Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thuc tap thien nhien f

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.71 KB, 24 trang )

Thực tập thiên nhiên

MỤC LỤC

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................3
1. Đặt vấn đề................................................................................................................................3
2. Mục tiêu:..................................................................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................................................3
5. Phương pháp thực hiện:..........................................................................................................3
PHẦN 1 : ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN........................................................................4
1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................................................4
1.2. Đặc điểm Địa chất................................................................................................................5
1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo..................................................................................................5
1.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết....................................................................................................6
1.5. Đặc điểm thuỷ văn, thuỷ triều...............................................................................................6
1.6. Đặc điểm Thổ nhưỡng..........................................................................................................7
1.7. Đặc điểm Sinh vật.................................................................................................................8
PHẦN 2: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI........................................................................................9
2.1. Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư................................................................................9
2.2. Đặc điểm lao động và việc làm.............................................................................................9
2.3.Đặc điểm phát triển giao thông...........................................................................................10
2.4. Giáo dục đào tạo................................................................................................................11
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.............................................13
3.1.Tài nguyên đất.....................................................................................................................14
3.2.Tài nguyên nước..................................................................................................................15
3.3.Tài nguyên khoáng sản........................................................................................................16
3.4.Tài nguyên rừng...................................................................................................................17
3.5.Tài nguyên biển và ven biển................................................................................................17
3.6.Tài nguyên nhân văn và du lịch...........................................................................................18
PHẦN 4: ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG.............................................................19


4.1. Tài nguyên đất....................................................................................................................19
4.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp............................................................................................19
4.1.2. Đất lâm nghiệp............................................................................................................19
4.2. Tài nguyên nước.................................................................................................................20

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

1


Thực tập thiên nhiên
4.3. Tài nguyên khoáng sản.......................................................................................................20
4.4. Tài nguyên rừng..................................................................................................................21
4.5. Tài nguyên biển và ven biển...............................................................................................22
4.6. Tài nguyên nhân văn – Du lịch...........................................................................................22
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................23
5.1. Kết luận...............................................................................................................................24
5.1. Kiến nghị.............................................................................................................................24

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặt vấn đề
Tài nguyên thiên nhiên là nhừng cùa cải có sẵn trong tự nhiên. Con người khai
thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên nguồn tài nguyên
thiên nhiên trong tự nhiên không phái là vô tận. Do vậy con người phái biết cách khai
thác hợp lý đề chúng phục vụ cho lợi ích của con người một cách hiệu quá.
Quảng Trị được xem là một tỉnh nghèo, với nhiều rừng, đầm lầy ,sông suối nhỏ,
rặng san hô... tạo nên môi trường sống cho nhiều loài chim và thú hoang dã.
Hệ sinh thái cùa Quảng Trị rất phong phú, bao gồm khoảng 67 loài thú, 193 loài

chim và 64 loài lưỡng cư bò sát, Thực vật của Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thuộc 528
chi, 130 họ
Tuy vậy hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên cả nước nói chung và Quảng Trị
nói riêng đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy
kiệt nghiêm trọng đó, giải pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên này là gì chúng ta cùng
nghiên cứu qua đề tài “ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở định
hướng cho cho sự phát triển kinh tế xã hội”
2. Mục tiêu:
Mục tiêu 1: Xây dựng Bản đồ tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị để phát triển
kinh tế xã hội
Mục tiêu 2: Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý hợp lý, tạo điều kiện cho người
sau có cuộc sống tốt hơn hiện tại
3. Phạm vi nghiên cứu:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị
4. Đối tượng nghiên cứu:
Điều kiện tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên tỉnh quảng Trị
GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

2


Thực tập thiên nhiên
5. Phương pháp thực hiện:
Thu thập tài liệu: Qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, Internet
Qua các đề tài nghiên cứu khoa học trong tỉnh và cả nước
Khảo sát thực địa: Ngoài những dữ liệu có thể thu thập được, cần thu thập thêm dữ
liệu mới, ví dụ như di tích lịch sử văn hóa, thông tin từ người dân, v.v. các đợt khảo sát
tại địa phương cần được tiến hành thông qua khảo sát và phỏng vấn.


GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

3


Thực tập thiên nhiên

PHẦN 1 : ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1 Vị trí địa lý
Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ. Toạ độ địa lý của tỉnh từ 16018' đến
17010' vĩ độ Bắc và 106032' đến 107034' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy
(tỉnh Quảng Bình); phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế);
phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp nước CHDCND Lào (với khoảng 206 km
đường biên giới).
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, toàn tỉnh có tổng diện tích tự nhiên
4.737,44 km2 với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và
8 huyện (Hướng Hóa, Đa Krông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng
và huyện đảo Cồn Cỏ); thành phố Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh.
Nằm trên địa bàn tỉnh có các trục giao thông huyết mạch xuyên Việt chạy qua
(quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam), có Quốc lộ 9 nối từ cảng Cửa Việt
qua Quốc lộ 1A đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào, có 75 km bờ biển cùng với cảng
Cửa Việt, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cửa khẩu quốc tế La Lay,... Đây là điều kiện rất
thuận lợi để Quảng Trị mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị; hợp tác phát triển kinh tế với
các địa phương trong cả nước và quốc tế, đặc biệt là với nước bạn Lào, vùng Đông bắc
Thái Lan, Myanma.

Hình 1.1. BĐ hành chính tỉnh Quảng Trị (nguồn trang thông tin điện tử Quảng Trị)


GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

4


Thực tập thiên nhiên
1.2. Đặc điểm Địa chất
Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi trong
đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân vị thuộc
Meôzoi và Kainozoi. Các thành tạo xâm nhập phân bố rải rác, song chủ yếu ở phần Tây
Nam với diện tích gần 400km2, thuộc các hệ Trà Bồng, Bến Giàng Quế Sơn và các đá
mạch không phân chia. Phức hệ Trà Bồng nằm trên vùng Làng Xoa (Hướng Hoá) với lộ
diện 120 km2, khối có dạng kéo dài theo hướng Tây Bắc Đông Nam nằm dọc đứt gẫy
ĐakrôngA Lưới. Phức hệ Bến Giàng Quế Sơn nằm dọc theo dải núi và vùng Vít Thu Lu
gồm các khối Tam Kỳ, Ta Băm và động Voi Mẹp. Địa chất trong vùng có những đứt gãy
chạy theo hướng từ đỉnh Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo
phương Tây Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày. Theo đánh giá của ngành
địa chất, trong vùng này có rất nhiều quặng nhưng phân bố rất phân tán, không thành khu
tập trung, do vậy khi xây dựng công trình thuỷ lợi ở vùng này ít bị ảnh hưởng. Phần thềm
lục địa được thành tạo từ trầm tích sông biển và sự di đẩy của dòng biển tạo thành.
1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình của tỉnh Quảng Trị khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông, suối và đồi
núi; hướng thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam. Trên toàn lãnh thổ tỉnh, diện tích đồi
núi chiếm gần 81%; bãi cát và cồn cát ven biển chiếm 7,5%; đồng bằng chiếm 11,5%.
Chia thành 4 dạng địa hình chính:
* Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp,
chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250 2.000 m, độ dốc 20 – 30 0. Địa hình phân cắt

mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh. Các khối núi điển hình là Động
Voi Mẹp, Động Sa Mui, Động Châu, Động Vàng.
* Địa hình núi thấp, đồi gò (vùng trung du): Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi
cao đến địa hình đồng bằng, có độ cao từ 50 250m. Địa hình núi thấp, đồi gò tạo nên các
dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Các khối điển hình là khối bazan
Gio Linh Cam Lộ có độ cao xấp xỉ 100 250m; khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển,
có độ cao từ 50 100m.
* Địa hình đồng bằng: Bao gồm đồng bằng dọc quốc lộ 1A thuộc các huyện Triệu
Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh được bồi đắp phù sa từ các sông Bến Hải, Thạch
Hãn và Ô Lâu. Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 25 30m.
* Địa hình ven biển: Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển kéo dài
từ Vĩnh Thái (Vĩnh Linh) đến giáp Thừa Thiên Huế; chiều rộng trung bình 45km. Địa

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

5


Thực tập thiên nhiên
hình tương đối bằng phẳng độ cao 5 15m, đột xuất đến 31m (cao điểm tại Nhĩ Thượng,
Gio Linh).
1.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế độ ánh
sáng và mưa, ẩm dồi dào,... là tỉnh có khí hậu khá khắc nghiệt: Từ tháng 3 đến tháng 9
chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh, thường gây nên hạn hán; từ tháng
10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa lớn,
thường xảy ra lũ lụt.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 240 25,90C. Mùa lạnh có 3 tháng (tháng 12

và tháng 1, tháng 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới
gần 180C. Mùa nóng nhiệt độ cao (trung bình 28 – 310C), tháng nóng nhất là tháng 6, 7,
nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40 – 42 0C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong
năm chênh lệch 70 – 90C.
Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân khá cao khoảng từ 2.200 2.500 mm. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, lượng mưa tập trung chủ yếu vào
các tháng 9, 10, 11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm).
Độ ẩm: Trung bình năm khoảng 8388%. Trong những tháng mùa mưa, độ ẩm
trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 90%.
Nắng: Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5 6 giờ/ngày; tổng số giờ
nắng trong năm đạt khoảng 1.600 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào
tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ và tháng 1, tháng 2 có số giờ nắng thấp (chỉ đạt 70 80
giờ/tháng).
Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (từ tháng 3
đến tháng 9) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau).
Bão và lũ lụt: Nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão
thường từ tháng 7 đến tháng 11 (tập trung các tháng 8 10).
1.5. Đặc điểm thuỷ văn, thuỷ triều
* Thủy văn: Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ và khoảng 60 phụ lưu, tạo thành 3
hệ thống sông chính là hệ thống sông Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu (Mỹ Chánh). Hệ
thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 1,8 km/km 2. Các sông ở Quảng Trị hầu
hết đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, các dòng chảy theo hướng Tây Đông (trừ các phụ
lưu sông Thạch Hãn), chiều dài các sông ngắn, lòng hẹp, dốc, nhiều ghềnh thác.

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

6



Thực tập thiên nhiên
Hệ thống sông Bến Hải: Bắt nguồn từ khu vực Động Châu có độ cao 1.257 m, đổ
ra biển ở Cửa Tùng. Tổng chiều dài 64,5 km, diện tích lưu vực 809 km 2. Đặc điểm dòng
Bến Hải như sau: Qtb = 15 m3/s; Qmax = 2.120 m3/s; Qmin = 2,3 2,5 m3/s.
Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị): Bắt nguồn từ dãy Ca Kút
(biên giới Việt Lào). Chiều dài sông khoảng 156 km, diện tích toàn lưu vực là 2.660 km 2.
Hệ thống sông được hợp thành bởi các nhánh là sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, sông
Nhùng, sông Ái Tử và các phụ lưu. Các sông và các phụ lưu thuộc hệ thống sông Thạch
Hãn có đặc điểm chung là dòng chảy gấp khúc nhiều đoạn và đổi hướng liên tục (hệ số
uốn khúc là 3,5). Đặc điểm dòng Thạch Hãn như sau: Qtb = 80 m 3/s; Qmax = 8000 m3/s;
Qmin = 8 m3/s.
Hệ thống sông Ô Lâu (Mỹ Chánh): Ở phía Nam của tỉnh, là một nhánh của hệ
sông Hương, chảy qua phá Tam Giang về cửa Thuận An, gồm hai phụ lưu chính là sông
Mỹ Chánh và sông Ô Khê. Chiều dài khoảng 65km, diện tích lưu vực 931 km2; lưu lượng
dòng chảy trung bình năm khoảng 44m3/s; mật độ dòng chảy 0,81 km/km2.
Ngoài ra ở phía Tây giáp biên giới Việt Lào còn có sông Xê Pôn, sông Sê Păng
Hiêng và nhiều hồ lớn khác như: hồ Rào Quán, Bảo Đài, La Ngà, Kinh Môn, Hà Thượng,
Trúc Kinh, Nghĩa Hy, Ái Tử... với tổng diện tích mặt nước đạt hàng trăm km 2, dung tích
đạt hàng triệu m3 nước.
* Thủy triều: trên dải bờ biển Quảng Trị có chế độ bán nhật triều không đều, gần
½ số ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng. Mực nước đỉnh triều
tương đối lớn từ tháng 8 đến tháng 12 và nhỏ hơn từ tháng 1 đến tháng 7. Biên độ triều
lên lớn nhất hàng tháng trong các năm không lớn, dao động từ 59 116 cm. Biên độ triều
xuống lớn nhất cũng chênh lệch không nhiều so với giá trị trên. Độ lớn triều vào kỳ nước
cường có thể đạt tới 2,5m.
1.6. Đặc điểm Thổ nhưỡng
Vùng đồng bằng ven biển: bao gồm các xã nằm phía Đông quốc lộ 1A kéo dài từ
Vĩnh Linh đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Vĩnh Linh)
vùng trầm tích biển và phù sa sông cồn cát, bãi cát phân bố dọc bờ biển. Đất nghèo các

nguyên tố vi lượng.
Vùng gò đồi: Hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông
thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá Mazma. Đất đỏ
Bazan thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm, Cùa. Diện tích khoảng 10.200 ha
và vùng đồi thấp là sa phiến thạch giáp đồng bằng được hình thành trên đá mẹ sa phiến
thạch.

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

7


Thực tập thiên nhiên
Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn: ở đây núi cao bị chia cắt mạnh có các loại đất
bazan Khe Sanh, Hướng Phùng thuộc các xã Tân Hợp, Tân Độ, Tân Liên, nông trường
Khe Sanh, Hướng Phùng và đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo, Lìa: nằm trong
vùng đứt gãy dọc đường 9, giáp khu vực Lao Bảo.
1.7. Đặc điểm Sinh vật
Động vật có khoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư bò sát (thuộc
17 họ, 3 bộ), trong đó có nhiều loài chim, thú hoang dã như: lợn rừng, nai, mang, khỉ,
gấu, hổ, công, trĩ, gà lôi,...
Thực vật của Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thuộc 528 chi, 130 họ (trong đó có
175 loài cây gỗ). Trong đó rừng tự nhiên với các họ tiêu biểu là dẻ, re, mộc lan, dâu tằm,
hoàng đàn...xen lẫn với rừng trồng.
Do chiến tranh tàn phá nặng nề và do khai thác rừng để phát nương làm rẫy trong
nhiều năm, đặc biệt một số vùng rừng bị chất độc hóa học hủy hoại, khó có thể khôi phục
lại nên hệ sinh thái rừng tự nhiên bị suy thoái, trữ lượng rừng tự nhiên bị giảm sút, chất
lượng rừng thấp kém. Cần có biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và

phục hồi rừng tự nhiên.
Rừng trồng các loại có diện tích 85.820 ha, nhìn chung rừng trồng chất lượng tốt,
tăng trưởng ở mức độ trung bình; rừng trồng sản xuất chủ yếu bao gồm các loại keo lá
tràm, keo tai tượng, keo lai. được trồng tập trung và có yếu tố thâm canh nên hiệu quả
kinh tế khá cao; đã chú trọng du nhập đưa các cây lâm nghiệp mới vào trồng rừng sản
xuất; một số cây bản địa như sến, muồng đen, sao đen đã được đưa vào trồng rừng phòng
hộ

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

8


Thực tập thiên nhiên

PHẦN 2: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư
Theo số liệu tổng điều tra dân số, dân số toàn tỉnh là 616.670 người (trong đó nữ
giới có 313.413 người và nam giới có 303.257 người), dân số khu vực thành thị chiếm
29%, chiếm 71%. Trên địa bàn tỉnh gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh (chiếm 91%)
Vân Kiều (chiếm 7,3%), Pa Cô (chiếm 1,7%). Đồng bào dân tộc thiểu số tập trung chủ
yếu ở hai huyện ĐaKrông, Hướng Hoá và một số xã thuộc các huyện Gio Linh, huyện
Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ.
Mật độ dân số bình quân của tỉnh là 130 người/km 2 (thấp hơn mức trung bình của
cả nước 271 người/km2, Bắc Trung Bộ là 202 người/km2). Dân số của tỉnh phân bố không
đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là thành phố Đông Hà
1.197 người/km2; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là huyện Đa Krông 31
người/km2; huyện Hướng Hóa 69 người/km2.

Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, tiếp
tục thực hiện có hiệu quả phong trào khu phố, làng bản không sinh con thứ 3. Trong giai
đoạn 2011 2015, tỷ suất sinh tăng bình quân mỗi năm 1,1%o. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
tăng từ 9,77%o năm 2011 lên 11%o năm 2015.
2.2. Đặc điểm lao động và việc làm
Tính đến cuối năm 2015, tỉnh Quảng Trị có 348.640 người trong độ tuổi lao động
(chiếm 56,5% dân số). Trong giai đoạn 2011 2015 trung bình mỗi năm tăng 6.256 lao
động.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực từng bước được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lao động
qua đào tạo ngày càng tăng, năm 2015 tăng lên 43,5% tổng số lao động. Trong năm 2015
đã tạo việc làm mới cho khoảng 11.000 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị tăng từ 2,2%
năm 2011 lên 2,25% năm 2015.
Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch cơ
cấu GDP.
Thu nhập và mức sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn tỉnh được nâng lên ro
rệt. Điều kiện hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa... được cải thiện đáng kể. Các tiện
nghi sinh hoạt của gia đình tăng nhanh, ngày càng có nhiều hộ khá, hộ giàu; tỷ lệ hộ
nghèo theo tiêu chuẩn mới năm 2015 là 2,5% (năm 2014 là 2,3%). Mức thu nhập bình
quân đầu người một tháng tăng từ 1.342 triệu đồng năm 2012 lên 1.804 triệu đồng năm
2015. Tuy nhiên sự chênh lệch về thu nhập và các chỉ tiêu mức sống giữa các địa phương

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

9


Thực tập thiên nhiên
cũng như khu vực thành thị và nông thôn trong tỉnh còn khá lớn, nhất là ở vùng sâu, vùng

xa, miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (huyện Hướng Hóa, Đakrông...).
2.3.Đặc điểm phát triển giao thông
Quảng Trị là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, bao gồm cả đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ nội địa và đường biển.
a. Giao thông đường bộ:
* Quốc lộ: Gồm 5 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn 9/10 huyện thị (trừ huyện đảo
Cồn Cỏ), với tổng chiều dài 417,89 km, trong đó:
Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch chạy xuyên suốt từ Bắc xuống Nam
qua 7/10 huyện, thành phố, thị xã với chiều dài 75,5 km. Nền đường rộng 22,5 đến 37 m
(đoạn Cầu Đông Đông Hà thị xã Quảng Trị rông 37 m; còn lai rộng 22,5 m), toàn bộ mặt
đường được trải bê tông nhựa.
Quốc lộ 9: Từ cảng Cửa Việt đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tổng chiều dài 118,2
km, nền rộng từ 12 33 m, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
Đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông dài 37,8 km, nền rộng 9 22 m; nhánh Tây dài
139 km nền rộng 6,5 18 m). Đạt tiêu chẩn cấp IV đồng bằng.
Quốc lộ 49C: Được hình thành từ tuyến đường tỉnh ĐT.581 cũ và 0,634km đường
địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng chiều dài 23,9km.
Quốc lộ 15D: Được hình thành từ tuyến đường tỉnh ĐT.588 (Tà Rụt La Lay).
* Tỉnh lộ: Có 21 tuyến với tổng chiều dài 320,06km (trong đó: bê tông xi măng, bê
tông nhựa, nhựa 298,94km; cấp phối 21,09km). Các tuyến đường có nền phổ biến 6 12
m, mặt 5,5 6 m và đạt từ cấp V VI đồng bằng.
* Đường đô thị: Chiều dài 471,78km (trong đó: bê tông xi măng, bê tông nhựa,
nhựa 321,69km; cấp phối 78,04km, đường đất 71,05km).
* Đường huyện: Có tổng chiều dài 1.124,45km (trong đó: bê tông xi măng, bê
tông nhựa, nhựa 587,1km; cấp phối 352,75km, đường đất 184,6km). Các tuyến đường
huyện có nền phổ biến 5 9 m, mặt 3,5 6 m và đạt từ cấp V VI, loại đường GTNT A, B.
* Đường xã: Đến nay 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Hệ thống giao
thông nông thôn, giao thông miền núi có bước phát triển đáng kể, tuy nhiên đường đến
các thôn, bản tại các huyện miền núi chủ yếu là đường đất, mùa mưa đi lại khó khăn.
Toàn tỉnh hiện có 1.014,87km (trong đó: bê tông nhựa và đá nhựa chiếm 44,08%; cấp

phối chiếm 21,66%; còn lại đường đất).

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

10


Thực tập thiên nhiên
Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ được tập trung đầu tư cả về quy mô và
chất lượng, tuy nhiên mạng lưới phân bố chưa đồng đều giữa các vùng, trong đó: ven
biển (3,2 km/km2), đồng bằng (1,7 km/km2) và trung du miền núi (0,4 km/km2). Quy mô
đường nhỏ, các tuyến đường tỉnh chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp V, VI; các tuyến đường
huyện chủ yếu đạt cấp VI trở xuống, đường xã còn nhiều tuyến chưa được xếp loại. Hệ
thống cầu cống còn thiếu, còn nhiều cầu tải trọng thấp, khổ hẹp không đáp ứng được khả
năng thông xe.
b. Đường sắt: Có 76 km tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn tỉnh với 1 ga
đạt tiêu chuẩn cấp 4 (ga Đông Hà), 6 ga đạt tiêu chuẩn cấp 3 (Sa Lung, Tiên An, Hà
Thanh, Quảng Trị, Diên Sanh, Mỹ Chánh) và 1 trạm Vĩnh Thủy phục vụ hành khách.
Nhìn chung hiệu quả hoạt động của các nhà ga còn hạn chế, khối lượng xếp dỡ, vận
chuyển hàng hóa và hành khách không đáng kể do các tuyến đường bộ đến các ga không
thuận lợi.
c. Đường thủy: Tuyến đường sông chạy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có tổng chiều
dài trên 400 km, trong đó khoảng 288 km đang khai thác, hoạt động vận tải với 4 sông
lớn bao gồm sông Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Bến Hải và sông Mỹ Chánh. Đã đưa vào
quản lý 125,4 km giao thông đường sông (Trung ương 73 km, tỉnh 52,4 km).
Cảng sông: Có 1 cảng sông trên tuyến sông Hiếu (thuộc thành phố Đông Hà) khả
năng thông qua bến 50.000 tấn/năm, loại tàu có trọng tải 200 250 tấn.
Cảng biển: Cảng Cửa Việt có 2 cầu cảng dài 128 m, dùng cho tàu thuyền hoạt

động vận tải.
d. Đường hàng không: Quảng Trị có 2 sân bay sân bay Ái Tử (Triệu Phong); sân
bay Tà Cơn (Hướng Hóa) tuy nhiên hiện nay cả 2 sân bay đều không đủ điều kiện hoạt
động và khai thác.
2.4. Giáo dục đào tạo
Với mục tiêu coi sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu, trong những năm qua
cơ sở vật chất các nhà trường trên địa bàn tỉnh không ngừng được tăng cường đầu tư, đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân.
Giáo dục phổ thông và mầm non: Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 164 trường
mầm non; 158 trường tiểu học (có 1 trường trẻ em khuyết tật); 113 trường trung học cơ
sở; 30 trường trung học phổ thông; 3 trường phổ thông dân tộc nội trú; 18 trường phổ
thông cơ sở. Tỷ lệ các trường phổ thông được cao tầng hóa, kiên cố hóa đạt 65% (các xã
đặc biệt khó khăn miền núi tỉ lệ kiên cố hóa đạt 70%).

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

11


Thực tập thiên nhiên
Trong giai đoạn 2011 2015, số học sinh phổ thông các cấp học giảm bình quân
1,76%/năm (bình quân giảm 2.290 học sinh). Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội
ngũ cán bộ giáo viên được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đạt kết quả khá, tỷ lệ giáo viên
đạt chuẩn khá cao. Đến nay đã có 100% huyện, thành phố, thị xã và 141/141 xã, phường,
thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cuối năm học 2011 2015 trên địa
bàn toàn tỉnh số trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non (35 trường); Tiểu học (95 trường,
trong đó có 19 trường đạt chuẩn mức 2); THCS (29 trường); THPT (3 trường); Bình quân
hàng năm có 17 22% học sinh tốt nghiệp THPT trúng tuyển vào các trường đại học, cao

đẳng và THCN.

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

12


Thực tập thiên nhiên

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
 Khái niệm về tài nguyên (resource):
Hiện nay, còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tài nguyên. Theo nghĩa hẹp,
“tài nguyên là các nguồn vật chất tự nhiên mà con người dùng nó làm nguyên, nhiên liệu
cho các hoạt động chể tác cúa mình để có được vật dụng”. Theo nghĩa rộng, “tài nguyên
là toàn bộ các yếu tố tự nhiên có giá trị, là nguồn vật chất để con người có thể sử đụng
phục vụ cuộc sống và phát triển của mình”
 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế:
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế được biểu thị bằng hàm sản xuất Cobb-Douglass cho
rằng: “Tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất
là nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ”
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công
nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Điều này thực sự
quan trọng với các nước đang phát triển ở thởi kỳ đầu công nghiệp hóa như Việt Nam.
Tuy vậy, cần hạn chế tình trạng khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để xuất
khẩu nguyên liệu thô.
 Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển:

Ở các nước kém phát triển, khai thác tài nguyên thiên nhiên đề xuất khẩu lấy vốn
tích luỹ ban đầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng và góp phần
cải thiện điều kiện sống.
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp ổn định nguồn
nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất trong nước, góp phần
giảm nhẹ ảnh hưởng cùa khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu bên ngoài.
 Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế toàn cầu và kinh tế
tri thức:
Kinh tế toàn cầu và kinh tế trí thức là xu thế phát triển tất yếu, nhưng trong quá
trình phát triển đó, các nước kém phát triển có nhiều bất lợi và thách thức.Các nước phát
triển đang lợi dụng ưu thế kinh tế và công nghệ để hưởng địa tô tài nguyên bằng cách
mua rẻ và tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu và bán đắt hoặc đánh thuế tiêu thụ cao đối với
các sản phẩm được sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên.
Đây chính là lý do của những cuộc đấu tranh ở nhiều diễn đàn kinh tế khu vực và
thế giới, những cuộc biểu tình ở Seattle, Mellboum, Praha... để phản đối chiêu bài toàn
cầu hoá chỉ vì lợi ích của các nước phát triển và đòi xoá nợ cho các nước nghèo, nơi đã
cung cấp phần lớn nguồn tài nguyên cho các nước phát triển.
GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

13


Thực tập thiên nhiên
Gần đây, các Hiệp hội quốc tế khai thác, sản xuất các sản phẩm tài nguyên thiên
nhiên như dầu - khí, kim loại, nông - lâm - thuỷ sản... đã và đang sử dụng quy luật cung
cầu, giá cả... của cơ chế thị trường để đấu tranh đòi lại sự công băng mà thực chât là yêu
câu phân chia hợp lý địa tô trong chế biến, kinh doanh, tiêu thụ và sử dụng tài nguyên mà
các nước phát triển đang độc quyền sử dụng.

Như vậy, đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cần phải khôn
khéo lựa chọn con đường phát triển và hội nhập hợp lý để có thể “tranh thủ thời cơ, vượt
qua thách thức cùa xu thế toàn cầu hoá, hướng tới nền kinh tế tri thức ngay trong chiến
lược và chương trình phát triển hợp lý tài nguyên thiên nhiên”.
Qua khảo sát thực địa, thu thập tài liệu tôi nhận thấy Quảng trị có những
nguồn tài nguyên như sau:
3.1.Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2008, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
có 474.699,11 ha. Các loại đất chia theo mục đích sử dụng bao gồm:
a. Đất nông nghiệp: Có diện tích là 301.993,75 ha, chiếm 63,62% tổng diện tích
đất tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp/người là 4.770 m2.

Đất sản xuất nông nghiệp: Có diện tích 79.556,86 ha, chiếm 16,76%, bình
quân đất sản xuất nông nghiệp/người là 1.257 m2. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là
đất trồng cây hàng năm với diện tích 50.950,17 ha, chiếm 64,04% đất sản xuất nông
nghiệp (trong đó đất lúa 29.643,08 ha, đất cây hàng năm khác 21.177,78 ha, đất cỏ dùng
vào chăn nuôi 129,31 ha).
Đất trồng cây lâu năm có 28.606,69 ha, chiếm 35,96% diện tích đất sản xuất nông
nghiệp, chủ yếu trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả...

Đất lâm nghiệp có rừng: Có diện tích là 219.638,85 ha, chiếm 72,73% diện
tích đất nông nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất 101.631,02 ha, rừng phòng hộ 62.664,45
ha, rừng đặc dụng 55.343,38 ha.
b. Đất phi nông nghiệp: Diện tích có 41.421,31 ha, chiếm 8,73% tổng diện tích đất
tự nhiên, bao gồm:
Đất ở: Diện tích 7.129,18 ha, chiếm 17,2% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó
đất ở tại đô thị 1.516,67 ha, đất ở tại nông thôn 5.612,51 ha.
Đất chuyên dùng: Diện tích 14.836,01 ha, chiếm 35,82% diện tích đất phi nông
nghiệp, bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 241,68 ha; đất an ninh quốc
phòng 1375,98 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 767,23 ha; đất có mục đích

công cộng 12.082,45 ha (giao thông, thuỷ lợi...).
Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích 368,37 ha.
Đất nghĩa trang nghĩa địa: Diện tích 3.921,34 ha.
GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

14


Thực tập thiên nhiên
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Diện tích 15.052,29 ha.
Đất phi nông nghiệp khác: 114,12 ha.
c. Đất chưa sử dụng: Còn 131.284,05 ha, chiếm 27,66% tổng diện tích đất tự
nhiên, trong đó:
Đất bằng chưa sử dụng: 12.725,25 ha, có thể khai thác đưa vào sử dụng cho mục
đích sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp khác.
Đất đồi núi chưa sử dụng: 117.782,15 ha. Đây là tiềm năng lớn cho phép khai
hoang mở rộng quy mô phát triển nông, lâm nghiệp và đưa vào sử dụng trong các lĩnh
vực kinh tế, xã hội.
Diện tích núi đá không có rừng cây: 776,65 ha.
Tuy diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng phần lớn là đất cồn cát, đất chua
mặn, đất đồi núi chia cắt mạnh, có tầng dày mỏng, nhiều diện tích bị kết vón đá ong,
phân bố rải rác, không tập trung và có những vùng còn bom mìn chưa được rà phá. Do đó
để cải tạo, khai thác đưa vào sử dụng được trong các ngành kinh tế cần có đầu tư vốn lớn
và kỹ thuật, thuỷ lợi, rà phá bom mìn...
3.2.Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt: Nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (trung bình năm
2.1002.400 mm) nên dòng chảy của các sông suối trong tỉnh Quảng Trị cũng khá dồi dào.
Tổng lượng dòng chảy năm, trên toàn bộ sông suối tỉnh Quảng Trị là 6,673 km3 . Ngoài

ra trên địa bàn tỉnh có 200 công trình hồ chứa (tổng dung tích hồ chứa các loại cung cấp
211 triệu m3). Mức đảm bảo nước tính trung bình hàng năm hiện tại của tỉnh Quảng Trị là
10.750 m3/người, cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước (4.750 m3/người).
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý hóa
học vi sinh của các mẫu nước sông trên địa bàn tỉnh còn khá tốt và nằm trong giới hạn
của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng loại
A (TCVN 5942 1995).
* Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Quảng Trị khá dồi dào. Độ sâu mực
nước ở trung tâm các lưu vực vào khoảng 1 2m, trên các cồn cát thì mực nước ngầm nằm
sâu hơn (2 5m). Các tầng chứa nước là lỗ hổng ở Quảng Trị có bề dày khá lớn (10 30
m). Kết quả tính toán cho thấy tại Quảng Trị tổng trữ lượng nước ngầm tĩnh 1.656,8 triệu
m3; tổng trữ lượng động thiên nhiên 1.094.690 m3/ngày; tổng trữ lượng khai thác tiềm
năng 1.112.750 m3/ngày. Nhìn chung, nước nguồn nước ngầm đạt các tiêu chuẩn vệ sinh
để sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt.
3.3.Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị bao gồm những khoáng sản chính sau
đây:

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

15


Thực tập thiên nhiên
Vàng: Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 19 điểm quặng nguồn gối nhiệt dịch và
3 điểm sa khoáng với tổng trữ lượng thăm dò dự kiến khoảng 47 48 tấn. Trong đó có 5
điểm quặng vàng rất có triển vọng tại các khu vực: Vĩnh Ô (thuộc xã Vĩnh Ô huyện Vĩnh
Linh), Sa Lam, Xi Pa, Đá Bàn, A Vao (thuộc xã Tà Long, Tà Rụt, A Vao huyện Đakrông).

Titan: Phân bố trong dải cát dọc ven biển nhưng tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh
Linh, Gio Linh, Hải Lăng. Tổng trữ lượng trên 500.000 tấn, có thể khai thác với khối
lượng khoảng 10 20 nghìn tấn/năm.
Cát thủy tinh: Phân bố chủ yếu ở huyện Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng nhưng
tập trung nhiều ở khu vực Hải Thượng, Triệu Trạch. Dự báo trữ lượng trên địa bàn toàn
tỉnh khoảng 125 triệu m3, chất lượng tốt, cho phép xây dựng nhà máy chế biến silicát, sản
xuất thủy tinh và kính xây dựng.
Cao lanh: Đã phát hiện được 03 điểm là Tà Long, A Pey (huyện ĐaKrông) và La
Vang (huyện Hải Lăng) chất lượng khá tốt, đang tiếp tục thăm dò, thử nghiệm để đưa vào
khai thác.
Than bùn: Phân bố tập trung ở xã Hải Thọ (Hải Lăng) và xóm Cát, Trúc Lâm
(Gio Linh) với tổng trữ lượng gần 400 ngàn tấn cho phép khai thác làm nguyên liệu sản
xuất phân vi sinh với khối lượng khá lớn.
Nguyên liệu xi măng: Quảng Trị là một trong ít tỉnh có đủ 3 loại nguyên liệu chủ
yếu để sản xuất xi măng (đá vôi xi măng, sét xi măng, phụ gia xi măng); chủ yếu tập
trung tại 6 điểm: Tân Lâm, Cam Thành, Tà Rùng, Khe Mèo, Động Tà Ri, Tà Rùng và
Hướng Lập. Trong đó:
Mỏ đá vôi xi măng được phân bố tập trung ở huyện Cam Lộ và Hướng Hoá với
các mỏ như: Tân Lâm, Cam Thành, Tà Rùng.
Ngoài các mỏ đá vôi xi măng nêu trên, trong vùng còn có các điểm sét xi măng
như Tân An, Cùa, Tà Rùng và mỏ phụ gia ở Vĩnh Hoà, Dốc Miếu, Cam Nghĩa… với trữ
lượng lớn và chất lượng tốt.
Nguyên vật liệu xây dựng tự nhiên:
Đá xây dựng: Toàn tỉnh có 10 điểm, mỏ đá xây dựng, trữ lượng khoảng 500 triệu
m ; phân bố chủ yếu dọc Quốc lộ 9 và phía tây đường Hồ Chí Minh.
3

Cát, cuội, sỏi xây dựng: Có 16 điểm mỏ, trữ lượng dự báo khoảng 3,9 triệu m3,
tập trung ở phần thượng nguồn các sông.
Sét gạch ngói: Đã phát hiện 14 mỏ có trữ lượng khoảng 3 triệu tấn được phân bố

nhiều ở Linh Đơn, Mai Lộc, Vĩnh Đại, Nhan Biều, Hải Thượng.

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

16


Thực tập thiên nhiên
Đá ốp lát: Có 4 điểm có tiềm năng và chất lượng là đá granit Chân Vân, đá hoa
Khe Ngài, granodiorit Đakrông và gabro Cồn Tiên.
3.4.Tài nguyên rừng
Thực vật: Hiện tại hệ thực vật rừng của Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thuộc
528 chi, 130 họ (trong đó có 175 loài cây gỗ). Trong đó rừng tự nhiên với các họ tiêu biểu
là dẻ, re, mộc lan, dâu tằm, hoàng đàn...; rừng trồng với các loại cây đang được chú trọng
đưa vào sản xuất gồm thông nhựa, các giống keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai, bạch đàn
và một số loại cây bản địa khác như sến trung, muồng đen, sao đen.
Động vật: Động vật rừng có khoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng
cư bò sát (thuộc 17 họ, 3 bộ), trong đó có nhiều loài chim, thú hoang dã như: lợn rừng,
nai, mang, khỉ, gấu, hổ, công, trĩ, gà lôi,... Tuy nhiên, trong những năm qua nguồn tài
nguyên này có xu hướng giảm sút nghiêm trọng, nhiều loại thú quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng (đặc biệt gấu, hổ).
3.5.Tài nguyên biển và ven biển
Quảng Trị có khoảng 75 km bờ biển với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa
Tùng. Vùng lãnh hải Quảng Trị khoảng 8.400 km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn, có các
loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm, tảo và một số
loài cá quý hiếm.... Tổng trữ lượng hải sản của vùng biển Quảng Trị khoảng 60.000 tấn,
trong đó hải sản đặc sản chiếm 11,1%; cá nổi 57,3%; cá đáy 31,6%.
Vùng ven biển có một số vũng kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng

các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như
khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thủy.
Dọc bờ biển Quảng Trị có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử
cách mạng có thể đưa vào khai thác du lịch như bãi tắm Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thuỷ,
Triệu Lăng, địa đạo Vịnh Mốc... có thể khai thác để phát triển du lịch.
Ngoài khơi cách đất liền 13 17 hải lý có huyện đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về
kinh tế và quốc phòng, hiện đang xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn
Cỏ để phục vụ cho tàu thuyền trong tỉnh và các tỉnh trong vùng.
3.6.Tài nguyên nhân văn và du lịch
* Tài nguyên nhân văn: Quảng Trị là vùng đất có truyền thống yêu nước, hiếu
học và lịch sử cách mạng nổi tiếng. Qua quá trình hình thành và phát triển, trên lãnh thổ
Quảng Trị đã sản sinh những người con kiệt xuất cho đất nước (tiêu biểu là cố Tổng bí
thư Lê Duẩn) và để lại nơi đây kho tàng sinh động nhất về di tích lịch sử, di tích chiến
tranh cách mạng, trong đó: 3 di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, 17

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

17


Thực tập thiên nhiên
di tích lịch sử xếp hạng quốc gia, 290 điểm di tích lịch sử cách mạng, 16 di tích văn hóa
khảo cổ, 30 di tích văn hóa nghệ thuật.
* Tài nguyên du lịch: Quảng Trị có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, phân
bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thông chính nên rất thuận
lợi cho khai thác và phát triển, với các loại hình như:
Du lịch hoài niệm (chiến trường xưa): Có những địa danh nổi tiếng như: Thành cổ
Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, cụm di tích đôi bờ Hiền Lương, Dốc Miếu, Cồn Tiên,

Hàng rào điện tử Mc.Namara, Khe Sanh, Làng Vây, đường Hồ Chí Minh huyền thoại,
nhà tù Lao Bảo, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, nghĩa trang Đường 9,...
Du lịch lịch sử văn hóa: Lễ hội chợ đình Bích La, chợ Phiên tại Cam Lộ; lễ hội
Kiệu La Vang và lễ hội Cầu Ngư; lễ Bốc mồ (Vân kiều); lễ hội Mừng lúa mới (Pa Cô)...
đặc biệt gần đây còn xuất hiện thêm lễ hội Thống nhất non sông, lễ hội nhịp cầu Xuyên
Á, lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn.
Du lịch biển: Với những cảnh quan đẹp, còn nguyên sơ với những bãi tắm nổi
tiếng như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng và đảo Cồn Cỏ.
Du lịch rừng, sinh thái: có những cánh rừng nguyên sinh Rú Lịnh, khu bảo tồn
thiên nhiên Đa Krông, Bắc Hướng Hóa, có suối nước nóng ở Đakrông, khu vực hồ Rào
Quán Khe Sanh, Khe Gió, Trằm Trà Lộc...
Ngoài ra, Quảng Trị có vị trí đầu cầu trên hành lang kinh tế Đông Tây, điểm kết
nối giữa sản phẩm du lịch Đông Tây, Con đường di sản miền Trung và Con đường huyền
thoại.

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

18


Thực tập thiên nhiên

PHẦN 4: ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
Tại Quảng Trị cũng như nhiều địa phương trong cả nước, phát triển kinh tế nhanh
kết hợp với việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và việc nảy sinh
các vấn đề xã hội trong những năm gần đây đã đặt ra những thách thức ngày càng gia
tăng trong việc duy trì sự phát triển bền vững và lâu dài của tỉnh Quảng Trị cùng như
những tác động tới môi trường. Mặc dù sự phát triển kinh tế và xã hội tại tỉnh Quảng Trị

đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng đi kèm với những tiến bộ này là những khó khăn với
những thay đồi nhanh chóng của môi trường. Điều này đòi hỏi công tác QLNN về tài
nguyên và môi trường ở Quảng Trị phải có những tác động tích cực trước nhừng yêu cầu
mới.
Chính bởi những nội dụng trên, vấn đề bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ môi trường là vấn đề không phải của riêng từng địa phương mà là vấn đề chung của cả
nước. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường là công tác đòi
hỏi phải có sự hợp tác cùng thực hiện của nhiều ban ngành, địa phương. Nghiên cứu, tiếp
nhận những công trình nghiên cứu khoa học của các địa phương khác, công tác QLNN về
tài nguyên thiên nhiên được hoàn thiện và gặt hái những tiến bộ nhất định. Dưới đây đi
sâu vào những bài học kinh nghiệm quản lý tài nguyên thiên nhiên từ các công trình
nghiên cứu, của các tỉnh, thành phổ trong nước trên cơ sở tài liệu thu thập được.
4.1. Tài nguyên đất
4.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp


Đối với vùng đồi núi:
Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác để hạn chế xói mòn trên đất
dốc.
Sử dụng các biện pháp nông – lâm kết hợp để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc.
Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

Đối với vùng đồng bằng:
Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông
nghiệp.
Cùng với việc thâm canh, cần canh tác hợp lí, chống thoái hóa đất; bón phân cải
tạo đất thích hợp.
Chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu…
4.1.2. Đất lâm nghiệp
Trồng rừng trên đất trống, đồi trọc


GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

19


Thực tập thiên nhiên
Giao khoán việc bảo vệ, khoanh nuôi, chăm sóc và trồng rừng bị khai thác quá
mức, kiệt quệ
Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của rừng, khu bảo tồn thiên nhiên
Có chính sách điều hòa, thu hút vốn đầu tư để phát triển lâu dài
Có phương án kinh doanh, khai thác hợp lý, duy trì phát triển rừng
4.2. Tài nguyên nước
Bổ sung các quy định về tiết kiệm nước nhằm thực hiện chủ trương chống lãng
phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các quy định về chuyển nước lưu vực sông;
Điều hòa, phân phối tài nguyên nước;
Thăm dò, khai thác nước ngầm và các quy định về khai thác, sử dụng nước cho
sinh hoạt.
Đồng thời, Luật cũng đã bổ sung các biện pháp để quản lý quy hoạch, xây dựng
và khai thác sử dụng nước của hồ chứa nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả tài
nguyên nước.
Hạn chế nguồn nước thải, và rác thải đổ ra các sông, biển, hồ....
Có các biện pháp mạnh đối với các cơ quan, xí nghiệp .....làm ô nhiễm mô trường
nước ở sông, hồ, biển
Tuyên truyền cho cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn nước, cho cộng đồng hiểu rỏ
nước không còn là nguồn tài nguyên vô tận. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước.
4.3. Tài nguyên khoáng sản
Để có định hướng và giải pháp tích cực cho công tác khai thác, chế biến khoáng

sản gắn với BVMT, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 35/NQCP ngày 18/3/2013 về một số vấn đề cấp bách trong BVMT và Chiến
lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
nhằm bảo đảm khoáng sản được quản lý, bảo vệ và khai thác, chế biến, sử dụng một cách
hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu để phát triển bền vững KTXH. Bảo đảm
QPAN, BVMT, điều tiết hợp lý lợi ích từ KTKS.
Hoạt động bảo vệ TN&MT trong khai thác và sử dụng khoáng sản ở Quảng Trị
hiện nay đòi hỏi phải quan tâm đến các khía cạnh:
Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình
thăm dò, khai thác, chế biến; điều tra chi tiết, quy hoạch khai thác và chế biến khoáng
sản, không xuất thô các loại nguyên liệu khoáng, tăng cường tinh chế và tuyển luyện
khoáng sản; đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình khai thác và sử
dụng khoáng sản như: Xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nước thải, quy hoạch xây dựng
các bãi thải.

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

20


Thực tập thiên nhiên
Cải tạo, phục hồi môi trường phải bảo đảm đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu
vực KTKS và khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động KTKS về trạng thái môi trường gần
như ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, bảo đảm an
toàn và phục vụ các mục đích có lợi cho con người.
Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động KTKS phải lập đề án cải tạo,
phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Việc thực hiện cải
tạo, phục hồi môi trường được thực hiện ngay trong quá trình KTKS.

Khắc phục, hạn chế vấn đề ONMT trong khai thác, chế biến khoáng sản, đồng
thời nâng cao hơn nữa công tác QLNN trong thời gian tới; tăng cường năng lực quản lý
môi trường các cấp, nhất là tập trung vào cấp quận, huyện, xã, phường;
Rà soát các quy định về ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động KTKS theo
hướng quy định cụ thể về định mức trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường và cần
làm ro phương án, trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản;
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản. Đình chỉ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, chế biến
khoáng gây ô nhiễm môi trường
4.4. Tài nguyên rừng
Xây dựng kế hoạch đế khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp nhằm
hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng
Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia góp phần bảo vệ hệ sinh
thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bão vệ nguồn gen sinh vật
Trồng rừng để chống xói mòn đất, làm gia tăng nguồn nước
Phòng chống cháy rừng nhằm bảo vệ môi trường.
Hạn chế cấp phép xây dựng thủy điện nhỏ và vừa, hạ chế làm thì ít phá rừng thì
nhiều
Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư góp phần bảo vệ rừng
nhất là rừng đầu nguồn.
Phát triển dân số hợp lý, ngăn cản việc di dân tự đo tới ở và trồng trọt trong rừng
làm giám áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức.
Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừng, hướng tới mục tiêu
toàn dân bảo vệ rừng.
4.5. Tài nguyên biển và ven biển
Con người đã mờ rộng phạm vi khai thác và cải tiến kĩ thuật để đánh bắt được
nhiều hải sản biển, làm cho nguồn tài nguyên sinh học biển có nguy cơ bị suy thoái.
Đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt tài nguyên sinh học biển, nhiều nhà khoa học và các tổ
GVHD: Phạm Quang Tuấn


SVTH: Hoàng Đức An

21


Thực tập thiên nhiên
chức quốc tế đã đề xuất các biện pháp sủ dụng hợp lí nguồn tài nguyên biển. Phải dựa
trên nguyên tắc khai thác có mức độ và đúng kĩ thuật, đảm bảo cho các loài sinh vật có
thế tiếp tục sinh sản và phát triển với múc độ cao.
Khi khai thác cần có biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái là nơi sống, nơi sinh sản,
nơi cung cấp thức ăn của các loài sinh vật.
Bảo vệ rừng ven biển và tiếp tục trồng cây đế hạn chế tới mức thấp nhất quá trình
rửa trôi lớp đất bề mặt đố ra biển, nhất là các bải thải của các mỏ khai thác khoáng sản.
Bờ biển bị bồi lấp sẽ làm thu hẹp nơi sống của nhiều loài sinh vật biển.
Xây dựng hệ thống chính sách, luật pháp và giáo dục về bào vệ môi trường biến
Thực hiện nghiêm ngặt các điều khoản của luật môi trường trong việc bảo vệ môi
trường biển. Ngăn cấm việc khai thác các loài đang bị đe dọa nguy hiếm. Đồng thời xây
dựng các chính sách phù hợp đế khuyến khích đánh bắt hải sản có kế hoạch.
Giáo dục và phô biến kiến thức về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường thông qua các hoạt động như hình thức tố chức tuyên truyền, vận động,
mở các lớp tập huấn nhằm phố biến kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến sử
dụng có hiệu quả môi trường biển mà không làm ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn
tài nguyên.
4.6. Tài nguyên nhân văn – Du lịch
Quảng Trị có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên, hiện tại du lịch
Quảng Trị vẫn đang gặp nhiều thách thức lớn như: Ô nhiễm về môi trường, các sản phẩm
du lịch chưa có nhiều tính sáng tạo, du lịch còn làm ăn manh mún, tạm thời, dịch vụ còn
nhiều bất cập.
Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu

trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên
nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các
cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây
dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.
Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích
kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao
gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các
cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

22


Thực tập thiên nhiên

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
QuảngTrị là tỉnh với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với nhiều hệ
sinh thái điển hình trong khu vực. Trong những năm qua, QuảngTrị đã có nhiều cố gắng
đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên đáp ứng những
yêu cầu phát triến trong tình hình mới. Tuy vậy, việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý
đang làm cho nguồn tải nguyên đang dần bị cạn kiệt, môi trường đang dần bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Nguồn tài nguyên rừng đang suy giảm về diện tích và chất lượng rừng. Rừng đóng
vai trò quan trọng sự phát triền của tỉnh cũng như cũng có những tác động đến các nguồn
tài nguyên khác; đảm bảo an ninh môi trường sinh thái. Sự sụt giảm về diện tích và chất

lượng rừng kéo theo những ảnh hưởng nhất định đến tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh
học... Tài nguyên đất đang có những thay đồi trong cơ cấu sử dụng. Diện tích đất nông
nghiệp trồng cây lâu năm khá lớn, thuận lợi đế phát triển nhiều loại cây trồng, trong đó có
những loại cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su... Tuy vậy, việc sử dụng đất bừa
bãi và lãng phí; việc bón phân hóa học một cách tự phát, thiếu kế hoạch đang làm suy
giảm nguồn tài nguyên quý giá này. Dân số gia tăng nhanh, nhất là tình trạng di dân di cư
tự do tạo nên sức ép cho tài nguyên, nhất là nguồn tải nguyên rừng. Các khu đô thị, khu
tập trung đông dân cư phát triển thiếu quy hoạch, cơ sở hạ tầng thiếu tính đồng bộ; tình
trạng rác thải, nước thải chưa được thu gom và xử lý hiệu quả làm môi trường ngày càng
bị ảnh hưởng.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh, khám bệnh chưa quan tâm đầu tư các hệ thống xừ
lý ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và các pháp luật liên
quan còn chưa nghiêm và những hạn chế trong hoạt động của các cơ quan quản lý về tài
nguyên môi trường trên địa bàn là những vấn đề cần được giải quyết kịp thời.
Xác định vấn đề bảo tồn tải nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm môi trường là
vấn đề cần thực hiện hiệu quả để đảm bảo cho sự phát triển KTXH ồn định và bền vững.
Đây cũng là vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự hợp tác cùng thực hiện của tất cả các
quốc gia. vấn đề này đối với QuảngTrị còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát
triển về mọi mặt.
5.1. Kiến nghị
Để giải quyết tốt vấn đề tài nguyên môi trường ở địa phương, trước hết QuảngTrị
cần sớm kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về
tải nguyên môi trường ở địa phương và cơ sở. Đồng bộ hệ thống các văn bản pháp quy đã
ban hành, xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm chặt chẽ và có hiệu lực pháp lý cao.
Ngoài những nỗ lực trong nội bộ, công tác quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn
GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

23



Thực tập thiên nhiên
cần có sự quan tâm giúp đỡ từ phía người dân, từ những địa phương khác trong cả nước.
Thông qua việc tiếp nhận, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để
hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản lý trên địa phương.
Bản thân tài nguyên môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của
quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Vì vậy, đế đảm bảo phát triển một
cách bền vững, tỉnh Quảng Trị phải có những kế hoạch và hành động để bảo tồn và phát
huy tối đa lợi ích mà tài nguyên đem lại, đồng thời

GVHD: Phạm Quang Tuấn

SVTH: Hoàng Đức An

24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×