Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÁO cáo đề tài NGHIÊN cứu của giáo viên mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.6 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc
Giục Tượng, ngày 14 tháng 11 năm 2013
BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Họ và Tên : Nguyễn Thị Cẩm Tú
Chức Vụ : Giáo viên Dạy lớp
Đơn vị công tác:Trường mầm non xã Giục Tượng, huyện Châu Thành
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm phát triển vận động cho trẻ 4
– 5 tuổi”
2. Căn cứ:
- Căn cứ vào chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non năm học 2012 –
2013 có nêu vấn đề “ Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trên phạm
vi toàn quốc”.
- Với vai trò là một giáo viên tôi luôn theo chỉ thị 2737/CT-BGDĐT, bản thân đã
quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 – 4 tuổi
thông qua hoạt động âm nhạc.” giúp trẻ tự tin, thoải mái, linh hoạt, sáng tạo, tích cực
khi tham gia hoạt động.
3. Thực trạng tình hình:
*Thuận lợi:
- Phần lớn các trẻ có lòng đam mê, yêu thích môn âm nhạc, từ đó tạo cho trẻ cảm
hứng về nghệ thuật qua các tác phẫm âm nhạc một cách dễ dàng hơn.
- Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo phòng giáo dục, chính
quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để được đi
dự giờ, thao giảng các chuyên đề
- Luôn quan tâm đến trẻ và nhiệt tình giúp đỡ khi cô yêu cầu , đóng góp vật chất,
lẫn tinh thần giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng dạy.
* Khó khăn:
- Tuy là 3 -4 tuổi đa số các trẻ lần đầu tiên đi học, chưa được học qua lớp nhà trẻ.
Vì vậy, trong lớp khả năng nhận thức của trẻ vẫn chưa đồng đều .
- Chưa chú ý đến yêu cầu và vốn hiểu biết của trẻ, hãy còn áp đặt, tiết học còn


nặng nề, chưa thật sự lấy trẻ làm trung tâm.
- Điểm trường thuộc xã vùng sâu nên còn thiếu thốn một số dụng cụ âm nhạc, đồ
dùng hóa trang cho môn âm nhạc và một số dụng cụ gõ đệm khác…


4. Các nội dung chính của kinh nghiệm:
- Khảo sát ban đầu.
- Xây dựng nề nếp học tập trong lớp.
- Chọn lọc chương trình – lập kế hoạch cụ thể.
- Tổ chức tiết học gây hứng thú cho trẻ.
- Sử dụng đồ dùng âm nhạc lạ mắt, sinh động để thu hút trẻ.
- Chọn nội dung tích hợp và bài hát bổ sung phù hợp với đề tài, chủ đề.
- Rèn kỹ năng âm nhạc và kích thích sự sáng tạo của trẻ.
- Kết hợp mọi lúc mọi nơi
- Đi sâu bối dưỡng đối tượng yếu kém và có năng khiếu âm nhạc.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
- Sau khi thực hiện được các giải pháp đã gặt hái được những kết quả sau:
+ Số trẻ đạt loại giỏi 11/31 chiếm tỉ lệ 36% tăng thêm 23% so với khảo sát ban
đầu.
+ Số trẻ đạt loại khá 12/31 chiếm tỉ lệ 39% tăng thêm 16% so với khảo sát ban
đầu.
+ Số trẻ đạt loại trung bình 8/31 chiếm tỉ lệ 25% giảm thêm 17% so với khảo sát
ban đầu.
+ Số trẻ đạt loại yếu kém giảm 100% so với khảo sát ban đầu.
- Sáng kiến này được áp dụng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Giục Tượng
6. Kiến nghị:
*Đối với phòng giáo dục:
- Tăng cường các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng ca hát vận động theo nhạc.Tổ
chức các lớp dạy đàn,dạy múa…
*Đối với nhà trường:

- Nhà trường cần tổ chức các chuyên đề, tổ chức thao giảng, tổ chức các ngày hội
ngày lễ cho học sinh được tham gia để phát huy năng khiếu ở trẻ.
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập ở các đơn vị bạn về các phương
pháp đổi mới, để trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
Người báo cáo
( Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Cẩm Tú



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc
------oOo----Giục Tượng, ngày 03 tháng 11 năm 2014
BÁO CÁO BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC
Họ và Tên : Nguyễn Thị Cẩm Tú
Chức Vụ : Giáo viên dạy lớp
Đơn vị công tác: Trường mầm non xã Giục Tượng, huyện Châu Thành
1. Tên đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn thể dục cho trẻ 4 5 tuổi.”
2. Căn cứ:
- Căn cứ vào chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non năm học 2012 –
2013 có nêu vấn đề “ Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trên phạm
vi toàn quốc”.
- Căn cứ vào kế hoạch số 582/KH-GDMN ngày 14 tháng 5 năm 2014 về việc nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn
2013 – 2016 tỉnh Kiên Giang. Từ đó, bản thân đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn thể dục cho trẻ 4- 5 tuổi.” Nhằm giúp trẻ tự tin,
thoải mái, linh hoạt, sáng tạo, tích cực khi tham gia hoạt động, phát tiển các tố
chất:Nhanh, mạnh, khỏe, bền.

3. Thực trạng tình hình:
* Thuận lợi:
* Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị :Các phòng học thoáng mát . sân chơi rộng ,
thuận tiện cho trẻ tham gia các hoạt động vận động
+ Phía trẻ: Phần lớn các trẻ có lòng yêu thích, cảm hứng, thích thú và đam mê bộ môn
thể dục, từ đó có thể giúp cho trẻ lĩnh hội những kiến thức một dễ dàng hơn.
+ Về phía cô giáo: Được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo phòng giáo
dục, chính quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường và được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy.
Bản thân đã nhiều năm giảng dạy, tôi đã rút được một số kinh nghiệm từ việc dạy trẻ
môn thể dục và đây cũng chính là môn dạy tôi yêu thích.
- Trường nằm sát trục lộ giao thông tại địa bàn, thuận lợi cho phụ huynh đưa đón. Đội
ngũ giáo viên của trường trẻ, khỏe, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề mến trẻ
+ Về phụ huynh: Trình độ nhận thức của phụ huynh ngày càng được nâng lên. Nên
luôn coi trọng đến việc học của trẻ. Do đó luôn quan tâm đến trẻ và nhiệt tình giúp đỡ
khi cô yêu cầu cả về vật chất và tinh thần.
* Khó khăn:
- Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị :
+ Do trường học thuộc vùng sâu và lớp học còn mới nên trang thiết bị chưa đầy đủ và
đa dạng để phục vụ cho trẻ hoạt động, phần lớn giáo viên còn tự làm đồ dùng, đồ chơi
nhưng chưa đẹp mắt.


- Về phía trẻ: Tuy là 4 - 5 tuổi nhưng đa số các trẻ lần đầu tiên đi học, chưa được học
qua lớp 3 – 4 tuổi.Vì vậy, trong lớp khả năng nhận thức của trẻ vẫn chưa đồng đều , một
số trẻ còn nhút nhát chưa chú ý khi tham gia hoạt động, nên việc dạy và học còn gặp
nhiều khó khăn.Đa số trẻ chưa được học qua lớp 3 – 4 tuổi nên việc luyện tập các kỹ
năng cho trẻ rất khó khăn
- Phía cô giáo: Chưa chú ý đến yêu cầu và vốn hiểu biết của trẻ, tiết học còn áp đặt,
còn nặng nề, chưa thật sự lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó đồ dùng, đồ chơi để phục

vụ cho môn học chưa đa dạng và phong phú, nên chưa thu hút, lôi cuốn trẻ.
4. Các nội dung chính của biện pháp:
* Khảo sát ban đầu: Số trẻ giỏi 3/23 chiếm tỉ lệ 13%, trẻ khá 5/23 chiếm 22%, trẻ đạt
loại trung bình 11/23 chiếm tỉ lệ 48%, trẻ yếu kém 4/23 chiếm 17% .Qua khảo ban
đầu ,cho thấy kết quả trẻ làm được của trẻ chưa cao. Do đó để dạy trẻ đạt hiệu quả cao
và cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, giúp trẻ luôn hứng thú trong giờ
học.
* Xây dựng nề nếp học tập trong lớp: Trong một giờ học thì nề nếp của trẻ được coi
là bước đầu và cơ bản nhất , nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp học tập thì trẻ
không tập trung chú ý cô giảng bài trong giờ học, từ đó sẽ dẫn đến giờ học không đạt
kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn rõ ràng, mạch lạc, chi tiết của
cô ngay ban đầu sẽ giúp trẻ say mê yêu thích với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, hào
hứng khi tham gia vào hoạt động lĩnh hội tri thức.
* Lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ: Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết học,
cũng như các hình thức khác. Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể đối với
việc tập luyện cho trẻ, lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với nhiệm vụ, với
mức độ chuẩn bị thể lực của trẻ. Xác định thứ tự các bài tập đã lựa chọn, cách tiến hành
như: phương pháp hướng dẫn, hình thức tổ chức, liều lượng, dụng cụ, nhạc đệm…,
chuẩn bị trước khi tập, an toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ cho buổi
tập sao cho phù hợp. Đồng thời bên cạnh đó chúng ta cần phải biết chọn lọc nội dung
lồng ghép , tích hợp phù hợp với từng đề tài cũng như chủ đề.
* Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ:
- Thể dục sáng: Thể dục sáng là một bộ phận không thể thiếu được trong sinh hoạt
hằng ngày, việc luyện thể dục sáng hàng ngày phù hợp với lứa tuổi dần dần giáo dục trẻ
làm quen với thể dục thể thao. Qua đó dẫn đến lòng ham thích vận động, cảm xúc tốt,
nâng cao nhịp sống của trẻ ,tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có
ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và
mầm non . Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự
sảng khoái cho cả ngày.Tập luyện thường xuyên như vậy , cơ thể của trẻ nâng cao hoạt
động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần

thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn, hổ trợ cho những hoạt động
trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, mềm dẻo, linh hoạt, tạo cho trẻ có
trạng thái thoải mái, vui tươi. Thông qua thể dục sáng giáo dục trẻ sự chú ý, tính kiên trì
có khả năng nâng cao hoạt động.
- Thể dục giờ học: Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau
như : trống, xắc xô, trò chơi nhỏ…Ngoài ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín
hiệu âm thanh- âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một
tiết học, giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng


đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh,
mệnh lệnh. Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,…nhưng các
dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Đối với bài tập
mới giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau : Tập mẫu, cho một số
trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân
tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà
sắp xếp nội dung luyện tập cho thích hợp. Nội dung luyện tập mới và phức tạp dần. Các
vận động rèn luyện sức nhanh, sự khéo léo xếp ở phần đầu bài tập.Cần có nhiều hình
thức tập luyện và luôn thay đổi để duy trì không khí hào hứng trong tập luyện của trẻ.
- Hội thể dục thể thao: Khuyến khích phong trào thể dục thể thao nhằm rèn luyện cơ
thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kỹ năng vận
động ở trẻ. Thông qua các hội thể dục thể thao giúp trẻ tham gia một cách tích cực, sôi
nổi. Thúc đẩy được các hoạt động tập thể,trong quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ
phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn, tinh thần tập thể, óc thẩm mỹ và gây không khí
náo nức cho trẻ khi tham gia. Những bài tập được đưa vào chương trình ngày hội là
những vận động quen thuộc,nhưng tực hiện dưới những hình thức phong phú sôi động.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
- Sau khi thực hiện được các giải pháp đã gặt hái được những kết quả sau:
+ Số trẻ đạt loại giỏi 11/23 chiếm tỉ lệ 48% tăng thêm 25% so với khảo sát ban đầu.
+ Số trẻ đạt loại khá 9/23 chiếm tỉ lệ 39% tăng thêm 17% so với khảo sát ban đầu.

+ Số trẻ đạt loại trung bình 3/23 chiếm tỉ lệ 13% giảm 35% so với khảo sát.
+ Số trẻ đạt loại yếu kém giảm 100% so với khảo sát ban đầu.
- Sáng kiến này được áp dụng cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Giục Tượng
6. Kiến nghị:
* Đối với phòng giáo dục:
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất cho lớp mình ngày càng đầy đủ
và phong phú hơn và cung cấp thêm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh để phát huy tính tích
cực ở trẻ.Cung cấp các kiến thức, phương pháp, kỹ năng thông qua việc học tập đĩa ghi
hình, băng hình, sách báo.....
* Đối với nhà trường:
- Nhà trường cần tổ chức các chuyên đề, tổ chức thao giảng, tổ chức các ngày hội ngày
lễ cho học sinh được tham gia nhằm khích lệ lòng yêu thích thể dục thể thao, giúp củng
cố và hoàn thiện kỹ năng vận động ở trẻ.
- Ban giám hiệu cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập ở các đơn vị bạn về
các phương pháp đổi mới, để trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
- Cần có những cuộc hợp chuyên môn đi sâu hơn nhằm trao đổi về các phương pháp
mới để giúp giáo viên nắm bắt kịp thời.
- Đầu tư mua sắm một số trang thiết bị phục vụ cho tiết dạy: Gậy, vòng, nơ, catset cho
từng lớp, đĩa nhạc cho từng chủ đề....
Người báo cáo
( Ký tên và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Cẩm Tú


Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................





×