tính chất và mức độ phạm tội
sẽ bị xử lý theo Điều 119 (Tội mua bán người) và Điều 120 (Tội mua bán, đánh
tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em) của Bộ luật hình sự 1999
4. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG,
CHỐNG MBN.

4.1. Pháp luật về phòng ngừa MBN:
4.1.1. Pháp luật về bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của
PNTE nói riêng:
Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em, Luật Giáo dục, Bộ luật lao động, Luật bình đẳng giới,...
4.1.2. Các quy định pháp luật về phòng ngừa MBN trong một số lĩnh
vực dễ bị lợi dụng để MBN, bao gồm:
+ Các quy định pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài:Luật Hôn nhân
và gia đình năm (Chương XI), Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia
đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
+ Các quy định pháp luật về nuôi con nuôi, đặc biệt là nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Nuôi con nuôi
năm 2010,…
+Các quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng năm 2006; Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài; Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH
15


ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết
một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Các quy định của pháp luật về quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch

vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm: Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm số
10/2003/PL-UBTVQH ngày 17/3/2003;Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày
15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
phòng, chống mại dâm;Luật Du lịch năm 2005;Nghị định số 92/2007/NĐ-CP
ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;Nghị
định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành về Quy chế
hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;Nghị định số
72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh,
trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
+ Pháp luật về kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh, vận chuyển thương mại
qua biên giới và cư trú tại Việt Nam: Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Pháp
lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm
1999; Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam; Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 về quy chế cửa khẩu
biên giới đất liền; Thông tư 181/2005/TT-BQP ngày 17/11/2005 của Bộ Quốc
phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định 32/2005/NĐ-CP về quy chế cửa khẩu
biên giới đất liền; Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 về quy chế
khu vực biên giới biển.
4.2. Các quy định về chế tài và điều tra, truy tố, xét xử tội phạm
MBN:
4.2.1. Hệ thống các chế tài:
- Hệ thống chế tài hình sự:
Trong BLHS hiện hành của Việt Nam (BLHS năm 1999, đã được sửa đổi,
16


bổ sung bởi Luật số 37/2009/QH12 ngày 29/6/2009) có 2 điều luật quy định trực
tiếp các chế tài áp dụng đối với hành vi MBN, đó là Điều 119 (Tội MBN) và
Điều 120 (Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em). Bên cạnh đó, BLHS

còn quy định một số tội danh đối với một số hành vi liên quan đến quá trình
MBN như:
+ Các hành vi liên quan đến mại dâm: tội chứa mại dâm (Điều 254), tội
môi giới mại dâm (Điều 255) và tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256);
+ Các hành vi liên quan đến sử dụng lao động: tội vi phạm quy định về an
toàn lao động, vệ sinh lao động (Điều 227), tội vi phạm quy định về sử dụng lao
động trẻ em (Điều 228);
+ Các hành vi khác xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm
và tự do thân thể của nạn nhân: tội giết người (Điều 93); tội bức tử (Điều 100);
tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 101); tội đe doạ giết người (Điều
103); tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
(Điều 104); tội hành hạ người khác (Điều 110); tội hiếp dâm (Điều 111); tội hiếp
dâm trẻ em (Điều 112); tội cưỡng dâm (Điều 113); tội cưỡng dâm trẻ em (Điều
114); tội giao cấu với người dưới 16 tuổi (Điều 115); tội dâm ô trẻ em (Điều
116); tội làm nhục người khác (Điều 121); tội bắt, giữ, giam người trái pháp luật
(Điều 123); tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của
người khác (Điều 125).
+ Các hành vi khác có liên quan trong quá trình MBN: tội tổ chức, cưỡng
ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275); tội
sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều
266); tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267); tội chiếm
đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã
hội (Điều 268); tội giả mạo trong công tác (Điều 284); tội nhận hối lộ (Điều
279), tội đưa hối lộ (Điều 289).
Đặc biệt, BLHS hiện hành của Việt Nam có một điều luật (Điều 251) quy
định tội rửa tiền. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý triệt để các hành vi sử
dụng tiền, tài sản do phạm tội MBN, MBTE mà có.
17



- Hệ thống chế tài hành chính:
Chế tài xử lý hành chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy phép hành
nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, trục xuất...) được quy định đối với
hành vi vi phạm liên quan đến MBN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự như giả mạo giấy tờ, môi giới mại dâm, chứa mại dâm, xâm phạm quyền
trẻ em… Các văn bản liên quan chủ yếu:
+ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
+ Nghị định số 150/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định
về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, giả mạo giấy tờ; tổ chức, dẫn dắt, môi giới
mại dâm...
+ Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010quy định xử phạt hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, trong đó quy định xử phạt hành
chính đối với hành vi vi phạm các quy định về việc sử dụng người lao động
chưa thành niên, lao động nữ…; phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự
và nhân phẩm lao động nữ; vi phạm các quy định của pháp luật về việc nhận
người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, đưa người Việt Nam đi lao động
tại nước ngoài làm việc...
+ Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực cho, nhận con nuôi; ngược đãi, hành hạ, xâm phạm quyền trẻ
em...
+ Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Nghị định 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tư pháp có các chế định xử phạt văn phòng con nuôi
nước ngoài có hành vi vi phạm về cho nhận, con nuôi...
- Hệ thống chế tài dân sự:
Tuy pháp luật không có quy định riêng về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại liên quan đến hành vi MBN, nhưng theo nguyên tắc chung về bồi thường

18


thiệt hại quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người nào có lỗi
trong việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại, thì
phải bồi thường.
BLHS năm 1999 (Điều 42) cũng quy định người phạm tội phải bồi
thường thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần đã được xác định là do hành vi phạm
tội gây ra. Để bảo đảm thực hiện quy định này, BLTTHS năm 2003 có quy định
về việc kê biên tài sản (Điều 146), theo đó việc kê biên tài sản được áp dụng
trong trường hợp bị can, bị cáo phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trên tinh thần đó, bất cứ người nào có hành vi MBN hoặc các hành vi liên
quan mà gây thiệt hại cho nạn nhân, thì ngoài việc bị áp dụng các chế tài xử lý
theo pháp luật còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người nạn
nhân.
4.2.2. Các quy định về điều tra, truy tố, xét xử:
Việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm MBN và MBTE được thực hiện
theo quy định tại các văn bản sau:
- BLTTHS năm 2003: quy định các nguyên tắc chung về điều tra, truy tố,
xét xử các vụ án hình sự, bao gồm cả vụ án về MBN.
- Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2009): quy định tổ chức bộ máy, thẩm quyền điều tra cụ thể của CQĐT;
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân
dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQPBTP ngày 23/7/2013 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán đánh tráo hoặc chiếm
đoạt trẻ em.

4.3. Các quy định về tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân:
- Luật PCMBN (Chương IV và Chương V) quy định vấn đề tiếp nhận, xác
19


minh và bảo vệ nạn nhân;
- Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 quy định căn cứ xác định
nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân. Nội dung của Nghị định
bao gồm: quyền và nghĩa vụ của nạn nhân (Điều 3); căn cứ để xác định nạn nhân
(Điều 5); đối tượng được bảo vệ (Điều 6); các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn
nhân, người thân thích của họ (Điều 7); thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ,
trách nhiệm tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ, trình tự, thủ tục áp dụng các
biện pháp bảo vệ và hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ (từ Điều 9 đến Điều 11).
Nghị định 62/2012/NĐ-CP có hiệulực thi hành kể từ ngày 10/10/2012.
- Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật PCMBN,quy định về cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn
Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân; tổ chức, hoạt động của cơ sở hỗ trợ
nạn nhân và chế độ hỗ trợ, trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn
nhân.Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013.
- Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG ngày
10/02/2014 của Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội - Bộ Ngoại giao hướng dẫn trình tự, thủ tục quan hệ phối hợp trong xác minh,
xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán. Thông tư liên tịch này hướng
dẫn về trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại
giao trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán
quy định tại các Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật phòng, chống mua bán
người; áp dụng đối với nạn nhân là công dân Việt Nam ở trong nước và ở nước
ngoài, nạn nhân là người nước ngoài đang ở Việt Nam, các cơ quan chức năng
của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ

Ngoại giao có thẩm quyền xác minh, xác định, tiếp nhận, trao trả nạn nhân bị
mua bán và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
- Thông tư số 78/2013/TT-BQP ngày 25/6/2013 của Bộ Quốc phòng quy
định các biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống
mua bán người. Thông tư này quy định những biện pháp của Bộ đội Biên phòng
20


và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo
vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán (gọi tắt là nạn nhân) ở khu vực biên giới, biển
và hải đảo. Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các cơ quan, đơn vị, cá nhân
của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ phòng, chống tội
phạm mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ
trợ nạn nhân; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phòng,
chống tội phạm mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn
nhân và hỗ trợ nạn nhân.
- Thông tư liên tịch số 134/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 25/9/2013
liên Bộ Tài chính- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung,
mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/NĐ-CP ngày
11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng, chống mua bán người;
- Thông tư số 35/2013/TT-LĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Phòng, chống mua bán người. Thông tư này quy định chi tiết
về điều kiện, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập
cơ sở hỗ trợ nạn nhân; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ sở hỗ trợ nạn
nhân và các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn
nhân; quy trình thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân; tiêu chuẩn chất lượng cung
cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại các cơ quan tiếp nhận, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân.

Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao
thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua
bán người.
4.4 Các văn bản mang tính tổ chức, điều hành hoạt động PCMBN:
4.4.1. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
- Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính
phủphê duyệt Chương trình hành động phòng chống tội phạm MBN giai đoạn

21


2011 - 20152.
- Quyết định số 187/QĐ-TTg ngày 18/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc sáp nhập Ban Chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm
buôn bán phụ nữ, trẻ em và Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia phòng, chống tội phạm thành Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính
phủ.
- Kế hoạch số 191/KH-BCĐ 130/CP ngày 26/10/2011 của Ban Chỉ đạo
130/CP triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm
mua bán người giai đoạn 2011 - 2015.
4.4.2. Các chương trình, kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh Chương trình quốc gia, các bộ, ngành được giao trách nhiệm
chủ trì các đề án của Chương trình hành động phòng chống tội phạm MBN giai
đoạn 2011 – 2015 và nhiều địa phương cũng ban hành các kế hoạch, chương
trình hành động cụ thể để tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống
MBN thuộc lĩnh vực ngành, địa phương.
- Quyết định số 196/QĐ-BCA ngày 10/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Công
an phê duyệt các đề án do Bộ Công an chủ trì thuộc Chương trình hành động
phòng, chống tội phạm mua bán người đến hết năm 2015;
- Quyết định số 2384/QĐ-BTTTT ngày 07/12/2012 của Bộ trưởng Bộ

Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống
tội phạm mua bán người trong toàn xã hội”;
- Quyết định số 1724/QĐ-LĐTBXH ngày 26/11/2012 của Bộ trưởng Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt Đề án “Tiếp nhận, xác minh, bảo
vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về” giai doạn 2012 - 2015.
4.5. Luật Phòng, chống mua bán người.
Luật PCMBN được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
29/3/2011, có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Luật gồm 08 chương, 58 điều quy
định về các nội dung chủ yếu sau đây:
2

22


×