Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực trạng và một số giải pháp cho việc cải thiện sinh kế của các nhóm sinh kế trong dự án World Vision tại huyện Na Hang – tỉnh Tuyên Quang. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.57 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐOÀN VĂN TRƢỜNG
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC CẢI THIỆN
SINH KẾ CỦA CÁC NHÓM SINH KẾ TRONG DỰ ÁN WORLD
VISION TẠI HUYỆN NA HANG – TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên – 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------


ĐOÀN VĂN TRƢỜNG
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC CẢI THIỆN
SINH KẾ CỦA CÁC NHÓM SINH KẾ TRONG DỰ ÁN WORLD
VISION TẠI HUYỆN NA HANG – TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 - 2016

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Đỗ Hoàng Sơn


Thái Nguyên – 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã bước đầu được tiếp cận với
kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp tôi nâng cao kiến thức và trải nghiệm so
với những gì tôi đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động
hiện nay và hoàn thành khóa học của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa
Kinh tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Ths. Đỗ Hoàng
Sơn, tôi đã thực hiện đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp cho việc cải thiện
sinh kế của các nhóm sinh kế trong dự án World Vision tại huyện Na Hang –
tỉnh Tuyên Quang”
Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn
thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Ths.
Đỗ Hoàng Sơn, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô
giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Văn phòng chương trình phát triển
vùng Na Hang (Dự án World Vision), Ủy ban nhân dân Huyện Na Hang đã giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tôi đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế về kiến thức nên chuyên đề của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy
kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện
để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Đoàn Văn Trƣờng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 4.1:

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Na Hang .......................... 18

Bảng 4.2:

Thành phần dân tộc trong vùng dự án ........................................ 21

Bảng 4.3:

Phân loại kinh tế của hộ gia đình................................................ 25

Bảng 4.4:

Các hoạt động sinh kế chính của các hộ dân điều tra ................. 27

Bảng 4.5:

Bình quân thu nhập về nông nghiệp theo xã và nhóm hộ .......... 28


Bảng 4.6:

Bình quân thu nhập về phi nông nghiệp theo xã và nhóm hộ .... 29

Bảng 4.7:

Bình quân thu nhập về trồng trọt theo xã và nhóm hộ ............... 30

Bảng 4.8:

Số hộ trồng, diện tích và thu nhập từ các cây trồng chủ yếu ..... 31

Bảng 4.9:

Bình quân thu nhập về chăn nuôi phân theo Xã và nhóm hộ
điều tra ........................................................................................ 33

Bảng 4.10: Thu nhập về các loại vật nuôi chính trong chăn nuôi theo
nhóm hộ điều tra ......................................................................... 34


iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Ký tự

Ý nghĩa

CTPTV


Chương trình phát triển vùng

TNTG

Tầm nhìn thế giới

DFID

Bộ phát triển quốc tế

UBND

Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

MN

Mầm non

BPPT

Ban phát triển thôn

PTSK

Phát triển sinh kế



iv

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 4
2.1.2 Hộ và kinh tế hộ ....................................................................................... 7
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 9
2.3 Quá trình phát triển và một số nghiên cứu về sinh kế .............................. 11
2.3.1 Quá trình phát triển sinh kế hộ ở một số địa phương ở nước ta ............ 11
2.3.2 Một số nghiên cứu về sinh kế ................................................................ 13
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 15
3.1 Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................ 15
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 15
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 15
3.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 15
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 17
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................... 17
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 17
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 20
4.2 Khái quát về dự án và các nhóm sinh kế ................................................... 23

4.2.1 Khái quát về dự án ................................................................................. 23


v

4.2.2 Khái quát về các nhóm sinh kế .............................................................. 24
4.3 Đánh giá những hoạt động sinh kế của các nhóm sinh kế ........................ 25
4.3.1 Thông tin cơ bản của các hộ................................................................... 25
4.2.2 Các hoạt động sinh kế chủ yếu ............................................................... 27
4.3 Đánh giá những hoạt động hỗ trợ sinh kế của Chương trình Phát triển
vùng Na Hang.................................................................................................. 37
4.3.1 Những hoạt động hỗ trợ sinh kế đã, đang và sẽ triển khai ..................... 37
4.3.2 Những kết quả bước đầu trong các hoạt động hỗ trợ sinh kế ................ 37
4.3.3. Những khó khăn, tồn tại trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh
kế của dự án ..................................................................................................... 38
4.4. Những giải pháp để cải thiện sinh kế ....................................................... 38
4.4.2 Những giải pháp cụ thể: ......................................................................... 40
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 44
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 44
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
I. Báo cáo tiếng Việt ........................................................................................ 48
II. Tài liệu Internet .......................................................................................... 48


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, giành được
nhiều thành tựu trong tất cả các lĩnh vực đời sống văn hóa – kinh tế - xã hội.
Chất lượng cuộc sống mọi mặt của người dân nó chung và người nông dân
nói riêng không ngừng được cải thiện. Đặc biệt là vấn đề sinh kế bền vững và
thu nhập của người dân đang là mối quan tâm hàng đầu. Nó là điều kiện cần
thiết cho quá trình phát triển nâng cao đời sồng của con người nhưng vẫn đáp
ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên.
Bên cạnh đó trong giai đoạn hiện nay khi điều kiện nguồn lực còn hạn
chế, nhà nước xóa bỏ cơ chế tổ chức bao cấp. Hoạt động sản xuất nông
nghiệp ngày càng đa dạng, phát triển theo hướng hàng hóa. Mà sự phát triển
nhanh chóng, vượt bậc trong nền kinh tế hàng hóa đã tạo nên sự phân hóa
giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội, vấn đề sinh kế và thu nhập giữa
các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn ngày càng rõ
rệt. Với hơn 70% dân số ở các vùng nông thôn đây là nguồn lao động dồi dào
nhưng lại chưa được sử dụng hợp lý. Trên thực tế cho thấy việc lựa chọn hoạt
động sinh kế và việc tăng thu nhập cho hộ gia đình phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, yếu tố con người, khoa học kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng,… Do đó việc nghiên cứu hoạt động sinh kế và thu nhập
của người dân là yêu cầu cấp thiết và cần có sự quan tâm đúng mức của các
cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể.
Tr87ng những năm gần đây hoạt động sinh kế và thu nhập của người
dân huyện Na Hang đã có những thay đổi lớn, việc cải thiện các sinh kế
truyền thống và học hỏi, áp dụng các sinh kế mới đã và đang diễn ra nhằm


2
đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Tuy nhiên, hiệu quả các hoạt động sinh kế
của các hộ dân địa phương còn hạn chế do cộng đồng người dân chủ yếu là
đồng bào dân tộc Tày, Nùng trình độ dân trí chưa cao, cuộc sống còn nhiều
khó không có điều kiện đầu tư. Sinh kế của người dân địa phương còn phụ

thuộc vào nguồn tài nguyên rừng rất lớn khiến cho việc quản lý, bảo vệ nguồn
tài nguyên tại đây gặp không ít khó khăn. Trước thực trạng trên, hiện nay trên
địa bàn huyện Na Hang đã có rất nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế người dân
của các tổ chức đoàn thể, của khuyến nông,… đặc biệt là Chương trình Phát
triển vùng Na Hang do tổ chức World Vision Việt Nam. Một trong số nhiều
hoạt động của Chương trình Phát triển vùng Na Hang là hoạt động sinh kế
cho các hộ gia đình, thông qua đó chương trình nhằm cải thiện an sinh cho trẻ
em, đặc biệt những trẻ em dễ bị tổn thương. Tầm nhìn thế giới hỗ trợ các gia
đình, cộng đồng và đối tác địa phương giải quyết tận gốc nguyên nhân đói
nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân nơi đây. Những hoạt động hỗ trợ sinh
kế của Chương trình Phát triển vùng Na Hang mới được triển khai nhưng đã
nhânj được sự tham gia tích cực của các hộ gia đình thuộc đối tượng dự án.
Thực tế đặt ra tại địa phương hiện nay, rất cần có một nghiên cứu để
tìm câu trả lời cho những câu hỏi như: Những thực trạng sinh kế của người
dân trước khi tham gia dự án ra sao? Sinh kế người dân đã có những thay đổi
như thế nào khi tham gia dự án? Những tác động bước đầu của các hoạt động
dự án đến sinh kế của người dân? Những hoạt động sinh kế của người dân cần
cải thiện, đổi mới để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững thì cần có những giải
pháp cụ thể tiếp theo là gì?...
Từ vấn đề thực tế đặt ra trên đây, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp cho việc cải thiện sinh kế của
các nhóm sinh kế trong dự án World Vision tại Huyện Na Hang, Tỉnh
Tuyên Quang”


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng các hoạt động sinh kế của các nhóm hộ dân
thuộc đối tượng dự án làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp và xây dựng
các hoạt động sinh kế của dự án World Vision tại huyện Na Hang.

- Tìm ra được những thuận lợi, khó khăn cản trở trong việc thực hiện
các hoạt động sinh kế của các nhóm sinh kế trong dự án.
- Đề xuất được những giải pháp can thiệp sinh kế hiệu quả nhằm nâng cao
thu nhập cho người dân tham gia dự án và cộng đồng.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực
tập cơ sở.
Năng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình nghiên cứu.
* Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở tham khảo cho chính
quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân địa phương có cái nhìn
thực tế, cụ thể về hoạt động sinh kế của người dân. Qua đây, có thể
đưa ra được những định hướng giải pháp can thiệp sinh kế phù hợp.
- Đề tài cũng góp phần quan trọng cho Chương trình Phát triển
vùng Na Hang có cách tiếp cận và những hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận
nguồn lực sinh kế, từ đó có các biện pháp thúc đẩy phát triển sinh kế của
người dân hiệu quả và bền vững.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×