Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích ảnh hưởng của rào cản kĩ thuật ở thị trường Nhật Bản đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.56 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
----o0o----

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của rào cản kĩ thuật ở thị
trường Nhật Bản đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hằng Nga
MSV: 11142958
Lớp : Thương mại quốc tế 56a
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Hương Giang

Hà Nội,2017
1


MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: Tổng quan về rào cản kỹ thuật thương mại TBT (technical barriers to trade)
1.1 Khái niệm…………………………………………………………………… ……… 6
1.2 Các nguyên tắc xây dựng rào cản kỹ thuật do WTO quy định………………………..7

CHƯƠNG II: Các rào cản kĩ thuật của Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam
2.1 Các tiêu chuẩn về kỹ thuật
2.1.1 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm……………………………………………………10
2.1.2 Tiêu chuẩn Global GAP……………………………………………………………11
2.2 Quy định về nhãn mác hàng hóa
2.2.1 Tiêu chuẩn JAS…………………………………………………………………….12


2.2.2 Luật ghi nhãn xuất xứ………………………...……………………………………13
2.2.3 Quy định về kiểm dịch động thực vật……………………………………………..14
2.3 Quy định về môi trường và nguồn lợi………………………………………………. 15
CHƯƠNG III: Tác động của Rào cản kĩ thuật ở thị trường Nhật Bản đến xuất khẩu thủy
sản ở Việt Nam
3.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật trong vài năm gần
đây
3.3.1 Tình hình sản xuất thủy sản ở Việt Nam…………………………………………..16
3.3.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản ………………………...18
3.1.3 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản sang Nhật ……………………………………………..19
3.2 Tác động của Rào cản kĩ thuật ở thị trường Nhật Bản đến xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam
2


3.2.1 Tác động tiêu cực …………………………………………….……….…………21
3.2.1 Tác động tích cực……………………………………………………….…………23
CHƯƠNG IV: Một số giải pháp giúp Việt Nam vượt qua những rào cản kỹ thuật của
Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng thủy sản
4.1 Một số giải pháp giúp tăng chất lượng thủy sản Việt Nam
4.1.1 Đối với người nuôi trồng khai thác
4.1.1.1 Giải pháp cho nuôi trồng…………………………………………………………26
4.1.1.2 Giải pháp cho khai thác……………………………………………………..……28
4.1.2 Đối với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu………………………………………….28
4.2 Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan hải quan…………………………….29
KẾTLUẬN……………………………………………………………………………….32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3



MỞ ĐẦU
Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ thủy sản lớn trên thế giới với kim ngạch nhập khẩu
trung bình 14 tỉ USD/ năm và cũng là thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt
Nam. Tuy nhiên khi xuất sang thị trường này, thủy sản Việt Nam đang gặp phải rào cản
kỹ thuật hết sức ngặt nghèo. Rào cản kỹ thuật hiện nay đang là một vấn đề toàn cầu,
không chỉ riêng các nước xuất khẩu mà cũng là vấn đề của các nước nhập khẩu.Mối
quan hệ giữa chính sách của nước nhập khẩu và quyền lợi của các nhà sản xuất trong
nước có thể chưa đựng những yếu tố phức tạp và mâu thuẫn. Tiến trình tự do hoá thương
mại đang được tăng tốc bởi các hàng rào phi quan thuế sẽ được bãi bỏ và những hàng
rào thuế quan cũng sẽ bị cắt giảm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các nhà xuất
khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào thị trường Nhật Bản. Việc tiếp cận thị trường Nhật Bản
trở nên khó khăn hơn nhiều do việc tăng những quy định và các yêu cầu thị trường trong
các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng, các vấn đề môi trường và xã hội.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã đi vào thực thi từ năm 2009 với nhiều
cắt giảm về thuế, vốn được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.
Trong một thập kỷ qua, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của nước ta
với tỷ trọng ổn định ở mức trên dưới 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên,
theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, năm 2015, xuất khẩu thủy sản của nước ta
sang Nhật Bản giảm gần 14% so với năm 2014 (đạt 1,043 tỷ USD). Được biết, tôm,
mực, cá ngừ hiện là 3 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản, chiếm tới
80% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang thị trường này. Nhưng hiện xuất
khẩu cả ba mặt hàng sang Nhật đều giảm, đặc biệt, xuất khẩu mặt hàng tôm sang Nhật
năm 2015 đã giảm đến gần 23% so với năm trước. Trong 10 tháng đầu năm năm 2016,
kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm
trước, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tính riêng trong tháng 10 tăng khoảng 8%. Nguyên
nhân của sự sụt giảm này ngoài việc đến từ việc thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu
4



hạ, biến động của đồng Yên…thì nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản ngày càng áp
dụng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rào cản kỹ thuật mà Nhật Bản đặt ra đối với thủy sản Việt Nam ngày càng phức tạp
và khắt khe hơn, đặt ra thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản vào quốc gia
này. Gần đây nhất thay vì chỉ kiểm tra 30% lô hàng như trước đây, Nhật Bản vừa ra
thông báo sẽ kiểm tra toàn bộ lô hàng tôm nhập từ Việt Nam. Mặt khác, danh sách các
loại kháng sinh cấm bị Nhật Bản kiểm tra cũng ngày càng dài thêm. Trước đây, Nhật chỉ
kiểm tra một chất kháng sinh thì nay, danh sách đã có thêm bốn chất nữa nằm trong
nhóm kim loại nặng và độc tố sinh học. Theo thông tin mới từ Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), phía Nhật Bản vừa phát đi thông báo nhằm gia
tăng tần suất kiểm tra chỉ tiêu Sulfadiazine trong các lô hàng tôm đông lạnh nhập từ Việt
Nam kể từ ngày 6/12/2016. Trước thực trạng này bài toán đặt ra là làm sao các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể nắm bắt và vượt qua các rào cản đó một cách khéo
léo, phù hợp với quy định chung và phải phù hợp với năng lực sản xuất của mình.
Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của rào cản kĩ thuật ở thị
trường Nhật Bản đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam” để làm đề án chuyên ngành
Thương mại quốc tế. Mục tiêu chính của đề tài là phân tích và tìm hiểu về những ảnh
hưởng của các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Nhật
, bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra những giải pháp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ
sản của Việt Nam đối mặt và vượt qua những rào cản đó để có thể dễ dàng thâm nhập
vào thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng này.Hơn thế nữa,mục đích của đề tài cũng tìm ra
các giải pháp cho nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong việc xây dựng và áp dụng
các rào cản kỹ thuật với các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích nhà
sản xuất trong nước đồng thời bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Do giới hạn về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu nên bài tiểu luận khó
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý từ cô. Em xin chân thành cảm ơn!

5



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TBT
(TECHNICAL BARRIERS TO TRADE)
1.1 Khái niệm
TBT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Technical Barriers to Trade” được dịch là Hàng
rào kỹ thuật trong thương mại (hay các rào cản kỹ thuật trong thương mại), đó là các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc quy
trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT).
Rào cản kỹ thuật trong thương mại là thuật ngữ được WTO sử dụng để nói về các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật mà một nước áp dụng với hàng hóa nhập khẩu hoặc quy trình
đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật
đó để bảo vệ những nhà sản xuất trong nước.
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những
lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước
thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối
với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ
thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được
sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập
của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là
“rào cản kỹ thuật đối với thương mại”
Nhóm các biện pháp kỹ thuật
Thứ nhất: Các quy định kỹ thuật. Đó là những quy định mang tính bắt buộc đối với
các bên tham gia. Điều đó có nghĩa nếu các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng được
các quy định kỹ thuật sẽ không được phép bán trên thị trường.

6


Thứ hai: Các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngược lại với các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn
kỹ thuật được đưa ra chủ yếu mang tính khuyến nghị, tức là các sản phẩm nhập khẩu

được phép bán trên thị trường ngay cả khi sản phẩm đó không đáp ứng được các tiêu
chuẩn kỹ thuật.
Thứ ba: Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn là các
thủ tục kỹ thuật như: Kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản
phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật.

1.2 Các nguyên tắc xây dựng rào cản kỹ thuật do WTO quy định
Thông qua Hiệp định TBT, WTO đã quy định 6 nguyên tắc cơ bản cho các nước nhập
khẩu khi đưa ra các rào cản kỹ thuật
Nguyên tắc 1: Không đưa ra những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương
mại.
Theo đó, trước hết các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mục đích chính đáng.
Mục đích chính đáng đó có thể là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ an ninh quốc gia
hay bảo vệ môi trường. Khi đưa ra các cản trở, quốc gia đó cũng phải xem xét đến sự
khác biệt về thị hiếu, thu nhập, vị trí địa lý và các nhân tố khác giữa các quốc gia, từ đó
lựa chọn sử dụng những cản trở có tác động đến hoạt động thương mại ít nhất.
Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử.
Giống như các hiệp định khác của WTO, nguyên tắc không phân biệt đối xử của hiệp
định TBT được thể hiện qua hai nguyên tắc là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT). MFN và NT được áp dụng cho cả các quy định kỹ
thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn.
Nguyên tắc 3: Hài hòa hóa.
Nguyên tắc hài hòa hóa được thể hiện cụ thể trên các mặt sau:
Trước hết, hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên sử dụng các tiêu chuẩn
quốc tế trong xuất khẩu, các tiêu chuẩn quốc gia (toàn bộ hoặc một phần) trừ khi việc sử
dụng đó không phù hợp, làm mất tính hiệu quả trong thực hiện một mục đích nào đó.

7



Tiếp theo, hiệp đinh TBT khuyến khích các nước thành viên tham gia vào các Tổ chức
tiêu chuẩn quốc tế như OIE, FAO, WHO, IPPC.... Là những tổ chức đã thiết lập những
bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của các tổ chức này.
WTO yêu cầu các nước thành viên bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển. Điều
này thể hiện trong quá trình ban hành và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và
các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Các thành viên WTO phải tính đến trình độ phát triển
và khả năng tài chính của các nước đang phát triển.
WTO cho phép có sự linh hoạt trong ban hành và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ
thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Theo đó, các nước đang phát triển không bắt
buộc phải áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế như những quy định, tiêu
chuẩn kỹ thuật cơ bản, chủ yếu khi các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đó không còn phù
hợp với trình độ phát triển và khả năng tài chính của các nước này.
Nguyên tắc 4: Bình đẳng.
WTO khuyến khích các nước thành viên hợp tác để công nhận các quy định, tiêu
chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau. Khi các nước công nhận các
biên pháp kỹ thuật của nhau sẽ giúp làm giảm chi phí điều chỉnh các tính năng của sản
phẩm để phù hợp với tiêu chuẩn của các nước khác.
Nguyên tắc 5: Công nhận lẫn nhau.
Để chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định kỹ thuật của
nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục khác nhau đòi hỏi một chi
phí nhất định. Những chi phí này sẽ nhân lên nhiều lần khi nhà xuất khẩu phải tiến hành
các thủ tục này tại các nước nhập khẩu khác nhau.
Tuy nhiên, khi các nước công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh
giá sự hợp chuẩn của nhau thì nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sẽ chỉ phải tiến hành kiểm tra,
chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật ở một nước; kết quả kiểm tra và chứng nhận tại quốc gia
đó sẽ được các nước khác công nhận.
Nguyên tắc 6: Minh bạch.
Theo hiệp định TBT, nguyên tắc minh bạch được thể hiện trên các mặt sau:

8



 Bản thảo các quy định kỹ thuật của các nước thành viên WTO phải được gửi đến Ban thư

ký WTO trước khi gửi bản chính thức 60 ngày. Thời gian 60 ngày là để WTO xin ý kiến
các nước thành viên WTO khác.
 Ngay khi hiệp định TBT có hiệu lực, các nước tham gia phải thông báo cho các nước
thành viên khác về các biện pháp thực hiện và quản lý các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật
của nước mình, cũng như cá thay đổi sau này cảu các biên pháp đó.
 Khi các nước thành viên WTO tham gia kỹ kết các hiệp định song phương và đa phương
với các quốc gia khác có lên quan đến các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh
giá sự hợp chuẩn; nếu các hiệp định này có ảnh hưởng về thương mại đến các nước
thành viên khác thì phải thông qua Ban thư kỹ WTO thông báo về các sản phẩm thuộc
phạm vi điều chỉnh của hiệp định, kèm theo 1 bản mô tả vắn tắt hiệp định.

9


CHƯƠNG II: RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI
VỚI THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Nhật Bản sử dụng hàng rào kỹ thuật như một biện pháp để đảm bảo cho người tiêu
dùng đươc sử dụng thực phẩm an toàn và chất lượng cao, đảm bảo tính bền vững cuả
môi trường cũng như sự phát triển của xã hội. Đồng thời qua đó, họ muốn dựng lên một
hàng rào bảo hộ vô hình đối với sản xuất trong nước. Nhật Bản áp dụng Luật ATVSTP,
Luật chống lây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật thương mại,…chỉ cho phép
nhập vào Nhật Bản những loại thực phẩm an toàn và chất lượng cao, không gây hại đến
sức khỏe con người.

2.1 Các tiêu chuẩn về kỹ thuật
2.1.1 Luật vệ sinh an toàn thực phẩm

Luật VSATTP Nhật Bản quy định 1 danh sách các mức dư lượng(MRL) hóa chất có
hại cho phép tồn đọng trong thủy sản, thực phẩm nhập vào Nhật Bản.
Nhật Bản đã quy định mức MRL cụ thể cho từng hợp chất dung trong sản suất thủy
sản tồn dư trong hàng hóa thực phẩm, dựa trên dữ liệu dư lượng hóa chất được sử dụng
theo các điều kiện cụ thể gồm: hàm lượng , phương pháp sử dụng và giai đoạn ngừng sử
dụng trước khi thu hoạch.
Một số quy định về dư lượng hóa chất có trong thủy sản:
 Hiện tại, Nhật Bản quy định không cho phép có dư lượng Enrofloxacin và Ciprofloxacin

(dẫn xuất của Enrofloxacin) trong sản phẩn thủy sản và phương pháp phân tích
Enrofloxacin và Ciprofloxacin mà Nhật Bản đang áp dụng là phương pháp HPLC-FL và
LC/MS có giới hạn phát hiện là 10 ppb (thông báo shoku-An No.1130001 ngày
30/11/2016), đồng nghĩa với việc Nhật Bản quy định mức MRL cho tổng dư lượng
Enrofloxacin và Ciprofloxacin là 100 ppb, cao hơn 10 lần so với quy định của EU.
Riêng CODEX chưa đưa Enrofloxacin và Ciprofloxacin vào Danh mục thuốc thú y được
quy định MRL.(Enrofloxacin là chất kháng sinh được sử dụng rộng rãi để trị bệnh nhiễm
trùng cho gia súc, gia cầm. Thời gian tồn lưu của hoạt chất này trong thủy sản ít nhất là 2
tuần kể từ khi dừng sử dụng và trong môi trường sạch.)

10


 Dư lượng Sulfadiazine trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam (mức giới hạn tối đa cho phép

của thị trường Nhật Bản đối với chỉ tiêu Sulfadiazine trên tôm là 0,01ppm).
 Mức giới hạn tồn dư tối đa cho phép (MRL) đối với Ethoxyquin là 0,2 ppm.
Ngoài ra Nhật Bản còn tăng tần suất kiểm ra lấy mẫu nhiều loại hàng đặc biệt là tôm.
- Tăng tần suất kiểm tra lên 30% chỉ tiêu: Sulfamethoxazole (từ ngày 02/8/2016);

Sulfadiazine (từ ngày 09/9/2016) đối với các lô hàng tôm.

- Duy trì tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu:Furazolidone, Enrofloxacin đối với các lô
hàng tôm; CAP đối với lô hàng cá bò, mực.
- Từ tháng 3/2014, Nhật Bản bắt đầu kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracycline(OTC) với 100% lô

tôm Việt Nam. Trước đó, kế hoạch kiểm tra giám sát hằng năm thì mặt hàng tôm Việt
Nam được nhận diện và chỉ định kiểm soát với 2 chất kháng sinh cấm là
Chloramphenicol và Oxytetracycline

2.1.2 Tiêu chuẩn Global GAP
Global GAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn
cầu) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và
xử lý sau thu hoạch.
Đây là tiêu chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền
sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị trang trại, ương nuôi đến khâu thu hoạch, chế biến,
tồn trữ. (Bao gồm những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các loại thuốc,
hóa chất sử dụng, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc
trong nông trại).
Về lĩnh vực thủy sản, tôm sú và cá tra là 2 mặt hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp
chứng nhận Global GAP. Tiêu chuẩn này là 1 trong những điều kiện quan trọng khi hàng
thủy sản việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

2.2 Quy định về nhãn mác hàng hóa
2.2.1 Tiêu chuẩn JAS
JAS (Japanese Agricultural Standard) là tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản. bộ
tiêu chuẩn JAS quy định các tiêu chí cho sản phẩm và cách dán nhãn để tạo điều kiện
thuận lợi cho sự lựa chọn của người tiêu dung.
Hệ thống tiêu chuẩn bao gồm 2 loại:
- Hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lương( bắt buộc)

11



Yêu cầu tất cả các nhà sản xuất , phân phối và các bên liên quan khác phải ghi nhãn
phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và
thủy sản ban hành. Tất cả các thực phẩm trước khi bán cho người tiêu dung phải được
ghi nhãn theo tiêu chuẩn quy định.
- Hệ thống tiêu chuẩn JAS( tự nguyện)
Hệ thống tiêu chuản JAS đề cập đến hệ thống chứng nhậnđể gắn dấu JAS vào sản
phẩm đã được kiểm tra phì hợp với Tiêu chuẩn JAS do Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản ban hành. Tiêu chuẩn JAS là tự nguyện, ngoại trừ bắt buộc áp dụng với sản
phẩm hữu cơ. Chỉ những cơ sở kinh doanh được chứng nhận( các công ti và các nhà sản
xuất) mới được gắn dấu JAS vào sản phẩm
Một sản phẩm được cấp giấu chứng nhận JAS khi có đầy đủ các điều kiện sau:
 Sản phẩm phải là một nông sản hoăc là sản phẩm sẽ dduowjc quy định bởi 1 1 tiêu chuẩn
JAS trong tương lai gần.
 Sản phẩm đó phải là sản phẩm có chất lượng khó xác định
 Là sản phẩm mà người tiêu dung cần biết được chất lượng của nó trước khi quyết định
mua.
JAS quy định:
 Thực phẩm tươi được sử dụng như thành phần của thực phẩm chế biến bắt buộc phải ghi

nhãn về tên của thực phẩm, xuất xứ của thành phần chính bắt buộc ghi nhãn trên thực
phẩm đã qua chế biến cuối cùng. Những thực phẩm chế biến đó gồm 20 loại được công
bố trong tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượn đối với thực phẩm chế biến
 Thực phẩm chế biến trước khi đem bán cho người tiêu dung cuối cùng bắt buộc phải ghi
nhãn vơi các nội dung sau: tên của thực phẩm, tên thành phần, trọng lượng, hạn sử dụng,
hướng dẫn bảo quản, tên và địa chỉ của nhà sản xuất.

2.2.2 Luật ghi nhãn xuất xứ
- Luật này quy định các nhà bán lẻ thực phẩm phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ(nước sản

xuất) đối với các sản phẩm thủy sản , thịt tươi, các sản phẩm tiêu dung khác.
- Theo các quy định pháp lý về dán nhãn hàng thủy sản trên thị trường Nhật Bản:
nhãn hàng hóa hải sản và thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ
theo các luật quy định sau đây:
• Luật tiêu chuẩn hóa và nhãn mác hàng nông sản
• Luật ATVSTP
12





















Luật đo lường
Luật bảo vệ sức khỏe

Luật khuyến khích sử dung hiểu quả các nguồn tài nguyên
Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm
Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ
Một số thong tin chi tiết cần cung cấp trên nhãn mác xuất xứ:
Tên sản phẩm
Thành phần thực phẩm
Phụ gia thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm
Trọng lượng thành phần thực phẩm
Hạn sử dụng
Cách thức bảo quản thực phẩm
Nước xuất xứ
Chất lượng
Nhà nhập khẩu
Thông tin dinh dưỡng( hàm lượng kalo, protein,chất béo, hydrat,..)
Bao bì và đóng gói
Mô tả sản phẩm

2.2.3 Quy định về kiểm dịch động thực vật
Quy định về kiểm dịch động thực vật Nhật Bản quy định tất cả thực phẩm phải trải
qua trạm kiểm dịch vệ sinh thực phẩm là nới xác nhận an toàn thực phẩm đối với sức
khỏe con người, cũng như phải trải qua trạm kiểm hải quan.
Sơ đồ hệ thống kiểm tra ATVSTP nhập khẩu

13


Nguồn: Tổng cục thủy sản Việt Nam

2.3 Quy định về môi trường và nguồn lợi

Nhãn sinh thái: Dấu sinh thái Ecomark
Dấu này ra đời năm 1989, đến nay dấu này được nhiều người Nhật biết đến. Ecomark
không đưa ra các tiêu chuẩn và cũng không nói lên chất lượng chính hay tính an toàn
của sản phẩm
Cũng như ở nhiều quốc gia khác, vấn đề môi trường đang ngày càng thu hút sự quan
tâm của người tiêu dùng Nhật. Cục môi trường Nhật bản đang khuyến khích người tiêu
dùng sử dụng các sản phẩm không làm haiaj sinh thái. Cá sản phẩm đạt ít nhất một trong
các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được đóng dấu “ Ecomark”
 Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi truowngfhoawcj có nhưng ít.
 Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.
 Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít

14


 Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo các cách khác không được

kể đến ở trên.

15


CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT Ở THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
NAM.
3.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật
trong vài năm gần đây
3.3.1 Tình hình sản xuất thủy sản ở Việt Nam
Việt Nam hiện là nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu thủy sản ,theo Tổng cục
Thủy sản, năm 2016 ngành thủy sản trải qua nhiều thăng trầm với những bất lợi từ yếu

tố thời tiết, dịch bệnh, rào cản thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn ghi
nhận nhiều thành tựu. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 6,7 triệu tấn tăng 2,5% so
với năm 2015. Trong đó, khai thác gần 3,1 triệu tấn, nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn, diện
tích nuôi trồng đạt 1,3 triệu ha.
Với tôm nước lợ, tổng diện tích nuôi cả nước ước 700.000 ha (bằng 100,72% kế
hoạch), sản lượng ước 650.000 tấn, đạt 95,6% kế hoạch, tăng 3,17% so năm 2015. Còn
với cá tra, năm qua ghi nhận sự biến động về giá và nguyên liệu phục vụ chế biến xuất
khẩu nhưng vẫn đạt sản lượng khoảng 1,15 triệu tấn.
Về khai thác, tổng sản lượng khai thác vượt kế hoạch đề ra, đạt khoảng 3,03 triệu tấn;
với 109,762 tàu; trong đó, tàu dịch vụ hậu cần 2.838 chiếc, tàu khai thác công suất từ 90
CV trở lên là 30.335 chiếc, tàu 20 - 90 CV là 76.589 chiếc.
Năm 2017 ngành thủy sản đặt mục tiêu đạt tổng sản lượng 6,85 triệu tấn. Trong đó
sản lượng thủy sản khai thác đạt 3,05 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng 3,8 triệu tấn, cung
cấp nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến xuất khẩu đạt 7,1 tỷ USD
Hoa Kỳ và Nhật Bản là 2 thị trường đứng đầu về tiêu thụ thủy sản của Việt Nam;
trong đó xuất sang Hoa Kỳ chiếm 20,4% trong tổng kim ngạch, đạt 1,44 tỷ USD, tăng
9,7% so với năm 2015; xuất sang Nhật Bản chiếm 15,6%, đạt 1,1 tỷ USD, tăng 6%; sau
đó là Trung Quốc chiếm 9,7%, đạt 685,1 triệu USD, tăng 52%; Hàn Quốc chiếm 8,6%,
đạt 608 triệu USD, tăng 6,3%.
16


Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản trong năm 2016 sang đa số các thị trường chủ đạo
đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2015; trong đó đáng chú ý là xuất khẩu thủy
sản Indonesia mặc dù kim ngạch không lớn nhưng so với năm 2015 thì đạt mức tăng
mạnh trên 72%. Bên cạnh đó, xuất sang Trung Quốc cũng tăng mạnh gần 52%, I rắc
tăng 43,5%, Ucraina tăng 34,3%.
Bảng 3.1: Bảng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường qua các năm
( đơn vị: Tỷ đô)


Hòa Kỳ
Nhật Bản
Trung
Quốc
Thị
trường khác
Tổng giá
trị xuất
khẩu

2012
1.17
1.098
0.419

2013
1.46
1.12
0.572

2014
1.7
1.19
0.597

2015
1.3
1.035
0.45


2016
1.44
1.1
0.685

3.447

3.568

4.353

3.915

3.825

6.134

6.72

7.84

6.7

7.05

Nguồn: VASEP

3.3.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới với kim ngạch nhập khẩu

trung bình hơn 14 tỉ USD/năm. Theo 1 cuộc điều tra tại Nhật cho biết, các hộ gia đình
Nhật Bản trung bình giành 660 USD cho tiêu dùng thủy sản. Trong năm 2014, Nhật Bản
đã mua 2,54 triệu tấn thủy sản từ nước ngoài, tăng hơn 2% so với 2013. Giá trị kim
nghạch nhập khẩu lên đến 13.8 tỉ USD. Với mưc tiêu thụ lớn như vậy, quốc gia này được
coi là 1 trong những thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam.

Biểu đồ 3.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản từ 2011-2016

17


( đơn vị: tỉ USD) - Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, luôn chiếm tỷ
trọng 17-23% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong 10 năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản không ngừng tăng qua các năm trong giao
đoạn từ 2011 đến 2014, đạt con số kỷ lục 1.195 tỷ USD trong năm 2014 vươn lên đứng
thứ 2 sau tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ. Sang 2015, mặc dù vẫn là
nhà xuất khẩu chính của thị trường Nhật Bản nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm tới 13.4%
so với năm trước. Tuy nhiên đến năm 2016 con số này đã được phục hội đáng kể, kim
ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chạm mức gần 1,1 tỉ USD, tăng 6.13% so với
năm 2015 và chiếm 7,48% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa sang Nhật.

3.1.3 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản sang Nhật
Tôm là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam vào Nhật Bản chiếm trên 60% giá trị xuất khẩu. Gần 10 năm qua, Nhật Bản là thị
trường nhập khẩu tôm quan trọng nhất của Việt Nam. Nhưng nhu cầu thị trường nước
này lại có sự suy yếu khi sản lượng và giá trị nhập khẩu 2012 - 2014 liên tục giảm. Năm
2014, Nhật Bản là thị trường duy nhất trong nhóm nước tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới,
giá trị giảm 7,15% xuống mức 2,78 tỷ USD kéo theo khối lượng giảm 14,68%, từ

263.000 tấn xuống 224.000 tấn.

18


Biểu đồ 3.3: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang nhật năm 2013
Nguồn: Tổng cục hải quan

Tại Nhật Bản, Việt Nam là nước xuất khẩu tôm lớn nhất với 50.800 tấn và 0,69 tỷ
USD trong năm 2014 (chiếm 22,65% thị phần). Giá bán tôm Việt Nam tại thị trường này
cũng cao nhất và duy trì tốt, thường cao hơn nguồn khác 10 - 14%. Tuy nhiên Nhật đang
có xu hướng tăng nhập khẩu từ Ấn Độ và Argentina do lợi thế giá rẻ và nguồn cung ổn
định trong khi giảm nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia do giá cao hơn.Cụ thể trong 10
tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm khoảng
3% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tính riêng trong tháng 10
tăng khoảng 8%, theo số liệu của VASEP.

Biểu đồ 3.4: Kim ngạch xuất khẩu tôm sang Nhật Bản từ 2011-2016( đơn vị: triệu
USD)

Nguồn: Tổng cục hải quan
Nhóm sản phẩm cá ngừ: Nhật Bản hiện là một trong 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ
lớn của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang nước này đã tăng từ 12,6 triệu USD lên 54
triệu USD từ năm 2006 đến năm 2012.
Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản
liên tục giảm và từ vị trí lớn thứ 3 đã tụt xuống vị trí thứ 6 trong top 8 thị trường nhập
khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam.
Theo Hiệp Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nguyên nhân lượng
cá ngừ xuất khẩu sang Nhật Bản sụt giảm là do sản phẩm cá ngừ của Việt Nam bị áp
mức thuế cao hơn nhiều so với các nước xuất khẩu cạnh tranh trong khu vực, như Thái

Lan hay Philippines... Điều này đã khiến sản phẩm của Việt Nam không thể cạnh tranh
được với các nước được hưởng chính sách thuế quan ưu đãi hơn.
Mực, bạch tuộc Tổng kim ngạch XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản năm 2016 đạt 109,6 triệu USD, tăng 8,1% so với năm 2015. Nhật Bản hiện là

19


thị trường NK lớn thứ 2 chiếm 25% tỷ trọng, tăng so với mức 23,6% tỷ trọng của năm
2015.
Khối lượng NK bạch tuộc đông lạnh của Nhật Bản trong năm 2016 giảm so với năm
2015. Tháng 3/2016 là tháng có khối lượng NK bạch tuộc cao nhất trong 3 năm gần đây,
đạt gần 8.000 tấn/tháng, trong khi năm 2015 tháng đạt cao nhất là 6.500 tấn/tháng và
năm 2014 là trên 6.000 tấn/tháng. Tháng có khối lượng NK thấp nhất trong năm 2014,
2015 và năm 2016 thường rơi vào tháng 8.
Tuy nhiên, người tiêu dùng Nhật bản đang có xu hướng dần chuyển sang các sản
phẩm thủy sản nuôi. Nguyên nhân chính là do sự nổi lên của các chuỗi siêu thị và nhà
hàng lớn, với nhu cầu về nguồn cung thủy sản ổn định. Nếu các công ty chỉ phụ thuộc
vào nguồn cung khai thác thủy sản tự nhiên, mà nguồn cung này phụ thuộc vào các điều
kiện tự nhiên khác nhau, thì có nghĩa việc cải thiện kinh doanh trong các công ty đó sẽ bị
giới hạn. Điều này giải thích vì sao sản lượng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam
vào Nhật bản còn khiêm tốn.

3.2 Tác động của rào cản kĩ thuật ở thị trường Nhật Bản đến xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam
3.2.1 Tác động tiêu cực
Trước hết tác động trực tiếp và dễ nhận thấy nhất của hàng rào kĩ thuật chính là hàng
hóa xuất khẩu không đạt chuẩn sẽ bị nước nhập khẩu tiêu hủy hoặc trả lại.Với những
quy định ngặt nghèo hơn về chất lượng, nhãn mác, ATVSTP, môi trường,… thủy sản
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi xuất sang các thị trường trên

thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế với các hiệp định cắt giảm thuế quan
trong mối quan hệ đa phương và song phướng đã khiến cho các quốc gia đặc biệt là Hòa
Kỳ, Nhật Bản , EU,… ngày càng sử dụng hàng rào kỹ thuật nhiều hơn với các quy định
ngặt nghèo, và tiêu chuẩn cao. Mưc độ phổ biến của của công cụ thương mại này buộc
các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận các tiêu chuẩn ấy như một loại ngôn ngữ
quốc tế thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Trong khi đó , trình độ công nghệ,
quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, nhiều doanh nghiêp Việt Nam khó có thể cải
thiện luôn được chất lượng sản phẩm của mình đáp ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc
tế.
20


Nhật bản là thị trường khó tính hiện đang kiểm tra rất gắt gao chất lượng thủy sản
nhập khẩu. Điều này làm cho lượng thủy sản xuất khẩu của nước ta sang thị trường này
bị sụt giảm đáng kể. Ta có thể điểm lại một số các sự kiện sau cho thấy tác động của việc
áp dụng rào cản kỹ thuật của Nhật Bản với thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
 Giữa tháng 5/2012, Bộ Y tế Nhật phát hiện các lô tôm của Việt Nam XK sang nước này

có tồn dư Ethoxyquin vượt ngưỡng cho phép theo quy định, và quyết định nâng tần suất
kiểm tra tồn dư Ethoxyquin đối với các lô tôm XK từ Việt Nam lên mức 30%. Đồng thời
cảnh báo sẽ nâng tần suất kiểm tra lên mức 50%, thậm chí 100% nếu tiếp sau đó tiếp tục
phát hiện thêm các lô tôm vượt ngưỡng cho phép. Quy định này đã làm cho các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm lao đao, bằng chứng cho thấy sản phẩm tôm sang thị trường này
bắt đầu giảm kể từ tháng 7 và đến cuối tháng 8/2012, Nhật Bản chính thức áp dụng kiểm
tra ETQ 100% tôm Việt Nam đã khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này 6 tháng cuối
năm luôn giảm 2 con số. Khép lại năm 2012, Việt Nam có 93 lô thủy sản xuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản bị cảnh báo chất lượng, giảm gần 35% với 143 lô so với năm trước,
trong đó 79,5% là sản phẩm tôm, khoảng 8,5% là nhuyễn thể, còn lại là thủy sản khác
 Trong quý I/2014, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng mạnh, đưa tôm Việt


Nam đứng đầu thị trường Nhật Bản với thị phần chiếm 24%, trong khi Nhật Bản giảm
nhập khẩu (NK) tôm Thái Lan 33%, Indonesia 13% và Ấn Độ giảm trên 23%. Tuy
nhiên, từ tháng 2/2014, Nhật Bản áp dụng quy định kiểm tra dư lượng Oxytetracycline
(OTC) đối với 100% lô tôm NK từ Việt Nam với mức dư lượng Ethoxyquin từ 0,01 ppm
tăng lên 0,2 ppm..Hiện nay, mặc dù tôm Việt Nam vẫn chiếm thị phần lớn nhất tại thị
trường Nhật Bản nhưng quy định kiểm tra OTC với 100% lô tôm xuất sang Nhật Bản
khiến cho XK tôm không duy trì được tăng trưởng khả quan như quý I/2014. Trong quý
II/2014, xuất khẩu tôm tăng trưởng âm gần 15% trong tháng 4 và tiếp tục giảm trên 9%
trong tháng 5.

21


Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải bỏ thêm nhiều chí phí để kiểm tra hàm lượng kháng
sinh và cộng thêm chi phí lấy mẫu kiểm tra ở các thị trường nhập khẩu tôm. Điều này
làm chi phí của doanh nghiệp đội lên rất nhiều ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.
Việc quy định những rào cản kỹ thuật ngặt nghèo, đã đặt ra cho Việt Nam những
thách thức vô cũng lớn lao. Đặc biệt đối với người nuôi trồng khi điều kiện kỹ thuật
nuôi còn lạc hậu, kém khoa học trong khi yêu cầu phía Nhật Bản ngày càng cao. Nhiều
doanh nghiệp còn hạn chế trong việc cập nhật thông tin về tiêu chuẩn , chất lượng sản
phẩm, do đó không đưa ra là hướng đi thích hợp để tạo lợi thế cạnh tranh cho riêng
mình. Nếu không sớm đưa ra những biện pháp giải quyết hữu hiệu, thủy sản Việt Nam
sẽ phải đối mặt với nguy cơ đánh mất thị trường lớn như Nhật Bản.

3.2.1 Tác động tích cực
Bên cạnh những tác động tiêu cực, hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với thủy sản từ
Việt Nam còn đem lại những chuyển biến tích cực trong chất lượng thủy sản xuất khẩu.
Nó đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng thủy sản trong nước,
qua đó làm tăng giá trị cho thủy sản nước nhà. Hiện nay, một số doanh nghiệp nuôi trồng
và chế biến thủy sản Việt Nam đã chuẩn bị tốt cho việc chứng nhận nguồn gốc sản phẩm

như: nhà máy sản xuất, vùng nuôi, nguồn cung con giống, loại thức ăn đã sử dung, thời
gian nuôi, ngày bắt và chế biến bằng việc xin giấy chứng nhận Global GAP.khi có giấy
chứng nhận Global GAP, giá trị thương hiệu cũng như niềm tin của khách hàng vào sản
phẩm cũng tăng lên rất nhiều.
Năm 2012, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản lao đao do quy định kiểm tra
Ethoxyquyn ( ETQ), chất chống oxy hóa sử dụng trong thức ăn nuôi tôm. Hơn một năm
sau đó, cả các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực
trong việc kiểm soát dư lượng ETQ cho tôm xuất khẩu. Phần thưởng xứng đáng cho nỗ
lực đó là việc Nhật Bản chính thức nâng mức dư lượng ETQ thêm 20 lần so với mức
hiện nay, từ 0,01ppm lên 0,2 ppm và quyết định dỡ bỏ quy định kiểm tra 100% lô tôm
nhập khẩu từ Việt Nam về ETQ vào ngày 21/1/2014. Thực tế, song song với đàm phán
với phía Nhật Bản, Việt Nam cũng đã có hàng loạt văn bản gửi tới các cơ quan liên quan
22


của nước này đề nghị nâng mức dư lượng ETQ đối với tôm lên mức 1ppm tương đương
với dư lượng áp dụng cho các sản phẩm cá. Gần đây nhất là công văn của Nafiqad gửi
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đề nghị xem
xét nâng mức dư lượng ETQ từ mức 0,01ppm hiện nay lên 1ppm. Về phía cộng đồng
doanh nghiệp, các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng cường tối đa
kiểm tra dư lượng ETQ trong tôm, từ khâu nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu. Đại
diện một doanh nghiệp cho hay, tôm trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản phải qua 5 lần
kiểm tra ETQ. Chấp nhận chi phí tăng lên nhưng Nhật Bản được nhiều doanh nghiệp xác
định là thị trường quan trọng và không thể đánh mất.
Theo thống kê từ hệ thống cảnh báo thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, số lô tôm
Việt Nam nhiễm ETQ giảm mạnh từ 17 lô năm 2012 xuống còn 4 lô (tính đến
25/11/2013).
Từ ngày 13/9/2016, Nhật Bản thay đổi tần suất lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu CAP đối với
lô hàng tôm và sản phẩm tôm giảm từ 100% xuống 30%. Lý do: kết quả kiểm tra các lô
tôm nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua không phát hiện chỉ tiêu này.

Đó chính là minh chứng cho thấy sự nỗ lực nâng cao chất lượng thủy sản của các
Doanh nghiệp Việt Nam để vượt qua những rào cản kỹ thuật , đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản vào thị trường Nhật Bản, tăng trưởng lâu dài và bền vững.

23


CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP VIỆT NAM VƯỢT
QUA NHỮNG RÒA CẢN KỸ THUẬT CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI
HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM
4.1 Một số giải pháp giúp tăng chất lượng thủy sản Việt Nam
4.1.1 Đối với người nuôi trồng khai thác
4.1.1.1 Giải pháp cho nuôi trồng
Nhìn chung chất lượng thủy sản Việt Nam còn chưa đảm bảo từ khâu sản xuất nuôi
trồng cho tới chế biến xuất khẩu. Muốn nâng cao chất lượng thủy sản trước hết cần thực
hiện đồng bộ những giải pháp cải thiện giống thức ăn, trình độ của người dân
Giống thủy sản
Giống là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng, năng suất, sản lượng thủy
sản nuôi. Tuy nhiên, việc quản lý cũng như chất lượng giống thời gian qua còn nhiều bất
cập, đòi hỏi giải pháp kịp thời từ các ngành chức năng. Hiện, tại một số địa phương,
giống thủy sản chất lượng cao phục vụ nuôi thương phẩm chỉ đáp ứng được 40 - 50% so
nhu cầu thực tế. Số còn lại các là giống trôi nổi, khó kiểm soát chất lượng, nguy cơ dịch
bệnh cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Tình trạng cơ sở, trại sản xuất giống không tuân thủ những quy định về điều kiện sản
xuất, kinh doanh, giống không được kiểm tra, xét nghiệm bệnh dịch trước khi cho sinh
sản và xuất trại, vẫn được lưu thông tự do… Tình trạng sử dụng giống bố mẹ đưa vào
sản xuất không đạt tiêu chuẩn, khai thác giống bố mẹ vượt quá thời gian quy định xảy ra
phổ biến. Trong khi, nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ chưa nhận thức tầm quan trọng của chất lượng
con giống, vẫn mua con giống trôi nổi, rẻ tiền và không qua kiểm dịch.
Để khắc phục những khó khăn trong việc kiểm soát giống thủy sản, cần tiếp tục thực

hiện quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản. Điều chỉnh
một số chỉ tiêu và sản xuất một số đối tượng giống chủ lực như: tôm nước lợ, giống cá
24


rô phi, cá tra và nhuyễn thể cho phù hợp với thực tế phát triển. Xây dựng hệ thống
nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản hiện đại, đồng bộ, đảm bảo cung cấp
đủ giống tốt, sạch bệnh cho nuôi trồng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Xã hội hóa
hoạt động nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản, huy động các nguồn lực và phát huy lợi
thế của vùng, địa phương.
Việc quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cũng là yếu tố quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng giống. Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư
26/2013/TTBNNPTNT ngày 22/5/2013 về Quản lý giống thủy sản.
Theo đó, đối với trại sinh sản nhân tạo cá bột bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh,
theo quy hoạch. Cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước thải phải đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật và điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, có hồ sơ theo dõi quá trình sản
xuất. Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng, sử dụng đàn giống bố mẹ phải có
nguồn gốc, số lần cho đẻ không vượt quá 2 lần; cùng đó, thực hiện công bố chất lượng
của cơ sở.
Thức ăn
Thức ăn ảnh hưởng đến kết quả và năng suất của các hệ thống nuôi trồng thủy sản ở
một mức độ lớn hơn nhiều so với các hệ thống chăn nuôi động vật máu nóng như gà và
lợn. Trong cả hai trường hợp, thức ăn có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ
sống, hiệu quả thức ăn, hiệu quả sinh sản và chất lượng sản phẩm tiêu dùng. Hiện nay,
nhiều hộ nuôi trồng còn sử dụng những loại thức ăn kém chất lượng không đảm bảo tiêu
chuẩn dẫn đến thủy sản không phát triển tốt, sức đề kháng kém, khả năng nhiễm bệnh
cao.
Trình độ nhận thức của người dân
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của môi trường khí hậu, cũng như yêu cầu
về tiêu chuẩn kỹ thuật, người nuôi cần có đầy đủ kiến thức để thường xuyên đối mặt và

ứng phó kịp thời trong mọi hoành cảnh, đặc biệt là tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên bộ
phận lớn người nuôi trồng chưa đủ hiểu biết và nắm rõ kiến thức. Đặc biệt là vấn đề lạm
dụng kháng sinh trong nuôi tôm. Việc người nuôi thủy sản phụ thuộc hoàn toàn vào
kháng sinh bằng cách cho tôm, cá ăn trong một khoảng thời gian dài, thậm chí tạt kháng
sinh vào môi trường ao nuôi tôm để phòng bệnh là vấn đề đáng báo động. Bởi việc lạm
dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng mất an toàn thực phẩm hay tình trạng vi khuẩn
25


×