Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã hương phong, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.22 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ÂAÏNH GIAÏ HIÃÛU QUAÍ KINH TÃÚ NUÄI
TRÄÖNG THUÍY SAÍN
CUÍA CAÏC HÄÜ NÄNG DÁN ÅÍ XAÎ HÆÅNG
PHONG,
THË XAÎ HÆÅNG TRAÌ, TÈNH THÆÌA THIIÃN
HUÃÚ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Vương
Lớp: K45 Kinh tế nông nghiệp
Niên khóa: 2011 – 2015

Người hướng dẫn:
Th.S Lê Anh Quý

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Khóa học 2011 - 2015


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Hoạt động NTTS đóng một vai trò rất quan trọng với đời sống của người
dân trên địa bàn xã Hương Phong. Đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát
triển nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên địa phương cũng tồn tại nhiều khó khăn,
như thiếu vốn đầu tư, một số hộ nuôi trồng chưa nắm bắt được kỹ thuật, môi
trường thủy vực ngày càng ô nhiễm… nên hoạt động này của xã chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng. Trong thời gian gần đây hoạt động nuôi trồng
thủy sản đã có những bước khởi sắc rõ rệt, đặc biệt là khi người dân thực hiện
sự chỉ đạo của xã về chuyển đổi cơ cấu đối tượng nuôi, mô hình nuôi. Nhằm
đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Hương
Phong, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa
hoạt động nuôi trồng ở đây tôi đã đề xuất đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế
nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong, thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Mục đích nghiên cứu đầu tiên của đề tài là tìm hiểu hoạt động nuôi trồng
thủy sản của hộ nông dân trên địa bàn của xã Hương Phong. Thứ hai, đánh giá
hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương, so sánh hiệu quả
giữa các mô hình nuôi, quy mô diện tích, mức độ đầu tư chi phí trung gian. Thứ
ba, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy
sản. Cuối cùng đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Với một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như phương pháp
thu thập số liệu, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp chuyên gia,
chuyên khảo và một sô phương pháp khác. Kết quả nghiên cứu từ đề tài cho
thấy rằng, hoạt động nuôi trồng thủy sản của nộng hộ trên địa bàn xã Hương
Phong đã thu được những kết quả rất khả quan. Đặc biệt, đối với những mô
hình nuôi, diện tích, mức độ đầu tư chi phí trung gian khác nhau thì kết quả và
hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Cụ thể đối với những hộ nuôi theo mô hình
nuôi tôm sú thì mang lại kết quả cao hơn cả.
SVTH: Nguyễn Văn Vương


ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

Lời Cảm Ơn
Khóa luận được hoàn thành là kết
quả thu được trong suốt thời gian học
tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế và
13 tuần thực tập tại UBND xã Hương
Phong thị xã Hương Trà.
Trong quá trình thực hiện đề tài,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ quý báu của các tập thể,
cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Lê
Anh Qúy, thầy là người luôn quan tâm,
hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề
tài.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự
giúp đỡ, quan tâm của các thầy cô giáo
trong khoa Kinh Tế và Phát Triển,
trường Đại Học Kinh Tế Huế.
Ngoài ra, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn đến UBND xã Hương Phong đã giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong

suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm
ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ,
động viên, giúp đỡ tạo điều kiện tốt
nhất trong suốt thời gian nghiên cứu
để tôi có thể hoàn thành khóa luận
này.
SVTH: Nguyễn Văn Vương

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm
ơn!
Huế, ngày 04 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Vương
iii

SVTH: Nguyễn Văn Vương

iv


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS.Lê Anh Quý
MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.................................................3
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................3
1.5.1. Thu thập số liệu .........................................................................................3
1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................5
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ...............................................5
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ....................................................6
1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế .....................................................................6
1.1.4. Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế NTTS ở các hộ
nông dân ..............................................................................................................8
1.1.5. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của nghề nuôi trồng thủy sản.........................9
1.1.6. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản ....................................................13
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................14
1.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam..............................................14
1.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế............................15
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NTTS CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN TẠI XÃ HƯƠNG PHONG ......................................................18
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA XÃ
HƯƠNG PHONG, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .......18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................18
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................19

SVTH: Nguyễn Văn Vương

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...........................24
2.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ ...................25
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA XÃ
HƯƠNG PHONG..............................................................................................26
2.3.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản của xã Hương Phong...............................26
2.3.2. Hạ tầng vùng nuôi ...................................................................................29
2.3.3. Kỹ thuật nuôi ...........................................................................................30
2.3.4. Phương thức và thực trạng sản xuất ........................................................33
2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG Ở CÁC HỘ
NÔNG DÂN XÃ HƯƠNG PHONG.................................................................34
2.4.1. Tình hình chung của các hộ điều tra........................................................34
2.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các hộ
nông dân xã Hương Phong theo mô hình nuôi..................................................36
2.4.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ở các hộ nông dân xã Hương Phong
theo quy mô diện tích ........................................................................................43
2.4.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế ở các hộ nông dân xã Hương Phong theo
mức đầu tư chi phí trung gian............................................................................46
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ HƯƠNG PHONG .............................47
2.5.1. Trình độ kiến thức của hộ........................................................................47
2.5.2. Kinh nghiệm NTTS cuả hộ .....................................................................51

2.5.3. Thức ăn ....................................................................................................54
2.5.4. Quy mô diện tích nuôi .............................................................................56
2.5.5. Vốn ..........................................................................................................58
2.6. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA XÃ HƯƠNG
PHONG .............................................................................................................58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN Ở CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ HƯƠNG PHONG 62
3.1. Giải pháp về tập huấn và chuyển giao kỹ thuật..........................................62
SVTH: Nguyễn Văn Vương

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

3.2. Giải pháp về quản lý dịch bệnh và tổ chức sản xuất ..................................63
3.3. Giải pháp về giống......................................................................................63
3.4. Giải pháp về quy hoạch vùng nuôi tập trung và chuyên môn hóa .............64
3.5. Giải pháp về môi trường ao........................................................................65
3.6. Giải pháp về vốn.........................................................................................66
3.7. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm .......................................................................66
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................68
3.1. KẾT LUẬN ................................................................................................68
3.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................71
PHỤ LỤC .........................................................................................................72

SVTH: Nguyễn Văn Vương


vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam...............14
giai đoạn 2009-2013 ..........................................................................................14
Bảng 1.2: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 4 năm
2010 - 2013........................................................................................................16
Bảng 2.1: Tình hình chăn nuôi của xã Hương Phong năm 2014 .....................21
Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản thu hoạch năm 2014 của xã Hương Phong ......22
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Hương Phong năm 2014....25
Bảng 2.4: Thống kê diện tích, sản lượng thu hoạch của các đối tượng nuôi thủy
sản của xã Hương Phong qua các năm từ 2005 – 2012.....................................28
Bảng 2.5: Thống kê đối tượng và giống thả của xã Hương Phong qua các năm
từ 2009 – 2012...................................................................................................32
Bảng 2.6: Tình hình chung của hộ điều tra .......................................................35
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho 1 ha nuôi tôm sú của các hộ nông
dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................37
Bảng 2.8: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi tôm sú của các hộ nông
dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................38
Bảng 2.9: Tổng hợp chi phí đầu tư của 1 ha nuôi cua thương phẩm của các hộ
nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 ............................................................39
Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi cua thương phẩm của các
hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 .......................................................40
Bảng 2.11: Tổng hợp chi phí đầu tư của 1 ha nuôi xen ghép của các hộ nông

dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................42
Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha nuôi xen ghép của các hộ nông
dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................43
Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả và hiệu quả của hoạt động NTTS của các hộ nông
dân ở xã Hương Phong năm 2014 theo quy mô diện tích .................................44

SVTH: Nguyễn Văn Vương

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân 1 ha nuôi trồng
thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 theo mức độ đầu tư
chi phí trung gian...............................................................................................46
Bảng 2.15: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng
thủy sản của các hộ dân ở xã Hương Phong năm 2014.....................................49
Bảng 2.16: Ảnh hưởng của tập huấn đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thủy
của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014 ..........................................50
Bảng 2.17: Ảnh hưởng của kinh nghiệm đến hiệu quả và kết quả nuôi trồng
thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong năm 2014............................53
Bảng 2.18: Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn đến lợi nhuận của các hộ nông
dân ở xã Hương Phong năm 2014 .....................................................................55
Bảng 2.19: Ảnh hưởng của quy mô diện tích nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi
trồng thủy sản của các hộ nông dân xã Hương Phong năm 2014 .....................57

SVTH: Nguyễn Văn Vương


ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Chuỗi giá trị thủy sản thủy sản ở xã Hương Phong năm 2014 ........59

SVTH: Nguyễn Văn Vương

x


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA MẪU HỘ GIA ĐÌNH .......................................................72
PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI THU MUA ..........................................................80

SVTH: Nguyễn Văn Vương

xi


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS.Lê Anh Quý

BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
BQT

: Ban quản trị

BVTV

: Bảo vệ thực vật

DS-KHHGĐ

: Dân số- Kế hoạch hóa gia đình



: Gia đình

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HTX


: Hợp tác xã

HTX NN

: Hợp tác xã nông nghiệp

NQ

: Nghị quyết

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

STT

: Số thứ tự

TBA

: Trạm biến áp

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường


THCS

: THPT

TSCĐ

: Tài sản cố định

UBND

: Ủy ban nhân dân

SVTH: Nguyễn Văn Vương

xii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng
thủy sản phát triển và cũng là nước có lịch sử phát triển lâu đời. Trải qua hàng
ngàn năm lịch sử đến nay nuôi trồng thủy sản đã thành một bộ phận quan trọng
đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đã trở
thành một hoạt động sản xuất chủ yếu đối với rất nhiều ngư dân Việt Nam.
Nuôi trồng thủy sản không những là nhân tố quan trọng trong sự phát triển
nông nghiệp nông thôn mà còn đóng một số vai trò nhất định trong nền kinh tế

quốc dân, cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp chế biến, y tế, góp phần tăng tích lũy vốn, xuất
khẩu thu về ngoại tệ cho nước nhà, tạo việc làm cho người lao động, góp phần
vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hàng năm, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, lĩnh vực
trong cả nước, ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản là cao
nhất thế giới, đạt 18% năm giai đoạn 1998 - 2008. Năm 2014, xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam lần đầu tiên đạt 8 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2013. Tuy
nhiên, có thể nói đây là một năm đầy sóng gió đối với xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam, khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn từ nội tại cho đến thị trường
xuất khẩu. Theo dự kiến năm 2015, xuất khẩu thủy sản Việt Nam của năm sẽ
đạt mức 8,5 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2014. Theo đó chúng ta càng có cơ
sở để nhìn thấy một tương lai tốt đẹp cho việc mở rộng và phát triển ngành,
nghề nuôi trồng thủy sản trong cả nước [11].
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở Miền Trung Việt Nam, có
đường bờ biển dài 126km có nhiều thế mạnh trong phát trển kinh tế nói chung
và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, với diện
tích hơn 22.000 ha mặt nước trải dài trên 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc), là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, có hệ
SVTH: Nguyễn Văn Vương

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

sinh thái đa dạng, phong phú, là nơi sinh tồn của hàng nghìn loài thủy sinh có

giá trị kinh tế cao và là nguồn sinh kế của hàng chục ngàn hộ dân sinh sống
trên sông nước và ven bờ với các hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng
thủy hải sản,…
Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của các huyện ven phá
Tam Giang, các hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh và chuyển
hóa mạnh từ nuôi tự nhiên, nuôi quảng canh, nuôi với mật độ thấp sang nuôi
công nghiệp, nuôi thâm canh, nuôi với mật độ cao… diện tích nuôi trồng thủy
sản tăng lên nhanh chóng từ các hoạt động khai hoang lấn phá, chuyển đổi đất
nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản… do nuôi trồng thủy sản là
một hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con tiến hành một cách ồ ạt,
không theo quy hoạch.
Hương Phong là một xã ven đầm phá thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế với diện tích mặt nước lớn và lực lượng lao động dồi dào… là
những lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Thực tế trong
những năm qua cho thấy hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh
trên địa bàn thị xã Hương Trà nói chung và xã Hương Phong nói riêng. Bước
đầu hoạt động này mang lại những thành quả nhất định tuy nhiên qua đó cũng
nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản nơi đây có
thể kể đến như vấn đề ô nhiễm môi trường, tình hình dịch bệnh thường xuyên
xảy ra làm thiệt hại không nhỏ tiền của của nhân dân. Thực hiện chỉ đạo của
Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với sự hướng dẫn của Trung tâm
khuyến nông thị xã Hương trà về việc thay đổi cơ cấu, đối tượng nuôi. UBND
mà cụ thể là cán bộ khuyến nông đã yêu cầu nông dân thực hiện thay nuôi
chuyên tôm bằng việc áp dụng mô hình nuôi cua thương phẩm và mô hình nuôi
xem ghép (với ba đối tượng nuôi chính là tôm, cua, cá). Xuất phát từ thực tiễn
vấn đề tại địa phương tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng
thủy sản của các hộ nông dân ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
SVTH: Nguyễn Văn Vương


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi
trồng thủy sản.
- Đánh giá hiệu quả nuôi trồng thủy sản của các nông hộ của xã Hương
Phong.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở xã Hương Phong,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa-Thiên-Huế
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung: đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ
nông dân theo các phương thức nuôi, quy mô diện tích nuôi và mức độ đầu tư.
- Về không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Hương
Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại
xã Hương Phong qua các năm 2012-2014, trong đó tập trung chủ yếu vào năm
2014.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Thu thập số liệu
1.5.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Được thu thập qua Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng kinh tế
thị xã Hương Trà, UBND xã các báo cáo, tài liệu, thông tin thu thập trên các

trang Web liên quan.
1.5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ và 10 người thu mua
trên địa bàn xã Hương Phong.

SVTH: Nguyễn Văn Vương

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu
1.5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Dựa trên cở sở các số liệu được tổng hợp, vận dụng các phương pháp
phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm
đáp ứng mục tiêu đề ra.
1.5.2.2. Phương pháp phân tổ thống kê
Phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởng của một số nhân tố như:
diện tích nuôi, mức đầu tư, trình độ văn hóa,… đến kết quả và hiệu quả kinh tế
và so sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố đó.
1.5.2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ
thuật phức tạp trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng phương pháp thu
thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý, cán bộ khuyến
nông của thị xã từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với thực
tế của địa phương.


SVTH: Nguyễn Văn Vương

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập
trung phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình
độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục
tiêu kinh doanh.
HQKT cũng có thể hiểu theo nghĩa là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất
đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là tất cả yếu tố
giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào
việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó
sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sản xuất vào trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, hiệu quả kỹ
thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu
vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi
phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu

quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.
Ngày nay, HQKT là cụm từ được quan tâm hàng đầu của mọi doanh
nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ nó là thước đo quan trọng
phản ánh chất lượng trình độ tỏ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của các
chủ doanh nghiệp. Nâng cao HQKT có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực
hiện có trong điều kiện khan hiếm hiện nay, giúp các chủ doanh nghiệp tăng
cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng
SVTH: Nguyễn Văn Vương

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

cao năng suất lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống vật
chất cũng như tinh thần cho người dân. Đạt được HQKT là mục tiêu cao nhất
và nâng cao HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp cũng
như toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Một
nền kinh tế đạt được hiệu quả chính là một nền kinh tế thành công và vững
chắc.
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá
trình tái sản xuất thống nhất trong mối quan hệ đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu
hiệu quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế (đầu ra)
và chi phí kinh tế (đầu vào). Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối
cường độ:
- Ở dạng thuận H = K/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra

bao nhiêu đơn vị đầu ra.
- Ở dạng nghịch h = C/K cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí
bao nhiêu đơn vị đầu vào.
Trong đó K là kết quả kinh tế, C là chi phí kinh tế.
Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả
sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h
là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường
xuyên.
1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế
1.1.3.1. Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất
- Tổng chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất
và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và
hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường
tính cho một năm), kể cả khấu hao TSCĐ và tiền công lao động.

SVTH: Nguyễn Văn Vương

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

- Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận cấu thành của TC bao gồm chi
phí thường xuyên về vật chất như nguyên nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất
(không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch
vụ phi vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra các của cải vật chất và
hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường

tính cho một năm).
1.1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế
Tổng giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp (thường tính cho một
năm).
GO = ∑ Pi*Qi
Trong đó Pi là giá của từng loại sản phẩm
Qi là sản lượng của từng loại sản phẩm
Giá trị gia tăng (VA) là toàn bộ kết quả dịch vụ, lao động hữu ích mới
sáng tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) của doanh nghiệp
trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính cho một năm).
VA = GO - IC
Lợi nhuận (LN) là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư (lãi) hay phần
giá trị tổn thất (lỗ) mà doanh nghiệp có được hay phải chịu từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh.
LN = GO – TC
1.1.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
- Năng suất (N) là chỉ tiêu phản ánh sản lượng sản phẩm thu được trên
một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian nhất định.
N = Q/S
Q là sản lượng sản phẩm
S là diện tích sử dụng để sản xuất ra sản phẩm
- Chỉ tiêu GO/IC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trung gian tạo ra
được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.
SVTH: Nguyễn Văn Vương

7


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS.Lê Anh Quý

- Chỉ tiêu VA/IC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trung gian tạo ra
được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Chỉ tiêu GO/TC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tổng chi phí tạo ra được
bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.
- Chỉ tiêu LN/TC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tổng chi phí tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.1.4. Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế NTTS ở các
hộ nông dân
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự thỏa mãn mục đích của các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong những điều kiện nhất định của đơn vị sản xuất
nói riêng hay nền kinh tế nói chung.
Bất kỳ một quốc gia nào hay một đơn vị nào khi đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh đều mong muốn với nguồn lực có hạn có thể tạo ra lượng sản
phẩm nhiều nhất, với giá trị và chất lượng cao nhất để từ đó thu lại lợi nhuận
lớn nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận từ đó làm cở sở
để nhà sản xuất, tích lũy vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, nâng cao
thu nhập cho người lao động.
Nâng cao hiệu quả kinh tế là một quá trình tất yếu của sự phát triển xã
hội, tuy nhiên ở các vị trí khác nhau thì mục đích khác nhau. Đối với người sản
xuất tăng hiệu quả chính là tăng lợi nhuận, đối với ngươi tiêu dùng tăng hiệu
quả là khi nâng cao được độ thỏa dụng khi sử dụng hàng hóa. Như vậy nâng
cao hiệu quả kinh tế là làm cho cả xã hội có lợi, bởi lẽ lợi ích của người sản
xuất và người tiêu dùng đều được nâng cao.
Vào những năm đất nước đổi mới, do nền kinh tế phát triển, thu nhập
bình quân của người dân được nâng cao nhu cầu về thủy sản tăng do đó cung
không đáp ứng cầu. Vì vậy nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách ưu đãi
nhằm phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như đầu tư cở sở hạ tầng, cho vay

vốn với lãi suất thấp, miễn thuế. Nhờ vậy đã thúc đẩy ngành thủy sản phát triển
nhanh chóng. Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản ở một số nơi đã dẫn đến xu hướng
SVTH: Nguyễn Văn Vương

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

thiên về tốc độ và sản lượng. Vì vậy, làm thế nào để xử lý tốt mối quan hệ giữa
tốc độ phát triển của nuôi trồng thủy sản và hiệu quả.
Trong nuôi trồng thủy sản việc áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi nào,
hình thức nuôi nào đều phải suy tính đến hiệu quả kinh tế, tính toán đến lợi ích
kinh tế đem lại và chi phí bỏ ra đầu tư. Vì vậy cần tiến hành phân tích và đánh
giá hiệu quả kinh tế đối với từng biện pháp kỹ thuật nuôi trồng nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế.
1.1.5. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của nghề nuôi trồng thủy sản
1.1.5.1. Đặc điểm kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
Việc nắm vững đặc điểm của các loài động vật thủy sinh là vấn đề
quang trọng của NTTS vì chúng là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng
và phát triển riêng. Quá trình sinh trưởng và phát triển đó phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, mà mỗi vùng lại có những điều kiện tự nhiên khác nhau.
Chính những điều kiện này nên những quy định của hoạt động nuôi trồng thủy
sản tương đối phức tạp hơn so với các hoạt động sản xuất vật chất khác.
 Kỹ thuật nuôi tôm sú
-

Đặc điểm sinh vật học của tôm

Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon Fabricius là loài động vật

thủy sinh dị nhiệt, thở bằng mang. Tôm sú sống trong môi trường nước và chịu
ảnh hưởng trực tiếp về mặt sinh học khi các yếu tố môi trường nước thay đổi.
Tôm sú là loài ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là
xác thối rửa hay mảnh vụng hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới
nước, mảnh vụng hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống
ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ,
còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thủy sinh vật, mảnh vụng hưu cơ, cát bùn.
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức
độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào
ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác
nhưng không tăng thể trọng.
SVTH: Nguyễn Văn Vương

9


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

Yêu cầu kỹ thuật
Ao nuôi phải được xây dựng trên vùng có độ pH thích hợp, chủ động

nguồn nước và phải có độ mặn ổn định. Diện tích ao nuôi phải phù hợp với
trình độ quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng.
Ao nuôi phải được thiết kế đúng kỹ thuật và được xử lý trước khi nuôi.
Trước khi thả nuôi tiến hành tháo cạn nước, khử trùng ao nuôi bằng vôi

bột từ 8 - 12 kg/100

rắc đều quanh đáy và bờ ao, diệt tạp hết cá, phơi nắng 7

- 10 ngày cho mùn bã hữu cơ ở đáy ao phân hủy; sau đó lấy nước ngập vào
đáy ao từ 20 - 30cm, dùng phân chuồng đã ủ hoai bón cho ao để gây màu, tạo
thức ăn tự nhiên cho tôm với lượng phân từ 20 - 30 kg/100

, rải đều phân ra

đáy ao. Thả giống, trước khi thả thuần nhiệt độ và độ mặn trong 15 - 20 phút
mật độ thả giống là từ 5 - 8 con/

.

Thức ăn cho tôm sú phải được đồng thời chú ý cả hai mặt là cho ăn từ
nguồn thức ăn trong đầm và tạo nguồn thức ăn trong đầm. Thức ăn và môi
trường nước cần được quan tâm như một thể thống nhất bời vì thức ăn sẽ ảnh
hưởng lớn đến môi trường và ngược lại.
 Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm
-

Đặc điểm sinh vật học của cua
Cua biển là một trong những loài giáp sát phổ biến ở các vùng biển Việt

Nam, với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, cua biển đang trở
thành đối tượng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm. Qua mỗi lần lột xác, khối
lượng cua sẽ tăng lên 20 - 50%, và kích thước tối đa mà cua có thể đạt được là
19 - 28 cm, với khối lượng 1-3 kg/con. Cua biển là loài sinh trưởng không liên

tục, được đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Cua
lột xác để tăng kích thước và quá trình này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện dinh
dưỡng, môi trường và giai đoạn phát triển của cơ thể.
-

Yêu cầu kỹ thuật
Ao nuôi cua có diện tích từ 500

đến 5000

, độ sâu từ 1 - 1,5m, có

cống cấp và thoát nước riêng. Nên chọn những ao vùng triều để giảm chi phí
SVTH: Nguyễn Văn Vương

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

cho việc cấp và thay nước. Chọn ao ở vùng chất đất ít bị nhiễm phèn, chất đáy
là bùn pha cát, thịt pha sét, không có quá nhiều bùn nhão, lớp bùn dưới 20cm,
pH từ 7.5 - 8.2 và độ mặn từ 10 - 25‰.
Trước khi thả cần tiến hành tháo cạn nước và bón vôi với lượng 7 - 10
kg/100

. Phơi nắng 5 - 10 ngày cho đáy ao đến khi nức nẻ, tiến hành lấy


nước qua lưới lọc vào ao, mức nước là 0,6 - 0,8m, bón phân gây màu 3 - 5 ngày
sau đó thả giống.
Thức ăn tự nhiên của cua chứa 50% nhuyễn thể, 21% giáp xác, 29% các
mảnh vụn hữu cở, ít khi có cá trong đường tiêu hóa của cua. Cua biển là đối
tượng nuôi không lạ gì đối với người nông dân, song việc nuôi chính trong ao
với mật độ cao, đòi hỏi đầu tư và kỹ thuật nuôi là rất mới trong nghề NTTS.
 Kỹ thuật nuôi xen ghép
Hoạt động nuôi xen ghép cũng là một trong những mảng thuộc nuôi
trồng thủy sản. Do đó, muốn nghiên cứu về hoạt động nuôi xen ghép thì trước
tiên ta phải tìm hiểu các đặc điểm của nó, cụ thể:
- Giống là khâu then chốt quyết định thành bại của hình thức nuôi này:
Từ thực tế sản xuất, cơ cấu nuôi xen ghép được xác định là 3 đối tượng
chủ lực bao gồm: tôm sú – cá – cua. Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể của từng địa
phương có thể xen thêm các đối tượng nuôi khác như: cá Dìa, cá Đối Mục, cá
Nâu, rong câu…
Khi thả nuôi cá, cần chú ý: để tránh gây sốc cho cá, cần thuần hóa (bằng
cách hạ độ mặn) trước khi thả nuôi ở vùng có độ mặn thấp. Đồng thời, ta cần
phải nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá, mùa vụ xuất hiện giống, làm cơ
sở cho công tác chuyển đổi.
-

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi:
Trước đây, chỉ nuôi tôm sú năng suất từ 2 - 3 tấn/ha thì yêu cầu kỹ thuật

đặt ra khá chặc chẽ và chi phí cho việc xử lý ao nuôi cũng không dưới 10 triệu
đồng/ha. Ngày nay, khi mọi việc đã thay đổi, người dân có xu hướng thả thưa
và nuôi hỗn hợp nhiều đối tượng thì việc áp dụng quy trình kỹ thuật cần điều
chỉnh để sát với tình hình thực tế:
SVTH: Nguyễn Văn Vương


11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

+ Đối với những ao nuôi quá sâu, không có khả năng phơi đáy và bơm
tát có thể làm vỡ đê, giải pháp tốt nhất là dùng lưới kéo bớt cá tạp rồi thả giống
với mật độ thưa.
+ Đối với những ao có diện tích lớn (1,5ha trở lên) không có kinh phí để
xử lý ao nuôi thì nên nuôi bằng cách: chắn lưới một diện tích vừa phải trong ao,
diệt tạp rồi mới ương giống. Sau một thời gian thì bung giống ra phần diện tích
còn lại.
+ Với những ao hồ có khả năng xử lý, cần tuân thủ nguyên tắc tối đa đầu
vào không cần thiết, chú trọng nhiều đến việc dùng vôi và đúc rút kinh nghiệm
của gia đình và địa phương để lựa chọn cách nuôi phù hợp với tài chính và
quản lý của gia đình.
1.1.5.2. Một số hình thức nuôi trồng thủy sản
Việc lựa chọn hình thức NTTS có những ảnh hưởng không nhỏ đến kết
quả và hiệu quả NTTS. Những hộ khác nhau có điều kiện tài chính khác nhau,
sống trong những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau và họ
sẽ tự lựa chọn cho mình những hình thức NTTS phù hợp. Hiện nay, ở nước ta
có 5 hình thức nuôi sau đây:
- Quảng canh: là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao
nuôi, hồ, đầm ở nông thôn và các vùng ven biển với diện tích từ 2 đến vài chục
ha, cải tạo ao nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng hầu như không có và năng suất chỉ
đạt từ 0,03 đến 0,3 tấn/ha.
- Quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn
tự nhiên nhưng có bổ sung giống nhân tạo ở một mức độ nhất định đồng thời

có đầu tư cải tạo thủy vực, diện tích nuôi từ 1 đến 10 ha, năng suất đạt từ 0,3
đến 0,8 tấn/ha.
- Bán thâm canh: là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân
tạo kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Ngoài ra, hệ thống ao
nuôi được đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ động nguồn nước cung cấp, diện tích nuôi
từ 0,5 đến 5 ha và năng suất đạt được từ 1 đến 3 tấn/ha.
SVTH: Nguyễn Văn Vương

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Lê Anh Quý

- Thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn
nhân tạo, mật độ thả giống dày (25 – 60 con/

), năng suất cao (>=3 tấn/ha),

được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ và diện tích nuôi ít, chỉ từ 0,5 đến 2 ha.
- Siêu thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn
nhân tạo với mật độ rất cao, đồng thời sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm
tạo cho vật nuôi môi trường sinh thái và điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt
nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, đạt các mục tiêu sản xuất và lợi
nhuận trong thời gian ngắn nhất, năng suất đạt từ 10 tấn/ha trở lên.
1.1.6. Vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản
Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc
gia và với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút
đông đảo lực lượng lao động tham gia vào các công đoạn sản xuất, làm giảm

sức ép của tình trạng thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của
ngành thủy sản liên tục tăng, mỗi năm tăng lên thêm 100 nghìn người. Đặc biệt
do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ở
quy mô hộ gia đình nên đã thu hút mọi nguồn lực lao động, tạo nên nguồn thu
nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xói đói giảm nghèo.
Thủy sản được xem là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người
dân. Trong những năm gần đây thì mức tiêu thụ trung bình của người Việt Nam
cũng như người dân của các nước trên thế giới, cao hơn mức tiêu thụ trung
bình về thịt lợn. Do thu nhập ngày càng tăng lên nên người dân có xu hướng
chuyển qua sử dụng mặt hàng thủy sản nhiều hơn. Có thể nói, ngành thủy sản
đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Ở những vùng đất ngập mặn, nhiễm phèn, vùng đầm phá ven biển, diện
tích trồng cây lượng thực chiếm tỷ trọng thấp trong tổng diện tích đất tự nhiên
và năng suất thu hoạch lại càng thấp so với những vùng khác. Do vậy đời sống
của đại bộ phận dân cư vùng này còn rất thấp so với mặt bằng chung toàn cả
nước. Trong những năm qua NTTS phát triển nhanh đã biến những vùng đất
khó khăn này trở thành những vùng trọng điểm về NTTS trong cả nước như:
SVTH: Nguyễn Văn Vương

13


×