Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình “lúa – cá” của các hộ nông dân được hỗ trợ bởi dự án chia sẻ ở xã vĩnh chấp, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.96 KB, 73 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do nghiên cứu đề tài
Những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi rất lớn trên tất cả các
lĩnh vực. Trong sự phát triển đó, ngành nơng nghiệp nước ta đóng một phần khơng nhỏ
vào sự tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa đời sống của nhân dân phần nào thốt khỏi
cảnh đói nghèo, khơng chỉ tăng nhanh về giá trị mà cịn thúc đẩy nền nơng nghiệp phát
triển một cách bền vững, quan tâm đến môi trường sinh thái.
Nông nghiệp nước ta đã và đang có những bước phát triển mới trên tất cả các lĩnh
vực. Các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay ra đời với mục đích
xóa bỏ cơ chế cũ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo một hướng mới nhằm
phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.
Việt Nam từ ngàn xưa tới nay đã là một quốc gia gắn liền với việc sản xuất lúa
nước. Hệ thống sản xuất lúa nước thường tồn tại ở những vùng trũng, quanh năm ngập
nước, hay số ngày ngập nước ngắn khơng đủ để trồng các loại cây khác. Vì vậy đặt ra
vấn đề là phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng một hệ thống sản
xuất mới, nhằm phá thế độc canh cây lúa đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế và cải
thiện môi trường sinh thái. Ni cá trong ruộng lúa là mơ hình canh tác nông nghiệp
phát triển ở nước ta trong những năm 1960 – 1965.
Nuôi cá nước ngọt trong ruộng lúa ngập nước là một mơ hình khơng mới đối với
các vùng đồng bằng Sông Cữu Long, sông Hồng và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều địa phương nhiều vùng. Tuy nhiên, ở tỉnh Quảng Trị thì mơ hình “lúa – cá” là
mơ hình mới đang được quy hoạch phát triển trong quy hoạch chung về nuôi trồng thủy
sản của tỉnh. Mơ hình sản xuất nơng nghiệp nói chung và mơ hình “lúa – cá” nói riêng
phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa thế độc
canh cây lúa trong nơng nghiệp, khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế của vùng, tạo
việc làm, tăng thu nhập, tăng khối lượng sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và thúc đẩy
xuất khẩu phát triển.
Quảng Trị - dải đất eo thắt nhất của đất nước, là một tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung
Bộ có địa hình phong phú và đa dạng: đồi núi, đồng bằng vên biển, biển và hải đảo.
1



Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 4.745,77 km 2, dân số 608.967 người, từng là chiến
trường ác liệt trong những năm chống Mỹ và đã bị tàn phá nặng nề, là một tỉnh nghèo
trong khu vực. Sau gần 30 năm khôi phục và xây dựng, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị
đã có bước phát triển nhất định, trong đó có sự đóng góp của ngành thủy sản.
Vĩnh Chấp là một xã thuộc huyện Vĩnh Linh, nơi có nhiều ruộng một vụ khơng
chủ động nước, ruộng ơ trũng thường xuyên bị ngập úng. Số diện tích này lâu nay chỉ
độc canh cây lúa, sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, bấp bênh và rất thuận lợi cho
việc chuyển sang thực hiện các mơ hình sản xuất lúa kết hợp. Trong những năm qua,
một số hộ đã chủ động chuyển số diện tích này sang ni trồng thủy sản hoặc kết hợp
nuôi cá nước ngọt với trồng lúa (mơ hình “lúa – cá”) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc
biệt trong những năm trở lại đây, nhờ sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức phi
chính phủ điển hình là dự án Chia Sẻ nên sản xuất của bà con đã đi vào ổn định hơn
trước và năng suất, chất lượng được nâng cao rõ rệt hơn trước. Vì vậy, việc đáng giá
đúng thực trạng, chính xác hiệu quả kinh tế mơ hình “lúa – cá” có ý nghĩa quan trọng
đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung và nghề ni cá nước ngọt ở ruộng lúa nói
riêng trên địa bàn xã Vĩnh Chấp.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tơi chọn đề tài nghiên cứu:
“ Đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình “lúa – cá” của các hộ nơng dân được hỗ
trợ bởi dự án Chia Sẻ ở xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tổng quát thực trạng, hiệu quả sản xuất của mơ hình “lúa – cá” trên địa
bàn xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị khi có sự hỗ trợ của dự án Chia
Sẻ. Từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp để nhân rộng mơ hình nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn về mơ hình “lúa – cá”.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình “lúa – cá” của các nông hộ được hỗ trợ
bởi dự án Chia Sẻ trên địa bàn xã.

- So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình độc canh cây lúa với mơ hình “lúa – cá”.
2


- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và nhân rộng mơ hình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các nơng hộ thực hiện mơ hình “lúa – cá” trên địa bàn xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh
Linh, tỉnh quảng Trị được hỗ trợ bởi dự án Chia Sẻ.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh,
Tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2007 – 2009
- Phạm vi nội dung:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình “lúa – cá” so với mơ hình
“lúa – lúa”.
+ So sánh hiệu quả kinh tế của hai mơ hình “lúa – cá” và “lúa – lúa”.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Đây là phương pháp chung để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên
kinh tế và xã hội. Nó u cầu nghiên cứu các hiện tượng khơng phải trong trạng thái
riêng lẽ, cô lập mà trong mối liên hệ động bản chất của các hiện tượng; không phải
trong trạng thái tĩnh mà trong sự phát triển từ thấp tới cao, trong sự chuyển biến từ số
lượng sang chất lượng mới, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
1.5.2. Phương pháp thống kê kinh tế
a. Điều tra thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp: Thu thập tại UBND xã Vĩnh Chấp, Phịng Nơng nghiệp huyện
Vĩnh Linh, phịng Nơng nghiệp thuộc sở Kế hoạch và đầu tư, Ban quản lí dự án Chia
Sẻ, các báo cáo, tạp chí, tài liệu, một số website có liên quan đến kết quả thu nhập.
- Số liệu sơ cấp: Căn cứ vào tình hình sản xuất của xã cũng như của các thôn tôi
chọn ra 2 thôn của xã để tiến hành điều tra. Đó là thơn Lai Bình và thơn Bắc Phú, mỗi

thơn 30 hộ, trong đó 15 hộ sản xuất lúa 2 vụ, 15 hộ áp dụng mơ hình “lúa – cá”.
Chọn mẫu điều tra: chọn ngẫu nhiên, tổng số mẫu là 60 hộ.
Nội dung điều tra: Điều tra các thông tin liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu
dựa trên các thơng tin trong bảng hỏi, đó là về: thông tin về hộ điều tra (tuổi, kinh
3


nghiệm, trình độ văn hóa, tổng số nhân khẩu, tổng số lao động nơng nghiệp...); tình
hình đất đai; chi phí đầu tư; năng suất; sản lượng; các khó khăn trở ngại của hộ cũng
như nhu cầu, mong muốn của các hộ điều tra.
b. Tổng hợp số liệu thống kê:
Để tổng hợp số liệu thống kê tôi đã sử dụng các phương pháp
- Sử dụng bảng biểu: Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản
xuất nông nghiệp.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả từ
thu thập thông tin số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.
c. Phương pháp so sánh:
- So sánh chênh lệch các chỉ tiêu giữa hai mơ hình trên địa bàn xã.
- So sánh tính bền vững của hai mơ hình, nhằm phát hiện ra những ưu điểm và
nhược điểm, thuận lợi và khó khăn, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp nói chung và hiệu quả kinh tế của mơ hình “
lúa – cá” nói riêng.
d. Phương pháp chuyên gia:
Trong quá trình thực hiện đề tài tơi đã trao đổi và tham khảo ý kiến của các cán
bộ chuyên môn, các hộ nơng dân thực hiện mơ hình ở xã Vĩnh Chấp và các xã khác,
những người có liên quan và am hiểu sâu sắc về vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung và
hồn thiện cho bài viết của tơi.

4



PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm và các mơ hình sản xuất nơng nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm mơ hình, mơ hình sản xuất
Mơ hình là những hình mẫu để làm đơn giản hệ thống, mơ hình mang những tính
chất của hệ thống để giúp cho chúng ta nghiên cứu hệ thống một cách dễ dàng, nghiên
cứu mơ hình để chọn cách quản lí, điều hành hệ thống.
Mơ hình sản xuất là hình mẫu sản xuất, thể hiện sự kết hợp giữa các nguồn lực trong
các điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về mặt sản phẩm và lợi ích về kinh tế.
Mơ hình là một công cụ nghiên cứu khoa học, giúp cho các nhà khoa học hiểu
biết đánh giá và tối ưu hố hệ thống. Mơ hình cịn giúp chúng ta dự báo nghĩa là
nghiên cứu hệ thống phức tạp trong các điều kiện mà chúng ta chưa thể quan sát hay
tạo ra được, không thể quan sát trong thế giới thực tại. Mơ hình cịn được dùng để
đánh giá tác động của các biện pháp quản lí nguồn tự nhiên.
1.1.1.2. Mơ hình sản xuất nơng nghiệp
Mơ hình nơng nghiệp là mơ hình mơ tả các hoạt động của hệ thống nơng nghiệp.
Nhờ đó mà chúng ta có thể mơ tả các hoạt động sản xuất nơng nghiệp tốt hơn, hồn
thiện hơn.
1.1.2. Giới thiệu về mơ hình sản xuất “lúa – cá”
1.1.2.1. Mơ tả về mơ hình “lúa – cá”
Ni cá trong ruộng lúa có các hình thức ni sau:
+ Ni ln canh (lúa - cá): Là nuôi cá vào vụ Hè Thu, cịn cấy lúa vào vụ Đơng
Xn và được thực hiện ở vùng ruộng trũng, canh tác bấp bênh vào vụ mùa.
+ Nuôi xen canh (lúa - cá - lúa): vừa trồng lúa, vừa nuôi cá trong ruộng.
+ Nuôi cá vụ 3: tiến hành sản xuất hai vụ lúa và nuôi thêm vụ cá vào mùa mưa.

5



Mơ hình này là mơ hình nơng nghiệp phát triển bền vững về nhiều mặt: về kinh tế
đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu bền, tạo công ăn việc làm, không làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên.
Thữa đất để áp dụng mơ hình: ruộng trũng, vùng trũng, lúa chỉ 1 vụ - 2 vụ, lúa
cấy hay sạ hàng là tốt nhất thuận tiện tưới tiêu, mức nước đủ sâu, mùa nước phải chủ
động, trong sạch giàu oxi, gần kênh rạch để tiện cấp thốt nước, ruộng ít phèn, ruộng
ni rộng hay hẹp tuỳ theo gia đình. Diện tích tối thiểu là 1000m 2 (0.1 ha), gần nhà để
tiện chăm sóc và quản lí.
- Kiến thiết ruộng ni cá: trong ruộng phải có mương chng, bờ bao quanh.
+ Mương bao: đào cách bờ 0.5m để tránh từ bờ lở xuống, diện tích mương bao
khoảng 20% - 30% diện tích ruộng, đối với ruộng nuôi rộng nên xẽ thêm các mương
phụ (dạng xương cá) để cá lên ruộng dễ. Mương bao có tác dụng giữ nước quanh năm,
dồn cá khi thu hoạch.
+ Bờ bao: bờ bao chắc chắn, giữ nước trong mùa lũ. Chiều rộng mặt bờ 2 - 3m.
+ Cống: mỗi ruộng nên có 1 - 2 cống (tuỳ theo ruộng lớn hay nhỏ). Cống được
làm bằng xi măng, ống sần hay bọng dừa. Tác dụng của cống đó là cấp thốt nước cho
ruộng, thoát nước ra lúc sạ.
- Chuấn bị ruộng cấy lúa: ruộng cấy lúa phải cải tạo kĩ hơn ruộng trồng lúa truyền
thống, vì ngồi việc trồng lúa cịn ảnh hưởng tới việc thả cá, do vậy phải làm ruộng kĩ
để tạo độ pH hợp lí, diệt các mầm bệnh cho cá… Cần có các biện pháp hỗ trợ nhằm
tăng thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, cải tạo ruộng lúa (bón phân, bón vơi…).
- Mật độ thả cá: tuỳ theo từng chân ruộng khác nhau mà áp dụng mật độ thả cá
cho phù hợp. Đối tượng chủ yếu là cá chép, còn lại thả các loại cá khác nhau như: cá
mè, cá rơ phi đơn tính, cá lóc… để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên ở các tầng nước
khác nhau. Thường thì 3 m2 /cá chép còn lại ghép các loại cá khác.
1.1.2.2. Đặc điểm của cá nuôi ở ruộng, của cây lúa
a. Đặc điểm của lồi cá ni ở ruộng
- Cá rơ phi: Là lồi cá ăn tạp thức ăn chủ yếu gồm các tảo dạng sợi, các dạng

động thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng các loại côn trùng, động vật sống ở

6


nước. Ngồi ra chúng cịn có khả năng ăn thức ăn bổ sung như: cám, bột ngô, các phế
phẩm khác và thức ăn viên.
- Cá mè: Cá mè không ăn trực tiếp các loại phân hữu cơ như phân vịt, phân lợn,
nhưng những loại phân này là thức ăn cho các loại thực vật phù du phát triển do vậy
nó có tác dụng gián tiếp tạo ra nguồn thức ăn cho cá. Cá mè có 2 loại: cá mè trắng và
cá mè hoa.
- Cá trắm cỏ: Cá sống ở vùng giữa và các vùng có nhiều cỏ ven bờ, tốc độ sinh
trưởng của cá rất nhanh, nuôi cá trắm cỏ kết hợp với trồng lúa sẽ làm sạch cỏ dại cho lúa.
- Cá chép: đây là loài cá ăn tạp nhưng thiên về động vật đáy như giun, ốc, cua
con, tép con… Cá có khả năng sử dụng tốt các thức ăn qua chế biến. Nuôi trên ruộng
cá hao hụt nhiều vì cá có màu sáng, kẻ thù dễ phát hiện và ở ruộng thiếu thức ăn tầng
đáy của chúng. Cá đạt trọng lượng hơn 500g/con sau 8 tháng nuôi ở ruộng.
- Cá lóc: là lồi cá ăn tạp, ăn các lồi thức ăn như cá con, tơm, tép…
- Cá trê: cá trê thuộc loại cá ăn tạp, chúng ăn tất cả các loại cá con, tôm, tép, các
loại ấu trùng, các loại phân hữu cơ, phân chuồng, phân bắc… Do đặc điểm như vậy
nên nếu nuôi cá trê trong ruộng lúa thì cần bón nhiều phân chuồng.
Vì vậy, người dân cần nắm rõ đặc điểm của từng loại cá để có mức đầu tư, mật
độ thả, cũng như thời gian thả phù hợp nhằm tăng hiệu quả của mô hình.
b. Đặc điểm của cây lúa
Cây lúa thuộc họ hồ thảo Graminêa bộ Graminaoef có nguồn gốc từ nhiều nơi
thuộc Đơng Nam Á. Cùng với lúa mì, lúa gạo là cây lương thực chính ni sống con
người được lồi người trồng trọt và phát triển, nghề trồng lúa phát triển với nền văn
minh của nhân loại.
Từ ngàn xưa, nông dân Việt Nam đã là những người trồng lúa có kinh nghiệm và
trong mỗi địa bàn sản xuất khác nhau, với những điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khác

nhau, người nơng dân đã sáng tạo ra được những kinh nghiệm, kĩ thuật trồng lúa với
những nét độc đáo riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Tuy hiện nay
có nhiều giống lúa khác nhau nhưng về cơ bản có những đặc điểm sau:
- Thời gian sinh trưởng của cây lúa: Thời gian sinh trưởng của cây lúa từ lúc nảy
mầm cho tới lúc chín thay đổi từ 90 - 180 ngày, nó phụ thuộc vào giống và điều kiện
ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng…
7


- Các thời kì sinh trưởng phát triển:
+ Trong thời kì sinh trưởng dinh dưỡng: Từ lúc gieo cho đến khi làm đồng, cây
lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như: lá, thân, rễ… quá
trình phát triển của cây lúa trong thời kì này trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn mạ (từ đầu đến khi mạ có 5 lá thật)
- Giai đoạn đẻ nhánh (bắt đầu từ khi cây mạ có nhánh cho đến khi đạt được số
nhánh tối đa)
- Giai đoạn vươn tốt.
Thời kì này dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
+ Thời kì sinh trưởng sinh thực: Là thời kì phân hố, cơ quan sinh sản, cây lúa
bắt đàu ra hoa, tập hợp thành bơng lúa, bao gồm các q trình: làm đồng, trổ bơng và
hình thành hạt, thời kì này kéo dài trong khoảng 30 ngày, thời kì này quyết định số hoa
trên một bông lúa, tiền đề cho việc quyết định số hạt trên tối đa.
+ Thời kì chín: Bắt đầu từ khi phơi mào (chín sữa) đến khi hạt chín hồn tồn,
kéo dài trong vịng 30 ngày ở tất cả các giống lúa. Trong thời kì này, nhiệt độ ơn hồ,
độ ẩm vừa phải, lượng nước vùa đủ, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho việc tích
lượng tinh bột, lúa chín, hạt chắc.
Như vậy, q trình sinh trưởng của cây lúa được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi
giai đoạn đòi hỏi các yếu tố như chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng khác nhau. Nắm
được các mối quan hệ này, chúng ta mới có thể có cơ sở xây dựng các kế hoạch sản
xuất, áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

trong mơ hình “lúa – cá” nắm được đặc điểm này để chọn thời gian cũng như mật độ
thả cá phù hợp.
1.1.3. Các lợi ích từ phương pháp ni cá kết hợp
Cá và lúa sống chung nhau trong ruộng lúa khơng có sự cạnh tranh về thức ăn,
ngược lại chúng có sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Ruộng lúa cung cấp thức ăn cho cá: các loài cỏ dại, rơm rạ mục, thóc rụng, hạt
cỏ, sâu bọ, các lồi động vật sống trong ruộng lúa…đều có thể là thức ăn cho các lồi
cá. Nhờ hệ thống thức ăn này, nơng dân đã tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá.

8


Cá cải tạo điều kiện sống cho cây lúa: các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng
như một phần phân bón làm tăng độ mùn, đội xốp cho ruộng lúa. Cá thường xuyên
kiếm thức ăn bằng cách sục bùn, làm cho ruộng lúa thống khí, tầng oxi hoá hoạt động
mạnh tạo điều cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Cá ăn các lồi sâu bọ, cơn trùng
làm giảm dịch hại cho ruộng lúa. Nuôi cá kết hợp trong ruộng lúa giúp người nông dân
giảm được chi phí nhân cơng làm cỏ, giảm chí phí bảo vệ thực vật, giảm chi phí đầu tư
thức ăn cho cá và kết quả sau cùng là tăng lợi nhuận/đồng vốn bỏ ra của nơng dân.
Tóm lại: ni cá kết hợp với trồng lúa mang lại nhiều lợi ích:
- Tạo cơng ăn việc làm, tăng tính chủ động cho người dân.
- Tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, đa dạng hoá sản phẩm, cải thiện
đời sống người dân.
- Khuyến khích chăn ni phát triển, cung cấp nguồn phân bón cho mơ hình.
- Cá sục bùn, diệt cỏ dại, có lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây lúa, tăng
năng suất lúa.
- Tạo mối quan hệ sinh thái có lợi cho mọi sinh vật và giảm ô nhiễm môi trường.
1.1.4. Điều kiện phát triển mơ hình sản xuất lúa cá
Ruộng trũng là những chân ruộng luôn luôn ổn định mức nước, có khi ngập nước
vào mùa mưa. Ở ruộng trũng có nhiều lồi sinh vật sinh sống, nó cung cấp một nguồn

thức ăn dồi dào cho cá, cụ thể bao gồm các động thực vật sau:
- Động vật nổi: Có khoảng 50 lồi động vật nổi ở ruộng trũng, trong đó giáp xác
có 15 lồi, nhuyễn thể có 19 lồi, giun đốt có 24 lồi, cơn trùng 7 lồi trưởng thành…
- Thực vật lớn đó là các lồi rong, vào mùa nước lớn các loài này phát triển
mạnh. Tuy nhiên khi cấy lúa nó sẽ bị người dân nhổ đi.
- Động vật sống quanh gốc lúa và bụi thuỷ sinh: Đây là nhóm động vật chuyên
sống bám dựa vào các động vật lớn và sống trong gốc lúa vào mùa cấy lúa. Đây là
nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá, nguồn thức ăn này càng phát triển nếu chúng ta
biết đầu tư thêm nhiều phân bón hữu cơ cho ruộng lúa.
- Thực vật thấp: Đó là các loại tảo, những loài này phát triển rất nhanh khi ruộng
ngập nước. Đặc điểm nuôi cá ở ruộng lúa chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên. Như vậy

9


trong mơ hình này cần chú ý tới đặc điểm này để có các biện pháp tăng thêm nguồn
thức ăn cho cá.
1.2. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
Ngày nay, bất kì là sản xuất trên lĩnh vực nào thì hiệu quả kinh tế ln được coi
trọng và là mục tiêu phấn đấu được đặt lên hàng đầu của các doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế, trong phạm vi một doanh
nghiệp thì thì hiệu quả kinh tế được khái quát như sau:
Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là một phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện
quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được
hiệu quả đó, bản chất của hiệu quả kinh tế xét đến cùng đó là phản ánh hao phí lao
động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hố kết quả dựa trên nguồn lực sẵn có
hay tối thiểu hố chi phí để sản xuất ra một lượng hàng hoá và dịch vụ đã xác định.
Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối và tuyệt đối.
Chỉ tiêu hiệu quả sinh ra từ các loại so sánh trên có tác dụng khác nhau trong đánh giá

và phân tích kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí bỏ
ra và kết quả thu được.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan thể hiện trình độ tổ chức
quản lí, trình độ tổ chức sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiện nay, chỉ tiêu hiệu quả không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế mà phải bao
gồm hiệu quả về xã hội và môi trường. Một doanh nghiệp làm ăn được coi là hiệu quả
khi các hoạt động sản xuất của nó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của
toàn vùng, nâng cao đời sống vật chất và bảo vệ mơi trường sinh thái. Đó khơng phải
là một việc dễ, đặc biệt là trong thời đại ngày nay thì doanh nghiệp nào làm ăn khơng
mang lại hiệu quả kinh tế thì sẽ bị tẩy chay khỏi thương trường. Điều đặc biệt hơn nữa
là khi chúng ta đã gia nhập WTO thì cuộc chiến đó sẽ càng trở nên gay gắt, quyết kiệt
hơn; kẻ yếu sẽ phải nhường chổ cho kẻ mạnh. Vì vậy, địi hỏi các doanh nghiệp phải
khơng ngừng đổi mới, cải thiện, và hồn chỉnh mình.
10


Trong nơng nghiệp thì đối tượng chủ yếu là cây trồng vật ni, do đó việc đánh giá
chính xác hiệu quả kinh tế trong sản xuất là cơ sở để các đơn vị thực hiện các biện pháp
canh tác hợp lí, lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với đặc điểm tự nhiên của vùng.
Chính vì thế mà hiệu quả kinh tế được xem trọng và được đánh giá một cách
thường xuyên và chính xác, và đây được xem là tiêu chuẩn cao nhất của mọi lựa chọn
kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất
* Giá trị sản xuất nơng nghiệp (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ
được sáng tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1 năm.
i n

GO =


 QiPi
i 0

Trong đó:
Pi: đơn giá/sản phẩm
Qi: khối lượng sản phẩm thứ i
* Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành của sản xuất bao gồm những
chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (kể cả khấu hao) sản phẩm nơng nghiệp. Chi
phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí
dịch vụ thuê.
Chi phí trung gian (IC) = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài)
* Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần
giá trị do lao động sáng tạo ra trong một thời kì nhất định. Đó chính là một bộ phận
của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.

 VA =  GO -  IC
* VA/IC: (hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị gia tăng) chỉ tiêu này mang tính
tổng hợp cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá
trị gia tăng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong
giới hạn nguồn lực chi phí.
* GO/IC: Chỉ tiêu cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao
nhiêu đồng giá trị sản xuất.

11


* VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng giá trị sản xuất ta tích luỹ được bao
nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất.
* GO/LĐ: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động trên

một đơn vị diện tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị sản xuất.
* VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên số ngày cơng lao động của một đơn vị diện tích
phản ánh được một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
* Các lượng tăng giảm giá trị tuyệt đối của các chỉ tiêu nghiên cứu.
1.3. Giới thiệu dự án Chia Sẻ
Chương trình giảm nghèo "Chia Sẻ" Việt Nam - Thuỵ Điển là chương trình hợp
tác phát triển giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thuỵ Điển. Chương trình bắt
đầu năm 2003.
Chương trình nhằm mục đích giảm nghèo ở Việt Nam bằng việc giúp đỡ những
người nghèo xác định và bày tỏ nhu cầu phát triển của họ, hướng dẫn cho họ các
phương pháp để họ có thể tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn lực cần thiết như: vốn, dịch
vụ khuyến nông, lâm… Đồng thời, dự án Chia Sẻ hỗ trợ các chính quyền và các đơn vị
cung cấp dịch vụ tại địa phương để đáp ứng với những nhu cầu của người dân một
cách chuyên nghiệp hơn, có trách nhiệm hơn và kịp thời hơn.
1.3.1. Mục tiêu của dự án
Hai phía Việt Nam và Thuỵ Điển đã thống nhất về một mục đích chung là "Các
hộ nghèo có thể tiếp cận tốt với nguồn lực giảm nghèo". Dự kiến đạt được mục đích
này, cùng với sự hỗ trợ của cấp Trung Ương, sẽ góp phần giảm tình trạng nghèo đói và
phát triển kinh tế bền vững tại địa phương. Khi khơng cịn nghèo đói và kinh tế phát
triển bền vững, Việt Nam sẽ có một xã hội công bằng và ổn định.
1.3.2. Các hoạt động của dự án
- Xây dựng năng lực cho cộng đồng, hộ gia đình ở địa phương, các cơ quan chính
phủ tham gia, và hỗ trợ cho q trình lập kế hoạch, quản lí và cấp vốn phát triển ở địa
phương.
- Tạo mơi trường thuận lợi cho xố đói giảm nghèo hiệu quả dựa trên dựa trên
các kế hoạch, các chính sách và thủ tục cấp xã, huyện, tỉnh, và cấp quốc gia.

12



- Đầu tư đa ngành và hỗ trợ từ Chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội để đáp ứng
nhu cầu cần được hỗ trợ ở địa phương.
- Phối hợp và hợp tác giữa các tổ chức Chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội và các
nhà tài trợ.
1.3.3. Các hỗ trợ của dự án đối với các hộ sản xuất theo mơ hình "lúa - cá"
Dự án đã đầu tư nhiều lớp tập huấn kĩ thuật trong lĩnh vực trồng trọt và chăn
nuôi. Đặc biệt là đầu tư cho hoạt động đào ao, cải tạo ruộng lúa để nhằm mục tiêu thực
hiện việc kết hợp trồng lúa nuôi cá, mơ hình “lúa - cá”. Đây là hoạt động thực hiện phù
hợp với sự thay đổi cơ cấu cây trồng từ những vùng đất trũng sản xuất lúa năng suất
thấp sang nuôi cá lúa kết hợp, thu được kết quả cao, và tạo được việc làm cho người
lao động.
Dự án đã đầu tư 313,1 triệu đồng cho 84 hộ đào ao, cải tạo ruộng nuôi cá, và hổ
trợ đầu tư giống cá cho 60 hộ.
Sau khi được đầu tư về kĩ thuật nuôi cá và được tham quan mô hình ni cá kết
hợp trồng lúa, hay kết hợp ni lợn nhiều hộ đã áp dụng tốt mơ hình này và đã phát
huy được hiệu quả, tạo được thu nhập cao.
1.4. Cơ sở thực tiễn
Tình hình thực hiện mơ hình “lúa - cá” ở Việt Nam

Theo nghiên cứu của FAO (2000) cho rằng, trên thế giới nghề nuôi trồng
thủy sản, đặc biệt là mơ hình ni cá trong ruộng lúa ngày càng có nhiều nghiên
cứu và phát triển ở nhiều nơi ở Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam...
Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, hỗ trợ giúp
đỡ nhân dân nhằm mục đích là phát triển nông nghiệp, tận dụng được các nguồn
lực tự nhiên của vùng và của địa phương. Được sự giúp đỡ và quy hoạch của các
cấp chính quyền và địa phương nhiều huyện trên cả nước đã đưa vào áp dụng
mơ hình lúa cá trên những vùng ruộng chiêm trũng, canh tác vụ mùa bấp bênh.
Điển hình có các hộ nông dân huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ 89 hộ
tham gia với diện tích thả ni 60 ha ban đầu, đến nay tồn huyện có gần 200 hộ ở 7
xã trên địa bàn tham gia, cho lãi từ 30 đến 40 triệu đồng/năm/hộ, cao gấp 5 đến 6 lần

13


so với trồng lúa đơn thuần. Hoặc các hộ nông dân ở huyện Yên Mô với 1.250 ha ruộng
trũng và gần 1.000 ha mặt nước ao, hồ, n Mơ có nhiều tiềm năng để phát triển nghề
nuôi cá. Từ năm 2004, huyện đã có chủ trương chuyển diện tích ruộng trũng cấy lúa
kém hiệu quả sang cấy lúa kết hợp với ni cá, bước đầu xây dựng mơ hình ở xã Yên
Thắng, sau đó nhân rộng ra các xã đồng chiêm trũng trên địa bàn huyện. Qua 5 năm
thực hiện chuyển đổi, lợi ích từ cấy lúa và ni cá kết hợp là rất lớn. Giá trị thu nhập
trên một đơn vị diện tích cao gấp 1,5 lần so với chuyên canh lúa trong khi chi phí sản
xuất giảm rõ rệt. Nhờ phát triển các trang trại “lúa - cá” mà đời sống của nhiều hộ
nông dân trong huyện được cải thiện đáng kể.
Ơng cha ta đã có câu: “tấc đất, tấc vàng”, cho đến hơm nay câu nói đó vẫn còn
nguyên giá trị. Khoa học này càng phát triển, trình độ con người ngày một nâng cao,
dù đất có bạc màu, có khơ cằn mấy đi chăng nữa thì con người sẽ tìm ra các biện pháp
và cách thức cải tạo đất cũng như các biện pháp thâm canh để dựa vào đất tìm ra cách
phục vụ đới sống con người; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

14


Chương II
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MƠ HÌNH LÚA – CÁ CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN ĐƯỢC HỔ TRỢ BỞI DỰ ÁN CHIA SẼ Ở
XÃ VĨNH CHẤP - HUYỆN VĨNH LINH - TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Vĩnh Chấp
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Chấp là một xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Vĩnh Linh, cách trung tâm thị
trấn huyện Vĩnh Linh khoảng 8 km về phía Tây Bắc. Xã có vị trí địa lý như sau:

Phía Đơng giáp xã Vĩnh Tú
Phía Tây giáp xã Vĩnh Khê
Phía Nam giáp xã Vĩnh Long
Phía Bắc giáp xã Sen Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình.
2.1.1.2. Địa hình
Xã Vĩnh Chấp có 2 dạng địa hình chính.
+ Địa hình vùng gị đồi với những đồi núi, núi hình bát úp trải dọc địa giới phía
Tây của xã, có độ dốc thấp dần từ Tây sang Đông. Đây là vùng địa hình đặc trưng cho
vùng gị đồi của huỵên thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp và phát triển cây công
nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu.
+ Địa hình đồng bằng chạy dọc trục đường Quốc lộ 1A nằm ở phía Đơng của xã
và dọc theo các khe suối. Đây là khu vực tập trung dân cư và sản xuất nơng nghiệp.
2.1.1.3. Khí hậu
Xã Vĩnh Chấp nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu tương đối điển hình, gió
Tây Nam khí nóng về mùa hè, gió Đơng Bắc ẩm ướt về mùa Đông.
Nền nhiệt tương đối cao. Tổng lượng nhiệt cả năm từ 8000-8.5000C. Tổng lượng
nhiệt này cho phép phát triển trồng trọt với đa dạng cây trồng và cải tạo mùa vụ trong năm.

15


* Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng +24,60C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng
1 dao động từ 18-200C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 dao động từ 32-350C.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất (mùa lạnh) 18,90C
Nhiệt độ trung bình cao nhất (mùa nóng) 29,10C
Ở đây khơng hoặc ít có sự chênh lệch về nhiệt độ theo độ cao chỉ có sự chênh
lệch nhiệt độ theo mùa. Trong thời gian chuyển tiếp từ nóng sang lạnh và ngược lại có
hoạt động của gió chuyển mùa từ bắc bán cầu gây ra mưa phùn. Mức biên đới nhiệt độ
từ các tháng cuối mùa nóng sang đầu mùa lạnh khoảng 40C, sau đó giảm ít đi. Trong

mùa lạnh có nhiệt độ <150C thường gây ảnh hưởng không tốt đến cây trồng.
* Chế độ mưa
Hàng năm xã Vĩnh Chấp nhận được một lượng mưa trung bình khoảng 2325mm.
Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, phần lớn tập trung từ tháng 9 đến tháng 12
chiếm khoảng 64 - 70% tổng lượng mưa hàng năm. Số ngày mưa trong năm là 146
ngày. Cường độ mưa tương đối lớn, cường độ mưa trong 24 giờ lớn nhất khoảng
419,5mm, trong khi đó lớp thực vật che phủ khơng cịn nhiều nên hiện tượng xói mịn
xảy ra mạnh.
* Độ ẩm khơng khí
Xã Vĩnh Chấp nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung mùa mưa là mùa lạnh , mùa
nóng là mùa khơ. Thời kỳ ẩm ướt nhất xảy ra vào khoảng tháng 2, tháng 3. Độ ẩm
khơng khí trung bình trong năm 83%, trong các tháng mùa hạ độ ẩm tương đối trung
bình từ 78-85% nhưng có thời điểm xuống đến 27-41% (từ tháng 4 đến tháng 8).
Lượng bốc hơi trung bình năm tại xã Vĩnh Chấp vào khoảng 1000-1200mm,
lượng bay hơi lớn nhất 24 giờ khoảng 22mm và thường xảy ra vào mùa hạ, trong
những ngày có gió tây nam khơ nóng mạnh. Trong các tháng mùa đông lượng bay
lượng bay hơi thường nhỏ, ngược lại mùa hè (tháng 5- tháng 9) lượng bay hơi chiếm
70-75% tổng lượng bay hơi cả năm.
* Bão lụt.
Sự khắc nghiệt của chế độ khí hậu ở Quảng Trị nói chung và xã Vĩnh Chấp nói
riêng càng trở nên khắc nghiệt hơn khi bên cạnh thời kỳ khô hạn gay gắt lại đến thời
16


kỳ chịu ảnh hưởng của bão lụt nặng nề. Bão lụt thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11
( chủ yếu tập tung từ tháng 8 đến tháng 10). Mùa bão thường là mùa mưa, khi có bão
mưa càng lớn, nước từ thượng nguồn các con sông suối đổ về đồng thời nước biển
dâng lên gây lụt lội.
2.1.1.4. Nguồn tài nguyên nước
* Sông suối, hồ đập

Mạng lưới sống suối, hồ đập ở xã Vĩnh Chấp khá dày đặc, hệ thống thủy văn
tương đối dồi dào.
Nguồn nước cung cấp bởi một số nhánh sông như sông Trường Lương, sông Bắc
Phú và một số các hồ đập như hồ Khiến, đập Bảo Đài, đập Hà, đập Trằm Trưởi, đạp
Khe Nánh, hồ Chụt Tình, đập Ú… Đặc biệt đập Bảo Đài có trữ lượng nước lớn, là
nguồn cung cấp nước cho việc tưới tiêu của xã Vĩnh Chấp và một số vùng của xã,
vùng lân cận.
* Nước ngầm
Mặc dù chưa có tài liệu điều tra chính thức nhưng qua khảo sát thăm dị sơ bộ xã
Vĩnh Chấp có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt, có thể đáp ứng
cho nhu cầu sinh hoạt và bổ sung một phần cho sản xuất.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác
* Tài nguyên đất
Vĩnh Chấp có tổng diện tích tự nhiên: 5.529,97 ha (theo số liệu thống kê năm
2007). Đất đã sử dụng: 20.445,39 ha chiếm 58,93% hiện còn 14.244,01 ha đất chưa sử
dụng chiếm 41,06%.
Trên địa bàn xã Vĩnh Chấp có một số nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất sỏi vàng: Đây là nhóm đất phổ biến và chiếm chủ yếu diện tích của
xã (3/4 tổng diện tích tự nhiên của tồn xã). Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng
cây cơng nghiệp như cau su, hồ tiêu…
- Nhóm đất phù sa được bồi đắp hàng năm chiếm diện tích nhỏ, chủ yếu tập trung
ở dọc 2 con sông (sông Trường Lương và sông Bắc phú). Đây là loại đất thích hợp cho
việc trồng lúa nước.

17


* Tài nguyên rừng và thảm thực vật.
Do đặc trưng của khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, địa hình phức tạp lại chịu tác
động lâu đời của con người nên thảm thực vật ở Vĩnh Chấp rất phong phú và đa dạng.

Thảm thực vật rừng trồng chủ yếu có các loại cây: Bạch đàn, keo lá tràm, phi lao,
thơng, cịn trong hệ thống cây trồng chủ yếu là cây công nghiệp, cây lương thực.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2007 thì Vĩnh Chấp có 40,61ha rừng tự nhiên
phân bố ở vùng Chấp Đông.
* Tài nguyên nhân văn
Vĩnh Chấp là nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng, nhân dân cần cù chịu khó
trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc cũng như xây dựng tổ quốc trong thời kỳ đổi mới.
Trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Vĩnh Chấp đều
là vùng chiến khu cách mạnh, đặc biệt trong chiến tranh chống Mỹ nhiều người con
của quê hương Vĩnh Chấp đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù bị chiến tranh tàn
phá nặng nề song nhân dân Vĩnh Chấp vẫn kiên cường bất khuất, năng động sáng tạo
trong công cuộc xây dựng quê hương sau chiến tranh ngày càng giàu đẹp.
2.1.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi
Vĩnh Chấp có vị trí thuận lợi trong giao lưu pháp triển kinh tế, xã hội, có hệ thống
giao thơng đường bộ, đường sắt thuận lợi cho sự phát triển các ngành sản xuất và tiêu
thụ thành phẩm. Đường quốc lộ 1A chạy qua trung tâm xã là điều kiện thuận lợi để tiêu
thụ thành phẩm, phát triển các hộ sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, tiểu thương… Bên cạnh
đó, với nguồn tài nguyên đất, nước, rừng cùng điều kiện khí hậu nơi đây là môi trường
tốt cho các loại động thực vật sinh sống và phát triển. Chính vị trí địa lý này tạo cho xã
Vĩnh Chấp có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ với các địa
phương khác và tham gia giao lưu hội nhập với khu vực và thế giới.
Vĩnh Chấp, một mảnh đất anh hùng trong chiến tranh giữ nước nay lại anh hùng
trong lao động sản xuất, người dân Vĩnh Chấp có truyền thống cách mạng, một lịng
son sắt với Đảng, quyết tâm xây dựng quê hương giàu về kinh tế, mạnh về an ninh
quốc phịng, ổn định về chính trị, đẹp về cảnh quan môi trường, phát huy nội lực và

18



tiềm năng của đất đai, khoáng sản thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống người dân
ngày một nâng cao.
* Hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi trên, điều kiện tự nhiên của xã Vĩnh Chấp còn những
hạn chế và thách thức không nhỏ:
- Là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu như lũ lụt, bão tố, gió nóng,
hạn hán đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Quỹ đất chưa được sử dụng hợp lý, thiếu tiết kiệm, bảo vệ chưa tốt nên dẫn đến
xói mịn, rửa trơi mạnh, nghèo dinh dưỡng hạn chế hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
- Ở Vĩnh Chấp diện tích rừng trồng có chiều hướng tăng, song việc khai thác
rừng bừa bãi, trái phép đã làm cho chất lượng các loại rừng bị giảm sút, gây ảnh hưởng
xấu đến mơi trường sinh thái, suy thối và ơ nhiễm nguồn nước, gây lũ lụt, hạn hán,
xói mịn đất đai. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất “lúa - cá” cũng như đời
sống của người dân. Vì vậy, việc phủ xanh đất trống, đồi trọc là việc làm cần thiết
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã trong giai đoạn tới.
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Chấp
Xã Vĩnh Chấp cách thị trấn Hồ Xá 8 km về phía Tây Bắc. Thực trạng phát triển
kinh tế của xã nằm ở mức trung bình của tồn huyện, là xã có nền kinh tế nơng - lâm
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế xã Vĩnh Chấp năm 2009

ngành nông, lâm, ngư
nghiệp

18.99%
4.78%

76.23%


ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, xây
dựng
ngành thương mại, dịch
vụ

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế xã Vĩnh Chấp năm 2009
19


Xác định rõ mơ hình kinh tế của địa phương mang tính đang dạng và tổng hợp,
Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, đề ra
nhiều biện pháp cụ thể sát với tình hình thực tế ở địa phương, khuyến khích tạo mọi
điều kiện thuận lợi để nhân dân sản xuất nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi làm cho
vườn và các ngành nghề khác. Tuy tốc độ phát triển còn chậm nhưng đời sống người
dân đến nay cơ bản ổn định và có hướng đi lên rõ rệt. Cụ thể năm 2003 bình quân thu
nhập đầu người mới chỉ đạt ở mức 4.000.000 đ/người/năm đến năm 2007 mức thu
nhập bình quân đầu người đạt 6.000.000 đ/người/năm, năm 2009 là 8.100.000
đ/người/năm. Mục tiêu bình quân thu nhập đầu người trong năm 2010 của xã là
9.400.000 đ/người/năm.
* Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã Vĩnh Chấp đã có nhiều đổi mới, đời
sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân từng bước ổn định có phần được cải thiện.
Cơ sở hạ tầng, đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá và các cơng trình văn
hóa phúc lợi được xây mới, nâng cấp phục vụ cho phát triển kinh tế dân sinh. Sản
lượng lương thực quy ra thóc đạt 1.652 tấn, đạt 87% so với kế hoạch. Bình quân thu
nhập đầu người đạt 8.100.000 đ/người/năm, đạt 115,7% kế hoạch. Tổng giá trị sản
xuất đạt 15.810,5 triệu đồng, đạt 112,9% so với kế hoạch.
- Ngành nông nghiệp, công nghiệp đạt 13.473,3 triệu đồng đạt 112,5% so với kế hoạch.
- Ngành dịch vụ đạt 1.749,2 triệu đồng, đạt 117,3% so với kế hoạch.

- Ngành xây dựng đạt 685 triệu đồng, đạt 109,5% so với kế hoạch.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế xã đang có sự phát triển theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng ngành
tiểu thủ công nghiệp dịch vụ mà vẫn giữ vững sản lượng ngành nông nghiệp nhằm ổn
định an ninh lương thực của địa phương.
2.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành sản xuất
* Sản xuất nông nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy lúa là cây trồng chính của xã Vĩnh Chấp. Diện tích
trồng lúa rất lớn song hiệu quả mang lại khơng cao, một mặt vì bà con ở đây đầu tư
chăm sóc chưa cao, mặt khác vì chất đất ở đây là đất pha cát, do đó khi trời khơng mưa
thì đất khơ hạn, trời vừa mưa thì đất đã ngập úng nước.
20



×